Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT 2022 hợp nhất Thông tư ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch nước sạch sinh hoạt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT

Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT năm 2022 do Bộ Y tế ban hành hợp nhất Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Số hiệu:05/VBHN-BYTNgày ký xác thực:06/06/2022
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Y tế
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Nguyễn Trường Sơn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt 
_________________________

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.[1]

Điều 1. Ban hành Quy chuẩn

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Điều 2. Quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

1. Kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước (trường hợp không có trang thông tin điện tử, đơn vị cấp nước phải dán thông báo trước cổng trụ sở) các nội dung sau:

a) Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu.

b) Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước.

c) Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước như sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ theo dõi, quản lý chất lượng nước sạch; công khai thông tin chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

b) Lấy mẫu và thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kiểm thông báo bằng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kết quả ngoại kiểm gồm các thông tin sau đây:

- Tên đơn vị được kiểm tra.

- Kết quả kiểm tra các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

3. Tần suất thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch

a) Mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/01 năm.

b) Ngoại kiểm đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước.

- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

- Khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

- Khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước.

- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Hiệu lực thi hành[2]

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.

2. Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3.[3] (được bãi bỏ).

Điều 4.[4] (được bãi bỏ)

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.

b)[5] Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

c) Bố trí ngân sách và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đột xuất hoặc định kỳ hằng năm; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng thử nghiệm cho Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) để có đủ khả năng thực hiện thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch theo quy định của Thông tư này.

3. Các Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách và có kế hoạch đào tạo tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương trong việc thực hiện Quy chuẩn.

b) Thực hiện ngoại kiểm chất lượng nước sạch khi có yêu cầu của Bộ Y tế; báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố trong địa bàn phụ trách xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch.

d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Cục Quản lý môi trường y tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn phụ trách.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Thông tư này trên địa bàn phụ trách.

c) Tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn phụ trách.

d) Xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hằng năm) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra, giám sát chất lượng nước do hộ gia đình tự khai thác ở vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp đảm bảo sức khỏe người dân.

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình);

c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch.

d) Báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng, hằng năm cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 6 và tháng 12; báo cáo theo Mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm:

a) Thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình). Báo cáo kết quả ngoại kiểm theo Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng nước sạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Báo cáo bằng văn bản định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Nội dung báo cáo theo Mẫu số 04 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quy định của Thông tư này.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp.

c) Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch:

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

- Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kỳ, đột xuất.

- Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kỳ, đột xuất.

- Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.

- Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu).

- Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch.

- Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.

- Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định.

d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đ) Đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

e) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quý cho Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo Mẫu số 05, Mẫu số 06 của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Các ông bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

 

BỘ Y TẾ
____

Số: 05/VBHN-BYT

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2022

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn




Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BYT năm 2022 do Bộ Y tế ban hành hợp nhất Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 01-1: 2018/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG

NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

National technical regulation on

Domestic Water Quality






HÀ NỘI - 2018





Lời nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG

NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước.

2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (viết tắt là nước sạch).

2. Thông số cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.

3. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Association of Official Analytical Chemists” có nghĩa là Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống.

4. CFU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Colony Forming Unit” có nghĩa là đơn vị hình thành khuẩn lạc.

5. FCR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free Chlorine Residual” có nghĩa là clo dư tự do.

6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Nephelometric Turbidity Unit” có nghĩa là đơn vị đo độ đục.

7. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water” có nghĩa là các phương pháp chuẩn thử nghiệm nước và nước thải.

8. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “True Color Unit” có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.

9. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “United States Environmental Protection Agency” có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.

Chương II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép

TT

Tên thông số

Đơn vị tính

Ngưỡng giới hạn cho phép

Các thông số nhóm A

 

Thông số vi sinh vật

 

 

1.

Coliform

CFU/100 mL

<3

2.

E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt

CFU/100 mL

<1

 

Thông số cảm quan và vô cơ

3.

Arsenic (As)(*)

mg/L

0,01

4.

Clo dư tự do(**)

mg/L

Trong khoảng 0,2 - 1,0

5.

Độ đục

NTU

2

6.

Màu sắc

TCU

15

7.

Mùi, vị

-

Không có mùi, vị lạ

8.

pH

-

Trong khoảng 6,0-8,5

Các thông số nhóm B

 

Thông số vi sinh vật

9.

Tụ cầu vàng

(Staphylococcus aureus)

CFU/ 100mL

< 1

10.

Trực khuẩn mủ xanh

(Ps. Aeruginosa)

CFU/ 100mL

< 1

 

Thông số vô cơ

11.

Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N)

mg/L

0,3

12.

Antimon (Sb)

mg/L

0,02

13.

Bari (Bs)

mg/L

0,7

14.

Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B)

mg/L

0,3

15.

Cadmi (Cd)

mg/L

0,003

16.

Chì (Plumbum) (Pb)

mg/L

0,01

17.

Chỉ số pecmanganat

mg/L

2

18.

Chloride (Cl-)(***)

mg/L

250 (hoặc 300)

19.

Chromi (Cr)

mg/L

0,05

20.

Đồng (Cuprum) (Cu)

mg/L

1

21.

Độ cứng, tính theo CaCO3

mg/L

300

22.

Fluor (F)

mg/L

1,5

23.

Kẽm (Zincum) (Zn)

mg/L

2

24.

Mangan (Mn)

mg/L

0,1

25.

Natri (Na)

mg/L

200

26.

Nhôm (Aluminium) (Al)

mg/L

0,2

27.

Nickel (Ni)

mg/L

0,07

28.

Nitrat (NO3- tính theo N)

mg/L

2

29.

Nitrit (NO2- tính theo N)

mg/L

0,05

30.

Sắt (Ferrum) (Fe)

mg/L

0,3

31.

Seleni (Se)

mg/L

0,01

32.

Sunphat

mg/L

250

33.

Sunfua

mg/L

0,05

34.

Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg)

mg/L

0,001

35.

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/L

1000

36.

Xyanua (CN-)

mg/L

0,05

 

Thông số hữu cơ

 

a. Nhóm Alkan clo hóa

37.

1,1,1 - Tricloroetan

mg/L

2000

38.

1,2 - Dicloroetan

mg/L

30

39.

1,2 - Dicloroeten

mg/L

50

40.

Cacbontetraclorua

mg/L

2

41.

Diclorometan

mg/L

20

42.

Tetracloroeten

mg/L

40

43.

Tricloroeten

mg/L

20

44.

Vinyl clorua

mg/L

0,3

 

b. Hydrocacbua thơm

45.

Benzen

mg/L

10

46.

Etylbenzen

mg/L

300

47.

Phenol và dẫn xuất của Phenol

mg/L

1

48.

Styren

mg/L

20

49.

Toluen

mg/L

700

50.

Xylen

mg/L

500

 

c. Nhóm Benzen Clo hóa

51.

1,2 - Diclorobenzen

mg/L

1000

52.

Monoclorobenzen

mg/L

300

53.

Triclorobenzen

mg/L

20

 

d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp

54.

Acrylamide

mg/L

0,5

55.

Epiclohydrin

mg/L

0,4

56.

Hexacloro butadien

mg/L

0,6

 

Thông số hóa chất bảo vệ thực vật

57.

1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan

mg/L

1

58.

1,2 - Dicloropropan

mg/L

40

59.

1,3 - Dichloropropen

mg/L

20

60.

2,4 - D

mg/L

30

61.

2,4 - DB

mg/L

90

62.

Alachlor

mg/L

20

63.

Aldicarb

mg/L

10

64.

Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-triazine

mg/L

100

65.

Carbofuran

mg/L

5

66.

Chlorpyrifos

mg/L

30

67.

Clodane

mg/L

0,2

68.

Clorotoluron

mg/L

30

69.

Cyanazine

mg/L

0,6

70.

DDT và các dẫn xuất

mg/L

1

71.

Dichloprop

mg/L

100

72.

Fenoprop

mg/L

9

73.

Hydroxyatrazine

mg/L

200

74.

Isoproturon

mg/L

9

75.

MCPA

mg/L

2

76.

Mecoprop

mg/L

10

77.

Methoxychlor

mg/L

20

78.

Molinate

mg/L

6

79.

Pendimetalin

mg/L

20

80.

Permethrin

mg/L

20

81.

Propanil

mg/L

20

82.

Simazine

mg/L

2

83.

Trifuralin

mg/L

20

 

Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ

84.

2,4,6 - Triclorophenol

mg/L

200

85.

Bromat

mg/L

10

86.

Bromodichloromethane

mg/L

60

87.

Bromoform

mg/L

100

88.

Chloroform

mg/L

300

89.

Dibromoacetonitrile

mg/L

70

90.

Dibromochloromethane

mg/L

100

91.

Dichloroacetonitrile

mg/L

20

92.

Dichloroacetic acid

mg/L

50

93.

Formaldehyde

mg/L

900

94.

Monochloramine

mg/L

3,0

95.

Monochloroacetic acid

mg/L

20

96.

Trichloroacetic acid

mg/L

200

97.

Trichloroaxetonitril

mg/L

1

 

Thông số nhiễm xạ

98.

Tổng hoạt độ phóng xạ a

Bq/L

0,1

99.

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/L

1,0

Chú thích:

- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.

- Dấu (** ) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.

- Dấu (***) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.

- Dấu (-) là không có đơn vị tính.

- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:

Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1.

Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch

1.[6] Việc thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025.

2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm.

3.[7] Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Các thông số phải thử nghiệm thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì phải thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch nhóm B trong danh mục theo quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này..

4. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 Quy chuẩn này trong các trường hợp sau đây:

a) Trước khi đi vào vận hành lần đầu.

b) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất.

c) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch.

d) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất.

5. Thử nghiệm định kỳ:

a) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm A: không ít hơn 01 lần/1 tháng

b) Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm B: không ít hơn 01 lần/6 tháng.

c) Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định tần suất thử nghiệm nhiều hơn tần suất quy định tại Điểm a và b Khoản này.

Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm

1. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm:

a) Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch.

b) Đơn vị cấp nước cho từ 100.000 dân trở lên: lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu.

2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa nước đã xử lý của đơn vị cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng cuối mạng lưới đường ống phân phối, các mẫu còn lại lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước).

3. Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng.

4. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm.

Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử

Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 của Quy chuẩn này.

Chương III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Điều 8. Công bố hợp quy

Đơn vị sản xuất nước phải tự tiến hành đánh hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đơn vị sản xuất nước phải tiến hành đánh giá hợp quy theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ và gửi bản tự công bố hợp quy về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị sản xuất nước sạch có trụ sở theo Mẫu tại Phụ lục số 02 của Quy chuẩn này.

Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Cục Quản lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện và có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này phù hợp với yêu cầu quản lý.

Điều 10. Quy định chuyển tiếp

Trong trường hợp các quy định về phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo quy định mới, văn bản mới.

 

 

[1] Thông tư số 26/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (Thông tư số 41/2018/TT-BYT).”

[2] Điều 2, Điều 3 Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

2. Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để giải quyết./.”

[3] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của của Thông tư số 26/2021/TT-BYT , có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi