Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13406:2021 ISO 18153:2003 Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Phép đo định lượng trong các mẫu sinh học - Tính liên kết chuẩn đo lường của các giá trị đối với nồng độ xúc tác của các enzym ấn định cho các bộ hiệu chuẩn và các mẫu đối chứng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13406:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13406:2021 ISO 18153:2003 Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Phép đo định lượng trong các mẫu sinh học - Tính liên kết chuẩn đo lường của các giá trị đối với nồng độ xúc tác của các enzym ấn định cho các bộ hiệu chuẩn và các mẫu đối chứng
Số hiệu:TCVN 13406:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Ngày ban hành:31/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13406:2021

ISO 18153:2003

THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO - PHÉP ĐO ĐỊNH LƯỢNG TRONG CÁC MẪU SINH HỌC - TÍNH LIÊN KẾT CHUẨN ĐO LƯỜNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỒNG ĐỘ XÚC TÁC CỦA CÁC ENZYM ẤN ĐỊNH CHO CÁC BỘ HIỆU CHUẨN VÀ CÁC MẪU ĐỐI CHỨNG

In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in biological samples - Metrological traceability of values for catalytic concentration of enzymes assigned to calibrators and control materials

Lời nói đầu

TCVN 13406:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 18153:2003;

TCVN 13406:2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tài liệu hướng dẫn của Liên minh Châu Âu, Directive 98/79 EC về các thiết bị chẩn đoán y tế in vitro yêu cầu về tính liên kết chuẩn đo lường của các giá trị gán cho các bộ hiệu chuẩn và mẫu đối chứng phải được đảm bảo thông qua các mẫu đo chuẩn và thủ tục đo chuẩn cấp độ cao hơn. Theo khái niệm này, tiêu chuẩn Châu Âu prEN ISO 17511 về liên kết chuẩn đã được soạn thảo công phu, mô tả thứ tự phân bậc các thủ tục đo và các mẫu hiệu chuẩn. Những quy định chung thể hiện trong tiêu chuẩn đó cũng áp dụng cho các định lượng liên quan đến hoạt tính xúc tác. Bất cứ khi nào có thể, tính liên kết chuẩn đo lường nên được thể hiện bằng đơn vị tiêu chuẩn quốc tế (đơn vị SI) là đơn vị cao nhất của hệ thống phân bậc hiệu chuẩn.

Để đo nồng độ hoạt tính xúc tác của các enzym (từ đây về sau gọi là “nồng độ xúc tác”), một hệ thống phân bậc các bộ hiệu chuẩn và thủ tục đo được mô tả trong tiêu chuẩn này. Đối với các phép đo enzym, định nghĩa đơn vị dẫn xuất nhất quán SI “mol/mét khối giây”, được đặt tên đặc biệt “katal/mét khối” tại hội thảo mở rộng về khối lượng và đo lường (General Conference on Weights and Measures), là đỉnh của hệ thống phân bậc và tiếp theo sau là thủ tục đo quy chiếu đầu - là mức để cho các thủ tục đo cấp thấp hơn, các bộ hiệu chuẩn và mẫu đối chứng tham chiếu bất cứ khi nào có thể.

Có thể đo enzym trong máu hay các dịch sinh học cho các mục đích chẩn đoán qua các nồng độ xúc tác của chúng. Nguyên lý phân tích của phép đo tốc độ xúc tác chuyển đổi cơ chất có những ưu điểm đáng kể về tốc độ, giới hạn phát hiện thấp, tính đặc hiệu phân tích và chi phí thấp. Các kết quả của phép đo nồng độ xúc tác chỉ có tính chất so sánh nếu như các hoạt tính enzym được đo trong cùng điều kiện. Do vậy, một định lượng đo enzym không nên chỉ mô tả bằng loại định lượng (như nồng độ xúc tác), tên của enzym hoặc của hệ mà còn đòi hỏi xác định rõ thủ tục đo và đặc biệt là thành phần chỉ thị của phản ứng đo. Ở đỉnh của hệ thống phân bậc hiệu chuẩn, thủ tục đo nên được đồng thuận quốc tế, như ‘creatine kinase được đo bằng tốc độ chuyển đổi NADH trong thủ tục đo chuẩn IFCC’.

Như vậy, thủ tục đo quy chiếu đầu là một phần tích hợp của định nghĩa định lượng đo và phải tuân theo ở tất cả chi tiết, như các phần quan tâm:

- loại cơ chất (nơi tính đặc hiệu enzym cho phép thay đổi) và nồng độ của nó;

- các chất hoạt hóa và các nồng độ của nó;

- hướng của phản ứng được xúc tác;

- thành phần chỉ thị (indicator component);

- hệ thống đệm và pH;

- nhiệt độ;

- thời gian ủ sơ bộ (pre-incubation);

- chất liệu sử dụng để khởi đầu phản ứng;

- thời gian trễ (lag time);

- thời gian phản ứng.

Nhược điểm của sự phụ thuộc quy trình của định nghĩa định lượng đo enzym và do đó là nhược điểm của kết quả phép do đã biết rõ: những vấn đề xuất phát ở sự đánh giá chất lượng bên ngoài (EQA) và ở việc đánh giá khả năng chuyển đổi của các phương pháp; tồn tại vô số khoảng tham chiếu sinh học dẫn đến nguy cơ giải nghĩa nhầm kết quả enzym. Việc chuẩn hóa các phép đo enzym thông thường có vai trò quan trọng đối với xét nghiệm y học, để cải thiện tính hữu dụng lâm sàng và tính tương thích của kết quả thông qua việc loại bỏ những khác biệt đang tồn tại ở các khoảng tham chiếu sinh học.

Phải xem xét hai cách tiếp cận:

a) sử dụng thường quy duy nhất một quy trình khuyến nghị hay chuẩn hóa cho mỗi enzym;

b) hiệu chuẩn một hay nhiều quy trình thường quy bằng các mẫu hiệu chuẩn enzym có thể hoán đối với các giá trị ấn định bằng một thủ tục đo chuẩn đã chọn.

Cách tiếp cận quy trình khuyến nghị” (a) đã được theo đuổi một cách mạnh mẽ hơn 20 năm. Nó đã có thành công đáng kể trong việc cải thiện chất lượng và khả năng so sánh các phép đo enzym và trong việc ngăn chặn sử dụng các quy trình phân tích không thỏa mãn. Tuy nhiên, cách tiếp cận quy trình khuyến nghị đến chuẩn hóa có vẻ đã đạt đến giới hạn hữu dụng. Những nhược điểm của nó bao gồm: không có đồng thuận lựa chọn giữa một số khuyến nghị khác nhau, thay đổi có chủ ý hay không chủ ý các quy trình khuyến nghị trong sử dụng thường quy, sự không đáp ứng của các quy trình khuyến nghị với sự cải tiến phân tích và kỹ thuật, và một phần không thích ứng của các quy trình khuyến nghị với tự động hóa. Khi có một sự thay đổi trong các quy trình enzym thường quy, dù được khuyến nghị hay không, không tránh khỏi đưa đến thay đổi các giá trị tham chiếu sinh học, điều này rõ ràng không được ủng hộ bởi thầy thuốc lâm sàng

Việc cải thiện thiết kế và tính năng phân tích của các phép đo enzym sẽ và nên tiếp tục. Tuy nhiên, điều này nên tuân theo thực hành thông thường phát triển và quảng bá những tiến bộ khoa học. Những nỗ lực phát triển và thúc đẩy các quy trình chẩn hóa tiếp tục để sử dụng toàn cầu vừa không thực tế và không mong muốn

Cách tiếp cận “thủ tục đo chuẩn và mẫu hiệu chuẩn” (b) ngược lại thu hút được tương đối ít sự quan tâm. Trong số các phản đối đã xuất hiện là:

1. thiếu mẫu chuẩn enzym ổn định ở các chất nền thích hợp để đóng vai trò làm bộ hiệu chuẩn.

2. tính không đồng dạng (giống nhau) giữa các bộ hiệu chuẩn ứng viên và các enzym phân tích ở các mẫu thử của người, kể cả những khác biệt ở những đồng phân.

3. không có một tỷ lệ liên quy trình ổn định giữa một quy trình tham chiếu (để hiệu chuẩn) và các quy trình thường quy đã hiệu chuẩn về cả bộ hiệu chuẩn enzym và mẫu xét nghiệm của bệnh nhân chứa enzym phân tích (cũng được mô tả là thiếu tính hoán đổi).

Những người chống lại những phản đối này thiết lập một danh sách các đặc tính kỹ thuật cho cả các mẫu chuẩn enzym bậc cao hơn và các họ các thủ tục đo. Bộ hiệu chuẩn nên ổn định và có một enzym phân tích với các tính chất xúc tác giống với các enzym phân tích trong các mẫu kiểm tra thường quy. Bản thân các quy trình nên có cùng tính đặc hiệu với hoạt tính xúc tác của enzym đích.

Do vậy, có thể đạt được sự hài hòa các kết quả của các phép đo enzym thường quy bằng cách lựa chọn một thủ tục đo chuẩn và định dạng một họ các quy trình liên quan cho mỗi enzym quan trọng lâm sàng. Kết quả thu được từ bất kỳ quy trình nào trong một họ như vậy sẽ có tính liên kết chuẩn đo lường với một thủ tục đo chuẩn đã chọn.

THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO - PHÉP ĐO ĐỊNH LƯỢNG TRONG CÁC MẪU SINH HỌC - TÍNH LIÊN KẾT CHUẨN ĐO LƯỜNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỒNG ĐỘ XÚC TÁC CỦA CÁC ENZYM ẤN ĐỊNH CHO CÁC BỘ HIỆU CHUẨN VÀ CÁC MẪU ĐỐI CHỨNG

In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in biological samples - Metrological traceability of values for catalytic concentration of enzymes assigned to calibrators and control materials

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách thức đảm bảo tính liên kết chuẩn đo lường của các giá trị gán vào các bộ hiệu chuẩn và mẫu đối chứng dự định để chứng minh hay kiểm tra xác nhận độ đúng của phép đo nồng độ xúc tác của các enzym. Các bộ hiệu chuẩn và mẫu đối chứng này được cung cấp bởi nhà sản xuất như một phần, hoặc để sử dụng cùng với các thiết bị chẩn đoán y tế in vitro.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

a) những yêu cầu về thiết kế và lựa chọn một thủ tục đo chuẩn;

b) các định lượng liên quan đến khối lượng enzym hay tính đáp ứng miễn dịch của các enzym;

c) các mẫu đối chứng không có một giá trị ấn định và chỉ được sử dụng để đánh giá độ chụm của một thủ tục đo, tính lặp lại hay tính tái lập của nó (mẫu đối chứng độ chụm);

d) các mẫu đối chứng dự định dùng cho các mục đích kiểm soát chất lượng liên phòng xét nghiệm và được cung cấp cùng với các khoảng giá trị gợi ý có thể chấp nhận được, mỗi khoảng giá trị thu được bởi sự đồng thuận liên phòng xét nghiệm về một thủ tục đo xác định và với các giá trị giới hạn không có tính liên kết chuẩn đo lường;

e) tính liên kết chuẩn đo lường của các kết quả thường quy với bộ hiệu chuẩn sản phẩm và mối quan hệ của chúng với bất kỳ giới hạn phân biệt y tế nào;

f) các thuộc tính (tính chất) liên quan đến các thang đo danh định và thứ bậc.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

prEN ISO 17511, In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in biological samples - Metrological traceability of values assigned to calibrators and control materials: (ISO/FDIS 175 I 1:2002) (Thiết bị chẩn đoán y tế in vitro - Phép đo định lượng trong các mẫu sinh học - Tính liên kết chuẩn đo lường các giá trị gán với các bộ hiệu chuẩn và các mẫu đối chứng)

International Vocabulary of Basic and General Terms in Metrology, 2nd edition, Geneva: ISO, 1993[1] (Từ vựng Quốc tế các Thuật ngữ Cơ bản và Chung trong Đo lường, phiên bản thứ 2, Geneva: ISO 1993)

Guide to the Expression of Uncertainty in Measurement, 1st edition, Geneva:ISO, 1993[2]) [3]) (Chỉ dẫn thể hiện độ không đảm bảo trong đo lường)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Chất phân tích (analyte)

Thành phần được chỉ ra trong tên của một định lượng đo được

VÍ DỤ: Trong loại định lượng “nồng độ xúc tác của lactate dehydrogenase isoenzym 1 trong huyết tương”, “lactate dehydrogenase isoenzym 1là chất phân tích. Đoạn dài chỉ định lượng đo.

3.2

Hoạt tính xúc tác (catalytic activity), zE

Thuộc tính của một thành phần tương ứng với tốc độ chuyển hóa một chất được xúc tác của một phản ứng hóa học xác định, trong một hệ đo lường xác định

CHÚ THÍCH 1: Theo IUPAC/IFCC 1995.101.3.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này “thành phần” là một enzym.

CHÚ THÍCH 3: Định lượng hoạt tính xúc tác” liên quan đến một lượng enzym hoạt tính chứ không phải nồng độ của nó, xem 3.3.

CHÚ THÍCH 4: Đơn vị dẫn xuất đồng thuận SI là “katal” (Kat), bằng “mole/giây” (mole. s-1).

CHÚ THÍCH 5: Thủ tục đo là một thành tố cơ bản của định nghĩa định lượng đo.

CHÚ THÍCH 6: Trong nhiều trường hợp, thay vì tốc độ chuyển hóa một cơ chất gán trong tên gọi ngắn gọn của một enzym phân tích, như creatine” trong creatine kinase”, người ta đo tốc độ chuyển hóa của một chất chỉ thị làm cơ chất của một phản ứng kết hợp. Sau đó định lượng đo được định nghĩa là ‘hoạt tính xúc tác của enzym đó khi đo được bằng tốc độ chuyển hóa của chất chỉ thị trong một hệ xác định theo một thủ tục đo đã cho’, như ‘hoạt tính của creatine kinase trong huyết thanh người được đo bằng tốc độ chuyển hóa NADP trong quy trình tham chiếu IFCC’.

3.3

Nồng độ hoạt tính xúc tác (catalytic-activity concentration)

Nồng độ xúc tác (catalytic concentration)

bE

Hoạt tính xúc tác của một thành phần chia cho thể tích của hệ ban đầu (original system)

CHÚ THÍCH 1: Theo IUPAC/IFCD 1996:9.104.2.

CHÚ THÍCH 2: Đơn vị dẫn xuất đồng thuận SI là “katal / mét khối hay “mole / giây mét khối” (kat m-3 = mol.s-1.m-3). Trong xét nghiệm y học, đơn vị thể tích có thể lựa chọn lít (l).

CHÚ THÍCH 3: Trong tiêu chuẩn này, “thành phần” là một enzym, và “hệ ban đầu” có thể là huyết tương của mẫu máu.

3.4

Tính giao hoán của một mẫu (commutability of a material)

Độ gần đồng thuận giữa mối liên quan toán học của các kết quả đo thu được bởi hai thủ tục đo cho một định lượng công bố trong một mẫu đã cho, và mối liên quan toán học thu được cho định lượng đó trong các mẫu thường quy

3.5

Định lượng đo (measurand)

Định lượng cụ thể đối tượng của phép đo

[TCVN 6165:1996 (VIM:1993), 2.6]

CHÚ THÍCH: Xem ví dụ 3.1.

3.6

Tính liên kết chuẩn đo lường (metrological traceability)

Thuộc tính của kết quả của một phép đo hay giá trị của một chuẩn mà nhờ đó có thể liên quan với các tham chiếu công bố, thường là các chuẩn quốc gia hay chuẩn quốc tế, thông qua một chuỗi không gián đoạn các so sánh đều có độ không đảm bảo công bố

[TCVN 6165:1996 (VIM:1993), 6.10]

CHÚ THÍCH 1: Mỗi so sánh đạt được bằng một thủ tục đo chuẩn xác định trong giao thức hiệu chuẩn chuyển đổi.

CHÚ THÍCH 2: Có một số loại tính liên kết chuẩn. Do vậy, thuật ngữ “tính liên kết chuẩn đo lường” được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

4  Chuỗi tính liên kết chuẩn đo lường và hệ thống phân cấp hiệu chuẩn

4.1  Quy định chung

4.1.1  Phải áp dụng danh pháp và các nguyên lý cơ bản của hiệu chuẩn và của tính liên kết chuẩn đo lường các giá trị thu được bằng một phép đo các định lượng trong các mẫu sinh học như thể hiện trong prEN ISO 17511 khi chất phân tích là một enzym và định lượng đo là loại dẫn xuất của định lượng “hoạt tính xúc tác” (hay một loại dẫn xuất tiếp tục của định lượng như “nồng độ xúc tác” hay lượng xúc tác”). Số lượng thông thường các mức độ trong hệ thống phân cấp hiệu chuẩn được thể hiện trong Hình 1. Thủ tục đo quy chiếu đầu phải gán một giá trị cho bộ hiệu chuẩn chính và bộ hiệu chuẩn chính này được sử dụng để hiệu chuẩn một thủ tục đo cấp thấp hơn tiếp theo và cứ như vậy cho đến kết quả thu được bởi người sử dụng cuối cho một mẫu thường quy.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “thủ tục đo quy chiếu đầu” như sử dụng ở đây là một bộ chi tiết đầy đủ các hướng dẫn đo, ngược lại thuật ngữ “phương pháp đo chính” - như đã định nghĩa bởi Ủy ban tư vấn về lượng của một chất (Consultative Committee for Amount of Substance) là một mô tả khái quát một nguyên lý đo hay một phương pháp đo liên quan nhiều quy trình khác nhau.

4.1.2  Đây là một tiền đề cho khả năng áp dụng một giao thức chuyển đổi mà các thủ tục đo sử dụng ở thứ bậc giảm dần trong sơ đồ phân cấp đo cùng định lượng. Do vậy, phải chứng tỏ rằng các quy trình cấp thấp hơn thủ tục đo quy chiếu đầu trong hệ thống phân cấp hiệu chuẩn đo cùng định lượng đo, như nồng độ xúc tác của một isoenzym hay một nhóm đồng phân cụ thể ở cùng mức độ tương đối trong một hệ.

CHÚ THÍCH 1: Do hoạt tính xúc tác loại định lượng được xác định bằng tốc độ chuyển đổi của một chất xác định trong một hỗn hợp phản ứng xác định (xác định như nồng độ cơ chất, đồng yếu tố, thể tích của phần phân tích, nhiệt độ), do vậy các điều kiện đo nên đủ tương tự trong toàn bộ thứ tự giảm dần của các thủ tục đo. Những sai lệch khỏi các điều kiện phản ứng đo sẽ làm tăng độ không đảm bảo của kết quả gán vào bộ hiệu chuẩn hay mẫu đối chứng và do vậy cần tránh.

CHÚ THÍCH 2: Tính đặc hiệu xúc tác trung bình của một số enzym cho phép bản chất của cơ chất thay đổi, nhưng nếu cơ chất lựa chọn trong một thủ tục đo cấp thấp hơn khác với cơ chất trong thủ tục đo chuẩn, phải có thêm bằng chứng thực nghiệm để chứng tỏ rằng chính định lượng đó đang được đo.

4.1.3  Về nguyên tắc, có thể cần thủ tục đo quy chiếu đầu và bộ hiệu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất nếu tính liên kết chuẩn đo lường với SI là để khẳng định cho giá trị gán cho bộ hiệu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH: Để giảm độ không đảm bảo, nên bỏ qua nhiều cặp cấp độ liên tiếp (bộ hiệu chuẩn và quy trình) của hệ thống phân cấp hiệu chuẩn như trong thực tế.

Các số nhỏ tương ứng với số thập phân vị trí thứ ba trong Điều 4.2. Có thể tìm giải thích thêm trong prEN ISO 17511.

ARML: phòng thí nghiệm đo chuẩn được công nhận chính thức (một phòng thí nghiệm như vậy có thể là độc lập hoặc là phòng thí nghiệm của nhà sản xuất);

BIPM: Văn phòng cần đo quốc tế

CGPM: Hội nghị toàn thể về cân đo

lOs: Các tổ chức khoa học quốc tế (như IFCC)

ML: Phòng thí nghiệm của nhà sản xuất

NMI: Viện đo lường quốc gia

Ký hiệu uc(y) là độ không đảm bảo chuẩn kết hợp của phép đo

Các thanh ngang tại tận cùng phải dưới ký hiệu uc( (y) không thuộc về thang đo.

a Phối hợp với BIPM, NMIs, ARML và các nhà sản xuất

b Mẫu hiệu chuẩn có thể là vật liệu chuẩn thay thế thích hợp hoặc mẫu người.

Hình 1- Hệ thống phân cấp hiệu chuẩn mở rộng và tính liên kết chuẩn đo lường đến SI

4.2  Cấu trúc

4.2.1  Đơn vị dẫn xuất liên kết SI của phép đo “katal/m3” hay mol/s.m3”, ký hiệu là kat m3 (=mol.s-1.m-3) phải ở trên đỉnh của mọi hệ thống phân cấp hiệu chuẩn đối với nồng độ xúc tác của một enzym khi có sẵn một thủ tục đo quy chiếu đầu.

CHÚ THÍCH 1: Loại định lượng “nồng độ xúc tác” là hoạt tính xúc tác của một thành phần tính theo katal (hay mol/s) chia cho thể tích của hệ lấy mẫu ban đầu theo mét khối.

CHÚ THÍCH 2: Trong xét nghiệm y học, mẫu số có thể lựa chọn là lít (I), cho đơn vị dẫn xuất không đồng thuận “katal trên lít”, ký hiệu là kat.l-1 = kat/l = mol.s-1.l-1 = mol/s/l.

CHÚ THÍCH 3: Đơn vị không đồng thuận sử dụng dựa trên đơn vị đo hoạt tính xúc tác “đơn vị enzym” (hay “đơn vị quốc tế”), ký hiệu U với phương trình chuyển đổi 1U = 1 μmol.min-1 ≈ 16,667 x 10-9 kat. Do đó, 1 U/I ≈16,667 x 10-9 kat/l.

Đơn vị đo không phụ thuộc thủ tục đo.

4.2.2  Một thủ tục đo quy chiếu đầu, gồm cả các điều kiện đáp ứng, xác định định lượng đo, đặc biệt là thành phần enzym, tốt hơn nên ở cấp tiếp theo của hệ thống phân cấp hiệu chuẩn và là cấp độ hoạt động đầu tiên.

Mỗi bước của phép đo phải được định nghĩa một cách rõ ràng do vậy có thể ước lượng được độ không đảm bảo chuẩn. Hàm số để tính giá trị định lượng đầu ra, định lượng đo, từ tất cả các định lượng đầu vào phải được cung cấp một cách rõ ràng để có thể tính được độ không đảm bảo kết hợp tốt nhất theo GUM:1993.

CHÚ THÍCH 1: Việc ước tính độ không đảm bảo đòi hỏi mỗi bước đo được mô tả một cách rõ ràng và có thể kiểm soát được bằng thực nghiệm, điều này không phải lúc nào cũng đúng với các thủ tục đo tự động.

CHÚ THÍCH 2: IFCC hiện đang cập nhật các thủ tục đo chuẩn của nó để cho phản ứng ở 37 °C thay vì 30 °C. Thủ tục đo chuẩn ở 37 °C mới đối với ALT, AST, CK, y-GT vả LDH đã được công bố. Một danh sách các thủ tục đo quy chiếu đầu được nêu trong Phụ lục A.

4.2.3  Một bộ hiệu chuẩn chính phải có giá trị của độ không đảm bảo của nó, được ấn định bởi thủ tục đo quy chiếu đầu thông qua một chứng nhận liên phòng xét nghiệm kể cả đánh giá tính giao hoán của nó.

CHÚ THÍCH 1: Việc chuẩn bị và chứng nhận mẫu hiệu chuẩn chính nên được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế.

CHÚ THÍCH 2: Những ví dụ về các bộ hiệu chuẩn chính là BCR®, các mẫu chuẩn được chứng nhận đã được phát triển bên trong “Measurement and Testing, Infrastructure” của Ủy ban Châu Âu hoặc bởi sự cộng tác giữa “Institute of Reference Materials and Measurements" (IRMM) của Liên minh Châu Âu và “IFCC”. Chúng được liệt kê Phụ lục B.

4.2.4  Một thủ tục đo chuẩn thứ phải mô tả một hệ thống đo đã hiệu chuẩn bởi một hay nhiều bộ hiệu chuẩn chính. Các điều kiện đáp ứng phải làm sao để định lượng đo cũng tương tự như của thủ tục đo quy chiếu đầu. Phải áp dụng các nguyên lý mô tả cũng như tính toán các giá trị và độ không đảm bảo nêu trong 4.2.2.

CHÚ THÍCH 1: Để dễ dàng vận hành, một thủ tục đo chuẩn thứ có thể được cơ khí hóa nhiều hơn so với quy trình tham chiếu chính, nhưng vẫn áp dụng chú thích 1 của 4.2.2.

CHÚ THÍCH 2: Thủ tục đo chuẩn thứ có thể được mô tả và cung cấp bởi một phòng thí nghiệm đo tham chiếu hoặc bởi nhà sản xuất.

4.2.5  Bộ hiệu chuẩn thứ phải có giá trị được ấn định theo thủ tục đo chuẩn thứ.

CHÚ THÍCH 1: Bộ hiệu chuẩn thứ có thể được kèm theo một giấy chứng nhận.

CHÚ THÍCH 2: Việc ấn định giá trị có thể diễn ra ở một phòng thí nghiệm đo tham chiếu hoặc ở phòng thí nghiệm của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH 3: Bộ hiệu chuẩn thứ có thể là một mẫu cùng với một chất nền giống với chất nền của các mẫu xét nghiệm nguồn gốc người được đo bằng thủ tục đo thường quy bởi người sử dụng cuối.

4.2.6  Thủ tục đo lựa chọn của nhà sản xuất phải xác định hệ thống đo, được hiệu chuẩn bởi một hay nhiều bộ hiệu chuẩn chính hay thứ.

CHÚ THÍCH: Thủ tục đo lựa chọn của nhà sản xuất có thể là thủ tục đo chuẩn thứ (xem 4.2.4).

4.2.7  Bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất phải có giá trị và độ không đảm bảo đo của nó, được ấn định bởi một thủ tục đo chuẩn thứ hoặc trực tiếp bởi một thủ tục đo quy chiếu đầu nếu thích hợp. Mẫu hiệu chuẩn phải được chứng tỏ một cách thỏa đáng tính giao hoán như với thủ tục đo chuẩn và quy trình phải hiệu chuẩn.

CHÚ THÍCH: Bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất có thể là một mẫu với chất nền giống với chất nền của các mẫu kiểm tra có nguồn gốc người được đo bằng thủ tục đo thường quy bởi người sử dụng cuối.

4.2.8  Thủ tục đo cố định của nhà sản xuất phải được hiệu chuẩn bởi một hay nhiều bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất hoặc bởi một bộ hiệu chuẩn đo lường cấp độ cao hơn.

CHÚ THÍCH: Thủ tục đo cố định của nhà sản xuất dựa trên một hệ gần gũi với hệ của thủ tục đo thường quy, nhưng có thể có độ không đảm bảo đo thấp hơn bởi các khoảng dung sai của định lượng đầu vào định lượng ảnh hưởng nhỏ hơn và bởi thực hiện nhiều phép đo lặp lại.

4.2.9  Bộ hiệu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất phải có giá trị và độ không đảm bảo ấn định bởi thủ tục đo cố định của nhà sản xuất hoặc bởi bất kỳ thủ tục đo cấp độ cao hơn. Mẫu hiệu chuẩn phải có tính giao hoán thỏa đáng cho thủ tục đo ấn định giá trị của nó và thủ tục đo thường quy.

4.2.10  Thủ tục đo thường quy của người sử dụng cuối phải được hiệu chuẩn bởi một hay nhiều bộ hiệu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất. Chính nhà sản xuất có trách nhiệm chứng tỏ rằng thủ tục đo thường quy đo định lượng tương tự trong các mẫu kiểm tra thường quy mà quy trình đó định làm thủ tục đo quy chiếu đầu.

5  Đánh giá xác nhận tính liên kết chuẩn đo lường hiệu chuẩn

5.1  Nguyên tắc

Chuyển đổi độ đúng phải được đảm bảo bằng có cùng tính đặc hiệu phân tích của các thủ tục đo liên quan và bằng tính giao hoán của các bộ hiệu chuẩn.

CHÚ THÍCH 1: Mục tiêu sử dụng của các bộ hiệu chuẩn đo lường có tính liên kết chuẩn trong các thủ tục đo thường quy, như của các thiết bị chẩn đoán y tế in vitro, là để tạo ra kết quả đo của định lượng đo càng gần càng tốt với giá trị có thể thu được nếu áp dụng thủ tục đo chuẩn tương ứng. Như vậy, độ đúng của kết quả thu được từ một thủ tục đo thường quy đã hiệu chuẩn dẫn xuất từ độ đúng của thủ tục đo chuẩn.

CHÚ THÍCH 2: Phụ thuộc vào bản chất của enzym phân tích và chất nền của mẫu, thậm chí những khác biệt nhỏ trong các hệ đo lường và trong các bước đo giữa hai thủ tục đo có thể gây ra những khác biệt ở tính đặc hiệu.

5.2  Tính đặc hiệu phân tích của các thủ tục đo

5.2.1  Thứ nhất, các tính chất của các thủ tục đo ứng viên phải được mô tả một cách đúng đắn theo những thông tin sẵn có để đảm bảo rằng chúng đo cùng định lượng.

VÍ DỤ 1: Alanine aminotransferase (EC 2.6.1.2) bị ảnh hưởng bởi pyridoxal phosphate, và các thủ tục đo có thể tách thành hai loại đo khác nhau không tương thích tùy theo đồng yếu tố có phải là một phần của hỗn hợp chất phản ứng hay không.

VÍ DỤ 2: α-Amytase (EC 3.2.1.1) có các đồng phân do vậy nên so sánh các hoạt tính xúc tác tương đối của chúng cho từng cặp thủ tục đo trước khi làm cho chúng trở thành một phần của một hệ phân cấp hiệu chuẩn.

5.2.2  Thứ hai, phải chứng tỏ rằng tất cả thủ tục đo trong hệ thống phân cấp hiệu chuẩn theo chiều dọc cơ bản có cùng tính đặc hiệu phân tích. Phải sử dụng một bộ mẫu kiểm tra nguồn gốc người - loại điển hình của người sử dụng cuối và có các giá trị trải dài khoảng đo đến mức độ đúng tế.

Để chứng tỏ tính đặc hiệu phân tích tương tự của hai thủ tục đo, tỷ lệ giữa các kết quả thu được từ hai thủ tục đo trên từng mẫu phải ổn định bên trong khoảng đo thông thường với một độ không đảm bảo xác định bằng thực nghiệm.

CHÚ THÍCH: Tất cả các thủ tục đo thể hiện cùng tính đặc hiệu phân tích là một họ thủ tục đo của định lượng đó.

5.3  Tính giao hoán của các bộ hiệu chuẩn

5.3.1  Tính giao hoán của các bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất phải được đánh giá bằng cách áp dụng cả hai thủ tục đo chuẩn và thủ tục đo thường quy vào bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất và vào một bộ mẫu kiểm tra người (thường quy) liên quan.

Nếu sự liên quan toán học giữa các kết quả của thủ tục đo chuẩn, x, và kết quả của thủ tục đo thường quy, y, cho các mẫu kiểm tra người không khác biệt đáng kể về thống kê với kết quả thu được cho các bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất, thì tính giao hoán của các mẫu hiệu chuẩn đó sẽ được chứng tỏ.

CHÚ THÍCH 1: Nếu sự mở rộng các điểm (x, y) xung quanh đường hồi quy và/ hoặc độ lệch của nó không chấp nhận được, lý do cho kết quả này có thể là sự khác biệt ở tính đặc hiệu phân tích giữa hai thủ tục đo.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp sự liên quan toán học cho các mẫu người và bộ hiệu chuẩn làm việc của nhà sản xuất không tương tự, sự khác biệt có thể được giải thích bởi hệ số hiệu chính hoặc hàm hiệu chính áp dụng để ấn định các giá trị vào bộ hiệu chuẩn làm việc. Nên có sẵn hệ số hiệu chính hoặc hàm hiệu chính cho người sử dụng theo yêu cầu.

5.3.2  Tính hợp lệ của bộ hiệu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất phải được chứng tỏ bằng cách so sánh kết quả của các phép đo thực hiện bởi hai thủ tục đo chuẩn và thủ tục đo thường quy đã hiệu chuẩn trên một bộ mẫu thực tế của loại mà thủ tục đo thường quy định áp dụng.

Các mẫu tốt hơn phải từ một người cho duy nhất, không dính bông và phải có các giá trị phân bố như trong thực tế trên toàn bộ khoảng đo xác định của loại định lượng đó.

Chỉ cho phép dính bông nếu mẫu thu được giống các mẫu tự nhiên.

5.4  Tính giao hoán của các mẫu đối chứng

Nếu một mẫu đối chứng có một giá trị ấn định bởi một thủ tục đo khác với thủ tục đo thường quy, tính giao hoán của mẫu phải được xác định theo cách tương tự như với mẫu hiệu chuẩn.

Phụ lục A

(tham khảo)

Danh mục các thủ tục đo quy chiếu đầu của IFCC

Đây là một danh sách các thủ tục đo quy chiếu đầu của Hiệp hội Quốc tế Hóa học Lâm sàng và Xét nghiệm Y học (IFCC)

1. Bergmeyer HU, Harder M, Rej R. Approved recommendation (1985) on IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 2. IFCC method for aspartate aminotransferase (L-aspartate:2-oxoglutarate aminotransferase, EC 2.6.1.1). J Clin Chem Clin Biochem 1986;24: 497-510. [Khuyến nghị đã phê chuẩn (1985) về các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 2: Phương pháp IFCC đo aspartate aminotransferase].

2. Bergmeyer HU, Harder M, Rej R. Approved recommendation (1985) on IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 3. IFCC method for alanine aminotransferase (~-alanine:2-oxoglutarate aminotransferase, EC 2.6.1.2). J Clin Chem Clin Biochem 1986;24:481-95. [Khuyến nghị đã phê chuẩn (1985) về các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 3. Phương pháp IFCC đo alanine aminotransferae].

3. Shaw LM, stramme JH, London JL, Theodorsen L. IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 4. IFCC method for y-glutamyltransferase [(yglutamyl)- peptide:amino acid yglutamyltransferase, EC 2.3.2.2). J Clin Chem Clin Biochem 1983;21:633-46. [Các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 4: Phương pháp IFCC đo y- glutamyltransferase].

4. Tietz NW, Rinker AD, Shaw LM. IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 5. IFCC method (proposed) for alkaline phosphatase (orthophosphoric-monoester phosphohydrolase, alkaline optimum, EC 3.1.3.1). Clin Chim Acta 1983;135:339F-67F. J Clin Chem Clin Biochem 1983;21:731- 48. [Các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 5: Phương pháp IFCC (đề xuất) đo alkaline phosphatase].

5. Harder M, Elser RC, Gerhardt w, Mathieu M, Sampson EJ. Approved recommendation on IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 7. IFCC method for creatine kinase (ATP:creatine N-phosphotransferase, EC 21.3.2). J Clin Chem Clin Biochem 1991; 29:435-56. JIFCC 1989; 1(3): 130-9; JIFCC 1990;2(1):26-35; JIFCC 1990;2(2):80-3. [Khuyến nghị đã phê chuẩn về các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 7: Phương pháp IFCC đo creatine kinase].

6. Bais R, Philcox M. Approved recommendation on IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 8. IFCC method for lactate dehydrogenase (L4actate:NAD' oxidoreductase, EC 1.1 .1.27). Eur J Clin Chem Clin Biochem 1994,32:639-55. [Khuyến nghị đã phê chuẩn về các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 8: Phương pháp IFCC đo lactate dehydrogenase].

7. Lorentz K. Approved recommendation on IFCC methods for the measurement of catalytic concentration of enzymes. Part 9. IFCC method for a-amylase (1,4-a-Dglucan 4-glucanohydrolase, EC 3.2.1.1). Clin Chem Lab Med 1998,36:185-203. [Khuyến nghị đã phê chuẩn về các phương pháp IFCC đo nồng độ xúc tác của các enzym. Phần 9: Phương pháp IFCC đo α-amylase].

Phụ lục B

(tham khảo)

Danh mục các mẫu chuẩn đã được chứng nhận

Các mẫu sau đây có được từ Viện đo lường và mẫu chuẩn EU-JRC Institute for Reference Materials and Measurements (IRMM).

Các chế phẩm enzym đã được tạo ra để giúp chuẩn hóa kết quả các phép đo nồng độ xúc tác enzym trong huyết thanh. Trong mỗi chế phẩm, nồng độ xúc tác của enzym xác định theo phương pháp khuyến nghị bởi IFCC được chứng nhận.

Mỗi mẫu chuẩn được chứng nhận (certified reference material-CRM) có mục đích đảm bảo tính chuyển đổi của phương pháp IFCC này và có thể để chứng minh sự tương quan giữa các kết quả thu được bởi một phương pháp cụ thể và phương pháp IFCC.

Số mẫu

Mô tả

BCR-299

Creatine kinase BB, tinh khiết một phần, từ nhau thai người

BCR-319

Gamma-Glutamyltransferase, tinh khiết một phần, từ thận lợn

BCR- 371

Alkaline phosphatase, tinh khiết một phần, từ thận lợn

IRMM/IFCC 453

Lactate dehydrogenase isoenzym 1 của người, tinh khiết một phần

BCR-426

Alanine aminotransferase tinh khiết một phần, từ tim lợn

BCR-608

Creatine kinase CK-MB, từ tim người

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 12286:1998, In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in samples of biological origin - Presentation of reference measurement procedures. (Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Phép đo các định lượng trong các mẫu nguồn gốc sinh học - Trình bày các thủ tục đo chuẩn).

[2] EN 12286:1998/A1:2000, In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in samples of biological origin - Presentation of reference measurement procedures. (Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Phép đo các định lượng trong các mẫu nguồn gốc sinh học - Trình bày các thủ tục đo chuẩn)

[3] EN 12287:1999, In vitro diagnostic medical devices - Measurement of quantities in samples of biological origin - Description of reference materials. (Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Phép đo các định lượng trong các mẫu nguồn gốc sinh học - Mô tả các mẫu chuẩn).

[4] Directive 98/79/EC of the European Parliament and of the Council of 27 October 1998 on in vitro diagnostic medical devices, OJ, 1998, No L 331. (Hướng dẫn 98/79/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 27 tháng 10 năm 1998 về các thiết bị chẩn đoán y tế in vitro).

[5] European Committee for Clinical Laboratory Standards (ECCLS). Standard for enzyme calibration materials and control materials. ECCLS Document No. 5. 1988:ii + 33 pp. (Tiêu chuẩn cho các mẫu hiệu chuẩn enzym và các mẫu đối chứng).

[6] Fasce CF, Rej R, Copeland, WH, Vanderlinde RE. A discussion of enzyme reference materials: applications and specifications. Clin Chem 1973;19:5-9. (Thảo luận về các mẫu chuẩn enzym: ứng dụng và đặc tính).

[7] Férard G, Bienvenu J, Lessinger JM, Later R. 1995: Un progrès décisif dans la transférabilité interlaboratoire des résultats grâce aux matériaux de réference d'enzymes et de protéines. Ann Biol Clin 1995:53:469-71. (Tiến bộ quyết định ở khả năng chuyển đổi kết quả giữa các phòng xét nghiệm nhờ các mẫu đối chứng enzym và protein).

[8] Férard G, Edwards J, Kanno T, Lessinger JM, Moss DW, Schiele F, et al. Validation of an enzyme calibrator - An IFCC guideline. Clin Biochem 1998; 31(6):495-500. (Xác thực một bộ hiệu chuẩn enzym - Chỉ dẫn IFCC).

[9] Férard G, Edwards J, Kanno T, Lessinger JM, Moss DW, Schiele F, et al. Interassay calibration as a major contribution to the comparability of results in clinical enzymology. Clin Biochem 1998; 31(6):489-94.

[10] Henderson AR, Krishnan S, Webb S, Cheung CM, Nazir DJ, Richardson H. Proficiency testing of creatine kinase and creatine kinase-2: the experience of the Ontario Laboratory Proficiency Testing Program. Clin Chem 1998; 44:124-33. (Kiểm tra sự thành thạo về creatine kinase và creatine kinase-2: kinh nghiệm của Chương trình Kiểm tra sự Thành thạo của phòng xét nghiệm Ontario).

[11] IUPAC/IFCC. Compendium of terminology and nomenclature of properties in clinical laboratory sciences (Recommendations 1995). (Edited by Rigg JC, Brown ss, Dybkaer R, Olesen H.) Oxford: Blackwell Science Ltd, 1995:xi + 290 pp. (Tóm tắt thuật ngữ học và từ vựng về các thuộc tính trong các khoa học xét nghiệm lâm sàng).

[12] Lessinger JM, Dourson JL, Férard G. Importance of standardization of lipase assays by using appropriate calibrators. Clin Chem 1996; 42:1979-83. (Tầm quan trọng của việc chuẩn hóa các xét nghiệm lipase bằng cách sử dụng các bộ hiệu chuẩn thích hợp).

[13] Lessinger JM, Dourson JL, Ferard G. Importance of the definition of catalytic properties for the commutability of an enzyme reference material: example of lipase. Fresen J Anal Chem 1998; 360:494-7. (Tầm quan trọng của định nghĩa các thuộc tính xúc tác đối với tính giao hoán của một mẫu chuẩn enzym: ví dụ lipase).

[14] Lessinger JM, Férard G, Grafmeyer D, Labbé D, Maire I, Schiele F, et al. Usefulness of reference materials in calibration of enzyme activities. Eur J Clin Chem Clin Biochem 1995;33:858-64. (Sự hữu dụng của các mẫu chuẩn trong hiệu chuẩn các hoạt tính enzym)

[15] Lessinger JM, Férard G, Grafmeyer D, Labbé D, Maire I, Schiele F, et al. Amélioration de la cohérence des résultats en enzymologie clinique: Etude multicentrique concernant les activités Gammaglutamyltransférase phosphatase alcaline et amylase. Ann Biol Clin 1995;53:147-54. (Cải thiện sự gắn kết các kết quả trong enzym học lâm sàng: Nghiên cứu đa trung tâm liên quan đến các hoạt tính của kiềm Gammaglutamyltransferase phosphatase và amylase).

[16] Moss DW. Enzyme reference materials. Their place in diagnostic enzymology. J IFCC 1994; 6:6-9. (Các mẫu chuẩn enzym. Vị trí của chúng trong enzym học chẩn đoán).

[17] Moss DW, Maire I, Calam DH, Gaines Das RE, Lessinger JM, Gella FJ, et al. Reference materials in clinical enzymology: preparation, requirements and practical interests. Ann Bio1Clin 1994; 54:189-98. (Các mẫu chuẩn trong enzym học lâm sàng: chuẩn bị, yêu cầu và các mối quan tâm thực tế).

[18] Ricós C, Juvany R, Jiménez CV, Perich C, Minchinela J, Hernandez A, et al. Procedure for studying commutability validated by biological variation. Clin Chim Acta 1997; 268:73-83. (Quy trình nghiên cứu tính giao hoán đã xác thực bởi tính biến thiên sinh học).

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Chuỗi tính liên kết chuẩn đo lường và hệ thống phân cấp hiệu chuẩn

5  Đánh giá xác nhận tính liên kết chuẩn đo lường bộ hiệu chuẩn

Phụ lục A (tham khảo) Danh mục các thủ tục đo quy chiếu đầu của IFCC.

Phụ lục B (tham khảo) Danh mục các mẫu chuẩn đã được chứng nhận

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

[1]) Chữ viết tắt VIM:1993 được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

[2]) Chuyên khảo này đã được chuẩn bị đồng thời bằng tiếng Anh và tiếng Pháp bời một nhóm làm việc chung bao gồm các chuyên gia được chỉ định bời: BIPM (Văn phòng cân đo quốc tế), IEC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế), IFCC (Liên đoàn Quốc tế về Hóa học Lâm sàng và Y học Phòng thí nghiệm), ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và hóa học ứng dụng), IUPAP ( Liên đoàn quốc tế về vật lý thuần túy và ứng dụng), OIML (Tổ chức đo lường hợp pháp quốc tế).

[3]) Chữ viết tắt GUM:1993 được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi