Thủ tục kéo dài thời gian ly hôn mới nhất

Trong thực tế, có khá nhiều người muốn níu kéo cuộc hôn nhân của mình bằng cách kéo dài thời gian ly hôn. Vậy để kéo dài thời gian ly hôn thì phải làm thế nào?


Thời gian giải quyết ly hôn mới nhất

Hiện nay, ly hôn được tiến hành thông qua 02 hình thức: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó:

- Ly hôn thuận tình: Là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi cả hai vợ chồng thật sự tự nguyện, cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con… (Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014).

- Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên): Là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu của vợ hoặc chồng khi có căn cứ khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được:

+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia định;

+ Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ…

Có thể thấy, thời gian giải quyết khi ly hôn thuận tình sẽ ngắn hơn so với trường hợp ly hôn đơn phương bởi hai bên đã thống nhất được những vấn đề liên quan đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Ngược lại, trong trường hợp ly hôn đơn phương, vì việc ly hôn chỉ xuất phát từ yêu cầu của một bên nên trên thực tế có rất nhiều trường hợp một trong hai bên vợ chồng gây khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết.

Căn cứ quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS), thời gian giải quyết ly hôn thuận tình thông thường từ 02 - 03 tháng và thời gian dùng để giải quyết ly hôn đơn phương nhanh nhất khoảng 04 tháng hoặc có thể kéo dài hơn tùy vào tính chất, sự phức tạp của từng vụ việc cụ thể.

Xem thêm

keo dai thoi gian ly hon

Muốn kéo dài thời gian ly hôn, phải làm thế nào? (Ảnh minh họa)


Làm thế nào để kéo dài thời gian giải quyết ly hôn?

Theo phân tích nêu trên, khi hai bên ly hôn thuận tình, vợ chồng đã thống nhất về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và các vấn đề liên quan, do đó việc muốn kéo dài giải quyết ly hôn chỉ xảy ra ở trường hợp ly hôn đơn phương.

Trong bài viết sẽ đề cập đến 02 trường hợp kéo dài thời gian ly hôn: Hoãn phiên tòa xét xử ly hôn đơn phương và Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương.

1/ Hoãn phiên tòa giải quyết ly hôn

* Với phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 233 BLTTDS, phiên tòa sẽ bị hoãn trong thời hạn không quá 01 tháng khi:

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần nhất nhưng đương sự vắng mặt; Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà đương sự vắng mặt;

- Có đơn đề nghị hoãn phiên tòa. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và có thể chấp nhận hoặc không. Nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do vì sao…

Đặc biệt: Nếu phiên tòa xét xử được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

* Với phiên tòa phúc thẩm

Để hoãn phiên tòa phúc thẩm, thì vợ hoặc chồng phải thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 296 BLTTDS 2015:

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan...

Xem thêm

Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm là không quá 01 tháng. Như vậy, để kéo dài thời gian giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng có thể là đơn đề nghị hoãn phiên tòa xét xử vụ án ly hôn hoặc vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất.

2/ Tòa án trả lại đơn ly hôn

Căn cứ quy định tại Điều 129 BLTTDS, Thẩm phán trả lại đơn ly hôn đơn phương trong các trường hợp:

- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ) hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

- Chưa có đủ điều kiện yêu cầu ly hôn đơn phương như không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ… (Điều 56 Luật HN&GĐ).

Khi Tòa án bác đơn xin ly hôn thì sau 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực, vợ, chồng mới được tiếp tục yêu cầu giải quyết (theo khoản c Điều 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP).

Nói tóm lại, để kéo dài thời gian ly hôn, vợ hoặc chồng có thể làm đơn xin hoãn phiên tòa, vắng mặt tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất của Tòa án hoặc thuộc trường hợp Tòa án bác đơn ly hôn. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về thủ tục ly hôn, độc giả có thểm sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn trực tuyến.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.