Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7391-2:2020 ISO 10993-2:2006 Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 2: Yêu cầu sử dụng động vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7391-2:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7391-2:2020 ISO 10993-2:2006 Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phần 2: Yêu cầu sử dụng động vật
Số hiệu:TCVN 7391-2:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7391-2:2020

ISO 10993-2:2006

ĐÁNH GIÁ SINH HỌC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - PHẦN 2: YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT

Biological evaluation of medical devices - Part 2: Animal welfare requirements

Lời nói đầu

TCVN 7391-2:2020 thay thế cho TCVN 7391-2:2005.

TCVN 7391-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 10993-2:2006.

TCVN 7391-2:2020 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC194 Đánh giá sinh học và lâm sàng trang thiết bị y tế biên soạn, Tổng cc Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7391 (ISO 10993), Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 7391-1:2004 (ISO 10993-1:2003), Phần 1: Đánh giá và thử nghiệm

- TCVN 7391-2:2020 (ISO 10993-2:2006), Phần 2: Yêu cầu sử dụng động vật

- TCVN 7391-3:2020 (ISO 10993-3:2014), Phần 3: Phép thử độc tính di truyền, khả năng gây ung thư và độc nh sinh sản

- TCVN 7391-4:2020 (ISO 10993-4:2017), Phần 4: Lựa chọn phép thử tương tác với máu

- TCVN 7391-5:2020 (ISO 10993-5:2009), Phần 5: Phép thử độc tính tế bào in vitro

- TCVN 7391-6:2020 (ISO 10993-6:2016), Phần 6: Phép thử hiệu ứng tại chỗ sau cấy ghép

- TCVN 7391-7:2004 (ISO 10993-7:1995), Phần 7: Dư lượng sau tiệt trùng bằng etylen oxit

- TCVN 7391-10:2002 (ISO 10993-10:2007), Phần 10: Phép thử kích thích và quá mẫn muộn

- TCVN 7391-11:2020 (ISO 10993-11:2017), Phần 11: Phép thử độc tính toàn thân

- TCVN 7391-12:2002 (ISO 10993-12:2007), Phần 12: Chuẩn bị mẫu và vật liệu chuẩn

- TCVN 7391-14:2001 (ISO 10993-14:2007), Phần 14: Nhận dạng và định lượng sản phm phân hủy từ gốm sứ

- TCVN 7391-15:2007 (ISO 10993-15:2000), Phần 15: Nhận dạng và định lượng sản phẩm phân hủy từ kim loại và hợp kim

- TCVN 7391-16:2020 (ISO 10993-16:2017), Phần 16: Thiết kế nghiên cứu độc lực cho sản phẩm phân hủy và ngâm chiết

- TCVN 7391-17:2002 (ISO 10993-17:2007), Phần 17: Thiết lập giới hạn cho phép của chất ngâm chiết

- TCVN 7391-18:2005 (ISO 10993-18:2007), Phần 18: Đặc trưng hoá học của vật liệu

Bộ ISO 10993 còn các tiêu chuẩn sau:

- ISO 10993-9:2019, Biological evaluation of medical devices - Part 9: Framework for identification and quantification of potential degradation products

- ISO 10993-13:2010, Biological evaluation of medical devices - Part 13: Identification and quantification of degradation products from polymeric medical devices

- ISO/TS 10993-19:2020, Biological evaluation of medical devices - Part 19: Physicochemical, morphological and topographical characterization of materials

- ISO/TS 10993-20:2006, Biological evaluation of medical devices - Part 20: Principles and methods for immunotoxicology testing of medical devices

- ISO/TR 10993-22:2017, Biological evaluation of medical devices - Part 22: Guidance on nanomaterials

- ISO/TR 10993-33:2015, Biological evaluation of medical devices - Part 33: Guidance on tests to evaluate genotoxicity - Supplement to ISO 10993-3

Lời giới thiệu

Bộ TCVN 7391 (ISO 10993) nhằm bảo vệ con người trong quá trình sử dụng các trang thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ bộ TCVN 7391 (ISO 10993) bằng cách thúc đẩy nghiên cứu khoa học thông qua việc quan tâm đúng mức đến tối đa hóa sử dụng các thử nghiệm phí động vật hợp lý và bằng cách đảm bảo các thử nghiệm trên động vật thực hiện để đánh giá các đặc tính sinh học của vật liệu sử dụng trong các trang thiết bị y tế được tiến hành một cách nhân đạo theo các nguyên tắc đạo đức và khoa học được công nhận.

Việc áp dụng các kỹ thuật thực nghiệm nhân đạo như vậy, bao gồm các tiêu chuẩn cao về chăm sóc và chỗ nuôi động vật, cả hai đều giúp đảm bảo giá trị khoa học của thử nghiệm an toàn và tăng cường phúc lợi cho động vật được sử dụng.

 

ĐÁNH GIÁ SINH HỌC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - PHẦN 2: YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT

Biological evaluation of medical devices - Part 2: Animal welfare requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho những người ủy thác, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm hoặc đánh giá dữ liệu từ các thử nghiệm trên động vật được thực hiện để đánh giá tính tương thích sinh học của các vật liệu dùng trong các trang thiết bị y tế hoặc của chính các trang thiết bị y tế. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu phải được thỏa mãn đ đm bảo và chứng minh đã cung cấp đúng quy định đối với phúc lợi của động vật được sử dụng trong các thử nghiệm trên động vật để đánh giá tính tương thích sinh học của các vật liệu dược sử dụng trong các trang thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các khuyến ngh và đưa ra hướng dẫn nhằm tạo điều kiện giảm thêm số lượng động vật được sử dụng trong tương lai, sàng lọc các phương pháp thử để giảm hoặc loại bỏ đau đớn hoặc mệt mỏi động vật và thay thế các thử nghiệm trên động vật bằng các biện pháp khoa học khác không yêu cầu thử nghiệm trên động vật.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thử nghiệm được thực hiện trên động vật có xương sống sng, trừ con người, để thiết lập tính tương thích sinh học của vật liệu hoặc trang thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thử nghiệm được thực hiện trên động vật không xương sống và các dạng thấp hơn khác; cũng không áp dụng cho th nghiệm dược thực hiện trên các mô và cơ quan bị tách biệt lấy từ động vật có xương sống đã gây chết nhẹ nhàng (ngoài các điều khoản liên quan đến loài, nguồn, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và chỗ nuôi).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7391-1:2004 (ISO 10993-1:2003), Đánh giá sinh học trang thiết bị y tế - Phn 1: Đánh giá và thử nghiệm

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

phương pháp thay thế (alternative method)

phương pháp thử bất kỳ thay thế cho thử nghiệm trên động vật, làm giảm số lượng động vật được sử dụng hoặc sàng lọc các quy trình được áp dụng

3.2

động vật (animal)

động vật có xương sống, không phi con người, còn sống, ngoại trừ các dạng chưa trưng thành trong nửa đầu của thời kỳ mang thai

3.3

thử nghiệm trên động vật (animal test)

sử dụng động vật cho mục đích khoa học

CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa về th nghiệm trên động vật không bao gồm các hoạt động thực hành ngành thú y được công nhận áp dụng cho lợi ích của động vt hoặc nhóm động vật mà nó là một phần; thực hành chăn nuôi được công nhận đ quản lý hoặc bảo tồn động vật hoặc nhóm mà nó là một phn; đánh du bằng các phương pháp không gây nhiều đau đớn hoặc mệt mi nhất thời; và chết nhẹ nhàng.

CHÚ THÍCH 2: Việc phòng ngừa sự đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tổn hại lâu dài bng cách sử dụng hiệu quả thuốc gây mê, thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến động vt không bị đau (ví dụ: làm cho não không hoạt động) không đặt thử nghiệm trên động vt ngoài phạm vi của định nghĩa này. Việc sử dụng thuốc gây mê, thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến cho động vật không bị đau được coi là một phn không thể thiếu trong thử nghiệm trên động vật.

3.4

cơ quan có thẩm quyn (competent authority)

cơ quan được chính phủ quốc gia ch định hoặc công nhận chịu trách nhiệm giám sát, trông coi hoặc điều chnh các th nghiệm trên động vật, hoặc chăn nuôi và cung cấp động vật được gây giống theo mục đích để sử dụng trong các thử nghiệm đó, trong phạm vi của tiêu chuẩn này

3.5

chết nhẹ nhàng (euthanasia)

việc gây chết động vật một cách nhân đạo bằng phương pháp tạo ra mức tối thiểu chịu đựng về thể xác và tinh thần

3.6

điểm kết thúc nhân đạo (humane endpoints)

các tiêu chí và biện pháp cụ thể định trước được thực hiện để giảm thiểu hoặc chấm dứt đau đớn, chịu đựng hoặc mệt mỏi do thử nghiệm trên động vật gây ra ngay khi đạt được các mục tiêu khoa học, hoặc khi nhận ra chúng không thể đáp ứng, hoặc khi vn đề phúc lợi động vật đang gặp phải lớn hơn, có thể được chứng minh bởi tầm quan trọng, lợi ích tiềm năng, mục tiêu và bản chất của nghiên cứu

3.7

huấn luyện có phương pháp (procedural training)

huấn luyện trước và làm cho động vật thích nghi với môi trường các can thiệp sẽ được thực hiện trong quá trình thử nghiệm trên động vật, nhằm giảm thiểu căng thẳng cho động vật khi tiến hành thử nghiệm trên động vật

3.8

thủ tục (protocol)

tài liệu được chuẩn bị trước các th nghiệm trên động vật đang được thực hiện đưa ra phương pháp giải thích, hợp lý và thử nghiệm (bao gồm khoa học và các điểm kết thúc nhân đạo) cho các thử nghiệm trên động vật

3.9

động vật được gây giống theo mục đích (purpose-bred animal)

động vật bất kỳ được gây giống với ý định sử dụng nó trong các thử nghiệm trên động vật hoặc cho các mục đích thí nghiệm hoặc khoa học khác

3.10

giảm thiểu (reduction)

giảm đến mức tối thiểu cần thiết số lượng động vật được sử dụng trong th nghiệm trên động vật để đáp ứng mục tiêu khoa học xác định

3.11

sàng lọc (refinement)

toàn bộ các biện pháp được thực hiện đ bảo vệ phúc lợi của động vật thử nghim bằng cách tối thiểu hóa các đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tổn hại lâu dài đối với các động vật được sử dụng

3.12

thay thế (replacement)

phương pháp thử bất kỳ có giá tr về mặt khoa học, hợp lý và thực tế có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần việc sử dụng động vật có xương sống bằng các phương pháp thử không có khả năng gây đau đớn hoặc mệt mỏi cho động vt

3.13

động vật thử nghiệm (test animal)

động vật bất kỳ được sử dụng trong các th nghiệm trên động vật in vivo, hoặc được sử dụng để cung cấp mô cho các thử nghiệm ex vivo hoặc in vitro

3.14

đánh giá xác nhận (validation)

quy trình chính thức theo đó độ tin cậy và mức độ phù hợp của phương pháp thử được thiết lập cho một mục đích cụ thể

4  Các yêu cầu

4.1  Quy định chung

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu thiết yếu khi các thử nghiệm trên động vật đang được xem xét, lên kế hoạch hoặc thực hiện để đánh giá sinh học các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn này đã được xây dựng để bảo vệ phúc lợi của động vật được sử dụng trong đánh giá sinh học các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế mà không ảnh hưởng đến việc đảm bảo giá trị khoa học của kết quả thử nghiệm và sau đó phải thực hiện đánh giá rủi ro.

Tiêu chuẩn này tập trung vào sự cần thiết phải chứng minh rằng phúc lợi động vật được xem xét đúng đắn khi đánh giá của chuyên gia liên quan đến đánh giá sinh học của vật liệu trang thiết bị y tế và các nguyên tắc của kỹ thuật thực nghiệm nhân đạo được áp dụng một cách rõ ràng vào thiết kế và tiến hành thử nghiệm trên động vật.

Tiêu chuẩn này yêu cầu sự cần thiết thực hiện các thử nghiệm trên động vật là hợp lý và mọi đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tác hại lâu dài gây ra trong các thử nghiệm trên động vật thiết yếu đều được giảm thiểu.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu thiết yếu bảo vệ phúc lợi động vật bằng cách giảm thiu sự đau đớn và mệt mi gây ra khi thử nghiệm trên động vật được xem xét hoặc thực hiện bi:

a) thiết lập một khuôn khổ về các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến việc sử dụng động vật cho các mục đích thử nghiệm hoặc khoa học khác,

b) giảm thiểu số lượng thử nghiệm trên động vật bằng cách sử dụng hợp lý các tìm kiếm tài liệu, chia s dữ liệu, các phương án thay thế được đánh giá xác nhận, các kế hoạch thử nghiệm và thiết kế nghiên cu phù hợp;

c) giảm thiểu bất kỳ đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi và tác hại lâu dài gây ra cho động vật được sử dụng trong các thử nghiệm để đánh giá tính tương thích sinh học của các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế bằng cách yêu cầu sử dụng thích hợp các phương án giảm thiểu và sàng lọc phù hợp;

d) thúc đẩy sự nhất quán, tiêu chuẩn cao về chỗ nuôi và chăm sóc để bảo vệ cả phúc lợi của động vật được sử dụng và giá tr khoa học cũng độ tái lập của dữ liệu được tạo ra.

Để kết thúc việc thiết kế và tiến hành các thử nghiệm trên động vật, đánh giá tính tương thích sinh học của các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế phải được hình thành bằng cách kết hợp các kế hoạch liên quan đ thay thế, giảm thiểu và sàng lọc các th nghiệm trên động vật.

Việc tiến hành thử nghiệm trên động vật mà không tìm kiếm và có được thông tin, không thực hiện các quy định và không áp dụng các tiêu chí là không phù hợp với các yêu cầu thiết yếu của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Trong các bối cảnh khác, những nguyên tc và các yêu cầu thiết yếu của tiêu chun này cũng có thể liên quan đến các thử nghim trên động vật được thực hiện trên vật liệu trang thiết bị y tế và trang thiết bị y tế.

4.2  Giải thích cho các thử nghiệm trên động vật

Khi được yêu cầu cung cấp đúng để đảm bảo an toàn cho con người, thử nghim trên động vật được chấp nhận cho phép xác định đặc tính sinh học thích hợp của các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế.

Trong bộ TCVN 7391 (ISO 10993), các thử nghiệm trên động vật ch được coi là hợp lý khi:

- dữ liệu kết quả không có sẵn, nhưng rất cần thiết để mô tả đúng vật liệu thử nghiệm trong bối cảnh sử dụng;

- khi không có phương pháp thử đã được đánh giá xác nhận khoa học phù hợp không liên quan đến việc sử dụng động vật sống là hợp lý và thực tế có sẵn;

- khi các kế hoạch giảm thiểu và sàng lọc có liên quan đã được xác định và thực hiện bao gồm có được dữ liệu thử nghiệm từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp và tìm kiếm tài liệu về dữ liệu độc tính và tương thích sinh học, nếu phù hợp.

Để tránh trùng lặp không cần thiết, trước khi thử nghiệm trên động vật để đánh giá nh tương thích sinh học của vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế được thực hiện, việc đánh giá các thông tin liên quan có sẵn về các tính chất của vật liệu thử nghiệm phải được thực hiện và ghi lại. Điều này sẽ bao gồm thực hiện các bước hợp lý đ cho phép chia sẻ dữ liệu.

Thử nghiệm trên động vật được coi là hợp lý chỉ khi:

a) thử nghiệm đã được chứng minh là có liên quan và đáng tin cậy cho các mục đích mà thử nghiệm được thực hiện;

b) dữ liệu kết quả là rất cần thiết để mô tả và đánh giá đúng vật liệu th trong bối cảnh sử dụng dữ liệu trong các trang thiết bị y tế;

c) không có phương pháp thử có giá trị khoa học nào không yêu cầu sử dụng động vật sống là hợp lý và thực tế có sẵn;

d) các kế hoạch liên quan và phù hợp khác để giảm thiu sự đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi và tác hại lâu dài gây ra cho các động vật được sử dụng đã được xác định và thực hiện.

4.3  Năng lực của người thực hiện thử nghiệm

Thử nghiệm trên động vật phải được thiết kế, tiến hành và giải thích bi những người có năng lực thực hiện các trách nhiệm được giao.

Các thử nghiệm trên động vật phải được thiết kế và tiến hành với sự tham gia của nhân viên có chuyên môn về khoa học thú y, khoa học động vật trong phòng thí nghiệm, chăn nuôi và chăm sóc động vật.

Chi tiết về cách nhân viên được trang b kinh nghiệm, trình độ và đào tạo (bao gồm cả phát triển chuyên môn liên tục) để đáp ứng các yêu cầu này phải được ghi lại.

CHÚ THÍCH: Mặc dù tiêu chuẩn này không cung cấp thông số kỹ thuật khách quan, nhưng điều quan trọng là những người tham gia thử nghiệm trên động vật th hiện thái độ quan tâm và tôn trọng đối với động vật được sử dụng, nghĩa là họ có “văn hóa chăm sócphù hợp.

4.4  Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm trên động vật

4.4.1  Quy định chung

Việc lựa chọn và thiết kế các thử nghiệm trên động vật phải phù hợp để đáp ứng các mục tiêu khoa học cụ thể của nghiên cứu trong khi giảm thiểu sự đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tác hại lâu dài có thể gây ra cho động vật thử nghiệm.

Như đã nêu trong 4.2, thử nghiệm trên động vật chỉ được thực hiện khi thông tin cần thiết là đặc trưng cho vật liệu thử nghiệm không có sẵn và khi không có phương pháp thử được đánh giá xác nhận khoa học phù hợp không liên quan đến việc sử dụng động vật sống là hợp lý và thực tế có sẵn.

Sau khi xem xét các kế hoạch thay thế, giảm thiu và sàng lọc tiềm năng có liên quan và hợp lý, và trước khi tiến hành thử nghiệm trên động vật, các nghiên cứu viên chính và/hoặc các nhà tài trợ sẽ chứng thực và chứng minh rằng không có kế hoạch thay thế, giảm thiểu hoặc sàng lọc nào khác được yêu cầu để giảm thiểu chi phí phúc lợi động vật của các nghiên cứu.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, các nghiên cứu thí điểm có thể được yêu cầu để tối ưu hóa thiết kế nghiên cứu trưc khi các nghiên cứu cuối cùng có th được thiết kế và thực hiện.

Trong trường hợp các quy định của bộ TCVN 7391 (ISO 10993) yêu cầu hoặc cho phép lựa chọn dựa trên gợi ý từ một loạt các loài, giai đoạn phát triển hoặc số lượng động vật để thử nghiệm trên động vật, các quyết định được đưa ra sẽ phải vừa bảo vệ giá trị khoa học của thử nghiệm và vừa giảm thiểu mọi đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tổn hại lâu dài cho các động vật được sử dụng. Lý do cho các quyết đnh đưa ra phải được ghi lại.

4.4.2  Tái sử dụng

Sự cần thiết phải tránh các chi phí phúc lợi tích lũy quá mức cho từng động vật được sử dụng phải được cân bằng với nhu cầu giảm thiểu số lượng động vật được sử dụng.

Nói chung, một động vật không nên được sử dụng cho nhiều hơn một thử nghiệm.

Phải không được tái sử dụng động vật đã trải qua đau đn và mệt mỏi trong quá trình th nghiệm trên động vật, hoặc việc sử dụng trước đó có th ảnh hưởng đến kết quả của các thử nghiệm tiếp theo.

Tái sử dụng phải phù hợp với mục tiêu khoa học và không áp đặt chi phí phúc lợi tích lũy không hợp lý trên từng con vật.

Bất kỳ việc tái sử dụng nào cũng phải được ghi lại, đưa ra chi tiết tóm tắt về việc sử dụng trước đó và xác nhận rằng các yêu cầu được nêu trong điều này đã được xem xét và đáp ứng.

4.5  Kế hoạch thử nghiệm - Trình tự thử nghiệm in vitroin vivo

Các kế hoạch thử nghiệm, nếu phù hợp, sẽ áp dụng cách tiếp cận theo cấp bậc hoặc phân cấp để giảm thiểu cả số lượng thử nghiệm trên động vật cần thiết và bất kỳ đau đớn hoặc mệt mỏi nào có thể gây ra khi thử nghiệm trên động vật được chứng minh và thực hiện. Cụ thể, không được thực hiện các thử nghiệm trên động vật không cn thiết trước khi thực hiện các thử nghiệm in vitro sơ bộ hợp lý sẵn có và có ý nghĩa khoa học, kết quả được đánh giá là thích hợp.

Không được thực hiện thử nghiệm trên động vật nếu dữ liệu có sẵn (ví dụ: từ tìm kiếm tài liệu và/hoặc cơ sở dữ liệu, kết quả từ các thử nghiệm sàng lọc trước đó, thử nghiệm in vitro, thử nghiệm trên động vật trước đó hoặc bất kỳ bằng chng có liên quan nào khác) cung cấp đy đủ thông tin về tính tương thích sinh học của vật liệu th nghiệm để thực hiện đánh giá rủi ro liên quan.

Lý do cho kế hoạch thử nghiệm phải được ghi lại.

4.6  Chăm sóc và chỗ nuôi động vật

4.6.1  Quy định chung

Động vật được gây giống theo mục đích phải được sử dụng bất cứ khi nào có th và cần có sự chứng minh cụ thể cho việc sử dụng động vật được gây giống không có mục đích.

Khi động vật được gây giống theo mục đích không được sử dụng, sự giải thích và chi tiết về nguồn gốc của động vật được sử dụng phải được ghi lại.

Các tiêu chuẩn cao về chăm sóc và chỗ nuôi giúp tăng cường phúc lợi cho động vật được sử dụng và phát huy giá trị khoa học của th nghim trên động vật. Chăm sóc và chỗ nuôi động vật phải minh bạch với mức tối thiểu, tuân th theo hướng dẫn liên quan tới chăm sóc, chỗ nuôi động vật và chăn nuôi của quốc gia hoặc quốc tế có liên quan đã được công bố.

Các hướng dẫn hoặc yêu cầu có liên quan phi được tham chiếu và bằng chứng về sự phù hợp (hoặc chi tiết về sự không phù hợp kèm theo đánh giá về tác động có thể có của sự không phù hợp đối với phúc lợi của động vật được sử dụng và tính hợp lệ của dữ liệu thu được) phải được giải thích, chứng minh và ghi lại.

Bất kỳ thành phần nào của hệ thống chăn nuôi không cung cấp tốt nhất cho phúc lợi của động vật thử nghiệm, có thể làm giảm giá trị khoa học của thử nghiệm hoặc ảnh hưởng không phù hợp đến bản chất hoặc giải thích kết qu thử nghiệm, phải được ghi lại.

Các loài sống bầy đàn phải được nhốt theo cặp hoặc nhóm ổn định, tương thích trừ khi việc nhốt đơn lẻ được yêu cầu cho thú y, chăn nuôi, phúc lợi động vật hoặc lý do khoa học.

Khi không thể ghép các loài sống bầy đàn theo cặp hoặc theo nhóm nhốt, kiểm tra sức khỏe, chăn nuôi, phúc lợi động vật hoặc chứng minh khoa học đối với nhu cầu nhốt đơn lẻ và thời gian nhốt phải được ghi lại. Tác động của quyết định đưa ra đối với tính khoa học của kết quả cũng cần được đánh giá và ghi nhận.

Không được coi tập quán và thực hành là sự giải thích có thể chấp nhận được.

4.6.2  Nhốt giữ

Khi thử nghiệm trên động vật yêu cầu động vật phải được nhốt giữ, về mức độ, thời gian và tính chất của sự nhốt giữ phải là tối thiểu phù hợp với việc đạt được mục tiêu khoa học và phải được ghi lại.

4.6.3  Quy trình phẫu thuật

Tất cả các quy trình phẫu thuật phải được thực hiện trên động vật gây mê, kết hợp các nguyên tắc và thực hành phẫu thuật để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng huyết trong phẫu thuật. T lệ nhiễm trùng huyết phẫu thuật phải được ghi lại.

Các quy định thích hợp phải được đưa ra cho việc chăm sóc động vật trước, trong và sau phẫu thuật, bao gồm cả việc sử dụng thuốc giảm đau có trách nhiệm và hiệu quả theo thực hành thú y lâm sàng hiện đại. Các chế độ thuốc theo sau phải được ghi lại.

4.7  Điểm kết thúc nhân đạo

4.7.1  Quy định chung

Các điểm kết thúc nhân đạo được yêu cầu phải đáp ng một số tình huống và không chỉ dành riêng cho động vật đang bị bệnh hoặc có các dấu hiệu khác cho thấy các vấn đề phúc lợi nghiêm trọng.

Phúc lợi của tất cả các động vật thử nghiệm và các điều kiện mà chúng được giữ, phải được kiểm tra ít nhất một lần một ngày bi một ngưi có thẩm quyền. Những phát hiện và hành động được thực hiện phải được ghi lại.

Lịch trình quan sát phải được tăng cường khi vi phạm phúc lợi nghiêm trọng có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ, triệu chng và đặc hiệu phù hợp phải được cung cấp đ gim thiểu các vấn đề phúc lợi phát sinh trong quá trình thử nghiệm trên động vật và phải được thỏa thuận, hoặc được hướng dẫn bi bác sĩ thú y có đủ trình độ chuyên môn. Việc cung cấp các phương pháp điều trị như vậy và/hoặc lý do để giữ lại các phương pháp điều trị đó phải được ghi lại.

Động vật b đau nặng hoặc mệt mỏi không thể giảm bt phải được gây chết nhẹ nhàng kịp thời.

Cái chết (không phải là kết quả của chết nhẹ nhàng) không bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu của bộ TCVN 7391 (ISO 10993) và không được đặt làm điểm cuối cần thiết cho các th nghiệm trên động vật để xác định tính tương thích sinh học của vật liệu trang thiết bị y tế.

Việc lưu tài liệu phải được duy trì đ cung cấp thông tin chi tiết về động vật đã chết trong quá trình thử nghiệm trên động vật được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của bộ TCVN 7391 (ISO 10993). Trong một số trường hợp, những lần xuất hiện như vậy có thể thể hiện sự thất bại trong việc xác định và thực hiện tất cả các kế hoạch sàng lọc có liên quan.

4.7.2  Chết nhẹ nhàng

Các phương pháp chết nhẹ nhàng được sử dụng khi chấm dứt thử nghiệm trên động vật sẽ gây ra sự mất ý thức nhanh chóng không hồi phục và sau đó là cái chết mà không cho thấy đau đớn hoặc mệt mỏi.

Phương pháp chết nhẹ nhàng được lựa chọn và sử dụng phải được nêu chi tiết và được lý giải trong tài liệu công bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

Thiết bị phù hợp phải được cung cấp và bảo trì dùng cách và nhân viên tham gia phải được đào tạo đầy đủ và có năng lực kỹ thuật.

4.8  Tài liệu nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu sẽ mô t cách xác định các yêu cầu thử nghiệm trên động vật và cách tiến hành thử nghiệm trên động vật. Tài liệu nghiên cu phải được đệ trình lên cơ quan có liên quan khi công bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

Thiết kế của một thử nghiệm trên động vật phải được quy định và ghi lại, trước, trong một quy trình nghiên cứu mô t chi tiết các thử nghiệm trên động vật sẽ được thực hiện nếu phù hợp và có liên quan, bao gồm như sau:

a) các yêu cầu cụ thể của bộ TCVN 7391 (ISO 10993) và các mục tiêu khoa học cần đạt được trong thử nghiệm;

b) các thông tin có sẵn, có liên quan về thành phần và các đặc tính đã biết của vật liệu theo điều tra và sử dụng hoặc mục đích sử dụng của nó;

c) lý do và sự giải thích cho việc sử dụng động vật (xem 4.2);

d) tài liệu nghiên cứu bao gồm:

1) kế hoạch thử nghiệm (xem 4.5);

2) sự giải thích khoa học cho các loài, giai đoạn phát triển, chủng và số lượng được sử dụng, bao gồm kích thước nhóm và sự cần thiết của đối chứng dương tính và âm tính (xem 4.2 và 4.4.1);

3) nguồn gốc và tình trạng sức khỏe của động vật được sử dụng; giải thích cụ thể cần được cung cấp cho việc sử dụng động vật được gây giống không có mục đích (xem 4.6.1);

4) chi tiết về hệ thống chăm sóc và chăn nuôi (xem 4.6.1);

5) mô tả chi tiết về các quy trình được áp dụng và dữ liệu được thu thập (xem 4.4.1, 4.4.2, 4.6.2 và 4.6.3);

6) lịch trình quan sát và các điểm kết thúc nhân đạo được thực hiện và các chi tiết liên lạc của nhân viên chủ chốt (xem 4.7);

7) phương pháp chết nhẹ nhàng và giải thích cho việc lựa chọn phương pháp được sử dụng (xem 4.7.2),

8) chi tiết về các phương pháp phân tích và thống kê được áp dụng.

4.9  Hiệu lực cửa kết quả thử nghiệm và chấp nhận dữ liệu lẫn nhau

Việc chấp nhận dữ liệu thử nghiệm lẫn nhau có thể làm giảm đáng kể các yêu cầu thử nghiệm trên động vật và tạo điều kiện cho các quyết định điều chỉnh kịp thời và đạo đức. Bất cứ khi nào có thể, các phương pháp thử phải dựa trên các thủ tục được quốc tế công nhận và được thực hiện theo các hệ thống đảm bảo chất lượng dược công nhận, ví dụ theo các nguyên tắc thực hành tốt phòng thí nghiệm.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn này

A.1  Tổng quát

Lý tưng nhất là đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của bộ TCVN 7391 (ISO 10993) mà không cần phải thử nghiệm trên động vật.

Trong khi chờ phát triển, đánh giá xác nhận và chấp nhận theo quy định các phương pháp thử thay thế phù hợp, việc tuân thủ của tiêu chuẩn này là để giảm thiểu các đau đớn và mệt mỏi do các thử nghiệm trên động vật gây ra.

A.2  Nguyên tắc chăm sóc và sử dụng nhân đạo động vật

Những người lập kế hoạch và thực hiện các th nghiệm trên động vật nên có một văn hóa chăm sóc thích hợp và nhất trí nguyên tắc rằng khoa học tt nhất và phúc lợi động vật tốt nht không th tách rời.

Cụ thể, các nỗ lực thiện chí nên được thực hiện để giảm thiểu tối đa nỗi đau và mệt mỏi có thể gây ra trong các thử nghiệm trên động vật, để xác đnh và loại b chi phí phúc lợi liên quan đến việc sản xuất, chăm sóc và sử dụng động vật thí nghiệm.

Trong nhiều trường hợp, cần có sự đánh giá của chuyên gia để cân bằng các mâu thuẫn nhằm xác định kế hoạch thử nghiệm có giá trị khoa học và tinh tế nhất. Các kế hoạch giảm thiểu và sàng lọc có thể phải được xem xét đồng thời thay vì lần lượt đ giảm thiểu chi phí phúc lợi động vật.

Đôi khi, có thể phải xem xét lựa chọn phương pháp và quy trình thử nghiệm phù hợp từ một loạt các kế hoạch có tính khoa học có thể chấp nhận. Trong một số trường hợp, sự lựa chọn tinh tế nhất có thể là sử dụng số lượng động vật lớn hơn nhưng điểm kết thúc nhân đạo hơn hoặc số lượng động vật của một loài nhạy cảm hơn. Cần phải ghi nhận và cân bằng các xung đột tiềm tàng trên cơ sở thông tin hợp lý và đánh giá của chuyên gia khi giải thích các điều khon liên quan đến giảm thiểu và sàng lọc được nêu trong bộ TCVN 7391 (ISO 10993). Quyết định cuối cùng có thể là đánh giá của chuyên gia, nhưng điều bắt buộc là phải đảm bảo giá trị khoa học trong khi giảm thiểu chi phí về phúc lợi động vật.

Vì lý do đó, cần có sự minh bạch về các lựa chọn được xem xét, các yếu tố được cân nhắc và các phán đoán được thực thi trong việc chứng minh rằng các quyết định phù hợp đã được đưa ra. Do đó, khi thực hiện phán quyết chuyên môn, các nhà điều tra nên được chuẩn bị để giải thích cho những gì được thực hiện, tại sao nó được thực hiện và làm thế nào nó được thực hiện, trong tài liệu hỗ trợ.

A.3  Thay thế

Phương pháp thay thế thường được chấp nhận là phương pháp thử thay thế việc sử dụng các động vật có xương sống còn sống bằng các phương pháp thay thế không có cảm giác. Đối với nhiều khía cạnh của việc đánh giá sinh học các vật liệu được sử dụng trọng các trang thiết bị y tế, hiện không có sẵn phương pháp thử thay thế được đánh giá xác nhận.

A.4  Giảm thiểu

Giảm thiểu được định nghĩa là giảm đến mức tối thiểu cn thiết số lượng động vật được sử dụng để đáp ứng mục tiêu khoa học xác định. Điều này bao gồm các kế hoạch loại b nhu cầu thử nghiệm không cần thiết (ch lựa chọn các thử nghiệm trên động vật phù hợp và chia sẻ d liệu để loại bỏ nhu cầu thử nghiệm trùng lặp). Cả kế hoạch thử nghiệm (th tự thực hiện và đánh giá các thử nghiệm) và thiết kế các thử nghiệm riêng biệt cần được tính đến nếu điều này được thực hiện trong thực tế.

Kế hoạch thử nghiệm nên áp dụng cách tiếp cận theo cấp bậc hoặc phân cấp. Các thử nghiệm sàng lọc in vitro đôi khi có thể được sử dụng để xác định các vật liệu không phù hợp đối với sử dụng trong một số dạng trang thiết bị y tế và các thử nghiệm sàng lọc in vitro như vậy có thể làm giảm nhu cầu thử nghiệm khẳng định trên động vật. Trong các trường hợp khác, việc đánh giá một thuộc tính sinh học có thể dự đoán được các đặc tính khác (ví dụ chất kích thích da mạnh cũng có khả năng là chất gây kích ứng mắt), hoặc kết quả của một nghiên cứu thí điểm có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thêm động vật (ví dụ bằng chứng về mắt kích ứng một con thỏ có thể đ để mô tả vật liệu thử nghiệm).

Ngược lại với trước đây, yêu cầu về việc sử dụng đồng thời nhóm kiểm soát là không bắt buộc. Khi các biện pháp kiểm soát đồng thời là cần thiết thì phải xem xét đến việc giảm số lượng động vật bằng cách th nghiệm một số vật liệu thử cùng với một nhóm kiểm soát chung.

Thiết kế th nghiệm, bao gồm các luồng dữ liệu được thu thập và phương tiện phân tích thống kê được sử dụng, là một xem xét giảm thiểu quan trọng khi các nghiên cu riêng biệt được lên kế hoạch và thực hiện.

Không nên giảm số lượng động vật nếu việc đó làm ảnh hưởng đến mục tiêu khoa học (do đó có nguy cơ đưa ra kết luận sai hoặc phải làm lại thử nghiệm với số lượng lớn hơn), số lượng cũng không nên giảm nếu thay đổi hệ quả của thiết kế nghiên cứu (ví dụ: quy trình thử xâm lấn nhiều hơn và các điểm kết thúc nhân đạo ít hơn) có khả năng gây ra sự gia tăng không cân xứng trong nỗi đau và mệt mỏi sẽ gây ra cho động vật được sử dụng.

Mặt khác, số lượng không nên được chọn để mang lại độ chính xác thống kê tối đa khi điều này không phù hợp.

A.5  Sàng lọc

Sàng lọc được coi là tổng hợp các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu sự đau đớn, chịu đựng, mệt mỏi hoặc tác hại lâu dài đối với các động vật. Sàng lọc cũng có thể được xem tích cực hơn khi những bước được thực hiện để cải thiện phúc lợi của động vật được sử dụng.

Đối với một số mục đích, đánh giá của chuyên gia được thực hiện trong việc lựa chọn phương pháp thử phù hợp nhất từ một loạt các phương pháp thử có giá trị khoa học. Đứng trước sự lựa chọn các phương pháp thử hợp lý, khả thi sẵn có và có khả năng tạo ra kết quả có ý nghĩa về mặt khoa học, việc lựa chọn nên được thực hiện trên cơ sở đó là phương pháp tinh tế nhất. Không được coi tập quán và thực hành là giải thích đầy đủ.

Đối với một số mục đích, đánh giá chuyên gia được thực hiện trong việc lựa chọn các loài và giai đoạn phát triển thích hp nhất. Đứng trước sự lựa chọn loài hoặc giai đoạn phát triển có khả năng mang lại kết quả có ý nghĩa khoa học, nên chọn loài và giai đoạn phát triển ít nhạy cảm sinh lý thần kinh nhất (trong trường hợp này, khả năng trải nghiệm đau đớn và đau kh). Không được coi tập quán và thực hành là giải thích đầy đủ.

Những nỗ lực thiện chí cần được thực hiện để d đoán, khi có thể loại b, nhận ra và quản lý các hậu quả phúc lợi tiêu cực và tác động bất lợi (như kết quả ngay lập tức của can thiệp, hậu quả sau này hoặc các biến chứng có thể thấy trước) có thể gặp phải trong quá trình thử nghiệm trên động vật.

Huấn luyện có phương pháp có thể giảm thiểu mọi căng thẳng gây ra khi các th nghiệm trên động vật sau đó được thực hiện.

Một số chỉ số rối loạn và hệ thống tính điểm mức độ nghiêm trọng đã được phát triển và thúc đẩy để hỗ trợ nhận biết, ghi lại và giải thích các dấu hiệu của các vấn đề phúc lợi phát sinh trong quá trình thử nghiệm trên động vật.

Cần xem xét việc sử dụng chúng trong các thử nghiệm trên động vật được thực hiện để giúp đánh giá các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế. Các ví dụ được liệt kê trong Phụ lục B.

Lịch trình quan sát phù hợp, nhân viên được đào tạo và có năng lực để nhanh chóng phát hiện sự khởi đầu của các vấn đề và được ủy quyền để có biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời, là những cân nhắc chính.

A.6  Điểm kết thúc nhân đạo

Điểm kết thúc nhân đạo là một cụm từ được sử dụng để bao quát việc giảm thiểu sự chịu đựng của động vật bằng cách đảm bảo rằng các điểm cuối thích hợp sớm nhất được áp dụng. Các đim cuối cận lâm sàng phải được ưu tiên hơn các điểm cuối tạo ra bệnh trọng rõ ràng.

Các điểm kết thúc nhân đạo được yêu cầu phải đáp ứng một số tình huống, ví dụ như khi:

a) mục tiêu khoa học đã được hiện thực hóa;

b) rõ ràng là mục tiêu khoa học không thể thực hiện được (ví dụ: khi một số vấn đề xen ngang đã làm mt hiệu lực luồng dữ liệu);

c) các chi phí phúc lợi đang gặp phải nhiều hơn có thể được chứng minh bằng sự cần thiết phải thực hiện thử nghiệm.

Do đó, trong nhiều bối cảnh, các điểm kết thúc nhân đạo không chdành riêng cho động vật mắc bệnh hoặc có các dấu hiệu lâm sàng khác mà còn cho thấy các vấn đề phúc lợi nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ, triệu chứng và đặc hiệu phù hợp để quản lý các vấn đề phúc lợi phát sinh trong quá trình th nghiệm trên động vật nên được xác định trước và triển khai.

Cái chết (không phải là kết quả của chết nhẹ nhàng) không được yêu cầu như là một điểm cuối cho các thử nghiệm trên động vật để xác định tính tương thích sinh học của vật liệu trang thiết bị y tế. Cái chết của động vật trong quá trình th nghiệm như vậy phải được ghi lại rõ trong tài liệu công bố phù hợp với bộ TCVN 7391 (ISO 10993) và trong một số trường hợp có thể thể hiện sự thất bại trong việc thực hiện tất cả các cơ hội sàng lọc hợp lý và phù hợp.

A.7  Chỗ nuôi động vật

A.7.1  Chỗ nuôi và chăm sóc

Lý tưng nhất là chỗ nuôi và chăm sóc động vật trong các phòng thí nghiệm sẽ cho phép đáp ứng nhu cầu thể chất và thỏa mãn các hành vi của chúng.

Một số yếu tố liên quan đến chỗ nuôi và chăm sóc có thể làm giảm phúc lợi của động vật thử nghiệm và/hoặc làm tổn hại tính hợp lệ của dữ liệu thu được từ các thử nghiệm trên động vật. Nói chung, tiêu chuẩn về chỗ nuôi và chăm sóc nên giảm thiểu bất kỳ căng thẳng nào phụ thuộc vào việc động vật không thể đáp ứng nhu cầu thể chất hoặc thỏa mãn các hành vi của chúng.

Giải thích là cần thiết cho bất kỳ sự sai khác nào so với thực hành tốt nhất đồng thời, như là một lời giải thích về mức độ sai khác đó (ví dụ: việc nhốt đơn lẻ các loài sống bầy đàn, không tạo ra môi trường đa dạng) có thể ảnh hưởng đến giá trị khoa học của th nghiệm trên động vật.

Một số hướng dẫn của quốc gia và quốc tế được công nhận về chỗ nuôi và chăm sóc đã được đưa ra và một số ví dụ được liệt kê trong Thư mục tài liệu tham khảo.

A.7.2  Điều kiện môi trường

Một số yếu tố môi trường có thể làm giảm phúc lợi của động vật thử nghiệm và/hoặc làm mất tính hợp lệ của dữ liệu thu được từ các thử nghiệm trên động vật.

Các yếu tố môi trường (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí) có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của dữ liệu được thu thập hoặc cách giải thích, điều này nên được xem xét khi lên kế hoạch thử nghiệm trên động vật. Các yếu tố môi trường nên được theo dõi và ghi lại trong khi các thử nghiệm đang được tiến hành, được thừa nhận và tính đến khi kết quả được đánh giá.

Nói chung, để đảm bảo tính hợp lệ và độ tái lập của các thử nghiệm, động vật cần được duy trì ở nhiệt độ ổn định và được cung cấp chất nền phù hợp đ thao tác và kiểm soát môi trường vi mô của chúng, cần tránh độ ẩm khắc nghiệt.

Chất lượng không khí tốt nên được duy trì bất kể tốc độ thay đổi không khi. Thư mục tài liệu tham khảo cung cấp tài liệu tham khảo thông tin.

A.8  Đánh giá đạo đức

Các yêu cầu được nêu trong tiêu chuẩn này nhằm bổ sung và thông báo, chứ không phải thay thế, các quy định của địa phương hoặc quốc gia đối với các th nghiệm trên động vật phải được xem xét đạo đức độc lập.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các đề xuất khác để thay thế, giảm thiểu và sàng lọc các thử nghiệm trên động vật

B.1  Quy định chung

Các đề xuất để giảm thiểu số lượng động vật được sử dụng, sàng lọc các phương pháp thử để giảm thiểu hoặc loại bỏ đau đớn hoặc mệt mỏi động vật và thay thế các thử nghiệm trên động vật bằng các phương pháp khác có giá trị khoa học khác không yêu cầu thử nghiệm trên động vật, được nêu trong B.2 đến B.6.

Phụ lục này nhằm làm ni bật và giải quyết một số hạn chế và trở ngại hiện tại đối với việc áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật thí nghiệm nhân đạo vào các thử nghiệm trên động vật.

Thư mục tài liệu tham khảo xác định một số ấn phẩm có liên quan cung cấp thêm thông tin về các vấn đề được đề cập trong tiêu chuẩn này.

B.2  Phương pháp thay thế

Ưu tiên cho các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học để phát triển, đánh giá xác nhận và kết hợp vào thực hành thử nghiệm các phương pháp thay thế phù hợp thay thế, giảm hoặc sàng lọc các thử nghiệm trên động vật.

B.3  Chia sẻ dữ liệu để ngăn ngừa sự trùng lặp không cn thiết

Các cơ quan thành viên ISO, các cơ quan được thông báo và những người điều chỉnh hoặc thực hiện các thử nghiệm trên động vật được khuyến khích sử dụng đầy đủ tất c các cơ chế hiện có và thiết lập thêm các phương tiện hỗ trợ hoặc yêu cầu chia sẻ dữ liệu để ngăn ngừa trùng lặp không cần thiết và cho phép sử dụng các vật liệu phù hợp trong các trang thiết bị y tế càng nhanh và càng nhân đạo càng tốt.

B.4  Cơ s dữ liệu

Để hỗ trợ giảm thiểu sự lặp lại không cn thiết, cơ sở dữ liệu quốc tế về phương pháp thử, phạm vi và giới hạn của phương pháp thử, các đặc tính sinh học đã biết và sử dụng lâm sàng của các vật liệu được sử dụng trong các trang thiết bị y tế, cần được thiết lập, duy trì và công khai.

B.5  Tối thiểu hóa việc sử dụng động vật

Chỉ nên thực hiện số lượng tối thiểu các thử nghiệm trên động vật đã được sàng lọc và lý giải phù hợp nhất để thu được d liệu có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện cho việc đánh giá rủi ro và không nhấn mạnh vào độ chính xác thống kê tối đa khi điều này không phù hợp.

B.6  Xuất bản

Các nhà nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm trên động vật để thiết lập tính tương thích sinh học của vật liệu trang thiết bị y tế và những người sở hữu dữ liệu, được khuyến khích công bố phương pháp th và kết quả của họ trên các tạp chí tham khảo quốc tế.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] RUSSELL, W.M.S. and BURCH, R.L. The Principles of Humane Experimental Technique, Methuen, London, 1959 (1992 Special Edition in print, UFAW, South Mims, Potters Bar. ISBN 0 900767 78 2)

[2] Council for International Organizations of Medical Sciences (CIOMS), International Guiding Principles for Biomedical Research Involving Animals, 1985, p. 7, Available from Internet: http://www.cioms.ch/trame 1985 texts of guidelines

[3] OECD Environmental Health and Safety Publications, Series on Testing and Assessment, Number 19 Guidance Document on the Recognition, Assessment, and Use of Clinical Signs as Humane Endpoints for Experimental Animals Used in Safety Evaluation, Published by Environment Directorate OECD, Paris, June 2000, p 43. ENV/JM/MONO(2000)6. Available from Internet: http://www.oecd.org/ehs/

[4] Institute of Laboratory Animal Research (ILAR), Guide for the Care and Use of Laboratory Animals, Commission on Life Sciences, National Research Council, The National Academies Press, Washington DC, ISBN 0-309-05377-3, 1996, p 140

[5] CLOSE, B. et al. Recommendations for euthanasia of experimental animals — Part 1: Laboratory Animals, 30, 1996, pp. 293-316

[6] CLOSE, B. et al. Recommendations for euthanasia of experimental animals — Part 2: Laboratory Animals, 31, 1997, pp. 1-32

[7] 2000 Report on the AVMA Panel on Euthanasia. Journal of the American Veterinary Medical Association, 218, No. 5, 2001, pp. 669-696

[8] FELASA recommendations on the education and training of persons working with laboratory animals: Categories A and C. Reports of the Federation of European Laboratory Animal Science Associations Working Group on Education accepted by the FELASA Board of Management, Laboratory Animals, 29, 1995, pp. 121-131

[9] FELASA recommendations for education and working training of persons carrying out animal experiments (Category B). Reports of the Federation of European Laboratory Animal Science Associations Working Group on Education of Persons Carrying out Animal Experiments (Category B) accepted by the FELASA Board of Management, Laboratory Animals, 34, 2000, pp 229-235

[10] FELASA recommendations for education of specialists in laboratory animal science (Category D). Reports of the Federation of European Laboratory Animal Science Associations Working Group on Education of Specialists (Category D] accepted by the FELASA Board of Management, Laboratory Animals, 33, 1999, pp. 1-15

[11] FLECKNELL, P. Pain Management in Animals, WATERMAN-PEARSON, A., ed.. W. B. Saunders, London, ISBN 0-7020-1767-1, 2000, p. 184

[12] HENDRIKSEN, C. Humane Endpoints in Animal Experiments for Biomedical Research, Proceedings of the International Conference, 22-25 November 1998, Zeist (NL), MORTON, D., ed., The Royal Society of Medicine Press, London. ISBN-85315-429-6, 1999, p. 150

[13] MORTON, D. and GRIFFITHS, P.H.M. Guidelines on the recognition of pain, distress and discomfort in experimental animals and an hypothesis for assessment, Veterinary Record, 116, 1985, pp. 431-436

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Các yêu cầu

4.1  Quy đnh chung

4.2 Giải thích cho các thử nghiệm trên động vật

4.3  Năng lực của đội ngũ nhân sự

4.4  Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm trên động vật

4.5  Kế hoạch thử nghiệm - Trình tự thử nghiệm in vitros

4.6  Chăm sóc và chỗ nuôi động vật

4.7  Điểm kết thúc nhân đạo

4.8  Tài liệu nghiên cứu

4.9  Hiệu lực của kết quả thử nghiệm và chấp nhận dữ liệu lẫn nhau

Phụ lục A (tham khảo) Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn này

Phụ lục B (tham khảo) Các đề xuất khác để thay thế, giảm thiểu và sàng lọc các thử nghiệm trên động vật

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi