Phụ cấp nhân viên y tế trường học [năm 2023] có tăng không?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về mức phụ cấp nhân viên y tế trường học năm 2023. Nếu cũng quan tâm đến đối tượng này, bạn đọc cùng theo dõi bài viết này nhé.

Phụ cấp nhân viên y tế trường học

Về mức phụ cấp nhân viên y tế trường học, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, nhân viên y tế hay chính là viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quyết định của Thủ trưởng trường học căn cứ vào:

- Đặc thù công việc nhân viên y tế trường học thực tế.

- Nguồn thu của nhà trường.

Lưu ý: Mặc dù không quy định cụ thể mức phụ cấp của nhân viên y tế trường học nhưng Chính phủ có giới hạn mức hưởng là “không vượt quá 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)” của nhân viên y tế trường học đó.

Như vậy, đây là đối tượng không có hệ số hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề cố định như viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở nêu tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP mà dựa vào tình hình thực tế để Hiệu trưởng các trường học xem xét, quyết định.

Lương nhân viên y tế trường học

Ngoài phụ cấp nhân viên y tế trường học, lương của đối tượng này cũng rất được quan tâm. Theo đó, căn cứ Công văn số 3561/BGDĐT-NGCBQLCSGD năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, viên chức làm việc y tế trường học, nếu đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ thì được xếp lương theo chức danh đó.

Cụ thể, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ nêu tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:

  • Chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp, bác sĩ chính và bác sĩ.
  • Chức danh y sĩ gồm: Y sĩ hạng IV.

Theo đó, tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh này như sau:

STT

Chức danh

Tiêu chuẩn trình độ, đào tạo

1

Bác sĩ cao cấp

- Tốt nghiệp bác sĩ một trong các chuyên khoa/chuyên ngành dưới đây:

  • Chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành y học
  • Chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc hành nghề khám chữa bệnh dùng cho các hạng chức danh bác sĩ.
- Có kỹ năng dùng được công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ/tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu khi công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

2

Bác sĩ chính

- Tốt nghiệp bác sĩ của một trong các chuyên khoa:

  • Cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành y học trừ y học dự phòng
  • Cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt

- Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc hành nghề khám, chữa bệnh dùng cho các hạng chức danh bác sĩ.
- Có kỹ năng dùng được công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ/tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu khi công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

3

Bác sĩ

- Tốt nghiệp bác sĩ một trong các nhóm ngành:

  • Y học trừ y học dự phòng
  • Ngành Răng - Hàm - Mặt

- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc hành nghề khám chữa bệnh dùng cho các hạng chức danh bác sĩ

- Có kỹ năng dùng được công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ/tiếng dân tộc nếu vị trí việc làm yêu cầu khi công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

4

Y sĩ hạng IV

Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp

Khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên, nhân viên y tế trường học sẽ được xếp lương tương ứng như các đối tượng này.

Lương và phụ cấp nhân viên y tế trường học là bao nhiêu?
Lương và phụ cấp nhân viên y tế trường học là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, theo Điều 13 Thông tư liên tịch số 10 năm 2015: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

- Hệ số lương của các chức danh nghề nghiệp nêu trên là:

  • Bác sĩ cao cấp: Hệ số lương từ 6,2 - 8,0.
  • Bác sĩ chính: Hệ số lương từ 4,4 - 6,78.
  • Bác sĩ: Hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
  • Y sĩ: Hệ số lương từ 1,86 - 4,06.

- Mức lương cơ sở từ 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, lương hiện nay của nhân viên y tế trường học tương ứng với các chức danh bác sĩ, y sĩ nêu trên khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của chức danh tương ứng là:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương được hưởng

(đơn vị: đồng/tháng)

Bác sĩ cao cấp

Bậc 1

6,2

11.160.000

Bậc 2

6,56

11.808.000

Bậc 3

6,92

12.456.000

Bậc 4

7,28

13.104.000

Bậc 5

7,64

13.752.000

Bậc 6

8,0

14.400.000

Bác sĩ chính

Bậc 1

4,4

7.920.000

Bậc 2

4,74

8.532.000

Bậc 3

5,08

9.144.000

Bậc 4

5,42

9.756.000

Bậc 5

5,76

10.368.000

Bậc 6

6,1

10.980.000

Bậc 7

6,44

11.592.000

Bậc 8

6,78

12.204.000

Bác sĩ

Bậc 1

2,34

4.212.000

Bậc 2

2,67

4.806.000

Bậc 3

3,0

5.400.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

Bậc 5

3,66

6.588.000

Bậc 6

3,99

7.182.000

Bậc 7

4,32

7.776.000

Bậc 8

4,65

8.370.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

Y sĩ

Bậc 1

1,86

3.348.000

Bậc 2

2,06

3.708.000

Bậc 3

2,26

4.068.000

Bậc 4

2,46

4.428.000

Bậc 5

2,66

4.788.000

Bậc 6

2,86

5.148.000

Bậc 7

3,06

5.508.000

Bậc 8

3,26

5.868.000

Bậc 9

3,46

6.228.000

Bậc 10

3,66

6.588.000

Bậc 11

3,86

6.948.000

Bậc 12

4,06

7.308.000

Trên đây là thông tin về phụ cấp nhân viên y tế trường học và mức lương được hưởng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?