Người lao động nghỉ ngang có được tự chốt sổ BHXH?

Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những giấy tờ quan trọng làm căn cứ để người lao động được giải quyết các chế độ về BHXH. Vậy trường hợp người lao động nghỉ ngang có tự chốt sổ BHXH được không?


Người lao động có được tự chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang?

Theo quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người lao động lại chọn cách nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng.

Một trong những vấn đề được người lao động quan tâm khi nghỉ ngang đó là không biết liệu mình có thể tự mình chốt sổ BHXH hay không?

Điểm a khoản 3 Điều 48 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định:

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trách nhiệm chốt sổ BHXH sẽ do người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH. Vì vậy, người lao động không thể tự mình chốt sổ BHXH khi nghỉ việc.

Do đó, để đảm bảo các quyền lợi về BHXH, người lao động nghỉ ngang bắt buộc phải trở lại công ty cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục này chứ không thể tự mình chốt sổ.

nghi ngang co duoc tu chot so bao hiem

Nghỉ ngang có được tự chốt sổ bảo hiểm? (Ảnh minh họa)


Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm, phải làm gì?

Như đã phân tích, việc chốt sổ BHXH sẽ do người sử dụng lao động thực hiện. Tuy nhiên, do người lao động nghỉ ngang nên nhiều công ty đã lấy lý do này không chốt sổ bảo hiểm hoặc yêu cầu người lao động phải bồi thường thì mới chốt sổ BHXH. Vậy trường hợp này, người lao động phải làm gì?

Do người lao động tự nghỉ việc nên hành vi này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Vì vậy, căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo họp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 48 Bộ luật này cũng ghi nhận về thời gian để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi chấm dứt hợp đồng như sau:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

[…]

Như vậy, trong thời gian 14 ngày và chậm nhất là 30 ngày, các bên phải thanh toán các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của bên kia. Khi người lao động đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, trong đó có việc làm thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho người lao động.

Trường hợp người lao động đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với công ty mà người sử dụng lao động vẫn cố tình không chịu chốt sổ BHXH, thì người lao động có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Trình tự thủ tục khiếu nại sẽ được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Khiếu nại lần 2: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, những tranh chấp liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải.

Trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.

Xem thêm: Nghỉ việc bao lâu được trả sổ bảo hiểm?


Không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động, công ty bị phạt nặng

Việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp cố tình không chốt sổ cho người lao động, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

- Phạt từ 01 - 02 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Phạt từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Phạt từ 10 - 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Phạt từ 15 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 300 người lao động trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định này, người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định còn bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa không quá 75 triệu đồng.

Xem thêm...

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc người lao động nghỉ ngang có được tự chốt sổ bảo hiểm hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 5 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có được đóng BHXH theo mức lương thấp hơn HĐLĐ?

Doanh nghiệp có được đóng BHXH theo mức lương thấp hơn HĐLĐ?

Doanh nghiệp có được đóng BHXH theo mức lương thấp hơn HĐLĐ?

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hưởng các chế độ của người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí,… Vậy doanh nghiệp có được đóng BHXH theo mức lương thấp hơn mức thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?