Từ 01/7/2023: Người bị TNLĐ, BNN và thân nhân nhận thêm quyền lợi

Do ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở nên từ ngày 01/7/2023, quyền lợi của những người lao động lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng tăng lên đáng kể. Nội dung chi tiết về những thay đổi trong thời gian tới sẽ được LuatVietnam đề cập trong bài viết sau.


1. Tăng mức hưởng trợ cấp 1 lần

Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán trợ cấp 1 lần.

Trợ cấp này được tính như sau:

Trợ cấp 1 lần

=

Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó, phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động hiện được tính dựa trên lương cơ sở. Do đó, tới ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên thành 1,8 triệu đồng thì mức hưởng trợ cấp 1 lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động của người lao động cũng tăng theo.

Mức tăng cụ thể như sau:

Trường hợp

Trợ cấp 1 lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động

Cách tính

Hiện nay

Từ 01/7/2023

Suy giảm 5% khả năng lao động

Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở

7,45 triệu đồng

09 triệu đồng

Suy giảm từ 6% - 30% khả năng lao động trở lên

Trợ cấp = 5 x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở

7,45 triệu đồng + 745.000 đồng x % suy giảm vượt quá 5%

09 triệu đồng + 900.000 đồng x % suy giảm vượt quá 5%


2. Tăng mức hưởng trợ cấp hằng tháng

Căn cứ Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị TNLĐ, BNN dẫn tới bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Trợ cấp này được tính như sau:

Trợ cấp hằng tháng

=

Trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó, phần trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính theo lương cơ sở với công thức sau:

Trợ cấp hằng tháng = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở

Từ 01/7/2023, phần trợ cấp hằng tháng lần tính theo mức độ suy giảm lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng do lương cơ sở tăng. Mức tăng cụ thể như sau:

Trường hợp

Trợ cấp hằng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động

Cách tính

Hiện nay

Từ 01/7/2023

Suy giảm 31% khả năng lao động

Trợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở

447.000 đồng/tháng

540.000 đồng/tháng

Suy giảm từ 32% khả năng lao động trở lên

Trợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở + (Tỷ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x Mức lương cơ sở

447.000 đồng + 29.800 đồng x % suy giảm vượt quá 31%

540.000 đồng + 36.000 đồng x % suy giảm vượt quá 31%


thay doi ve quyen loi cua nguoi bi tnld-bnn

3. Tăng trợ cấp phục vụ

Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động bị TNLĐ, BNN dẫn đến bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần sẽ được nhận thêm trợ cấp phục vụ hằng tháng với mức hưởng như sau:

Trợ cấp phục vụ = Mức lương cơ sở

Từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp phục vụ cũng được nhận thêm tiền trợ cấp. Thay vì nhận 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay, từ ngày 01/7/2023, mỗi người lao động kể trên sẽ được nhận 1,8 triệu đồng tiền trợ cấp phục vụ mỗi tháng (tăng 310.000 đồng/tháng).


4. Tăng trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật

Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN và quay trở lại làm việc, nếu trong 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được xem xét giải quyết nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, bệnh tật.

Thời gian nghỉ là từ 05 đến 10 ngày tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động và quyết định của người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Mỗi ngày nghỉ, người lao động sẽ được cơ quan BHXH thanh toán số tiền sau:

Trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Với cách tính trên, khi lương cơ sở tăng, mức chi trả chế độ dưỡng sức sau ốm đau kể từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng.

Trường hợp

Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật

Hiện nay

Từ 01/7/2023

Mức trợ cấp/ngày

447.000 đồng/ngày

540.000 đồng

Nghỉ 05 ngày

2.235.000 đồng

2.700.000 đồng

Nghỉ 07 ngày

3.129.000 đồng

3.780.000 đồng

Nghỉ 10 ngày

4.470.000 đồng

5.400.000 đồng


5. Tăng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Theo Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu người lao động bị TNLĐ, BNN được doanh nghiệp sắp xếp cho công việc mới phù hợp với sức khỏe mà cần phải đào tạo để chuyển đổi nghề thì người lao động sẽ được hỗ trợ một phần học phí.

Cụ thể, mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở. Mỗi người lao động chỉ được nhận tối đa 02 lần hỗ trợ và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Sắp tới đây, khi lương cơ sở tăng, mức hỗ trợ học phí chuyển đổi nghề nghiệp tối đa cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng tương ứng từ 22,35 triệu đồng lên thành 27 triệu đồng.

* * Nếu như 05 loại trợ cấp kể trên được thanh toán trực tiếp cho người lao động bị TNLĐ, BNN thì các khoản tiền được LuatVietnam dưới đây sẽ chỉ được cơ quan BHXH chi trả cho thân nhân của người lao động nếu người lao động đó chết do TNLĐ, BNN.


6. Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết

Theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu người lao động chết do bị TNLĐ, BNN hoặc chết khi đang điều trị TNLĐ, BNN mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân của người đó sẽ được nhận trợ cấp 1 lần.

Trợ cấp 1 lần khi người lao động chết = 36 x Mức lương cơ sở

Theo đó, những người lao động nào không may qua đời do TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2023 thì thân nhân sẽ nhận được mức trợ cấp cao hơn hẳn hiện nay với số tiền là 64,8 triệu đồng (hiện nay chỉ là 53,64 triệu đồng).

thay doi ve quyen loi cua nguoi bi tnld-bnn
Trợ cấp mai táng cho người chết do TNLĐ, BNN tăng từ 01/7/2023 (Ảnh minh họa)

7. Tăng trợ cấp mai táng

Theo điểm b khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2014, nếu người lao động chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị do TNLĐ, BNN thì người lo mai táng cho người đó sẽ được nhận trợ cấp mai táng.

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Theo đó, nếu người lao động không may qua đời do TNLĐ, BNN từ ngày 01/7/2023 thì người lo mai táng cho họ sẽ được thanh toán mức trợ cấp  mai táng cao hơn. Thay vì nhận 14,9 triệu đồng như hiện nay, từ ngày 01/7/2023, người lo mai táng sẽ nhận được hẳn 18 triệu đồng (tăng 3,1 triệu đồng).


8. Trợ cấp tuất hằng tháng

Theo điểm c khoản 1 Điều 67 Luật BHXH năm 2014, trường hợp người lao động chết do TNLĐ, BNN, thân nhân của họ cũng sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp tuất hằng tháng.

Hiện trợ cấp tuất hằng tháng đang được tính như sau:

- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp dưỡng:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở

- Trường hợp còn lại:

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở

Với cách tính trên, từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở tăng, thân nhân người lao động cũng được tính thêm một trợ cấp tuất hằng tháng. Cụ thể:

Trường hợp

Mức trợ cấp tuất hằng tháng

Hiện nay

Từ 01/7/2023

Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng

1,043 triệu đồng/tháng

1,26 triệu đồng/tháng

Trường hợp còn lại

745.000 đồng/tháng

900.000 đồng/tháng

Trên đây là những thay đổi về quyền lợi của người bị TNLĐ-BNN và thân nhân của họ kể từ ngày 01/7/2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng  liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Thông thường, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không may qua đời, thân nhân của người đó sẽ là được hưởng chế độ tử tuất. Tuy nhiên, nếu người lao động qua đời mà không có người thân thì chế độ này sẽ được thanh toán cho ai?

Bảo hiểm du lịch trong nước: Giá cả thế nào? Có nên mua không?

Bảo hiểm du lịch trong nước: Giá cả thế nào? Có nên mua không?

Bảo hiểm du lịch trong nước: Giá cả thế nào? Có nên mua không?

Trong những chuyến đi du lịch đến mọi miền Tổ quốc, dù đã đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu nhưng đôi khi cũng không thể tránh được rủi ro trong chuyến hành trình. Phương pháp tối ưu giúp bạn san sẻ nỗi lo về tài chính khi gặp rủi ro chính là tham gia bảo hiểm du lịch trong nước.