Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội mới nhất

Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Bộ đội tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi gì? Tất cả sẽ được LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.


1. Bộ đội có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không?

Theo điểm đ, e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bộ đội phục vụ trong quân đội nhân dân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể bao gồm những người sau đây:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Với quy định trên, cả bộ đội chuyên nghiệp, lính nghĩa vụ hay học viên cơ yếu có hưởng sinh hoạt phí đều phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho bộ đội đang phục vụ tại đơn vị mình.

Bộ đội có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Bộ đội có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Ảnh minh họa)

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP, mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội được quy đinh như sau:

- Bộ đội chuyên nghiệp tham gia BHXH:

Bộ đội chuyên nghiệp và đơn vị nơi công tác hằng tháng phải nhau đóng BHXH với tổng tỷ lệ là 26% mức tiền lương tháng đóng BHXH. Trong đó:

  • Mức đóng BHXH của bộ đội chuyên nghiệp = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH
  • Mức đóng BHXH của đơn vị nơi công tác = 18% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó, mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH

=

Mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc

+

Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

+

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

+

Phụ cấp kiêm nhiệm (chỉ áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị)

Tiền lương tháng đóng BHXH cao nhất = 20 lần mức lương cơ sở.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu tham gia BHXH:

Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu được đăng ký tham gia BHXH nhưng không phải đóng tiền cho cơ quan BHXH. Những người này sẽ được đơn vị nơi công tác đóng toàn bộ tiền BHXH.

  • Mức đóng BHXH của hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu = 0
  • Mức đóng BHXH của đơn vị nơi công tác = 23% x Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội mới nhất
Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội mới nhất (Ảnh minh họa)

3. Tham gia bảo hiểm xã hội, bộ đội được hưởng chế độ gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng bộ đội tham gia BHXH đều được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm. Căn cứ Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, bộ đội tham gia BHXH sẽ được hưởng các chế độ sau đây:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân được hưởng đủ 05 chế độ:

(1) Ốm đau.

(2) Thai sản.

(3) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(4) Hưu trí.

(5) Tử tuất.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí được hưởng 03 chế độ:

(1) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(2) Hưu trí.

(3) Tử tuất.

Điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm của bộ đội khá giống với những người lao động tham gia BHXH bắt buộc khác. Riêng chế độ lương hưu và BHXH 1 lần được nới lỏng điều kiện hơn.

Bộ đội được nghỉ hưu sớm hơn so tối đa 05 tuổi so với người lao động có cùng điều kiện. Khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Mức đóng bảo hiểm xã hội của bộ đội”. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố là hai phương án về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.