Quy trình thi tuyển công chức mới nhất hiện nay

Để có thể trúng tuyển vào công chức, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì người dự tuyển cần phải tìm hiểu thật kỹ về quy trình thi tuyển công chức hiện nay.


Những ai phải thi tuyển công chức?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển trừ trường hợp người dự tuyển cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa… đặc biệt khó khăn thì được xét tuyển.

Ngoài ra, theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các trường hợp sau đây được tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển và xét tuyển gồm:

- Người có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như: Viên chức, người hưởng lương trong công an, quân đội, người làm công tác cơ yếu…

- Đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được điều động, luân chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang…

Như vậy, ngoại trừ các trường hợp nêu trên, mọi trường hợp còn lại nếu đáp ứng các điều kiện dự tuyển nêu tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức sau đây thì được tham gia thi tuyển công chức:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp…

Xem thêm: Điều kiện thi tuyển công chức mới nhất

quy trình thi tuyển công chức
Quy trình thi tuyển công chức mới nhất (Ảnh minh họa)

Thi tuyển công chức được tổ chức theo quy trình thế nào?

Chi tiết về việc thi tuyển công chức được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi:

1/ Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính. Nếu không có điều kiện tổ chức thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Vòng 1 này sẽ thực hiện thi 03 môn:

- Môn kiến thức chung: 60 câu hỏi trong thời gian 60 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển…

- Môn ngoại ngữ: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút về một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm;

- Môn tin học: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Lưu ý: Nếu việc thi vòng 1 được thực hiện trên máy tính thì không có phần thi tin học. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, người dự thi có thể được miễn ngoại ngữ hoặc miễn tin học.

Nếu người dự thi trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì được thi tiếp vòng 2 và kết quả phải được thông báo ngay sau khi thí sinh làm bài thi trên máy tính. Đặc biệt nếu thi trên máy tính thì không phúc khảo bài thi.

Ngược lại, nếu không có đủ điều kiện để thi trên máy tính thì việc chấm kết quả phải hoàn thành trong chậm nhất 15 ngày sau khi thi và công bố chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi chấm xong.

2/ Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

Vòng 2 được thi bằng phỏng vấn (thời gian thi 30 phút) hoặc thi viết (thời gian thi 180 phút). Việc quyết định thi bằng hình thức nào do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong đó, nếu phỏng vấn thì không thực hiện phúc khảo.

Nội dung thi của vòng 2 là kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng với tổng điểm thi là 100 điểm.

Theo đó, việc xác định người trúng tuyển phải căn cứ vào điểm thi vòng 2 cùng với điểm ưu tiên. Kết quả sẽ được lấy từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm nhưng phải đảm bảo kết quả vòng 2 từ 50 điểm trở lên.

Nếu có 02 người có tổng điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người trúng tuyển là người có điểm thi vòng 2 cao hơn. Nếu vẫn không chọn được thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức sẽ quyết định.

Lưu ý: Kết quả thi tuyển không được bảo lưu cho các kỳ thi tuyển sau đó.

Trên đây là chi tiết quy trình thi tuyển công chức mới nhất hiện nay mà ai muốn thi tuyển công chức cũng cần phải biết rõ để có được kết quả thi tuyển tốt nhất. Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan đến việc thi tuyển công chức, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây:

>> Thi tuyển công chức: Cập nhật 7 quy định mới nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phụ cấp theo nghề từ 01/7/2024 được gộp từ các khoản phụ cấp nào?

Phụ cấp theo nghề từ 01/7/2024 được gộp từ các khoản phụ cấp nào?

Phụ cấp theo nghề từ 01/7/2024 được gộp từ các khoản phụ cấp nào?

Cải cách tiền lương sẽ thay đổi lớn về lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức trong đó có một khoản phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề. Vậy phụ cấp theo nghề từ 01/7/2024 là gì? Quy định về loại phụ cấp này như thế nào?

Từ 2021, thay đổi lớn về lương công chức mới được tuyển dụng

Từ 2021, thay đổi lớn về lương công chức mới được tuyển dụng

Từ 2021, thay đổi lớn về lương công chức mới được tuyển dụng

Cách trả lương hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập và đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cải cách tiền lương kịp thời. Những cải cách này được áp dụng từ năm 2021 hứa hẹn sẽ mang đến thay đổi lớn đối với lương công chức mới được tuyển dụng.