Mẫu Quyết định thành lập Đội PCCC cơ sở mới nhất

Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất bao gồm những nội dung gì? Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở do ai ban hành? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất

Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Quyết định thành lập đội pccc cơ sở (Ảnh minh hoạ)

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 40/2013/QH13) thì đội phòng cháy và chữa cháy (pccc) cơ sở là một tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo một trong hai chế độ là chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở mới nhất hiện nay:

……….(1)………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/……………

Ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

………(2)………

- Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013;

- Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

- Căn cứ theo Điều lệ tổ chức, hoạt động của …;

- Xét đề nghị của …

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại … gồm có … người (có danh sách đính kèm quyết định này).

Điều 2. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

1. Đề xuất việc ban hành các nội quy, quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thực hiện các nội quy, quy định an toàn trong PCCC.

2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy và khắc phục kịp thời những thiếu sót.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy, tổ chức xây dựng các phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

4. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các nội quy, quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức công tác huấn luyện, bồi dưỡng một số nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

6. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra, tham gia chữa cháy ở các địa phương và cơ sở khác khi có yêu cầu.

7. Xây dựng, đề xuất kế hoặc đầu tư hàng năm cho công tác phòng cháy và chữa cháy; tổ chức theo dõi và quản lý các phương tiện, thiết bị chữa cháy của đơn vị.

8. Thực hiện các chế độ thống kê và báo cáo theo quy định.

Điều 3. Các thành viên Đội Phòng cháy và chữa cháy do Ban lãnh đạo doanh nghiệp bố trí, bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và điều kiện do pháp luật quy định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …

Các ông (bà) trong Ban chỉ huy của Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở và các thành viên có tên trong danh sách kèm theo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Các phòng, ban liên quan phối hợp cùng Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Nơi nhận:

- …

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(Ký tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ sở;

(2) Chức vụ của người đứng đầu (Tổng Giám đốc, Giám đốc…).

2. Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở do ai ban hành?

Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở
Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở (Ảnh minh hoạ)

Theo Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập, quản lý. Do đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người ban hành Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Quy định về hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở là một phần trong các lực lượng nòng cốt của hoạt động phòng cháy và chữa cháy toàn dân, bên cạnh lực lượng dân phòng, lực lượng chuyên ngành và lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có các nhiệm vụ sau:

- Đề xuất về việc ban hành các quy định và nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các kiến thức phòng cháy và chữa cháy cũng như xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định và nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.

- Tổ chức huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.

- Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi xảy ra sự cố cháy; tham gia vào hoạt động chữa cháy ở địa phương hoặc cơ sở khác khi có yêu cầu.

Trên đây là Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở và các thông tin liên quan.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.