Tiêu chuẩn TCVN 8664-5:2011 Vận hành phòng sạch, môi trường liên quan

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8664-5:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8664-5:2011 ISO 14664-5:2004 Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan-Phần 5: Vận hành
Số hiệu:TCVN 8664-5:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCVN 8664-5:2011

ISO 14644-5:2004

Xuất bn lần 1

 

 

PHÒNG SẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT LIÊN QUAN –

PHN 5: VẬN HÀNH

 

Cleanrooms and associated controlled environments -

Part 5: Operations

 

HÀ NỘI – 2011

 

Mục lục

 

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thut ngữ định nghĩa

4 Đặc tính kỹ thuật các yêu cầu

Phụ lục A (tham khảo) – Hệ thống vận hành

Phụ lục B (tham khảo) – Trang phục phòng sạch

Phụ lục C (tham khảo) – Nhân viên

Phụ lục D (tham khảo) – Thiết bị tĩnh

Phụ lục E (tham khảo) – Vật liệu và thiết bị di động

Phụ lục F (tham khảo) – Làm sạch phòng sạch

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 8664 - 5:20114 hoàn toàn tương đương với ISO 14644- 5:2004:

TCVN 8664-5:2011 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn. Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8664 2011 (ISO 14644 ) Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan gồm các tiêu chun sau:

- Phn 1: Phân loại độ sạch không khí.

- Phần 2: Yêu cu kỹ thuật để thử nghiệm và theo dõi nhằm chứng minh sự phù hợp liên tục với TCVN 8664-1 (ISO 14644-1).

- Phần 3: Phương pháp thử

- Phần 4 Thiết kế, xây dựng và khởi động.

- Phần 5: Vận hành

- Phần 6: Từ vựng

- Phần 7: Thiết bị phân tách (tủ hút, hộp đựng gang tay, môi trường cách ly đối với không khí sạch).

- Phần 8: Phân loại ô nhiễm phân tử trong không khí.

 

 

Lời giới thiệu

Các ngành công nghiệp và tổ chức tất cả lĩnh vực có sử dụng phòng sạch Quy trình vận hành có ảnh hưởng sâu rộng đến các mức độ sạch đạt được trong quá trình vận hành của phòng sạch thiết bị. Chất lượng ổn định phụ thuộc vào độ sạch. Độ sạch vận hành chỉ có thể đạt được và duy trì thông qua chương trình cố chú ý đã thiết lập để quy định, đo lường và bắt buộc thi hành các quy trình vận hành đã xác định. Các cơ quan pháp luật có trách nhiệm về các quá trình và sản phẩm tạo ra trong phòng sạch có thể yêu cầu các quy trình và các biện pháp bổ sung của độ sạch không đề cập đến trong tiêu chuẩn vận hành chung này.

Tiêu chuẩn này nhằm vào các yêu cầu vận hành bt buộc áp dụng và thông tin liên quan tới:

a) cung cp mt hệ thống để xác định chính sách và quy trình vận hành;

b) trang phục sử dụng để cách ly sử lây nhiễm do con người tạo ra khỏi môi trường phòng sạch;

c) đào tạo nhân viên bên trong phòng sạch và theo dõi sự tuân thủ của nhân viên với các quy trình và k luật đã quy định:

d) chuyển giao, lắp đặt và duy trì các thiết bị tĩnh (tiêu chí lựa chọn không được bàn tới);

e) lựa chọn và sử dụng nguyên liệu và thiết bị di động trong phòng sạch:

f) duy trì độ sạch của phòng sạch thông qua quy trình theo dõi làm sạch hệ thống.

 

 

Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan -

Phần 5: Vận hành

Cleanrooms and associated controlled environments -

Part 5 Operations

 

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản để vận hành phòng sạch. Đồng thời tiêu chun này dự kiến cho việc lập kế hoạch để sử dụng và vn hành phòng sạch. Các khía cạnh an toàn không có quan hệ trực tiếp đến kiểm soát lây nhiễm không được xem xét trong tiêu chuẩn này và các quy chun an toàn quốc gia và khu vực phải được quan tâm. Tài liệu này xem xét tất cả các cấp độ sạch sử dụng để tạo ra tất cả các loại sn phẩm. Do đó tiêu chun này có phạm vi ứng dụng rộng rãi và không nhằm vào yêu cầu cụ thể của ngành công nghiệp riêng nào. Các phương pháp và quy trình để theo dõi thường xuyên trong phạm vi phòng sạch không được đề cập chi tiết trong tiêu chun này nhưng có thể tham khảo TCVN 8664-2 (ISO 14644-2) và TCVN 8664-3 (ISO 14644-3) để theo dõi hạt và ISO 14698-1 và ISO 14698-2 để kiểm soát vi sinh vt.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999) Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan - Phần 1: Phân loại độ sạch không khí.

TCVN 8664- 2:2011 (ISO 14644-2:2000) Phòng sch và môi trường kiểm soát liên quan - Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật để thử nghiệm và theo dõi nhm chứng minh sự phù hợp liên tục với TCVN 8664-1 (ISO 14644-1).

TCVN 8664-3:2011 (ISO 14644-3:2005) Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan – Phn 3: Phương pháp thử

TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001) Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan – Phn 4: Thiết kế, xây dựng và khởi động

ISO 14698-1:2003 Cleanrooms and associated controlled environments - Biocontamination control - Part 1: General principles and methods (Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan - Kiểm soát lây nhiễm sinh học – Phn 1: Nguyên tắc chung và phương pháp th)

ISO 14698-2:2003 Cleanrooms and associated controlled environments - Biocontamination control - Part 2: Evaluation and interpretation of biocontamination data (Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan – Kim soát lây nhiễm sinh học – Phn 2: Đánh giá và biểu thị dữ liệu lây nhiễm sinh học)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này, áp dụng các định nghĩa trong TCVN 8664-1 (ISO 14644-1) và các định nghĩa sau:

3.1 Quy định chung

3.1.1

Phòng sạch sinh học (biocleanroonn)

Phòng sạch sử dụng cho các sản phẩm và quá trình nhạy với lây nhiễm sinh học

3.1.2

Phòng thay đồ (changing room)

Phòng để nhân viên mặc vào hoăc thay ra trang phục phòng sạch khi vào hoặc rời một phòng sạch.

CHÚ THÍCH Theo TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001). 3.1.

3.1.3

Ghế giao nhau (cross-over bench)

Ghế dài dùng hỗ trợ để thay đổi trang phục phòng sạch và cung cp rào cản để theo dõi nhiễm bẩn sàn nhà

3.1.4

Kh khuẩn (disinfection)

Di dời, diệt hoặc khử hoạt tính của vi sinh vật trên đồ vật hoặc bề mặt.

3.1.5

Sợi (fibre)

Hạt tỷ lệ tương quan hình nh (chiều dài so với chiều rộng) bằng 10 hoặc lớn hơn

[TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999), 2.2.7]

3.1.6

Người vận hành (operator)

Người làm việc trong phòng sạch thực hiện công việc sn xuất hoặc tiến hành các quy trình xử lý.

3.1.7

Hạt (particle)

Mành nhỏ của vật chất có ranh giới vật lý xác định.

CHÚ THÍCH Đối với mục đích phân loại tham kho TCVN 8664-1:2011 (ISO 14644-1:1999).

3.1.8

Nhân viên (personnel)

Người đi vào phòng sạch cho mục đích nào đó

3.1.9

Thiết bị phân tách (separative device)

Thiết bị sử dụng làm phương tiện xây dựng và dịch chuyển để tạo ra các mức đảm bảo phân chia giữa bên trong và bên ngoài một th tích xác định.

VÍ DỤ Một số ví dụ đặc biệt của thiết bị phân tách là tủ hút, hp găng tay, bộ cách ly và môi trường nhỏ.

3.1.10

Dòng không khí đẳng hướng (unidirectional airflow)

Dòng không khí được kiểm soát qua toàn bộ tiết diện ngang của vùng sạch có tốc độ không đổi và luồng khí gn như song song

CHÚ THÍCH Dòng không khí kiểu này to ra sự vận chuyển trực tiếp của các hạt khỏi vùng sch

[TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001). 3.11]

3.2 Trạng thái

3.2.1

Trạng thái thiết lập (as-built)

Trạng thái trong đó việc lắp ráp được hoàn thành với tt cả các dịch vụ liên quan và thực hiện chức năng nhưng không có sự hiện diện của thiết bị, vt liệu hoặc nhân viên

[TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001). 2.4.1]

3.2.2

Trạng thái nghỉ (at-rest)

Trạng thái trong đó việc lắp ráp được hoàn thành với thiết bị đã được lp đặt xong và đưa vào hoạt động theo phương thức đã thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cp, nhưng không có sự hiện diện của nhân viên.

[TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001). 2.4.2]

3.2.3

Trạng thái hoạt động (operational)

Trạng thái trong đó việc lp đặt đang thực hiện chức năng theo cách thức đã quy định với số lượng nhân viên quy định hiện diện và làm việc theo cách đã thỏa thuận trên

[TCVN 8664-4:2011 (ISO 14644-4:2001), 2.4.3]

4 Các yêu cu đặc tính kỹ thuật

4.1 Hệ thống vận hành

4.1.1 Phải lp một hệ thống các quy trình vận hành và lập thành văn bản để cung cấp một khuôn khổ cho sản xuất các sn phm và quá trình chất lượng cho phòng sạch đã thiết kế.

4.1.2 Xác định các yếu tố rủi ro, phù hợp với việc sử dụng phòng sạch cho phép nhận biết các vùng có rủi ro lây nhiễm cho quá trình. Phương pháp để theo dõi các rủi ro đó phải được xây dựng để có thể thực hiện các tác động khi các điều kiện vượt quá mức giới hạn lây nhiễm đối với sự phân cấp phòng sạch.

CHÚ THÍCH Mặc dù không đề cập chi tiết trong tiêu chun này, điều quan trọng là để theo dõi thường xuyên hoạt động của phòng sạch. Hướng dn về theo dõi các hạt nếu trong TCVN 8664-2 (ISO 14644-2) và TCVN 8664-3 (ISO 14644-3). Hướng dn về theo dõi ô nhiễm sinh học được nêu trong ISO 14698-1 và ISO 14698-2.

4.1.3 Phải xây dựng hệ thống về đào tạo nhân viên trong quy trình phòng sạch. Phải quy định phương pháp về theo dõi sự phù hợp với các quy trình đào tạo này.

4.1.4 Phải duy trì một hệ thống tài liệu để cung cp bng chứng là tất cả các nhân viên đã được đào tạo mức độ phù hợp với nhiệm vụ của họ.

4.1.5 Các hệ thống cơ khí của phòng sạch được vận hành, bo dưỡng, sửa chữa và theo dõi phải lập thành văn bn một bộ các quy trình để tả [xem TCVN 8664-4 (ISO 14644-4)].

4.1.6 Tất cả các hoạt động sửa đổi, bổ sung hoặc mở rộng phòng sạch phải được lp kế hoạch và bao gồm tất cả các nhân viên có liên quan. Mọi thay đổi đáng kể trong sử dụng vận hành có thể là đối tượng để đánh giá lại chất lượng của lp đặt phù hợp với TCVN 8664-2 (ISO 14644-2).

4.1.7 Phải lp thành văn bn hệ thống an toàn khuyến khích và bắt buộc thi hành đối với nhân viên trong phòng sạch có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh kiểm soát lây nhiễm.

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dẫn liên quan đến các yêu cu hệ thống vận hành liệt kê trong các Điu từ 4.1.1 đến 4.1.7 xem trong Ph lục A

4.2 Trang phục trong phòng sạch

4.2.1 Trang phục trong phòng sạch phải bảo vệ môi trường và sản phm khỏi lây nhiễm tạo ra bởi nhân viên và trang phục hàng ngày của họ. Đ giảm thiểu các lây nhiễm này, lựa chọn sợi vải chuẩn, kiểu dáng y phục và quy mô số lượng nhân viên dùng trang phục phòng sạch phải được thiết lập.

4.2.2 Trang phục trong phòng sạch phải được may bằng loại vải và nguyên liệu có thể chống bị rách (sơ vải tối thiểu) và do đó không gây ra lây nhiễm.

4.2.3 Tần số thay đổi trang phục trong phòng sạch mới trước khi đi vào phòng sạch phải được xác định phù hợp với yêu cầu sản phẩm và độ sạch của quá trình.

4.2.4 Trang phục trong phòng sạch dùng lại phải được xử lý trong các khoảng thời gian đều đặn để loại bỏ nhiễm bn

4.2.5 Phi xác định việc làm sạch, xử lý (bao gồm tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn khi có yêu cầu) và bao gói trang phục.

4.2.6 Trang phục phòng sạch phải được vận chuyển và bảo quản theo biện pháp đã quy định để giảm thiểu nhiễm bẩn.

4.2.7 Trang phục phòng sạch (sạch đã bao gói hoặc bẩn) không được di chuyển xa ranh giới vùng bảo quản và phòng sạch ngoại trừ để giặt, sửa chữa hoặc thay đổi mục đích.

4.2.8 Trang phục trong phòng sạch phải được mặc vào hoặc cởi ra theo cách tránh hoặc giảm thiểu lan truyền nhiễm bẩn.

4.2.9 Nếu trang phục được dùng lại, chúng phải được cởi bỏ và bảo quản phù hợp để giảm thiểu nhiễm bẩn.

4.2.10 Trang phục trong phòng sạch phải được kiểm tra trong các khoảng thời gian đu đặn để đm bảo chúng vẫn giữ được các đặc tính kiểm soát nhiễm bẩn.

4.2.11 Phải xem xét đến sự thoải mái của nhân viên khi mang trang phục phòng sạch.

4.2.12 Phải xem xét đến các thuộc tính riêng ( dụ hoá học, vật lý hoặc vi sinh vật) của trang phục có thể cn thiết đối với các ứng dụng riêng.

4.2.13 Phải xem xét đến yêu cu đặc biệt về trang phục phòng sạch trong và sau khi di tản khẩn cấp

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dẫn liên quan đến các yêu cu trang phục trong phòng sạch liệt kê trong các Điu từ 4.2.1 đến 4.2.13 xem trong Phụ lục B

4.3 Nhân viên

4.3.1 Nhân viên và các đồ vật khác không dự định để sử dụng trong phòng sạch không được phép để ở trong phòng sạch trừ khi được phê chun.

4.3.2 Nhân viên phải được chỉ dẫn về hậu quả liên quan đến vệ sinh mà họ phải chuẩn bị để làm việc đúng trong môi trường phòng sạch.

4.3.3 Phải xác định những đồ vật liên quan như đồ nữ trang, mỹ phm và các vật liệu tương tư khác có thể gây ra những vấn đề về lây nhiễm.

4.3.4 Nhân viên phòng sạch phải được đào tạo để tự họ quản lý biện pháp giảm thiểu tạo ra lây nhiễm có thể lan truyền hoặc lắng đọng lên hoặc vào sản phẩm.

4.3.5 Nhân viên phải được bảo vệ chống lại các nguy hiểm. Nhân viên được tiếp thu đào tạo về an toàn đối với tất cả các rủi ro sức khoẻ và an toàn liên quan đến công việc của họ.

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dẫn liên quan đến các yêu cầu liệt kê trong các Điều từ 4.3 1 đến 4.3.5 có thể tìm thấy trong Phụ lục C.

4.4 Thiết bị tĩnh

4.4.1 Tt cả các thiết bị, có thiết bị di chuyển và thiết bị lắp ráp, phải được làm sạch hoặc khử lây nhiễm toàn bộ, hoặc cả hai, trước khi được vận chuyn vào môi trường phòng sạch.

4.4.2 Các quy trình liên quan đến việc đưa thiết bị vào môi trường kiểm soát phải được quy định để đảm bo mọi thiết bị đã được làm sạch hoặc khử lây nhiễm cần thiết.

4.4.3 Việc lắp đặt thiết bị phải được lp kế hoạch và thực hiện để giảm thiểu tác động lên môi trường phòng sạch.

4.4.4 Các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chun thiết bị phải được thực hiện theo cách để kiểm soát và giảm thiểu lây nhiễm của phòng sạch.

4.4.5 Phải lập thành văn bn các quy trình liên quan đến công tác bảo dưỡng và sửa chữa để kiểm soát lây nhiễm.

4.4.6 Phải lp lịch bảo dưỡng dự phòng và lp thời gian làm mới lại và thay thế các linh kiện trước khi các linh kiện trở thành nguồn lây nhiễm.

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dẫn liên quan đến các yêu cầu của thiết bị tĩnh liệt kê trong các Điều từ 4.4.1 đến 4.4.6 xem trong Phụ lục D.

4.5 Nguyên liệu và thiết bị cầm tay và di động

4.5.1 Tất cả các nguyên liệu, cũng như thiết bị cầm tay và thiết bị di động, phải thích hợp về mức độ sạch của phòng sạch và trong sử dụng không được làm giảm giá trị của sản phm và quá trình.

4.5.2 Phải lp quy trình để đảm bảo nguyên liệu và thiết bị cm tay và thiết bị di động đưa vào phòng sạch không bị nhiễm bẩn.

4.5.3 Phải lp quy trình để giảm thiểu số lượng vật liệu bảo qun trong phòng sạch. Phải xem xét đề ra các giới hạn thời hạn sử dụng, nếu có thể áp dụng.

4.5.4 Nguyên liệu bảo qun trong phòng sạch phải là đối tượng để xác định các quy trình và, khi cần phải giữ trong kho bảo vệ hoặc cách ly. Phải xem xét rủi ro nhiễm bẩn từ việc bảo quản và sử dụng tiếp theo của nguyên liệu và các thiết bị cầm tay và thiết bị di động trong phòng sạch.

4.5.5 Tất cả các nguyên liệu đã sử dụng và thải phải được thu gom, nhận biết và loại bỏ phù hợp với quy trình đã xác định. Nguyên liệu thải phải được loại bỏ thường xuyên và theo cách không làm tổn hại đến độ sạch của sn phẩm và quá trình. Các quy trình đối với nguyên liệu nguy hại phải phù hợp với các yêu cầu luật pháp lp bởi cơ quan pháp luật địa phương và cơ quan pháp luật khác.

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dn liên quan đến các nguyên liệu và các yêu cầu thiết bị cố định liệt trong các Điều từ 4.5.1 đến 4.5 5 xem trong Phụ lục E.

4.6 Làm sạch phòng sạch

4.6.1 Phải quy định phương pháp và quy trình làm sạch và thường xuyên tuân theo để duy trì bề mặt sạch ở các mức độ sạch có thể chấp nhận.

4.6.2 Phải phân công rõ nhân viên chịu trách nhiệm làm sạch và nhân viên đó phải được đào tạo đặc biệt để hoàn thanh nhiệm vụ.

4.6.3 Phải xác định lịch làm sạch và thực hiện với tần số có hiệu quả để đảm bảo duy trì các mức độ sạch đã quy định.

4.6.4 Phải tiến hành kiểm tra nhiễm bẩn thích hợp trên cơ sở thường xuyên để đảm bảo duy trì được độ sạch tại các mức đã quy định.

4.6.5 Phải thực hiện đánh giá để nhận biết quy trình làm sạch có gây rủi ro cho các sản phẩm hoặc quá trình trong khi thực hiện các nhiệm vụ làm sạch hay không. Phải thực hiện các chuẩn bị để loại bỏ hoặc phủ kín các công việc đang thực hiện trước khi bắt đầu làm sạch.

4.6.6 Phải xác định các quy trình kỹ thuật làm sạch riêng về các rủi ro không thể tránh được hoặc những hư hỏng mang tính hệ thống gây nhiễm bẩn cho sản phm, quá trình hoặc nhân viên trong phòng sạch.

CHÚ THÍCH Thông tin hướng dẫn liên quan đến các yêu cầu làm sạch liệt kê trong các Điều từ 4.6.1 đến 4.6.6 xem trong Phụ lục F.

 

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hệ thống vận hành

 

A.1 Quy định chung

Công tác quản lý để tp trung sự chú ý của nhân viên vào việc tạo ra và duy trì các hệ thống là rất cần thiết và sẽ khuyến khích thực hành phòng sạch tốt. Cấu trúc quản phải được xác định và công bố để tất cả các thành viên nhận thức được trách nhiệm của họ. Thực hành phòng sạch tốt sẽ tác động đáng kể lên cht lượng của các sản phẩm đã được sản xut và các quá trình đã được thực hiện trong phòng sạch. Phụ lục này được cung cp để trợ giúp quản lý trong nhận biết các hệ thống này.

A.2 Đánh giá rủi ro lây nhiễm

A.2.1 Phương pháp để đánh giá các rủi ro

Phải thực hiện đánh giá rủi ro để xác định mọi yếu tố kiểm soát lây nhiễm liên quan có thể ảnh hưởng đến các sn phẩm và quá trình hoàn thành trong phòng sạch.

Một số ví dụ của các phương pháp đã sử dụng để xác định và quản lý các yếu tố này gm:

a) HACCP (điểm kiểm soát tới hạn phân tích nguy cơ) [1];

b) FMEA (phân tích các ảnh hưởng kiểu sai lỗi)[2][3];

c) FTA (phân tích cây sai lỗi)[4];

A.2.2 Xác định các rủi ro vận hành

A.2.2.1 Quy định chung

Kiểm soát không đúng các yếu tố tới hn của phòng sạch hoạt động có thể dẫn đến rủi ro cho độ sạch của phòng sạch và chất lượng của sản phẩm. Danh mục các yếu tố tới hạn và một số rủi ro liên quan có thể tìm thấy trong các Điều từ A 2.2 2 đến A.2.2.6. Phải tiến hành đánh giá các rủi ro này và từng tổ chức lập kế hoạch để khắc phục các tình huống không phù hợp. Trong đánh giá này, đặc biệt quan tâm đến vấn đề sau:

a) nồng độ lây nhiễm trong hoặc trên nhân tố rủi ro;

b) khoảng cách từ rủi ro đến sản phẩm;

c) tm quan trọng của phương pháp đã sử dụng để bo vệ sản phm khỏi rủi ro[5].

Thông tin liên quan đến các thông số và các yếu tố hỗ trợ phòng sạch gồm các chức năng nhiệt, thông gió và điều hòa không khí, áp suất, nhiệt độ, độ m sai lỗi ở chỉ tiêu thay đổi không khí và sai lỗi ở bộ lọc được đề cập trong TCVN 8664-2 (ISO 14644-2). TCVN 8664-3 (ISO 14644-3) và TCVN 8664-4 (ISO 14644-4).

A.2.2.2 Trang phục phòng sạch

Các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng môi trường phòng sạch gồm:

a) phòng ngừa cho người (bộ áo liền quần, áo choàng, mũ trùm đầu, găng tay, ủng mặt nạ,..v.v...);

b) tính năng của vật liệu (đặc tính đan dệt, kiểu sợi nhỏ, độ vô khun, giảm hậu quả tĩnh điện, cán láng ..v.v....);

c) thiết kế và xây dựng (các yêu cầu may đặc biệt);

d) sự thoải mái;

e) cách sử dụng (có thể giặt được hay chỉ dùng một ln);

f) lựa chọn trang phục cá nhân mặc bên trong trang phục phòng sạch.

g) khoảng thời gian và số ln mặc trước khi yêu cầu giặt là;

h) lựa chọn cơ sở giặt trang phục phòng sạch;

i) làm mới, bao gói, bảo quản và phân phát.

A.2.2.3 Nhân viên

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động và cht lượng môi trường của phòng sạch gm:

a) lựa chọn nhân viên;

b) giáo dục và đào tạo;

c) an toàn (bao gồm quy trình khẩn cấp);

d) đồ trang điểm, vệ sinh và cách cư xử của cá nhân (bao gồm cách cư xử trước khi đi vào phòng sạch);

e) bệnh mãn tính hoặc cấp tỉnh;

f) nhân viên gây lây nhiễm hơn nhân viên khác;

g) ai được phép đi vào;

h) quy trình riêng cho khách tham quan;

i) khả năng chứa tối đa,

j)  quy trình đi vào và thoát ra;

k) chuyển động và hoạt động của nhân viên trong phạm vi phòng sạch

A.2.2.4 Thiết bị tĩnh

Những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng môi trường của phòng sạch gồm:

a) quy trình đi vào và thoát ra;

b) lắp đặt;

c) kỹ thuật làm sạch;

d) tạo ra lây nhim;

e) tạo ra nhiệt, ẩm và tích tĩnh điện;

f) bảo dưỡng và sửa chữa;

g) độ sạch của vật liệu và hệ thống vận chuyển sử dụng;

h) kh năng hư hỏng của thiết bị.

A.2.2.5 Vật liệu và thiết bị cầm tay và thiết bị di động

Những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động và cht lượng môi trường của phòng sạch gồm:

a) tương thích và lựa chọn;

b) các quy trình đi vào, thoát ra và chuyển động;

c) các yếu tố bảo qun trong phòng sạch;

d) các yếu tố lây nhiễm trong quá trình sử dụng;

e) tạo ra tích tĩnh điện;

f) độ sạch của chất lỏng và cht khi đã cung cấp từ các hệ thống vận chuyển;

g) loại bỏ chất thải;

h) bao gói.

A.2.2.6 Vệ sinh phòng sạch

Những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng môi trường của phòng sạch gồm:

a) các yếu tố lây nhiễm môi trường thường xuyên (dòng không khí, hạt trong không khí, khí thải, khí nguy hại, vi sinh vật, rung, tích tĩnh điện, lây nhiễm phân tử, ..V..V..);

b) đường đi của nhân viên và vật liệu;

c) dịch vụ, bảo dưỡng và sửa chữa;

d) phương pháp làm sạch;

e) dừng khẩn cấp và dừng theo kế hoạch,

f) mở rộng tiện nghi và sửa đổi;

g) tần số theo dõi các kết quả làm sạch.

A.3 Theo dõi và hành động khắc phục

Chương trình theo dõi thường xuyên phải được nhân viên, hệ thống làm sạch và vận hành khác tuân theo. Việc theo dõi phải có tần suất phù hợp và toàn diện để phát hiện các điều kiện thực tế hoặc điều kiện không chp nhận được đã xảy ra. Vượt quá giới hạn hành động cần phải đưa ra một phn hồi nhanh, bao gồm điều tra và hành động khc phục. Điều tra và hành động khc phục cn phải bao gồm cả tác động lên cht lượng sn phm được coi như là một khả năng tim ẩn của trạng thái không phù hợp. Các thông tin tiếp theo có thể tìm thấy trong TCVN 8664-2 (ISO 14644-2) và TCVN 8664-3 (ISO 14644-3) để theo dõi vật cht dạng hạt. Thông tin về theo dõi vi sinh có thể tìm thấy trong ISO 14698-1 và ISO 14698-2.

A.4 Giáo dục và đào tạo

A.4.1 Khái quát

Nói chung hoạt động của nhân viên trong phạm vi phòng sạch có ảnh hưởng sâu rộng đến độ toàn vẹn của môi trường sạch. Sai lỗi trong huấn luyện sử dụng và bảo dưỡng các phương tiện sẽ gây tổn hại cho phòng sạch. Do đó công tác quản lý có trách nhiệm trong việc thực hiện một chương trình toàn diện để đào tạo toàn thể nhân viên về trách nhiệm của họảnh hưởng của trách nhiệm này với môi trường sạch như thế nào. Chứng chỉ phải dựa trên cơ sở hoàn thiện đầy đủ các đánh giá để chứng minh sự hiểu biết và phù hợp. Chương trình phải đảm bảo giáo dục và đào tạo thích hợp cho từng nhóm nhân viên sau đây:

a) nhân viên vận hành;

b) kỹ thuật viên;

c) kỹ sư và cán bộ khoa học;

d) nhân viên đảm bảo cht lượng;

e) nhân viên giám sát và điều hành;

f) nhân viên vệ sinh;

g) nhà thầu;

h) nhân viên dịch vụ;

i) khách tham quan.

A.4.2 Nội dung chương trình đào tạo

Các chủ đề trong chương trình đào tạo gồm:

a) phòng sạch hoạt động như thế nào (thiết kế, dòng không khí lọc không khí)

b) tiêu chuẩn phòng sạch;

c) các nguồn lây nhiễm;

d) vệ sinh cá nhân;

e) làm sạch;

f) quy trình trang phục phòng sạch;

g) quy trình bảo dưỡng;

h) cách kim tra theo dõi phòng sạch;

i) hoạt động trong phòng sạch như thế nào:

j) giải thích quá trình công tác, công nghệ, khoa học đã sử dụng và quá trình có thể trở nên lây nhiễm như thế nào

k) độ an toàn và phản ứng khẩn cấp.

A.4.3 Theo dõi của nhân viên phòng sạch và hành động khắc phục

Chương trình đào tạo phòng sạch phải giải thích các yêu cầu và hoạt động để giảm thiểu các yếu tố rủi ro cho phòng sạch, được nhận biết trong A.2.2.3. Năng lực của nhân viên để kết hợp chặt chẽ tất cả các yếu tố của chương trình đào tạo phòng sạch vào thực hành được là yếu tố cơ bn để phòng sạch được hoạt động liên tục và hiệu quả. Nhân viên, dù đã được hun luyện đầy đủ, có thể không nhận thức thấu đáo tất cả các yêu cầu hoặc thể duy trì các thói quen không tốt. Do đó, các hoạt động của nhân viên liệt kê trong A.4.1 phải được theo dõi để đm bảo nhân viên tuân thủ nghiêm túc kỷ luật phòng sạch. Xem xét phải đề ra một hệ thống theo dõi nhân viên trong phòng sạch. Chương trình theo dõi có thể chính thức hoặc không chính thức tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi người. Thanh tra nội bộ có thể giám sát các hoạt động của mọi người trong phòng sạch trên cơ sở các quy trình đã lập thành văn bản. Các báo cáo cn được ban hành đều đặn trong đó ghi rõ hành động không phù hợp của nhân viên và các báo cáo này có thể sử dụng để xác định các hành động khắc phục[6].

Một chương trình có hiệu quả tức là phải có tác dụng tốt khiến mọi nhân viên tuân theo đúng các quy trình phòng sạch.

A.4.4 Tài liệu đào tạo

Phải sử dụng hệ thống các tài liệu ngn gọn, toàn diện để phát triển đào tạo và mức độ của mỗi cá nhân kết hợp với hoạt động và bảo dưỡng phòng sạch Ban quản lý phải nhận biết từng công việc lập ra các công việc hoặc trách nhiệm. Hệ thống tài liệu này phải dễ dàng truy cập được và phải soát xét định kỳ. Tài liu chính phải gồm nội dung khoá đào tạo, thông tin nhận biết nhân viên, ngày tháng đào tạo và chứng nhận, và tiến độ về đào tạo lại trong tương lai.

A.5 Dịch vụ hỗ trợ phòng sạch

A.5.1 Tổng quan chung

Ban quản lý có trách nhiệm bảo đảm các dịch vụ hỗ trợ phòng sạch duy trì chức năng như đã thiết kế Dịch vụ hỗ trợ có thể gồm hệ thống làm sạch và điều hoà không khí, không khí nén và khi nén, nước và các tiện ích khác, và các khía cạnh khác đã yêu cầu đối với hot động của phòng sạch chun. Sai lỗi của mỗi hệ thống hỗ trợ cơ học có thể ảnh hưởng sâu sắc đến độ sạch và hoạt động của phòng sạch. Hồ sơ và các văn bản quy trình hoạt động của hệ thống phải có sẵn nhanh chóng cung cấp và duy trì phòng sạch. Một số thông tin yêu cu để lập các hệ thống như vậy được nêu trong các điều từ A.5.1 đến A.5.6. Đề cập kỹ lưỡng hơn các đối tượng đã liệt kê trong các điều từ A.5.2 đến A.5.6 được đưa ra trong TCVN 8664-4 (ISO 14644-4).

A.5.2 Hồ sơ lắp đặt

Hồ sơ này phải có các bn vẽ lắp đặt, phân loại phòng sạch gm các kết quả thử đã chấp nhận để phân loại ban đầu và bản liệt kê các bộ phận dự trữ đã khuyến cáo.

A.5.3 Hướng dn vận hành và bảo dưỡng

Các hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng phải gồm bản giải thích về hệ thống làm việc và tác dụng của chúng đến độ sạch của phòng như thế nào. Phải có bn hướng dẫn ràng về vận hành và bảo dưỡng của các hệ thống cơ khí và điện trong phạm vi lp đặt. Các hướng dẫn này phải tả quy trình sử dụng để kiểm tra và xem xét kỹ tất c các linh kiện tới hạn trước khi khởi động. Phải lập thành văn bản các quy trình ngừng khẩn cấp và quy trình khởi động sau khi ngừng ngoài kế hoạch.

A.5.4 Theo dõi tính năng

Theo dõi tính năng của lắp đặt là cần thiết để chứng minh hoạt động tốt. Tiến độ và quy trình đã lập thành văn bản phải quy định các phép thử cần thiết và tần suất thử nghiệm để đáp ứng sự phân loại phòng sạch đã quy định. Phải xác định các kế hoạch hành động đối với các tình huống không phù hợp.

A.5.5 Quy trình bảo dưỡng

Ngưng làm việc ngoài kế hoạch có thể ảnh hưởng bất lợi đến năng suất và tạo ra lây nhiễm cho phòng sạch. Phải thực hiện các kiểm tra tính năng đang diễn ra và bảo dưỡng phòng ngừa để giảm thiu lây nhiễm có thể gây ra bởi thiết bị hư hỏng bt ngờ. Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng phải gồm các phòng ngừa giúp cho việc giảm thiểu và kiềm chế lây nhiễm. Các phép thử cũng cần thiết để đảm bảo rằng thiết bị đã khởi động lại là sạch sẽ và đáp ứng các đặc tính kỹ thuật trước khi thiết bị được chấp nhận để sử dụng lại.

A.5.6 Hồ sơ bảo dưỡng

Bng chứng của việc bảo dưỡng hiệu quả yêu cầu hồvăn bản lưu giữ mọi hoạt động bảo dưỡng. Vấn đề chẩn đoán, các bộ phận đã thay thế, dữ liệu, thời gian và nhân viên thực hiện bảo dưỡng phải được ghi trong văn bản. Lịch bảo dưỡng phòng ngừa và sơ đồ phải được cập nhật như đã yêu cầu. Định kỳ phân tích hồ sơ này có thể giúp cho việc cải tiến chương trình và giúp cho việc hợp lý hoá lịch bảo dưỡng phòng ngừa.

A.6 Nâng cấp và sửa đổi phòng sạch

Tất cả các nâng cp và sửa đổi, bao gồm bổ sung các thiết bị tĩnh và thay thế mặt bng sàn, có thể ảnh hưởng đến độ sạch của phòng sạch. Công tác quản lý phải lên kế hoch và tiến hành những thay đổi đó theo cách thức đã được kim soát và sự chứng nhn lại chất lượng của lắp đặt là phù hợp với TCVN 8664-2 (ISO 14644-2) và TCVN 8664-4 (ISO 14644-4). Hồ sơ của tất cả các thay thế hoặc sửa đổi phải được lập thành văn bản sau khi chứng nhận lại cht lượng. Tất cả các nhân viên mà nhiệm vụ bị ảnh hưởng bởi sự thay thế này đu cố liên quan được thông báo về quá trình đó. Các nhân viên này có thể bao gm nhưng không giới hạn cho:

a) kỹ sư chức năng;

b) kỹ sư sản xut;

c) kỹ sư thiết bị;

d) kỹ sư kiểm soát lây nhiễm;

e) kỹ sư và nhà khoa học quá trình;

f) kỹ sư và nhà khoa học bảo đảm chất lượng

g) nhà điều hành sản xuất;

h) nhà thầu.

A.7 An toàn

Hoạt động bình thường của các tiện nghi phòng sạch thường bao gồm việc sử dụng các nguyên liệu nguy hại, độc hại hoặc truyn nhiễm. Các biện pháp ngăn ngừa yêu cầu bởi các quy chun do luật pháp quy định phải được tuân theo để bo vệ nhân viên khỏi bị phơi nhiễm các cht đó. Chương trình tốt phải gồm các phần sau đây:

a) các bản dữ liệu an toàn sẵn, tập trung mô tả các nguyên liệu nguy hại;

b) kế hoạch báo động và thực hành báo động;

c) hệ thống biên bn sự cố;

d) các hệ thống đề xuất thông tin phản hồi đối với nhân viên;

e) theo dõi thích hợp các điều kiện và nguyên liệu nguy hiểm tiềm tàng;

f) phn ứng nhanh chóng với tình trạng khẩn cấp bởi các nhân viên đã được đào tạo;

g) tài liệu hỗ trợ cải tiến và khắc phục các hậu quả liên quan đến vn đề an toàn.

 

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Trang phục phòng sạch

 

B.1 Chức năng của trang phục phòng sạch

Nhân viên phát tán các mnh vụn trên da của họ các hạt từ trang phục bên ngoài không phải của phòng sạch. Sự phát tán các hạt trong không khí là khác nhau từ mọi người và mọi thời gian nhưng có thể vài triệu hạt trên mỗi phút và vài trăm hạt mang vi khuẩn mỗi phút. Chức năng chủ yếu của trang phục phòng sạch là để tác động như một bộ lọc rào cn để bảo vệ sản phẩm và quá trình khỏi lây nhiễm từ người. Do đó, trang phục phòng sạch phải được làm từ loại vải lọc được sự lây nhiễm đã phát tán. Trang phục phòng sạch cũng phải được thiết kế để bao bọc người không cho phép một số lượng đáng kể vật thể không thể lọc tạo ra phát tán vào phòng sạch. Quần áo lót có hiệu quả kết hợp với trang phục phòng sạch có thể giảm bớt sự phát tán bổ sung.

Mặc dù phn lớn nhiễm bn có nguồn gốc từ da trang phục không phải chuyên cho phòng sạch, sự nhiễm bẩn còn phát tán từ bè phát tán từ bề mặt của vải trang phục phòng sạch. Vải dùng để sản xuất trang phục phòng sạch phải không gây nhiễm bẩn.

Nhân viên cũng phát ra các hạt trơ và mang vi khuẩn từ miệng thông qua hắt hơi, ho khạc và nói chuyện. Do đó trang phục phòng sạch phải làm từ vải lọc nhiễm bẩn đã phát tán. Đụng chạm sẽ truyn nhiễm bẩn từ tay vào các bề mặt trong phòng sạch. Phụ thuộc vào chức năng và cp phòng sạch, có thể cn thiết phải mang mặt nạ,bảo hộ và găng tay để giảm thiểu truyn các nhiễm bẩn loại này. Việc lựa chọn trang phục phòng sạch sẽ thay đổi theo độ sạch của sản phẩm và yêu cu của quá trình nhưng sẽ là bình thường, không phải là đặc biệt, gồm mũ chùm đu, mũ lưỡi trai, mũ bo hộ, áo liền qun, giày cao cổ, mặt nạ và kính lồi hoặc kính an toàn.

B.2 Lựa chọn chung của trang phục phòng sạch

Thiết kế tốt nht của trang phục phòng sạch là bao bọc toàn bộ cơ thể người đóng thật kín tại có tay, cổ và mắt cá chân. Vic lựa chọn sẽ phụ thuộc vào cấp của phòng sạch nhưng các phòng sạch có yêu cầu độ sạch cao hơn được làm mẫu bởi áo liền qun một mnh, giày cao cổ và mũ trùm đu kẹp với cầu vai hoặc vạt áo luồn dưới có áo[8]. Tăng dn các yêu cu kỹ thuật của trang phục phòng sạch có thể dẫn đến tăng dn các hạn chế hoặc thiếu thoải mái cho nhân viên. Do đó, phải cân nhắc để đề ra những gì là cần thiết cho tiêu chuẩn độ sạch của phòng. Khi độ sạch và các yêu cầu quá trình cho phép, có thể chấp nhận trang phục có độ che phủ kém hơn [7][8][9][10]. Trang thiết bị phân cách có thiết lp hệ thống không khí sạch ( dụ các môi trường nhỏ hoặc phòng cách ly) có thể cho phép để đơn gin hoá trang phục phòng sạch đã yêu cầu.

Có hai tiêu chí rõ ràng về trang phục sử dụng trong phòng sạch: 1) dùng một làn (hoặc sử dụng có hạn) vầ 2) có thề dùng lại. Nói chung, trang phục dùng một ln hoặc sử dụng có hạn thường được làm bng nguyên liệu không dệt vá được sử dụng một ln hoặc ít ln, sau đó thải loại. Trang bị phòng sạch dùng lại được xử lý tại các khoảng thời gian định kỳ và thường được làm từ vải dệt tổng hợp, có cu trúc bằng sơ dời, các nguyên liệu sợi nhỏ liên tục (ví như polyeste hoặc polyamit). Vi tự nhiên được sn xuất từ sợi, như vi bông, thường không được sử dụng trong phòng sạch chúng dễ đứt vụn phát tán nhiễm bẩn. Các ứng dụng nghiêm ngặt hơn có thể yêu cu sử dụng công nghệ màng, chúng có thể được dùng một lần hoặc dùng lại.

B.3 Đặc tính của vải

B.3.1 Đặc tính rào cản

Vải sử dụng trong trang phục phòng sạch phải ngăn được nhiễm bẩn do nhân viên tạo ra phát tán vào phòng sạch. Vải dệt tác dụng như bộ lọc: hiệu quả liên quan với độ kín khít của dệt vải. Trong trường hợp mặt vải kiểu rào cn như màng không dệt và màng cán mỏng, hiệu quả hạn chế nhiễm bẩn là một chức năng của đặc trưng rào cn. Hiệu quả của vải có thể được đánh giá bằng cách đo độ thấm không khí, sự duy trì hạt và kích thước lỗ hổng [8][10][11][12]. Độ thấm không khí giảm, có sự tăng tương ứng của áp sut lên vài do chuyển động của nhân viên. Điều này có thể dẫn đến một tác động bơm ra ngoài không khí chưa được lọc qua lớp phủ của trang phục phòng sạch.

B.3.2 Độ bn

Trang phuc phòng sạch phải bền với sự đánh thùng và xé rách. Mặt vải phải phát tán hạt mức tối thiểu. Phải sẵn các thông tin về phép thử được sử dụng để đánh giá độ bền của và vải [7][10][13][14].

B.3.3 Đặc tính tĩnh điện

Trong một số loại phòng sạch ( dụ phỏng vi điện tử hoặc phòng có hoá cht dễ bắt lửa hoặc chất nổ), tích tĩnh điện xác lp trên bề mt của trang phục có hại cho các linh kiện đang sản xuất hoặc nguy hiểm cho người vn hành. Mặt vi có sẵn với các sợi chỉ đan, tiêu tán tĩnh để phóng điện đã mang lại điện áp trên b mặt vải. Tác dụng của vải để tiêu tan tích tĩnh điện có thể đo trực tiếp bng cách kiểm tra điện trở suất bề mặt vải. Các phương pháp như vy được mô tả trong các tài liệu khác[10][15][16]. Trong một phép thử có hiệu quả hơn, tích tĩnh điện mức điện áp đã biết được áp dụng cho mặt vải. Tính năng tiêu tán tĩnh điện có thể được xác định bng thời gian để giảm điện áp tính bằng phần trăm của điện áp ban đu. Các phương pháp như vậy được tả trong các tài liệu khác[10][15][16].

B.3.4 Đặc tính vật lý khác

Hiệu quả của vải sẽ giảm giá trị do lão hóa, hao mòn, giặt giũ, sy khô, tiệt khun, V.V.. Phải theo dõi sự giảm giá trị này. Đặc tính vt lý khác phải được xem xét là khả năng chống chịu của vải đối với hoá cht, ví dụ các hoá cht đã sử dụng trong quá trình sản xut và trong làm sạch và khử khuẩn phòng sạch và trang phục.

CHÚ THÍCH Các phép thử tham kho trong B.3.1 đến B.3.4 sẽ giúp cho việc kim tra trang phục duy trì hiệu qu.

B.4 Kiểu mẫu và cấu trúc trang phục phòng sạch

B.4.1 Cấu trúc trang phục

Trang phục phòng sạch phải được cấu trúc để gim thiểu nhiễm bẩn trong phòng sạch, ct vải trước khi may khâu tạo ra các rìa thô sẽ tạo ra các hạt nếu các rìa thô này không được hoàn thiện. Các phương pháp sử dụng để hoàn thiện các rìa lề này là như sau: tất cả các rìa lề thô của vải phải được bộc kín, cài vào nhau và đt nóng hoặc cắt lase để ngăn ngừa bị tước. Khâu nối phải là đường may hai mũi kim, ranh giới hoặc đường viền để tạo ra một rào cản tốt và không tạo ra chất so. Sợi chỉ sử dụng phải là sợi tổng hợp liên tục. Dây khoá kéo, ghim kẹp và khoá chốt, cả đế giày không được để rơi, st mẻ hoc bị mòn, phải chịu được giặt giũ nhiều lần và tiệt khun, khi cần[8].

B.4.2 Kiểu mẫu chung

Chọn kiểu mẫu trang phục phải xem xét chi tiết cụ thể về loại phòng sạch[8][9][10]. Trang phục phòng sạch phải có nhiều kích cỡ để tạo sư tiện lợi và vừa vặn. Để giảm thiểu việc giữ lại vết bn, không được sử dụng các túi, nếp gấp, bản lề và khoá chốt xếp chồng, cổ tay áo đàn hồi hoặc dệt kim phải không được hoặc để rơi các cht bẩn không được tích tĩnh điện. Bao kín trang phục phòng sạch phải cung cp vỏ bọc kín khít. Phải xem xét các thông số thiết kế khác là:

a) vật liệu khoá kéo (ví dụ chất do phủ của phecmơtua), loại và vị trí;

b) sắp xếp và hiệu quả của điều chỉnh và khoá lại;

c) cấu trúc tay áo (kiểu khâu vào hoặc kiểu rắc-lăng);

d) cổ tay (đàn hồi, dệt kim hoặc khóa);

e) kiểu dáng cổ áo;

f) khả năng đặt trang phục phòng sạch lên kiểu giày hoặc ủng kiểu dáng khác nhau;

g) kiểu dáng mũ chùm đầu (mặt hở hoặc kín, khoá hoặc kéo);

h) điều chỉnh mũ chùm đu cho vừa một cách chủ động hoặc bị động;

i) loại hoặc vị trí của các đai trên ủng.

B.4.3 Buồng phân tán

Quy trình phỏng này có thể sử dụng để chứng minh hiệu quả kết hợp của vải, cấu trúc và kiu dáng của trang phục. Nhân viên sẽ vào buồng đã được thông gió tại lưu lượng dòng không khí đã được lọc và thao tác như thường lệ. Có thể đo được số lượng hạt hoặc vi khun đã phân tán. Có thể so sánh các loại trang phục khác nhau. Mô tả của phép thừ này là có sẵn[8].

B.5 Tiện nghi nhiệt

Mỗi khi có thể, khi chọn vật liệu trang phục phòng sạch[17] phải xem xét đến sự thoải mái của nhân viên làm việc trong phòng sạch. Đặc trưng tính thấm không khí và hơi nước của vải có thể giúp cho việc xác định này[8][9][19]. Phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả là việc chọn lựa trang phục phù hợp có mặt vải khác nhau và sử dụng chúng trong phòng sch. Thông tin phn hồi từ những nhân viên mang trang phục đó có thể cung cp các thông tin giá trị trợ giúp cho quá trình lựa chọn.

Sử dụng các thông số cá nhân có liên quan và các thông số môi trường (nhiệt độ không khí, tốc độ, sự nhiễu loạn, gradien nhiệt độ trung bình, và độ ẩm trong phạm vi phòng sạch) có thể được sử dụng để đánh giá từ mức độ thuận tiện lý thuyết của trang phục phù hợp với ISO 7730[20], tài liệu này đã cung cp các hướng dẫn và bng biểu trợ giúp trong việc thực hiện các xác định này.

B.6 Quá trình làm sạch trang phục phòng sạch và tần suất thay đổi

Trong quá trình sử dụng, trang phục phòng sạch trở nên bẩn. Nếu là để dùng lại thì phải làm sạch. Có thể tham khảo những đề xuất quá trình làm sạch này trong các nguồn tài liệu khác[8][21]. Việc xử lý cuối cùng và các hoạt động bao gói đối với trang phục phòng sạch phải được tiến hành trong các điều kiện phòng sạch tương thích với các tiêu chuẩn phòng sạch mà chúng được sử dụng. Trang phục tương tự trở nên nhiễm vi khuẩn. Trong các phòng sạch khi vi khuẩn là yếu tố quan trọng để xem xét, chu trình giặt trong phòng sạch phải bao gồm, khi thích hợp:

a) khử khuẩn;

b) chu kỳ nước nóng;

c) tiệt khuẩn.

Quy trình làm sạch phải gồm kiểm tra mẫu trang phục ngay tại chỗ giặt là đối với loại thích hợp và mức độ nhiễm bẩn. Tn suất thay đổi trang phục sẽ thay đổi theo sử dụng đã dự kiến của phòng sạch. Quá trình càng nhạy với nhiễm bn, càng phải thường xuyên thay đổi và làm sạch trang phục. Tuy nhiên, tăng cường tần suất làm sạch sẽ ảnh hưởng cho trang phục phòng sạch, góp phần sớm làm hỏng vải. Có một vài hướng dẫn có thể giúp cho quá trình quyết định[8].

B.7 Găng tay

Găng tay phòng sạch có nhu cu trong hầu hết phòng sạch. Chúng phủ kín bộ phận của cơ thể người thường xuyên va chạm vào sản phẩm và bề mặt quan trọng. Do đó phải xem xét và đề xuất liệu có cần găng tay không. Nếu sử dụng găng tay, phải cân nhắc đề ra tính chất nào là phù hợp nht, cũng như chúng thường được thay đổi hoặc làm sạch như thế nào (và khử khun khi thích hợp).

Tính chất của găng tay phòng sạch được xem xét đối với loại phòng sạch sử dụng chúng là như sau: nhiễm bẩn bề mặt, khí thải, độ vô khuẩn, sự tiếp xúc, độ bn, sự thoải mái, vừa vặn, phương pháp bao gói. Có thể thực hiện các phép thử khác nhau để giúp cho việc lựa chọn găng tay phù hợp cho từng ng dụng cụ thể của phòng sạch[22].

Găng tay có thể được làm bằng latex cao su thiên nhiên, nhựa vinyl, polyuretan hoặc nguyên liệu khác như cao su nitrin. Việc lựa chọn cấu trúc phải xem xét đối với các đặc tính yêu cu và ứng dụng của găng tay cũng như giá thành. Găng tay làm từ vật liệu không xơ cũng có thể cần cho một số nhân viên nhằm tạo ra mức độ thoải mái hoặc cách ly khỏi bề mặt găng tay bên trong có thể gây ra hoặc làm trm trọng thêm bệnh viêm da do tiếp xúc.

Độ sạch của bề mt bên ngoài của phòng sạch là vô cùng quan trọng. Phải đề ra phương pháp để bảo quản và lấy găng tay khỏi bao gói của chúng và đeo găng sao cho gim thiểu được nhiễm bẩn bề mặt bên ngoài găng

B.8 Mặt nạ và mũ chùm đầu khác

Mặt nạ và mũ chùm đu tạo ra rào cn ngăn nước bọt và nhiễm bn phát tán từ miệng, mũi. mặt trong một số trường hợp từ mũ chum đầu, đầu. Mặt nạ mạng chùm mặt là các phần tử rào cn thụ động thường được sử dụng trong phòng sạch. Mặt nạ có thể là mặt nạ kiểu phẫu thuật có đai buộc, đai hoặc vòng đàn hồi. Mạng chùm đầu có băng buộc đầu hoặc dây khoá hoặc có thể khâu cố định vào mũ chùm đầu phòng sạch khi sn xuất. Nguyên liệu được sử dụng là vải có thể giặt và thải loại. Phải tiến hành lựa chọn cn thận nguyên liệu thích hợp và kiểu dáng phù hợp cho rủi ro phát ra từ miệng. Lựa chọn này cũng phải được xem xét khả năng chp nhận mặt nạ cho nhân viên.

Mũ chùm đu cung cấp rào cản chủ động lây nhiễm từ miệng và đu. Mũ bo hộ có choàng chùm đầu và vỏ chắn mặt trong suốt được cung cấp hệ thống lọc khí thải để ngăn ngừa nhiễm bẩn vào phòng sạch.

Kính hoặc kính bảo hộ có thể giúp cung cp một rào cn bổ sung để ngăn bong tróc da và hàng lông mi giữ cho chúng khỏi rơi vào bề mặt quan trọng ( dụ bề mặt làm việc, nơi tiếp xúc trực tiếp với sn phẩm. Kính hoặc kính bảo hộ phải được làm bằng vật liệu tương thích với phòng sạch và phải phù hợp với các tiêu chun an toàn đã chấp nhận cho nhân viên.

B.9 Bảo quản trang phục

B.9.1 Nếu sử dụng lại trang phục phòng sạch, trang phục phải được bảo quản hoặc treo theo kỹ thuật thích hợp để duy trì độ sạch của trang phục. Các thành phn trang phục có thể yêu cầu phân chia vật lý khi bảo quản. Có thể sử dụng các túi bao có thể giặt hoc dùng một ln để tránh lây nhiễm chéo. Một số phương pháp có hiệu quả để bảo quản trang phục. Có thể gồm:

a) giá treo trang phục có hiệu quả cao, độc lập, cấp không khí đã lọc;

b) giá cố định hoặc di động có sử dụng móc treo;

c) mũ chùm đầu có khóa và không khoá treo trên tường hoặc khung trong khu vực hoặc phòng thay đồ (hoặc trong tủ có khoá hoặc trong phòng);

d) thùng hoặc hộp bo quản.

B.9.2 Diện tích nơi bảo quản tạm thời trang phục phòng sạch để các nhân viên làm việc trong phòng sạch phụ thuộc vào số lượng người làm việc trong phòng sạch và tn số trang phục phòng sạch được thay.

B.9.3 Một diện tích đủ lớn để lưu giữ toàn bộ trang phục phòng sạch phải được bố trí sang một bên để bảo quản. Tủ có khoá có thể được sử dụng cho mục đích này. Phải có kế hoạch làm sạch tủ có khoá này để đảm bảo chúng không góp phần làm bn.

B.9.4 Trang phục đã làm sạch phải được bao gói trong các túi sạch để tránh nhiễm bẩn trong quá trình xử lý, bảo quản và phân phối[8]. Thời hạn sử dụng đối với các sn phẩm đã tiệt khuẩn phải được xác định. Việc bảo quản phải đạt trong môi trường được kiểm soát liền kề hoặc ngay trong phòng thay đồ. Điu đó cho phép kiểm soát tốt nhất để bảo quản tạm thời và giảm bớt rủi ro cho trang phục đang được chuyển khỏi môi trường phòng sạch đã bị làm bn.

 

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Nhân viên

 

C.1 Đào tạo

Chỉ những nhân viên đã được đào tạo mới được phép vào và làm việc trong phòng sạch. Tt cả mọi nhân viên phải qua một khoá đào tạo mở đầu khi bắt đầu làm việc phòng sạch được đào tạo định k tiếp theo (xem A.2).

C.2 Tiếp cận bởi nhân viên

Mọi người tạo ra nhiễm bẩn. Do đó, chỉ nhân viên thiết yếu mới vào phòng sạch. Nếu khng chế số lượng người được phép trong phòng sạch, việc đi vào phòng sạch phải được lập hồ sơ và bắt buộc. Khách tham quan và người bảo dưỡng chỉ được phép đi vào phòng khi có giấy phép và có sự giám sát. Họ phải được đào tạo mức độ thích hợp.

C.3 Trang phục và đồ dùng của nhân viên

Trang phục mặc bên trong trang phục phòng sạch sẽ ảnh hưởng đến sự phân tán các hạt và sợi trong không khí. Trang phục trong nhà của nhân viên được sản xuất từ sợi tự nhiên như len, bông và được mặc bên trong trang phục phòng sạch sẽ tạo ra tạp nhiễm. Phải xem xét việc cung cp quần áo lót riêng cho phòng sạch. Nếu quần áo lót được cung cp, chúng phải được làm bằng vải dệt sít vào nhau, nhân tạo, như polyeste để lọc có hiệu quả các nhiễm bẩn cơ thể. Các đồ dùng của nhân viên phải được tháo ra ở bên ngoài phòng sạch trong một khu vực được bảo vệ. Đồ trang sức, như vòng, đồng hồ, dây chuyn, có thể đâm thủng găng tay phòng sạch hoặc thò ra ngoài mặt nạ, mũ chùm đu hoặc tay áo, phải phòng tránh. Đồ mỹ phẩm, bột talc, xịt tóc, sơn móng hoặc các chất tương tự không được sử dụng trong phòng sạch. Phải tiến hành đánh giá rủi ro cho sản phm hoặc quá trình từ các loại đồ dùng này. Đồ mỹ phẩm có thể tạo ra vật chất dạng hạt nhiễm bẩn trang phục phòng sạch, phòng sạch và các sản phm đã được tạo ra và thể phải cm sử dụng.

C.4 Vệ sinh

Nhân viên phòng sạch phải có tình trạng vệ sinh tốt. Nhân viên phải duy trì kiểm soát gầu bám da đầu, và khi cần thiết, sử dụng mỹ phm lỏng đặc biệt dùng cho da để thay thế cho dầu bởi da sau khi tắm rửa.

Nhân viên đến để làm việc phải thông báo về những vấn đề có thể gây nhiễm bn cho phòng sạch, bao gồm:

a) các tình trạng như bong da, chứng viêm da, rám nắng hoặc gàu bám da đu;

b) cảm lạnh, cúm hoặc chứng ho mạn tĩnh;

c) các tình trạng dị ứng gây ra hắt hơi, mn ngứa hoặc xước da;

d) trong phòng sạch sinh học - mức độ nhiễm khuẩn cao của nhân viên.

Phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vấn đề đối với quá trình hoặc sn phm đang được sản xuất, có thể cần phân công lại nhân viên các vấn đề như vậy làm việc bên ngoài phòng sạch cho đến khi vấn đề được khc phục. Trong một số phòng sạch có thể yêu cầu nhân viên không hút thuốc trong khoảng thời gian xác định trước khi đi vào làm việc.

C.5 Quy trình thay trang phục phòng sạch

Nhân viên phòng sạch phải thay trang phục phòng sạch trước khi hoạt động bên trong phòng sạch. Phải chọn một phương pháp mặc và cởi trang phục để giảm thiểu nhiễm bẩn ở bên ngoài của trang phục phòng sạch và đảm bảo lây nhiễm không bị phát tán khỏi nơi thay đồ. Một số phương pháp được chp nhận phụ thuộc vào thiết kế của khu vực phòng thay đồ và tiêu chun độ sạch của phòng sạch. Các thông tin tiếp theo được mô tả trong các nguồn khác[5][6][23]

Thông thường quá trình bắt đầu t đỉnh đầu và tiếp đến đi xuống chân:

1) Tẩy sạch vết bẩn khỏi giày bằng cách sử dụng bộ đánh giày, thảm chùi chân phòng sạch hoặc lát sàn phòng sạch.

2) Cởi bỏ trang phục đi đường không cn thiết.

3) Tháo bỏ trang sức ,.v:v.. nếu yêu cầu.

4) Tẩy sạch mỹ phm xoa kem làm ẩm da, nếu yêu cu.

5) Đội mũ, nếu áp dụng.

6) Ra tay và xoa kem làm ẩm da, nếu có thể áp dụng.

7) Mặc quần áo lót phòng sạch, nếu có thể áp dụng.

8) Mang giày ngắn giành riêng cho phòng sạch, nếu có thể áp dụng.

9) Chọn trang phục phòng sạch.

10) Nếu yêu cầu, đeo găng tay để xử lý trang phục phòng sạch.

11) Đeo mặt nạ và mũ chùm đu.

12) Mặc áo liền quần hoặc áo choàng.

13) Đeo bao phủ ngoài của giày hoặc xỏ giày dành riêng phòng sạch bằng cách sử dụng một ghế băng chéo.

14) Sử dụng một gương đứng soi được cả người, đảm bảo mọi đồ dùng của trang phục được điều chỉnh hợp lý.

15) Găng tay đã sử dụng để mặc trang phục phòng sạch, lúc này có tháo ra hoặc để lại.

16) Đi vào phòng sạch.

CHÚ THÍCH Danh mục ưu tiên sắp xếp theo thứ tự các bước chính trong quy trình điển hình thường được sử dụng, nhưng có nhiu thay đổi tồn tại để phù hợp với nhu cầu kiểm soát nhiễm bẩn đối với một vài loại phòng sạch.

Khi dời phòng sạch cách cởi tháo trang phục phòng sạch phụ thuộc vào việc trang phục mới được sử dụng cho mỗi ln vào hay trang phục sẽ được dùng lại. Phương pháp cởi tháo trang phục phòng sạch đối với loại sẽ dùng lại được mô tả trong một số tài liệu khác[17]. Có thể sử dụng phương pháp bo quản đặc biệt nếu trang phục được sử dụng lại và được mô tả ở một số tài liệu khác[5][6][17]. Trang phục phòng sạch không được mang khỏi môi trường được kiểm soát ngoại trừ để chuyển đến hiệu giặt là để làm sạch.

C.6 Kỷ luật và quản lý

Nhân viên phòng sạch phải tự quản lý hành vi trong phòng sạch sao cho giảm thiểu khả năng làm nhiễm bẩn sản phẩm. Phải xem xét kỷ luật tối thiểu sau đây (nhiu thông tin có thể thấy các tài liệu khác[6].

- Cửa ra vào không được mở hoặc đóng nhanh, hoặc để mở.

- Khi sử dụng vùng chuyển tiếp, cửa ra vào phải đóng và không khí làm sạch hoặc ổn định trong khoảng thời gian đã xác định trước trước khi mở cửa vào trong vùng kế tiếp.

- Nhân viên không tự giữa nguồn cấp không khí sạch và bề mặt sản phẩm hoặc quá trình. Làm như vậy sẽ tăng rủi ro phát tán hạt lên bề mặt sản phm hoặc quá trình. Nói chung, trình tự vị trí thông thường phải là: nguồn cp không khí tới sản phẩm đến nhân viên sau đó đến khu vực chung của phòng sạch rồi không khí quay trở lại hoặc xả thải.

- Phi đưa ra các phương pháp di động hoặc điều khiển sản phẩm. Phải sử dụng kỹ thuật 'không va chạm' khi thích hợp.

- Nhân viên không được để vật liệu dựa vào cơ thể của họ nếu không sẽ gây ra tạp nhiễm.

- Nhân viên không được nói chuyện khi làm việc gắn với sản phẩm.

- Nhân viên không được phép để bt cứ thứ gì kéo lê trên sản phẩm.

- Phải thực hiện việc hỉ mũi bên ngoài phòng sạch. Găng tay phải thường xuyên được thay đổi.

- Nhân viên cũng phải kiềm chế tránh va chạm, làm xước da hoặc lau chùi bất cứ vùng da nào trong khi trong phòng sạch. Muốn làm việc đó yêu cầu nhân viên trở ra phòng thay đồ đề nhân và đeo găng tay mới.

- Găng tay và bề mặt trang phục phòng sạch có thể dễ bị nhiễm bẩn. Nhân viên không được va chạm vào bề mặt đã bị nhiễm bẩn có thể truyền lan vết bn sang vùng quan trọng. Mỗi phòng sạch phải có những điều khoản chỉ dẫn nhân viên trở lại phòng thay đồ để thay găng tay sạch hoặc trang phục phòng sạch. Một số phòng sạch có thể cho phép thay găng tay ngay trong phòng sạch.

- Việc lau chùi phòng sạch phải sử dụng như quy định và sau đó thải vào thùng chứa thải thích hợp.

- Mọi di chuyển của nhân viên phải có chủ ý và phương pháp. Không được phép đi bộ và di chuyn nhanh hoặc cách phản ứng quá mức bởi vì điều đó sẽ làm rối loạn dòng không khí. Điều này sẽ tạo ra nhiễm bẩn trong dòng không khí.

- Phòng phải được giữ gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ.

- Các sản phẩm bảo quản hoặc xếp đứng trong phòng sạch phải được bo vệ khỏi nhiễm bẩn và giữ trong khoang kín, thùng chứa hoặc khoang gián tiếp có thể nhận biết.

- Vật liệu thải phải đặt vào trong thùng chứa để nhận biết không được phép thu gom không cn thiết.

C.7 An toàn

C.7.1 Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo các quy định tạm thời để bo vệ nhân viên khỏi nguy cơ có thể xy ra hoặc trong khi sử dụng phòng sạch, ví dụ các vi khun, chất phóng xạ hoặc hoá cht. S dụng tủ ngăn kéo, tủ hút hoặc bộ cách ly có thể bổ sung cho biện pháp này. Thông tin về các phương pháp phòng ngừa được mô tả trong TCVN... -4 (ISO 14644-4) và TCVN ... -7 (ISO 14644-7). Trang phục bảo vệ phù hợp như mặt nạ bo vệ mắt, găng tay và tạp dề có thể được yêu cầu. Cơ quan có thm quyền có thể yêu cầu hoặc giới thiệu các biện pháp bổ sung để bảo vệ an toàn cho nhân viên trong phòng sạch.

C.7.2 Các tình huống khẩn cấp có thể phát sinh nhân viên đối phó với tình trạng khẩn cấp được đào tạo về mọi khía cạnh của tình trạng khn cấp tiềm ẩn, có thể giảm thiểu các tác động của tai nạn có thể xảy ra. Mọi nhân viên phải được đào tạo về việc di tản có trt tự. Nếu cần thiết phải di tản, phải thực hiện các điều kiện để việc trở về có trật tự đến phòng sạch trong một tình huống được làm . Quy trình khẩn cấp về cung cp trang phục phòng sạch mới phải được thực hiện.

C.8 Nhân viên ban đầu

Các yếu tố về theo dõi chính thức và chương trình hành động khắc phục được mô tả trong A.7. Tuy nhiên, nhân viên phải hiểu rng họ có thể có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của phòng sạch. Vic huấn luyện lẫn nhau có thể có tác dụng tích cực về thống nht quy trình của nhân viên. Mỗi nhân viên phải được khuyến khích và tự tin để báo cáo ngay về sự thiếu sót liên quan đến nhân viên hoăc tiện nghi để bảo đảm cho sự toàn vẹn của phòng sạch. Những hành động như vậy sẽ cho phép các nguồn nhiễm bẩn chưa được báo cáo trước khi chúng trở nên đủ nguy hiểm cho các sản phẩm và quá trình.

 

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Thiết bị tĩnh

 

D.1 Quy định chung

Thiết bị đủ lớn được đặt tĩnh hoặc không di chuyển được, đặt trong phòng sạch, được thảo luận trong phần này. Thiết bị tĩnh thường bao quanh, bao kín hoặc chứa đựng sn phẩm hoặc quá trình mà phòng sạch đã trang bị. Thiết bị tĩnh có thể là thiết bị quá trình tự động và cơ khí, trang thiết bị riêng rẽ và các tủ hốt khí thải cũng như thiết bị lớn khác. Thông thường, cần nhiều nỗ lực để tháo dỡ hoặc di chuyển thiết bị này một khi đã được lắp đặt hoàn chỉnh.

Khi có thể, thiết bị được sử dụng trong phòng sạch phải được sn xuất trong các điều kiện sạch và quy trình bao gói phải đáp ứng các yêu cu của phòng sạch dự kiến.

D.2 Quá trình vào phòng sạch

D.2.1 Lập kế hoạch

Thiết bị mang vào phòng sạch không được gây nhiễm bẩn thêm. Thiết bị đưa vào phòng sạch ở trạng thái "thiết lập" hoặc "ngh" phải được bao gói và làm sạch phù hợp. Sai lỗi trong việc này yêu cu lau chùi trong phạm vi rộng. Tuy nhiên phải thực hiện các xem xét đặc biệt trước khi mang thiết bị đi vào phòng sạch “vận hành". Sai lỗi trong việc này sẽ bộc lộ không chỉ phòng sạch có rủi ro nhiễm bẩn mà còn có thể ảnh hưởng đến sản phẩmquá trình. Điều này sẽ đòi hỏi phải làm sạch bổ sung và có thể yêu cầu đánh giá lại chất lượng phòng sạch theo TCVN 8664-2 (ISO 14644-2). Phải triển khai một kế hoạch phù hợp để ngăn ngừa các vn đề. Hướng dẫn được nêu trong D.2.2 và D.2.3 và trong các nguồn khác[6].

D.2.2 Kiểm tra và tháo dỡ bao gói không dùng cho phòng sạch

Tất cả các thiết bị phải được kiểm tra về các hư hỏng trong vn chuyển. Hàng hóa khả nghi hoặc hư hng phải tách riêng hoặc bảo vệ ở bên ngoài phòng sạch trong khi chờ đợi các tác động phù hợp. Khi có thể, thùng hàng hoặc bao gói phải được tháo dỡ trong môi trường không được kiểm soát lin kề phòng sạch. Tất cả các bìa cứng và vt liệu dời nặng phải được tháo dời trước khi vận chuyển vào trong môi trường được kiểm soát. Khi không được bao gói trước, tt cả các bề mặt của thiết bị phải được làm sạch trước khi đưa thiết bị vào khu vực phòng sạch. Việc làm sạch này tốt nhất là tiến hành trong phạm vi khu vực chuyển tiếp riêng sẽ s dụng để đưa thiết bị vào. Nếu thiết bị quá lớn yêu cầu phải có quy trình lắp đặt riêng, phải tách riêng khu vực khỏi phòng sạch bao quanh hoặc môi trường được kiểm soát khác thông qua việc sử dụng các bức tường tạm thời.

D.2.3 Tháo dỡ bao gói trong phòng sạch

Tháo dỡ của thiết bị phải thực hiện trong các bước kiểm soát nhiễm bn vào phòng sạch. Phòng chuyển tiếp có kiểm soát hoặc phòng tạm thời được xây dựng cho mục đích này và gắn liền với phòng sạch, có thể được sử dụng để tháo dỡ vt liệu màng bao gói bên ngoài và làm sạch bề mặt trước khi chuyển vào phòng sạch.

Sau đây là dụ các bước phải thực hiện trong quá trình tháo dỡ:

1) Lớp phủ bảo vệ ngoài cùng phải được làm sạch bằng máy hút bụi, bắt đầu từ bề mặt ở phía trên rồi sau đó hoạt động đến các phía bên cạnh;

2) Lớp phủ bảo vệ phải được lau chùi, có sử dụng cht làm sạch phù hợp.

3) Lớp màng bao gói ngoài cùng phải được rạch tại đỉnh dạng chữ “I" và lột từ đỉnh đến cnh đáy. Sau đó cạnh đáy của màng bao gói phải được nâng lên và buộc vào bên cạnh của màng bao gói.

4) Quy trình tháo dỡ ở bước 2 và 3 phải được lặp lại đối với từng lớp phụ. Toàn bộ bề mặt bên ngoài của thiết bị phải được làm sạch.

5) Tất cả mọi người phải mặc trang phục phòng sạch phù hợp trước khi đi vào vùng chuyển tiếp từ phòng sạch.

6) Tất cả các thiết bị di động và xử lý cũng phải được làm sạch phù hợp với quy trình đã mô tả D.3.

7) Vùng chuyển tiếp phải được làm sạch trước khi mở cửa vào phòng sạch để chuyn dời thiết bị.

D.3 Vận chuyển thiết b

Thiết bị lớn phải được tháo dỡ (nếu có thể) đến kích thước đủ để chuyển vào an toàn, giảm thiểu rủi ro cho nhân viên và phòng sạch. Có thể dẫn đến các hư hỏng vật lý và nhiễm bn khi các vật lớn này tiếp xúc với bề mặt cố định và các dụng cụ khác.

Mọi thiết bị chuyên sử dụng để nâng, kéo hoặc đặt thiết bị lớn phải được làm sạch triệt để trước khi cho phép đưa vào phòng sạch. Thông thường, các thiết bị này có thể không được thiết kế hoặc bảo dưỡng cho phòng sạch sử dụng và phải kim tra toàn diện đối với các bề mặt nứt nẻ và dễ bong ra từng mảnh hoặc đối với vật liệu không phù hợp để chuyển dời vào trong phòng sạch. Các dụng cụ này có thể thường được chấp nhận bng cách, ví dụ cuốn quanh và phủ kín bằng máng hoặc bằng chất dẻo tương thích với phòng sạch. Các bánh xe bằng cao su mm có thể được bọc bng băng phòng sạch để tránh để lại du vết của các hạt cao su hoặc cht dẻo trên sàn.

D.4 Quy trình lắp đặt

Phương pháp sử dụng để lp đặt thiết bị phụ thuộc vào phòng sạch đã được thiết kế và sử dụng như thế nào. Tốt nht là phòng sạch phải đóng hẳn cửa trong quá trình lắp đt và cửa đủ rộng hoặc bảng tiếp cận thiết kế trước để mang thiết bị mới vào phòng sạch. Phải thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm bẩn sang khu vực phòng sạch liền kề trong suốt thời kỳ lắp đặt. Điều đó sẽ đơn gin hoá việc làm sạch và thử nghiệm tiếp theo cần để đảm bảo phòng sạch duy trì trong phạm vi yêu cu kỹ thuật của nó.

Nếu công việc trong phòng sạch phải tiếp tục trong quá trình lắp đặt, hoặc yêu cầu phá bỏ cấu trúc, thì việc ngừng nghỉ của phòng sạch hoạt động phải được lập có hiệu quả khỏi vùng làm việc. Có thể thực hiện việc đó bằng cách dùng tường hoặc vách ngăn cô lập tạm thời bao quanh thiết bị. Diện tích còn lại bao quanh thiết bị phải hoàn toàn không không gây trở ngại việc lắp đặt.

a) Đường vào vùng cô lp phải từ lối đi dịch vụ hoặc diện tích không quan trọng khác, nếu yêu cầu. Nếu không thể đường vào, phải có biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của cấu trúc tạo ra nhiễm bẩn. Dòng không khí tới vùng cô lập này phải duy trì áp suất trung tính hoặc áp suất âm để giảm bớt khả năng áp lực gây bn từ bên ngoài vùng làm việc.

b) Vùng cô lập hoàn toàn bịt kín không được gây áp lực từ trong phạm vi hoặc khả năng tồn tại gây bẩn bao quanh phòng sạch nếu xuất hiện thm qua rào cản. Phải khoá nguồn cung cp không khí sạch ở bên trong diện tích cô lập để tránh gây áp lực phòng sạch bao quanh. Khi đi vào vùng cô lập chỉ có thể đến được qua phòng sạch liền kề, phải đặt tm thảm chùi chân dính để loại bỏ vết bn trên giày. Mặt khác, có thể yêu cầu ủng dùng một lần hoặc vỏ bọc giày và bộ áo lin quần để tránh làm bẩn trang phục phòng sạch. Phải mang các vật dùng một lần này trước khi tới vùng cô lập.

c) Phương pháp và tần suất theo dõi khu vực bao quanh vùng cô lập phải được quy định để đảm bảo phát hiện được mọi vết bn có thể rò rỉ vào trong phòng sạch liền kề.

d) Tất cả các dịch vụ tiện ích như điện, nước, khí, chân không, khi nén và đường ống thải, được lắp ráp. Phải tiến hành cẩn thận để đảm bảo khối và mnh vụn do các hoạt động này tạo ra được kiểm soát và hạn chế càng triệt để càng tốt để tránh thải ra phòng sạch bao quanh và làm sạch có hiệu quả các tiện nghi trước khi bức rào cô lập được chuyển đi.

e) Quy trình làm sạch được chấp nhận (xem Phụ lục F) phải được sử dụng để khử nhiễm toàn bộ diện tích cô lập. Tất cả các bề mặt phải được làm sạch bằng máy hút bụi, lau và chùi, bao gồm tất cả các bức tường (cả cố định và di động), thiết bị và sàn nhà.

f) Phải tiến hành đặc biệt cn thận để làm sạch các khu vực phía sau các bảng thiết bị và phía dưới thiết bị.

g) Có thể tiến hành một vài chuẩn bị nội bộ và thử nghiệm bộ tính năng của thiết bị, nhưng việc chấp nhận cuối cùng phải yêu cầu tất cả các điều kiện phòng sạch đầy đủ trước khi hoàn tất các thử nghiệm cuối cùng.

h) Bức tường cô lập lúc này có thể tháo dỡ cẩn thận và nguồn không khí lọc được sử dụng trở lại nếu đã được kích hoạt lại. Bước này phải đưa vào lịch trình để giảm thiểu sự gián đoạn trong vận hành thường xuyên của phòng sạch. Có thể yêu cầu các phép đo và thử nghiệm hạt

i) Phần bên trong thiết bị và khoang quá trình tới hạn phải được làm sạch và chun bị để sử dụng trong các điều kiện phòng sạch thông thường.

j) Tất cả các khoang nội bộ và tất cả các bề mặt đưa vào tiếp xúc với sản phẩm hoặc liên quan với việc xử lý sn phẩm phải được lau chùi đạt đến mức độ sạch mong muốn. Phải thực hiện quy trình làm sạch, theo trình tự làm việc từ đỉnh đến đáy của thiết bị, vì khi hạt bị rối loạn, hp dẫn sẽ thúc đy các hạt lớn hơn rơi xuống đáy thiết bị hoặc xuống sàn nhà.

k) Làm sạch bề mặt bên ngoài của thiết bị, tiến hành tứ các bề mặt cao nhất đến bề mặt thp nht.

l) Nếu cn thiết, các kiểm tra hạt trên b mặt phải thực hiện trong vùng tới hạn với các yêu cầu sản phẩm và quá trình.

D.5 Bảo dưỡng và sửa chữa

Theo thời gian, thiết bị dùng nhiều và trở nên bẩn hoặc tạo ra vết bẩn trừ khi điều này được hạn chế. Phải thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa để đảm bảo thiết bị không được trở thành nguồn nhiễm bẩn. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị phải xuất phát từ việc không gây nhiễm bẩn phòng sạch[24][25]. Hoàn tt thành công các sửa chữa như vậy bao gồm việc khử nhim bề mặt bên ngoài. Kh nhiễm bề mặt bên trong cũng có thể cần thiết, nếu quá trình yêu cu. Thiết bị không chỉ ở trạng thái làm việc, mà phải thực hiện các bước khử nhiễm bề mặt bên trong và bên ngoài phù hợp với yêu cu của quá trình. Các biện pháp sau đây có thể giúp cho việc kiểm soát nhiễm bn do bảo dưỡng thiết bị tĩnh.

a) Thiết bị đưa sửa chữa phải dời khỏi phòng bt kỳ khi nào có thể trước khi tiến hành sửa chữa để giảm khả năng gây ra nhiễm bẩn.

b) Nếu cần thiết, thiết bị tĩnh phải được cách ly một cách thích hợp khỏi các hoạt động xung quanh phòng sạch trước khi tiến hành các sửa chữa và bảo dưỡng chính. Mặt khác, phải thực hiện các bước để đảm bảo tất cả các sản phm trong sn xuất được chuyển đến một vị trí thích hợp.

c) Khu vực phòng sạch liền kề gn với thiết bị đang sửa chữa phải được theo dõi phù hợp để đảm bảo nhiễm bẩn đang được kiểm soát có hiệu quả.

d) Nhân viên bảo dưỡng làm việc trong vùng cô lập không được đến tiếp xúc với nhân viên thực hiện các quy trình sản xuất quá trình.

e) Tt cả các nhân viên sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị trong phòng sạch phải tuân theo hoạt động thích hợp đã xác định đối với vùng sạch, bao gm mặc các trang phục bảo hộ phòng sạch thích hợp, làm sạch vùng sạch và thiết bị sau khi hoàn thành việc sửa chữa.

f) Xác định các trạng thái phải thực hiện trước khi kỹ thuật viên nằm hoặc dưới thiết bị để tiến hành việc sửa chữa. Các trạng thái gây ra bởi hoá chất, axit hoặc nguy cơ sinh học phải được làm cho vô hiệu trước khi bắt đu công việc.

g) Phải thực hiện các bước để bảo vệ trang phục phòng sạch khỏi tiếp xúc quá mức với nhiễm bẩn từ dầu nhờn hoc hoá chất xử lý. Các vết xé và rách từ các cạnh sắc nhọn cũng phải hạn chế.

h) Tất cả các dụng cụ, hộp và xe đã sử dụng cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa phải được làm sạch triệt để trước khi đưa vào môi trường phòng sạch. Phải sử dụng các dụng cụ không bị gỉ hoặc mòn. Nếu cần thì phải tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn trong phòng sạch sinh học.

i) Kỹ thuật viên phải hạn chế đặt các dụng cụ; các bộ phận dự trữ, hư hỏng; hoặc vt liệu làm sạch trên các bề mặt làm việc liền kề hoặc ở vị trí không xa bề mặt làm việc được sử dụng cho sản phẩm và vật liệu.

j) Phải cn thận tiến hành làm sạch đ tránh gây tạp nhiễm.

k) Găng tay phải được thay thường xuyên để chúng không làm hư hỏng và tạo cơ hội cho da trần chạm vào b mặt sạch.

l) Khi yêu cầu găng tay khác với găng tay phòng sạch ( dụ loại găng tay chịu axit, chịu nhiệt hoặc chịu cắt), chúng phải tương thích với phòng sạch hoặc được bao phủ bằng một đôi găng tay phòng sạch.

m) Phải sử dụng máy hút bụi trong suốt quá trình vận hành khoan lỗ hoặc cưa. Các hoạt động bảo dưỡng và xây dựng thường yêu cu khoan hoặc cưa. Có thể sử dụng màn bao ph đặc biệt để giới hạn dụng cụ hoặc khu vực đang khoan hoặc cưa.

Khong trống xuất hiện sau khi khoan các lỗ hổng trên sàn, tường, bên hông của thiết bị hoặc các bề mặt khác sau đây phải được bịt kín thích hợp để ngăn ngừa các vết bẩn lẫn vào phòng sạch. Các phương pháp làm kín có thể bao gồm việc sử dụng bít, các tấm dính và đúc đặc biệt. Khi bảo dưỡng hoàn tất, có thể cn phải kiểm tra độ sạch bề mặt của thiết bị đã sửa chữa hoặc bảo dưỡng

D.6 Di chuyển thiết bị

Di chuyền thiết bị tĩnh khỏi phòng sạch thường lắc mạnh hoặc làm lỏng các vết bn có trên bề mặt bên trong hoặc bề mặt không tiếp cận được khác và các bề mặt này lại không được làm sạch thường xuyên. Điều đó đặc biệt đúng đắn khi thiết bị phải tháo dời trước khi di chuyển. Phải tiến hành các bước để lập, làm sạch và hạn chế các thiết bị như vậy trước và trong khi di chuyn để tránh làm bn môi trường bao quanh phòng sạch.

Phải chú ý xem xét điều chỉnh nếu việc nhiễm bẩn là loại nguy hiểm.

 

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Vật liệu và thiết bị di động

 

E.1 Quy định chung

Nhng thứ có thể dễ dàng vận chuyển vào hoặc ra của phòng sạch có thể làm giảm giá trị độ sạch của phòng sạch nếu chúng không được lựa chọn, xử lý và bảo quản phù hợp với chất lượng đã quy định. Điu đó bao gồm nguồn vật tư tiêu hao và sử dụng một ln, và nguyên liệu sản xuất và làm sạch, cũng như các dụng cụ cm tay và thiết bị di động. Khả năng tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn nguyên liệu dùng lại và thiết bị di động phải được xem xét trong các ứng dụng phòng sạch vi sinh.

E.2 Tiêu chí để lựa chọn

E.2.1 Đặc điểm kỹ thuật

Để bảo vệ phòng sạch khỏi nhiễm bẩn, vật liệu phải có các đặc trưng kỹ thuật sau đây:

- các bề mặt các bộ phận chuyn động tung ra hoặc tạo ra vết bẩn càng ít càng tốt;

- các bề mặt không sứt mẻ, không thấm và sạch, có thể có những ngoại lệ, ví dụ các vt dùng để cọ rửa phòng sạch;

- các thuộc tính giảm thiểu việc tạo ra vết bn do rơi hoặc cắt;

- bao gói phòng sạch phù hợp;

- tương thích với môi trường phòng sạch.

E.2.2 Tiêu chí khác

Các tiêu chí bổ sung sau đây được xác định theo mục đích và sử dụng trong phạm vi phòng sạch:

- không có hoá cht không mong muốn (ví dụ axit, kim, vô cơ);

- tính chất chống tĩnh điện có thể chấp nhận;

- tính chất khí thải thấp;

- không có vi khun;

- tương thích với quy trình tiệt khun hoặc khử khuẩn trong phòng sạch sinh học.

E.3 Thử nghiệm sơ bộ

Thử nghiệm sơ bộ và thanh tra phải thực hiện theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cp. Quy trình thử nghiệm do nhà cung cp thực hiện có thể cho là đủ để đưa vào và sử dụng trong phòng sạch. Tuy nhiên những ứng dụng không xác định có thể yêu cầu thử nghiệm bổ sung được thực hiện trước khi một số nguyên liệu được đưa vào hoặc sử dụng trong phòng sạch. Tiêu chí kiểm tra mới xác định và phương pháp lấy mẫu phải được lp thành văn bản đầy đủ.

Có thể cần vị trí bảo quản bo đảm để tránh sử dụng tùy tiện trong khi vật liệu đang chờ để chấp nhận. Có thể cần các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đối với vật liệu nhạy cm sinh học. Thiết bị và phương pháp thử phải được lập thành văn bản đầy đủ. Các giới hạn có thể chấp nhận và nhân viên được ủy quyền phải được nhn biết về sự phê chuẩn và cách xử lý các vật liệu không phù hợp.

Phải xây dựng quy trình về phn hồi các vấn đề với nhà cung cấp. Nhà cung cp phải chấp nhận kế hoạch cải thiện chất lượng của họ và tránh gửi các nguyên liệu không phù hợp. Nhà cung cấp phải thông báo cho khách hàng trước khi thực hiện các thay thế cơ bản các nguyên liệu đã được phê chuẩn hoặc cung cp được sử dụng trong phòng sạch. Các phương pháp và kỹ thuật đánh giá phải được soát xét định kỳ. Một số kiểm tra sắp thực hiện có thể bị loại trừ khi dữ liệu chỉ ra rằng nhà cung cấp đã có hồ sơ cht lượng đủ chứng cứ.

E.4 Quy trình nhập và xuất

E.4.1 Quy trình mở bao gói và quy trình nhập

Đưa nguyên liệu vào phòng sạch không đưc góp phn làm bn phòng sạch. Nguyên liệu nguồn cung cp được đưa vào phòng sạch là đối tượng cho các quy trình tương tự đã được mô tả trong Phụ lục D.

Ch những nguyên liệu và thiết bị di động tương thích với sự phân loại và sử dụng phòng sạch mới được đưa vào phòng sạch. Bao gói tạo vết bẩn bên ngoài, ví dụ thùng gỗ, bìa cứng, giấy và nguyên liệu khác phải được tháo dỡ trước khi đưa vào phần bất kỳ của môi trường được kiểm soát hoặc môi trường phòng sạch. Lúc đó không được tháo dỡ bao gói bên trong bằng chất dẻo. Mọi bao gói phần bên trong phải được lau sạch bng khăn lau phòng sạch đã được làm ấm thích hợp để loại bỏ mọi vết bn thô khỏi bao gói bên ngoài trước khi tiến hành đưa vào môi trường được kiểm soát hoặc vùng đặc biệt được sử dụng để tháo dỡ bao gói phòng sạch. Các loại khác nhau của thiết bị di động không bao bọc yêu cầu phải làm sạch cẩn thận trước khi đưa vào phòng sạch và được mô tả trong E.5. Vùng chuyển tiếp đã chỉ định, liền kề phòng sạch phải được sử dụng cho quy trình lau chùi lần cuối. Vùng thay đồ phải tránh cho mục đích này để tránh làm bn trang phục phòng sạch. B mặt làm việc và vật liệu lau chùi phải luôn có sn trong vị trí này cho nhiệm vụ làm sạch tất cả các bề mặt bên ngoài của đối tượng được vận chuyển vào trong phòng sạch. Vgói bên ngoài của bao gói đúp có thể tháo ra lúc này và đặt chỗ chứa rác thích hợp. Ch đưc tháo dỡ bao gói cuối cùng trước khi sử dụng nguyên liệu hoặc vật dụng.

Mọi bánh xe, thiết bị di động, bao gồm xe kéo hoặc xe đẩy, phải được làm sạch kỹ lưỡng trước khi được phép đưa vào phòng sạch, cố gắng làm sạch không bỏ sót bề mặt của bánh xe có thể chuyển dời trực tiếp quá nhiều vết bẩn vào sàn phòng sạch. Thm chùi chân dính hoặc lót sàn sẽ giúp việc ngăn ngừa tình huống này.

Nhân viên phòng sạch phải mặc đúng trang phục phòng sạch, có thể đi vào vùng chuyển tiếp từ hông phòng sạch và mang các đồ dùng vào trong phòng sạch. Phải sử dụng xe kéo hoặc xe đẩy sạch để di chuyển nhiều đối tượng hoặc đối tượng kích thước lớn vào trong phòng sạch.

E.4.2 Đưa nguyên liệu vào qua đường ống

Nguyên liệu như các hóa chất khối lượng lớn, khí nén và nước thường được đưa vào phòng sạch qua đường ống. Những nguyên liệu như vậy chịu được các quy trình chi phối sợ đưa vào dự kiến sử dụng của các nguyên liệu này cho các thiết bị chức năng.

E.4.3 Quy trình xuất đối với nguyên liệu và thiết bị di động

E.4.3.1 Nhân viên và thiết bị cỡ nhỏ

Nhiu đồ dùng do nhân viên sử dụng thưởng được để lại khi nhân viên dời phòng sạch. Những đồ dùng này có thể gồm sổ ghi chép, bút, dụng cụ cầm tay và các loại khác của thiết bị di động cỡ nhỏ. Những đồ dùng này phải được bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn qua việc sử dụng của túi nhựa đã được chấp thuận hoặc các phương tiện phù hợp khác. Quy trình này sẽ làm thuận tiện đưa trở lại vào phòng sạch trong thời gian sau này.

E.4.3.2 Các nguyên liệu thải

Một số nguyên liệu thải và thiết bị di động có thể có nguy cơ truyền nhiễm bẩn cao hơn cho nhân viên và trang phục của họ. Phải thực hiện các bước để hạn chế hoàn toàn mọi nguyên liệu như vậy trước khi vận chuyển và chun bị thực hiện làm sạch triệt để các vùng như vậy trước khi nhân viên hoặc quá trình được phép tiếp tục. Các đồ vật như vậy phải để lại phòng sạch (sau khi đã bao gói) chuyển qua vùng chứa nguyên liệu hơn là qua phòng thay đồ cho nhân viên.

E.5 Loại nguyên liệu và thiết bị di động

E.5.1 Quy định chung

Các nguyên liệu đã chọn để sử dụng trong phòng sạch phải phù hợp với mức độ sạch đã yêu cầu. Những xem xét tùy thuộc vào sử dụng đã yêu cu trong phòng sạch và chúng phải lựa chn để kiểm soát sự nhiễm bẩn phòng sạch và bảo vệ quá trình trong khi sử dụng. Những đồ vt được sử dụng điển hình trong phòng sạch đã liệt kê trong các điều từ E.5.2 đến E.5.18.

E.5.2 Ngun liệu làm trang phục phòng sạch

Nguyên liệu làm trang phục phòng sạch được mô tả trong Phụ lục 8.

E.5.3 Dung dịch và việc hoàn thiện sử dụng trong làm sạch

Dung dịch làm sạch được sử dụng để trợ giúp trong việc loại bỏ nhiễm bẩn khỏi bề mặt trong phòng sạch. Một số hạt được dung dịch làm sạch làm nổi số khác được cần gạt đẩy đi. Sau khi làm sạch, một số việc hoàn thiện cũng được sử dụng để che chở hoặc giữ gìn các đặc trưng của các bề mặt trong phòng sạch. Các dung dịch và việc hoàn thiện này phải sạch như đã yêu cầu đã đáp ứng các yêu cu về hạt của phòng sạch. Phải xem xét phương pháp lọc của các dung dịch đã bao gói trước. Sau đây là các loại dung dịch làm sạch và việc hoàn thiện:

a) Nước lọc sạch, nước ct hoặc nước khử ionnhiều tinh chất thích hợp nhưng nước như vy có thể ăn mòn một số loại bề mặt và thể không có hiệu quả trong làm sạch không bổ sung chất có hoạt tính bề mặt hoặc chất sát trùng.

b) Cht có hoặt tính bề mặt và cht khử khuẩn giá hợp lý nht, không độc, không bắt lửa và cht làm sạch có hiệu quả. Tuy nhiên, cht có hoạt tính bề mặt không ion là thích hợp nhất để làm sạch phòng sạch vì nhóm này là phản ứng ít nhất và không chứa các ion kim loại.

c) Dung mối hữu cơ cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vết bẩn trên các bề mặt cứng. Màng hữu cơ được loại bỏ tốt nht bằng dung môi hữu cơ hoặc cht khử khuẩn (chất khử khuẩn khuynh hướng giữ lại dạng màng).

d) Cht sát khuẩn được sử dụng để diệt vi khuẩn. Phải cẩn thận tiến hành lựa chọn nguyên liệu thích hợp không làm nhiễm bẩn quá trình hoặc trở nên có hại cho nhân viên hoặc thiết bị[26].

e) Xi tổng hợp có độ bền cao có thể dùng làm sàn phòng sạch. Sàn chng tĩnh điện yêu cầu sự bảo dưỡng đặc biệt xi không làm giảm giá trị bề mặt hoặc đặc trưng điện. Mọi hoạt động bịt kín chỉ được thực hiện khi ngừng sản xuất phòng sạch hoặc trong thời kỳ bảo dưỡng chung.

E.5.4 Khăn lau

Khăn lau được sử dụng để loại bỏ vết bẩn khỏi các bề mặt trong phòng sạch. Đáng tiếc là không có khăn lau hoàn hảo phù hợp cho từng ứng dụng trong phạm vi phòng sạch. Một số khăn lau có tính thấm nước nhưng để rơi các hạt hoặc sợi. Một số khác không để rơi nhưng lại không thm nước. Thông tin v việc lựa chọn khăn lau được mô tá trong các nguồn khác Phải cân nhắc sự cần thiết áp dụng và phải thực hiện việc đánh giá thích hợp. Các đặc trưng sau đây được xem xét khi lựa chọn khăn lau để sử dụng trong phòng sạch:

a) vật liệu khăn lau;

b) tương thích của dung dịch hoặc dung môi;

c) tốc độ hp thụ cht lỏng;

d) sự tạo ra hạt (cả ướt ln khô);

e) nhiễm bẩn phân tử có thể chiết xuất được:

f) tương thích về tiệt khuẩn, nếu cn thiết;

g) bao gói.

E.5.5 Máy hút bụi, có vòi, có cán

Lựa chọn và sử dụng máy hút bụi tương thích với phòng sạch là quan trọng đối với chương trình kiểm soát nhiễm bẩn có hiệu quả.

a) Máy hút bụi di động được cu tạo bng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Tất cả đầu ra của dòng không khí phải qua một bộ lọc đầu nối HEPA hoặc ULPA trước khi được phép thải ra môi trường xung quanh. Máy hút bụi có khả năng xử lý vt liệu ẩm ướt và dạng lỏng cũng được sử dụng cho phòng sạch.

b) Hệ thống máy hút bụi thiết lập sử dụng bơm chân không trung tâm, cỡ lớn, thường ở trong vùng dịch vụ bên ngoài môi trường phòng sạch, được nối bằng hệ thống đường ống nhựa tới tường bên ngoài trong từng vùng của phòng sạch.

c) Máy hút bụi có vòi, có cán và các dụng cụ phải tương xứng với áp dụng và với cấu trúc của các nguyên liệu tương thích với phòng sạch.

d) Phải thực hiện các sắp xếp để kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng tất cả các thiết bị sử dụng trong quá trình hút bụi. Các bộ lọc HEPA hoặc ULPA của thiết bị hút bụi phải được thử và/hoặc thay thế thường kỳ để đảm bảo chúng không trở thành nguồn gây nhiễm bẩn hạt trong không khí của phòng sạch

E.5.6 Khăn lau sàn

Giẻ và giẻ có cán loại tiêu chuẩn thương mại hoặc công nghiệp không đựợc sử dụng trong phạm vi phòng sạch (bao gồm phòng thay đồ và vùng được kim soát khác). Phải cẩn thận lựa chọn khăn lau sàn để chống được việc rơi sợi và ảnh hưởng đến tiệt khun, nếu yêu cầu như vậy. Phần đầu khăn lau sàn phải được làm bằng vật liệu (tổng hợp) có lỗ hở có thể thấm nước. Phần đầu khăn lau dạng khối hoặc xốp phi làm bằng vt liệu xốp (tng hợp) có lỗ hở có thể thấm nước. Tay cm có thể được làm bằng thép không gì, nhôm xử lý mạ điện, sợi thuỷ tinh phủ bằng polypropylen, hoặc các loại nhựa không rơi khác phải tương thích với thao tác của khăn lau sàn phòng sạch. Khăn lau sàn kiểu lăn (tương tự như lăn sơn) có b mặt dính nhẹ có thể được sử dụng khi phù hợp để loại bỏ vết bn khỏi bề mặt tường không sử dụng nước. Gi lau sàn kiểu lăn thường có sẵn trong cả hai dạng có thể dùng lại hoặc dùng một ln

Khi mua khàn lau tổng hợp hoặc khăn lau có cán, phải biết rõ về áp dụng làm sạch dự kiến. Phần đầu khăn lau polyvinyl axetat (hoặc tương đương) có thể được chấp nhận khi sử dụng dung dịch nước làm sạch. Tuy nhiên, phần đu khăn lau sẽ sớm bị hư hng khi sử dụng với cht làm sạch chứa rượu isopropyl nồng độ cao. Một số vật liệu đã sử dụng làm tay cầm hoặc phần đầu khăn lau là không tương thích với quá trình tiệt khuẩn bằng hơi nước. Polyeste chống chịu tốt nhất với việc tiệt khuẩn bằng nồi hấp hơn lá polyvinyl axetat.

E.5.7 Thùng xô và máy vắt nước

Thùng xô hoặc thùng cha có máy vắt tương thích với hoạt động của phòng sạch được yêu cầu cho các hoạt động làm sạch ướt hoặc m. Thùng xô hoặc thùng chứa phải làm bằng nhựa hoặc thép không g (không mạ kẽm). Thùng bằng thép không gỉ có th hấp bằng nồi hấp lặp lại nhiều ln. Hệ thống máy vắt sử dụng trong việc lau chùi phải tương thích với kiểu dáng và vật liệu của phần đầu khăn lau.

E.5.8 Bàn chải sàn, máy đánh bóng và máy ph sáp

Bàn chải sàn hoặc máy đánh bóng tiêu chuẩn thương phẩm không bao giờ được sử dụng trong phạm vi một phòng sạch hoạt động, vì quá trình s làm nhiễm bẩn môi trường. Máy đặc biệt được thiết kế để chi sàn phòng sạch là có sẵn. Máy này có vật bao phủ đặc biệt và bộ phận hút bụi có bộ lọc HEPA hoặc ULPA lọc khí thải bao quanh khoang động cơ. Đánh giá cn thận về tính tương thích của phòng sạch và của sàn phải thực hiện trước khi sử dụng thiết bị này. Xi gắn bằng sáp hoặc cht không cố định khác bị bong tróc và gây nhiễm bẩn do chuyển động và vì vậy mọi thiết bị sử dụng để áp dụng hoặc đánh bóng hoàn thiện như vậy không bao giờ được sử dụng.

Đối với loại nguyên liệu làm sàn đặc biệt tham khảo TCVN 8664-4 (ISO 14644-4).

E.5.9 Thang gấp

Thang gấp phải làm bằng thép không gỉ, nhôm xử lý mạ điện hoặc sợi thuỷ tinh gia cường và không được để lại vùng được kiểm soát của phòng sạch. Thang gấp phải được làm sạch kỹ lưỡng (kh khuẩn hoặc tiệt khuẩn nếu cần thiết) trước khi nhập vải phòng sạch.

E.5.10 Chổi và bàn chải

Chi và bàn chải hoặc các dụng cụ tương tự không được s dụng trong phòng sạch hoạt động vì chúng có thể tạo ra các hạt thô. Bàn chải là các sợi to, cứng nên cũng là một chất bn.

E.5.11 Thùng chứa rác và tái chế

Nguyên liệu đã sử dụng, các sản phẩm phụ và chất thải khác đã tạo ra bên trong phòng sạch phải được dọn dẹp càng sớm càng tốt. Phải cung cấp phương tiện để thu gom, ngăn chặn và bảo quản chất thải để bảo vệ phòng sạch khỏi các nguồn lây nhiễm này trong khi chờ di chuyển. Quy trình di chuyển đã được mô tả trong F.4.10.

Tiêu chí sau đây được xem xét khi lựa chọn chỗ chứa để thu gom các nguyên liu này:

a) bn cht của các nguyên liệu bị loại bỏ hoặc tái chế;

b) các yêu cu an toàn;

c) nguy cơ môi trường;

d)vật liệu che lót và cách lắp đặt;

e) khong chống sàn;

f) kích thước yêu cầu dựa trên cơ sở tn suất thu gom;

g) vật liệu cu trúc;

h) tương thích phòng sạch.

E.5.12 Thm chùi chân phòng sạch và nguyên liệu lót sàn dính

Thảm chùi chân và nguyên liệu lót sàn dính có th sử dụng như là một rào cn để giúp cho việc kim soát vết bn t bàn chân khỏi nhập vào phòng sạch. Kích thước (đặc biệt là chiu dài) và vị trí của thm/lót sàn là yếu tố chính bao trùm hiệu quả về loại bỏ nhiễm bẩn từ bàn chân. Có hai loi thm/lót sàn khác nhau là:

            a) Có thể thải bỏ - Nhiu lớp dính, màng nhựa có bề mặt dính ốp vào nhau. Các lớp bị thi loại vì chúng bị bẩn.

            b) Có thể dùng lại – Thm đàn hồi trùng hợp có bề mặt dính t nhiên, được làm sạch khi bị bn.

E.5.13 Thùng chứa sạch và bao gói

Có thể dùng thùng chứa sạch để vận chuyển và cách ly vật liệu và sản phẩm d bị hỏng đến và đi khỏi phòng sạch trong khi chờ sử dụng hoặc x lý. Độ sạch bề mặt và đặc tính cách ly phải được xem xét với sử dụng đã dự kiến của vật liệu được cha đựng. Phi tuân theo quy trình xut và nhập như đã công bố trong E.4. Có thể cn thiết phải làm sạch thường xuyên đ tránh nhim bẩn tăng cưng trong quá trình sử dụng. Trước khi sử dụng lại. có thể yêu cu làm sạch đặc biệt và kiểm tra v độ sch.

Vt liệu được sử dụng để bo vệ hoặc bao gói sản phẩm thành phm đã được sản xuất trong phòng sạch phải được làm sạch và tương thích với phòng sạch. Việc lựa chọn phải dựa trên cơ sở tạo ra các hạt, nhiễm vi khun, thuộc tính tĩnh điện, khí thi và các mối quan tâm khác. Dây buộc sử dụng trong phm vi phòng sạch phải có cht dính để giữ lại dư lưng ti thiu khi tháo dỡ.

E.5.14 Dụng cụ cm tay, thùng sắt và thiết bị bo dưỡng

Dụng cụ cầm tay phi tương thích với s phân loại phòng sạch các sản phẩm, thiết bị tĩnh và quá trình mà chúng sẽ đi vào tiếp xúc. Chúng phải đưc giữ sạch, không có vết bn tất cả các loi.

Thùng và hộp sắt chứa dụng cụ và thiết bị sửa chữa hoặc chn đoán khác thường không chú ý tới các nguồn nhiễm bẩn. Chúng phải được làm bằng thép không g hoặc vật liệu tổng hợp chống chịu hoặc bảo vệ việc tạo ra hoặc chuyn dời vết bn. Phải tránh bt c việc sử dụng của các vật lng ghép hoặc vách ngăn có thể tạo ra vết bn như bt lỗ t ong, g phủ nhựa vinyl hoặc bia ép (ván gỗ ép). Thùng sắt phải được làm sạch kỹ lưng trên cơ sở thường xuyên và theo lịch trình (với các dụng cụ và thiết bị tháo dỡ) đ đm bảo độ sạch. Dụng cụ và thiết bị phi được làm sạch trước khi đặt tr lại vào trong thùng hoặc hộp sắt. Hộp dụng cụ và hộp sắt phải giữ lại bên trong phòng sạch bất kỳ khi nào có thể. Nếu di chuyển khỏi môi trường, hộp dụng cụ và hộp sắt không bao giờ đưc mở bên ngoài phòng sạch. Yêu cầu làm sạch kỹ lưỡng bên ngoài trước khi được phép nhập tr lại vào bên trong phòng sạch.

Xe kéo hoặc xe đy sử dụng thường xuyên đ di chuyn bo dưng và cung cấp khác đi vào hoặc đi ra khỏi phòng sạch phải được làm sạch kỹ lưỡng trước khi trở lại phòng sạch.

CHÚ THÍCH Các đồ dùng k trên có thể yêu cu tiệt khun hoặc ty trùng ln đầu hoặc thưng xuyên khi sử dụng trong phòng sạch sinh học.

E.5.15 Thiết bị an toàn

Hàng hóa và thiết bị an toàn sử dụng trong phòng sạch ví dụ găng tay hóa học, tạp dề, khiên che mặt và tay, dụng cụ duy trì hô hấp, băng thm hp phụ hoá học và máy dập la phải được lựa chọn để các yêu cu an toàn dự kiến của chúng tương thích với phòng sạch dự kiến.

E.5.16 Tài liệu thành văn bản

Nhiễm bẩn từ tài liệu, trong phạm vi phòng sạch, phi được kiểm soát. Các phương pháp đối với tài liệu phụ thuộc vào mức độ lớn về sử dụng và phân loại phòng sạch.

Giy và các sản phm bng giấy s làm bẩn phòng sạch. Tt c các văn bn được in trên vật liệu không xơ vải, tương thích phòng sạch hoặc phim nhựa dát mỏng chu nhiệt. Thông tin về la chọn của các vật liệu như vậy được nêu trong các tài liệu khác [28]. Sử dụng các vật liệu như vậy cho nhãn, nht ký sử dụng, cm nang sửa chữa thiết bị, các biên bn và sổ ghi chép phi được kiểm soát và giữ mức tối thiu. Nhãn dính cn để lại cht dính tối thiu khi tháo d khỏi b mặt.

Dụng cụ để viết có thể tr thành nguồn nhiễm bẩn cho phòng sạch, sản phẩm hoặc quá trình. Phải tránh bút chì, cục tẩy bằng cao su và đầu bịt bọc bằng n và bút có thể kéo thụt vào. Bút phải là loại bút bi, không kéo thụt vào, có mực bn và thích hợp.

E.5.17 Tài liệu điện t

Sử dụng máy vi tính để làm việc trong quá trình s loại trừ các nhu cầu đối với nhiều nguồn nhim bn ví dụ như s nhật ký, tờ nht ký, tài liệu quá trình và các loại khác. Lp đặt máy tính và thiết bị ngoi vi phải tương thích với sự phân loại của các vtrí dự kiến bên trong phòng sạch.

Máy tính thường sử dụng quạt làm nguội bên trong. Phải cân nhắc và nêu ra không khí thi có thể nh hưng đến phòng sạch và các bề mặt quan trọng bao quanh máy tính như thế nào. Có thể cần các phương pháp dẫn trực tiếp khí thải như vậy tr lại không khí hoặc qua bộ lọc di động, phụ thuộc vào yêu cầu độ sạch.

Bàn phím có các chỗ lõm bao quanh nút bấm có thể chặn giữ và phát tán các hạt. Sử dụng màng liên tục mm hoặc nắp đậy phía trên bàn phím s thuận tiện làm sạch và giảm bớt nhiễm bẩn.

Máy in giao diện với máy tính như vậy phải gìn giữ hoặc cách ly thích hợp và được x thi theo biện pháp tương tự. Bảo dưng máy in phải được tiến hành cẩn thận để tránh phân tán dư lượng vết bn đã tạo ra do các thao tác in n.

E.5.18 Nguyên liệu khác

Các nguyên liệu khác gồm những nguyên liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sn xuất được đưa vào trong phòng sạch. Chúng phải th hiện các đặc tính có thể gây nhiễm thấp nhất cho các ứng dụng dự kiến và sự phân loại phòng sạch. Chúng được nhập và được kim soát theo các biện pháp thích hợp đã mô t trên và phải tương thích với các sn phm và quá trình.

E.6 Bảo quản

Nguyên liệu có thể trở nên bn hoặc mt tác dụng nếu bảo quản không đúng trong khi chờ sử dụng. Bảo quản đúng và các phương pháp bo quản có kiểm soát là điu kiện quyết định để bo toàn hiệu qu của chúng. Chúng được bảo quản trong môi trường bo vệ, khỏi bị phân giã và nhiễm bẩn. Nếu không bảo quản đúng, việc tích luỹ các nguyên liệu không dùng đến trong phòng sạch bộc lộ rủi ro nhiễm bẩn.

Một số cp và loại vt liệu thải được bảo quản trong phòng sạch không quá giới hạn đã quy định. Thông thường các giới hạn này được quy định bi các đại lý hoặc bi chương trình tái chế đã thiết lp đối với phòng sạch. Có thể yêu cầu sử dụng các thùng chứa chuyên dùng.

 

Phụ lục F

(tham khảo)

Làm sạch phòng sạch

 

F.1 Khái quát

Phòng sạch được thiết kế không có nhim bn càng tốt. Điều kiện thuận lợi và các hoạt động bo trì, quá trình sn xut, sự hiện diện và hoạt động của nhân viên và các yếu tố khác có thể tạo ra và phát tán vết bn trên bề mặt của phòng sạch. Do đó, tt c các b mặt phải được làm sạch thường xuyên đủ đề phòng ngừa rủi ro cho quá trình sản xut. Phi quy định quy trình để đm bo chúng đã đưc làm sạch kỹ lưng và hoàn toàn bằng biện pháp thích hợp với thực tế phòng sạch đã giới thiệu đối với tiện nghi. Khi có thể thực hiện được, việc làm sạch phi tránh các hoạt động trong quá trình sản xut. Nếu điu đó là không th, phải đ xut quy trình làm sạch đc biệt để giảm thiểu rủi ro. Thông tin có sẵn trong số các tài liệu s trợ giúp việc làm sạch có hiệu qu phòng sạch[29][31][32].

CHÚ THÍCH Một s quá trình tạo ra vết bẩn như sản phẩm phụ. Phn lớn chúng được nhận biết và cố gng hạn chế vết bẩn khỏi các hoạt động như vậy hơn là ch da vào việc làm sạch để kim soát các vết bẩn.

F.2 Phân loại bề mặt

F.2.1 Quy đnh chung

Độ sạch của các vùng và b mặt phải được phân loại và n định trên cơ sở chúng có thể ảnh hưng đến sản phẩm và quá trình thực hiện trong phòng sạch như thế nào. ng dụng có hiệu quả của việc phân loại này s có lợi cho việc triển khai chính xác kế hoạch làm sạch phòng sch.

F.2.2 Bề mặt quan trọng

Các b mặt được phân loi là quan trọng được đt tại và bao quanh điểm sản xut hoặc chế tạo nơi nhiễm bẩn có thể tiếp cận trực tiếp tới sản phm hoặc quá trình. Các b mặt này phi được giữ sạch nht. Các thiết bị phân tách, bao gồm thiết bị dòng không khí đng hướng, ghế băng hoặc bàn làm việc, thường giúp cho việc kim soát độ sạch của các bề mặt này.

F.2.3 B mặt phòng sạch chung

Tt c các b mặt trong phạm vi phòng sạch không tại đim sn xut hoặc định v tại dòng không khí đổi hướng được coi là "chung". Chúng được làm sạch thường xuyên để phòng nga chuyển dời vết bn lên các b mặt quan trong.

F.2.4 Bề mặt phòng thay đồ và phòng chuyển tiếp

B mặt phòng thay đ và vùng chuyển tiếp có thể bị nhiễm bẩn cao do mc hoạt động cao. Cần thiết phải làm sạch thường xuyên để giảm thiểu mức độ nhiễm bẩn và giảm bớt sự chuyển dời các vết bẩn vào trong phòng sạch.

F.3 Làm sạch cơ bn

F.3.1 Quy định chung

Duy tri đ sạch của phòng sạch là công việc t mỷ. Mức độ làm sạch phải được xác định và các phương pháp cơ bn để đạt được các mức đó phải được triển khai. Sau đó có th áp dụng các phương pháp đã được phô duyệt vào từng b mặt trong phạm vi phòng sạch để đạt được kết quả đã dự kiến[10][29][30][31][32].

F.3.2 Các loại làm sạch cơ bn

Hoạt động làm sạch có thể phân chia thành ba loại khác nhau phụ thuộc vào trạng thái hiện tại và độ sạch dự kiến của bề mặt được làm sạch hoàn toàn. Đó là thô, trung bình và chinh xác, được mô tả như sau:

            - Làm sạch thô bao gồm vic loi bỏ nhiễm bẩn các hạt lớn đường kính thường lớn hơn 50 µm. Nhiễm bẩn các hạt kích thước này thường thy trên sàn và là điển hình của loại mang vào phòng thay đồ và vùng chuyển tiếp. Các vật liệu bị v hoặc đ tràn từ hoạt động hoặc quá trình sn xuất là nguồn bổ sung nhiễm bẩn và kết thúc trên b mặt công tác và sàn làm việc. Xây dựng và hoạt động bảo dưỡng thiết bị cũng có thể thưng tạo ra nhiễm bẩn hạt thô.

            - Làm sạch trung bình bao gồm việc loại bỏ nhiễm bẩn các hạt nhỏ hơn, điển hình đường kính khoảng từ 10 µm đến 50 µm. Thực hiện trên các bề mặt chung của phòng sạch, thường làm sạch đng thời kết hợp với tường, ghế băng và tiền snh. Kích thước này là các hạt còn giữ li sau khi sử dụng phương pháp làm sạch thô. Làm sạch trung bình bổ sung cho mức độ sạch tiếp theo.

            - Làm sạch chính xác là cần thiết để loại bỏ các hạt nhiễm bẩn còn lại đường kính ch yếu nhỏ hơn 10 µm. Thường sử dụng làm sạch chính xác trên hoặc gn các b mặt quan trọng nơi bảo quản và x lý sn phm.

F.3.3 Hút bụi

Làm sạch bng máy hút bụi có thể được sử dụng trong hoạt động làm sạch thô và trung bình như là bước cơ bản đầu tiên để làm sạch c vùng chung và vùng quan trọng. Làm sạch bằng máy hút bụi là điều kiện tiên quyết, không thay thế, để lau dọn bằng bàn chi hoặc khăn lau khô. Làm sạch bng máy hút bụi là có hiệu quả đ loại b các hạt lớn hơn và các mnh vụn khác ví dụ mnh vỡ thuỷ tinh. Làm sạch bằng máy hút bụi phải thực hiện thận trọng, vuốt theo một hướng để giảm thiu nhiễu loạn tại mức sàn và tại chiều cao người vn hành.

Sử dụng máy làm sạch bằng máy hút bụi HEPA/ULPA hoặc hệ thống máy hút bụi tập trung trong nhà. Hệ thống này có thể thích nghi với vật liệu ướt giúp ích cho việc loại bỏ nước thừa và các hạt lơ lng trong và sau quá trình lau bằng bàn chi. Làm sạch bằng máy hút bụi cũng có thể là có ích giúp cho việc nhanh chóng làm khô sau khi lau chi hoàn tất.

F.3.4 Làm sạch ướt

Phương pháp làm sạch ướt là cho chất lng lên bề mặt và loại bỏ cht lỏng bằng phương pháp lau hoặc chân không, phương pháp này có thể áp dụng trong mọi giai đoạn làm sạch. Phương pháp làm sạch ướt gồm:

            - Cọ ra là phương pháp làm sạch thô sử dụng máy hoặc các phương pháp thủ công để loại b vết bn hoặc vùng bị ô nhiễm nặng. Phải tiến hành cn thận để kiểm soát mọi chất bn có thể được tạo ra bởi thiết bị hoặc nguyên liệu đã s dụng trong khi c ra. Quy trình lau dọn hoặc hút chân không được s dụng tiếp theo cọ ra.

            - Lau dọn là phương pháp có hiệu qu trong làm sạch thô hoặc trung bình để loại bỏ nhiễm bẩn. Lau dọn cũng có thể sử dụng để loại bỏ dư lượng từ cht lng bị đ còn lại sau khi hút chân không ướt đã hoàn tất. th sử dụng khăn lau ướt trong các vùng nhỏ hoặc cục bộ. Lau dọn được sử dụng đối với sàn nhà và diện tích lớn khác. Xô thùng lau dọn phải chứa đầy nước kh ion đã lọc sạch hoặc nước cất và thường xuyên thay đi để tránh nhiễm bẩn lại. Bề mặt càng tới hn, càng phải thường xuyên thay nước. Màu sắc của nước ch ra sự cần thiết phải b nước trong xô đi, làm sạch xô và rót đy nước trở lại để s dng trong phương thức làm sạch thô. Vùng trung bình và quan trọng ít cho thy hoặc không màu sắc trong suốt quá trình s dng đã quy định, quy trình làm sạch đối với các vùng này xác định diện tích b mặt cho phép được làm sạch trước khi thay nước. Có th sử dụng hệ thống hai xô (hoặc phức tạp) để gim bớt tần suất thay nước rửa. Có thể bổ sung chất kh khuẩn hoặc cht hoạt tính b mặt. Khăn lau phải vắt hợp lý để tránh quá ướt. Lau chùi ướt sẽ gây ra b mặt ướt được làm khô nhanh hơn. Phương pháp hệ thống, sử dụng các nhịp lau chồng chéo để đm bo làm sạch hoàn toàn bề mặt sàn. Cọ rửa và đi hướng thường xuyên các bề mặt lau giúp tránh tái nhiễm bn của các khu vực sàn đã được làm sạch trước. Phn đầu của khăn lau phi đưc ra thường xuyên để tránh tái nhiễm bẩn. Khăn lau chuyên dùng cũng có sẵn để loại b các vết bn kích thước trung bình khỏi tường và sàn nhà (xem E.5.6).

F.3.5 Làm sạch m

Kỹ thuật lau chùi được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn làm sạch. Quy trình lau chùi hỗ trợ độ sạch trung bình và chính xác cho các b mặt chung và b mặt quan trọng. Khăn lau đã chọn phi được làm m với dung dịch làm sạch thích hợp lựa chọn. Dung dịch lau phụ thuộc vào loại vết bn cn loại b. Việc lau chùi phải thực hiện thường xuyên theo các nhịp lau chồng chéo, đổi hướng, hoạt động t vùng quan trọng lớn nhất đến vùng quan trọng nhỏ nht theo chiu dòng không khí đổi hướng. Giống như khi bắt đu lau chùi, khăn lau phải được gp để cấp cho diện tích b mặt chưa sử dụng. Phải thay khăn lau thường xuyên để tránh truyền nhiễm bẩn đến các phần khác của b mt phòng sạch.

F.4 Làm sạch các bề mặt riêng

F.4.1 Nhận biết b mặt được làm sạch

Tất c các b mặt trong phạm vi phòng sạch có th trở nên nhiễm bẩn và phải được làm sạch tại các khoảng xác định. Điều quan trọng là tt cả các b mặt được nhn biết độ sạch của bề mặt là quan trọng như thế nào để sn phẩm hoặc quá trình thực hiện trong phòng sạch. Sau đó có thể triển khai và quy định kỹ thuật làm sạch đ đm bo đạt được mức độ sạch đã yêu cu.

F.4.2 Sàn và lớp dưới nền

Vết bn thô có th được loại bỏ trước tiên bng máy hút bụi, ví dụ: mnh vụn thuỷ tinh hoặc sn phm. Vùng có các vết bn khó loại bỏ phải được nhn biết và xử lý bng quy trình bàn chải cứng đã xác định trước. Sàn phải được lau chùi ướt hoặc m theo quy trình đã được xác định trước. Nước hoặc dung dịch làm sạch phải thay thường xuyên đ để gim thiểu sự truyn lan của các vết bn đã hoà tan hoặc lơ lng do quá trình làm sạch liên tục. Diện tích sàn lớn hơn có thể được chia thành các mảng d quản lý để rồi công việc có thể bắt đầu theo cách có trật tự. Việc làm sạch được bt đu trong vùng tới hạn và tiếp tục qua các vùng chung, nhưng một vài ứng dụng phòng sạch có thể yêu cầu thủ tục khác nhau. Lặp lại quy trình lau chùi sẽ làm cho bề mặt sạch hơn nếu yêu cầu mức độ sạch lớn hơn.

Trong các giờ vận hành, có thể cần lập hàng rào cách ly khu vực và ch dẫn lại đường đi để tránh nguy cơ các nhân viên cu th b ngã. Lau chùi m hoặc hút chân không ướt sau khi lau chùi sẽ làm tăng tốc độ quá trình khô.

Hệ thống máy giặt ướt/cọ ra, tiếp theo làm sạch bng chân không khô, có thể sử dụng để loại bỏ các vết bn khó di dời và các vết bn sàn. Hệ thống này được mô t trong E.5.8 và phải được làm sạch kỹ lưỡng trước và sau mỗi ln sử dụng.

F.4.3 Tường, ca đi, lưới chắn, ca s và b mặt đứng

Trong phòng sạch dòng đổi hướng, các bề mặt đầu dòng phơi bày sàn phẩm không được làm sạch trong trạng thái vận hành. Chi được làm sạch các bề mặt đầu dòng trong trạng thái ngh hoặc sau khi sn phm đã được chuyển khỏi vùng và được che đy vết bn được loại bỏ bằng việc sử dụng các phương pháp lau chùi theo mục đích riêng hoặc lau lăn tròn. Chọn phương pháp được xác định trên cơ sở trạng thái độ sạch d kiến và cu hình của diện tích được làm sạch. Trong phòng sạch dòng đổi hướng, không được làm sạch b mặt trong quá trình hoạt động bình thường.

F.4.4 Trn nhà, tm khuếch tán và vật c định đèn

Trần và các vt cố định khác hoặc đu dòng hoặc gần cuối vùng làm việc không được làm sạch trong trạng thái vận hành mà phải chờ tới trạng thái nghỉ. Tm khuếch tán và chấn song sắt trn nhà phi được lau chùi cn thận bằng cách sử dụng kỹ thuật làm sạch m. Một số tấm khuếch tán có thể yêu cầu tháo d để ra hoặc thay thế. Vật cố định đèn phải được lau chùi kỹ lưng mỗi khi thay thế bóng đèn.

F.4.5 Bảng và các bề mặt quan trọng nằm ngang khác

Bng và các bề mặt quan trọng nằm ngang khác phải được làm sạch bng cách sử dụng kỹ thuật lau chùi thích hợp đã mô t trên. Có thể sử dụng dung dịch làm sạch đã chp nhận để trợ giúp trong việc loại bỏ vết bẩn. Có thể sử dụng khăn lau m để loại bỏ vết bn, làm việc trong các nhịp đi hướng từ vùng quan trọng lớn nhất đến vùng quan trọng nhỏ nht.

F.4.6 Ghế, đồ đạc và thang phòng sạch

Lau b mặt ghế, đồ đạc và thang t đnh tới đáy. Bao gồm các đệm, giá đ, và bánh xe nếu được trang bị.

F.4.7 Thiết bị tĩnh

B mặt của thiết b tĩnh phi được làm sạch theo sự th hiện nguy cơ cho phòng sạch và sản phẩm. Điều quan trọng là phi chú ý rằng hệ thống ống dẫn cht lỏng, cuộn dây điện và các kết nối thưng cung cp thiết bị tĩnh. Phi thực hiện chăm sóc cn thận để tránh hư hỏng và cắt dời hệ thống ống dẫn và các cuộn dây trong quá trình hoạt động làm sạch.

Thiết bị tĩnh thưng bao hàm các b mặt tới hạn v độ sạch sn phm hoặc quá trình. Các bề mặt này phải được phân loại đ có th lặp chương trình làm sạch thích hp cho từng loại b mặt. Phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các b mặt sau để đảm bảo làm sạch có hiệu quả.

            a) B mặt bên ngoài của thiết bị tĩnh là chung cho môi trưng phòng sạch. Các b mặt này phải được làm sạch theo quy trình đã xác định thích hợp đối với tường, b mặt nằm ngang và thẳng đứng.

            b) Bề mặt bên trong làm thành tường bên trong của thiết b tĩnh và cơ cu chứa trong phạm vi thiết bị. Các tường bên trong thường bao quanh sản phm tới hạn hoặc vùng quá trình. Việc làm sạch các vùng này thường không bắt đầu cho tới khi khi các sn phm hoặc các linh kiện của quá trình được di chuyển khỏi thiết bị. Các b mặt này cũng có thể bị nhiễm bẩn vi các sản phm hoặc dư lượng quá trình, đòi hỏi phải xem xét đặc biệt v an toàn trước khi làm sạch. Cơ cấu chứa trong phạm vi thiết bị tĩnh phải được duy trì và làm sạch định kỳ và phù hợp với quy định kỹ thuật của nhà sn xut và như đã mô t D.5.

            c) Các bề mặt tới hạn của thiết bị tĩnh gần sát sn phẩm hoặc quá trình, gn sát hoặc bao quanh thiết bị và không thể thực hiện khi hiện diện sản phẩm hoặc quá trình. Quy trình và tiến độ để làm sạch phải được triển khai và quy định, tiến hành phù hợp với yêu cầu về độ sạch của sản phẩm và quá trình.

F.4.8 Xe kéo và xe đẩy

Xe kéo và xe đẩy phải được hút bụi hoặc lau chùi, hoặc c hai, bằng cách sử dụng khăn lau và bắt đầu từ đnh tr xuống có sử dụng dung dịch làm sạch thỏa đáng trong vùng chuyển tiếp phù hợp hoặc vùng không tới hạn khác. Phải thực hiện bo dưỡng đặc biệt để đảm bảo các bề mặt lăn của bánh xe không còn mnh vụn có thể đọng lại trên sàn phòng sạch. Lăn xe kéo và xe đẩy trên thm dính có thể giúp cho việc loại bỏ các mnh vụn như vậy khỏi bánh xe.

F.4.9 Bề mặt nguy him của quá trình

Phi triển khai quy trình để vô hiệu hoá các nguy hiểm đang tồn tại trước khi bắt đu quy trình làm sạch phòng sạch thông thường. Sử dụng kỹ thuật làm sạch thích hợp đối với bề mặt có liên quan và đã mô tả trong các điu từ F.3.1 đến F.3.5.

F.4.10 Ghế giao nhau, nguồn cung cấp và trang phục phòng sạch cp cho tủ, két và bề mặt các ngăn khác

Làm sạch bằng chân không tiếp theo việc làm sạch bng lau chùi sẽ loại bỏ có hiệu qu các vết bẩn khỏi b mặt. Các ngăn phải định kỳ b trống để có thể làm sạch phần bên trong.

F.4.11 Thùng rác và thùng đựng hàng

Thùng rác và thùng đựng hàng có thể lót bằng túi nhựa để dễ dàng loại bỏ rác thải và bo vệ bề mặt thùng. Rác thi phải được lấy đi trước khi nó được thu gom số lượng lớn. Túi nhựa hoặc tấm lót không được ly khỏi thùng trong vùng lân cận diện tích tới hạn. Tt c các thùng phải được chuyển tới vùng chung, không tới hạn trước khi mọi rác thải được lấy ra. Điều này có thể thực hiện như đã yêu cu hoặc tại cuối của mỗi ca làm việc. Chúng phải được bỏ trống, làm sạch và lót lại. nếu yêu cầu, trước khi đưa dùng tr lại.

F.4.12 Thảm chùi chân phòng sạch và lát dính sàn

Thảm chùi chân và lát dính sàn phải thưng xuyên được làm sạch và bảo dưỡng trong các ngày làm vic bình thường.

Thảm chùi chân phòng sạch và lát dính sàn được s dụng thường xuyên như đã yêu cầu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thảm với b mặt có thể hồi phục phải được làm sạch thường xuyên. Sau khi lau chùi ướt, sử dụng chổi cao su để kéo vết bn và nước vào các cạnh đã được lau chùi khô. Có thể s dụng hút ướt với phần đầu chổi cho mục đích này.

Thảm chùi chân có thể ly đi, bề mặt dính được làm sạch bằng cách bốc từ từ từng góc rồi lăn màng v phía giữa của thảm cho tới khi lớp dính được loại bỏ.

F.5 X lý bề mặt

F.5.1 Quy định chung

Những ứng dụng phòng sạch đặc biệt đòi hi x lý bề mặt phòng sạch hoặc hoàn thiện được áp dụng cho bề mặt phòng sạch, để cung cp các đặc trưng mà thông thường không tồn tại. Những x lý này có th bo vệ các sản phm đang được sản xuất trong phòng sạch, nhưng phải được cân nhắc rất cn thận. S dng xử lý và hoàn thiện bề mặt, sau khi làm sạch, phải tránh nếu hoàn toàn có thể. Những xử lý này làm giảm giá trị theo thời gian và sẽ làm tổn hại độ sạch của phòng sạch. Ngoài ra, những x lý này có thể đặt ra rủi ro nhiễm bẩn quá trình hoặc sản phm nếu không sử dụng hoặc bảo dưỡng hợp lý. Bề mặt đã nhn các x lý này phải định kỳ kim tra hoặc th để đảm bảo chúng không làm tổn hại phòng sạch. Sau đó có thể thực hiện các bước để khc phục tình huống.

F.5.2 X lý chống tĩnh điện

Có th áp dụng vật liệu chống tĩnh điện cho các bề mặt để giảm thiểu tích tĩnh điện. X lý b mặt bng chất chống tĩnh điện phi được tiến hành cn thận. Sử dụng không đúng sẽ dẫn đến các đặc trưng chống tĩnh điện, không đồng nhất, và dư lượng chất này có thể tr thành nguồn nhiễm bẩn. Lớp phủ ngoài phi có chiều dày đ để tạo tác dụng nhưng phải đ mỏng để tránh bong tróc và tạo ra nhiễm bẩn. Các đặc trưng b mặt chống tĩnh điện thưng có th đạt được một cách gin đơn bằng sự thay đổi độ m của không khí cung cấp cho phòng sạch.

F.5.3 Khkhun

Chương trình làm sạch giúp cho việc kiểm soát vi sinh vật được triệt để. Tuy nhiên, các chi nhánh công nghiệp và pháp luật nào đó có thể yêu cu các quy trình khử khun bổ sung cho quy trình làm sạch thông thường. Hiệu qu của chất khử khun và các phương pháp sử dụng để kh khun phải được xác định cho từng phòng sạch. Nói chung, hiệu lực của chất khử khuẩn là hàm số của loại chất khử khuẩn, nng độ cht khử khuẩn, nhiệt độ của dung dịch và thời gian tiếp xúc lên b mặt đưa khử khuẩn. Một số cht kh khuẩn có thể làm hỏng bề mặt phòng sạch ( dụ các hợp cht clo bazơ lên thép không gỉ) nếu chúng không được loại b thích hợp, và có thể là độc nếu chúng lắng đọng lên sản phm. Hơn nữa, các cht kh khuẩn có thể không ch độc khi tiếp xúc trực tiếp với sản phm mà còn khi dư lượng lưu giữ trên b mặt. Do đó, ra bề mặt có thể là hợp lý đ loại b dư lượng như vậy. Các chất khử khun có thể gây tác dụng có hại cho nhân viên nếu sử dụng không đúng.

F.6 Nhân viên làm sạch

Chương trình đào tạo đặc biệt phải được cung cp cho mọi nhân viên thực hành trong hoạt động phòng sạch. Nhân viên đặc biệt phải được ch định cho từng phn của chương trình làm sạch. Bổ nhiệm làm sạch phòng sạch cho nhân viên làm sạch chuyên nghiệp là hoàn toàn phổ biến. Nhân viên được đào tạo đúng cách thức thường được b nhiệm để làm sạch các b mặt làm việc.

F.7 Chương trình làm sạch

F.7.1 Chun bị chương trình làm sạch

Việc phân loi các loại khác nhau của bề mặt phòng sạch và tốc độ mà chúng tr nên nhiễm bẩn phải nhận thức được khi xác lập chương trình làm sạch. Phải quy định lịch để đm bo việc làm sạch được thực hiện đ thường xuyên để duy trì độ sạch đã yêu cu cho phòng sạch. Thử nghiệm và đánh giá nhiễm bẩn bề mặt sẽ có trong lịch. Các yêu cầu quá trình và sản phm trong phạm vi phòng sạch phi xác định được các nhiệm vụ làm sạch cần phi hoàn thành trong một ngày, hàng tuần hoặc các cơ sở định kỳ khác [29].

Phải làm theo các bước sau đây khi chun bị chương trình làm sạch.

            a) Phân loại tất cả các bề mặt thành b mặt quan trọng, b mặt chung hoặc các bề mặt khác.

            b) Xác đnh phương pháp làm sạch tốt nht và x lý bề mặt để đạt đưc mức độ sạch dự kiến.

            c) Xác định tn số làm sạch yêu cầu đ duy trì mức độ sạch d kiến cho mỗi loại bề mặt.

            d) Xác định hoạt động làm sạch nào có thể hoàn thành trong giờ làm việc bình thường.

            e) Chun bị lịch làm sạch.

            f) Quyết định người vận hành phi thực hiện bộ phận nào của lịch làm sạch.

            g) Lựa chọn cụ th các nguyên liệu, thiết bị, dung dịch làm sạch và các x lý b mặt cho các phương pháp đã quy định.

            h) Đào tạo tất cả nhân viên v trình độ yêu cu bao hàm trong chương trình phòng sạch.

            i) Cung cấp các tiện nghi bảo quản thích hợp đối với các nguyên liu làm sạch đã yêu cầu

            j) Quyết định theo dõi kết quả làm sạch và phn ứng với các vấn đề không nht quán như thế nào.

            k) Thiết lập tất c các hồ sơ tiến độ sao cho chúng có thể được soát xét và quản lý có hiệu qu.

F.7.2 Lch chương trình làm sạch

Hầu hết các hoạt động làm sạch được thực hiện trong lịch thường xuyên và định kỳ. Các hoạt động làm sạch khác được thực hiện theo lịch nhưng không thường xuyên. Một số hoạt động làm sạch phải được thực hiện để phn ứng với các trường hợp tạo ra nhiễm bẩn và không phải là đối tượng trong lịch trình bình thường. Thông thường, liệt kê dưới đây, có thể được sử dụng là hướng dẫn, nhưng phải điều chnh theo các nhu cu của phòng sạch và trên cơ sở đánh giá rủi ro và ước lượng làm sạch.

F.7.3 Làm sạch thông thường

Làm sạch thông thường bao gồm tt c các nhiệm vụ được tiến hành thưng xuyên đ để giảm bớt rủi ro nhiễm bẩn khỏi lan truyền tới các bề mặt quan trong. Nhiệm vụ gắn liền với làm sạch thông thường của phòng sạch có thể là được thực hiện một số lần mỗi ngày, một ln trong ngày, hoặc từng vài ngày phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro. Nhiều nhiệm vụ có th được phép trong thời gian làm việc, ví dụ loại bỏ rác thải, hút bụi, lau sàn và lau chùi b mặt trong phòng thay đồ. vùng chuyển tiếp và vùng chung ví như tin sảnh. Mỗi phòng trong phạm vi phòng sạch có thể cần một bản chương trình làm sạch riêng phụ thuộc vào tính tới hạn của độ sạch liên quan với sn phm hoặc quá trình.

Phòng thay đ hoặc vùng chuyn tiếp phải được làm sạch ít nht một lần mỗi ngày. Các phòng này có thể chứa chp mức nhiễm bẩn cao do mc độ hoạt động cao của nhân viên. Do đó, yêu cầu làm sạch thường xuyên hơn phòng sạch sản xuất để kiểm soát mức độ sạch và giảm bớt cơ hội lan truyền vết bn. Làm sạch thông thường sẽ làm tăng mức độ sạch trong phạm vi diện tích phòng sạch chung. Phải thực hiện triệt để các quy trình hút bụi và lau chùi đã mỗ tả trong các Điu F.3.3 và F.3.4 Thảm chùi chân lớp dán sàn phòng sạch được sử dụng (đã mô t trong F.4.12) nhưng có tn số lớn hơn đ phòng ngừa sự di trú của vết bn đưa vào phòng sạch.

F.7.4 Làm sạch định kỳ

Các bề mặt không được làm sạch thường xuyên phải đưc làm sạch định kỳ. Phải đặc biệt chú ý đến các nhu cầu để thực hiện đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phm trong quy trình làm sạch.

Nhiều bề mặt phải được làm sạch hàng tun (tc là ít nhất một ln trong suốt thời kỳ 7 ngày). Sn phẩm có thể cn được bao ph hoặc lấy khỏi vùng thực hiện dịch vụ trong tuần.

Các b mặt thể hiện ít rủi ro có thể đưa vào lịch trình làm sạch ít thường xuyên hơn. Loại làm sạch ít thường xuyên này phải được thực hiện một lần mỗi tháng hoặc khoảng thời gian rộng hơn. Bản tiến độ phải phản ánh các khoảng ít thường xuyên này.

Bố trí thực hiện làm sạch triệt để toàn bộ tiện nghi phòng sạch, từ đỉnh tới đáy, trong một lịch trình. Làm sạch triệt để bao gồm vùng bảo quản, vùng dịch vụ, hệ thống đường ống và lắp ráp. Làm sạch triệt để thường hoàn thành trong quá trình đóng cửa thiết b chức năng kéo dài hoăc trong thời gian cuối tun, các ngày nghỉ hoặc đóng cửa thiết bị theo kế hoạch khác. Phòng sạch hot động liên tục chỉ đóng ca không thưng xuyên và có thể ch với thời gian nào đó khi việc làm sạch triệt để có thể hoàn thành. Phải thực hiện tăng cường hiệu quả làm sạch trong thời gian này để hoàn thành nhiệm vụ.

F.7.5 Làm sạch trong và sau khi xây dựng hoặc bo dưỡng

Làm sạch hiệu quả trong quá trình xây dựng phòng sạch là rất cần thiết để kiểm soát và loại trừ các nguồn lây nhiễm có thể ảnh hưng đến phòng sạch hoạt động sau này. Ph lục D cung cp hướng dẫn v các hoạt động bo dưng. Ví dụ sơ đồ 10 giai đoạn làm sạch trong F.9 có thể sử dụng đ trợ giúp trong việc lập kế hoạch, chp hành và lp h sơ các kết qu.

F.7.6 Làm sạch trong các tình huống khẩn cp

Phải xây dng các quy trình để đảm bảo rằng công việc đang tiến triển. Quá trình và môi trường phòng sạch chưa hoàn thành trong trường hợp vẫn còn nhiễm bẩn thô. Dụng cụ và nguyên liệu chuyên dùng phải có sẵn để vô hiệu hoá hoặc kiểm soát mọi tình huống nguy hiểm có thể xut hiện. Phải tạm thời ngưng công việc trong vùng cho rằng rò r vẫn còn mc độ sạch đã đạt được. Các trường hợp có thể ảnh hưng đến làm sạch đặc biệt gồm:

a) việc tình cờ xảy ra về môi trường (ví d vật tiện dụng hư hỏng, tràn đ, thiết bị ch yếu bị hỏng, sản phm bị vỡ, nguy cơ sinh học, .v.v..);

            b) sai lỗi quy trình làm sạch thông thường dẫn đến nhiễm bẩn tăng tới mức không chấp nhận được;

c) Theo dõi phát hiện sự xuất hiện của vết bẩn không chấp nhận.

F.8 Theo dõi hiệu quả làm sạch và thử nghiệm

F.8.1 Nhiễm bẩn hạt

Thiết bị, dụng cụ hoặc các bề mặt phòng sạch có thể yêu cu th nghiệm độ sạch và theo dõi sau khi làm sạch. Người sử dụng có trách nhiệm v lựa chọn phương pháp kim tra độ sạch thích hợp. Mức độ có thể chp nhận của độ sạch phải được xác định đối với từng yếu tố hoặc đặc trưng sẽ ảnh hưng đến sn phm hoặc quá trình trong phòng sạch. Người sử dụng phải quy định các giới hạn cho các phép th được thực hiện. Khi có thể, các giới hạn được xác định từ các phép đo thực tế, sử dụng các phương pháp th. Kiểm tra nhiễm bẩn b mặt thông thường phải được xác định và tiến hành để đảm bảo rằng các mc đã quy định vẫn được duy trì[24][31][34].

Có thể s dụng kỹ thuật kiểm tra bng quan sát để xác định độ sạch bề mặt. B mặt quan sát sch chứng tỏ không có vết bn có thể thy được mà không cn phóng đại. Kiểm tra bng quan sát có thể hoàn thành có hoặc không có trợ giúp của nguồn sáng trắng cường độ cao hoặc nguồn sáng cực tím. B mặt làm sạch bng lau chùi có th được chứng tỏ bằng cách một khăn lau sạch lướt qua b mặt sạch. Việc kim tra này trợ giúp phát hiện các vết bn nhìn thấy có thể bám vào b mặt khăn lau ch ra sự cần thiết phải làm sạch thêm nữa. Khăn lau nhuộm màu là có sẵn từ một số nhà cung cấp và có thể có ích trong việc phát hiện một số dạng nhiễm bẩn. Có thể xem xét các phương pháp khác, bao gồm:

a) phương pháp nâng băng[33];

b) phương pháp phát hiện hạt b mặt[30].

CHÚ THÍCH Phương pháp bổ sung để đo độ sạch b mặt trong vùng quan trọng được mô t trong các nguồn khác[10][30][31][34][35][36].

F.8.2 Nhim bẩn vi sinh

Sự đa dạng của các phương pháp và sơ đồ ly mẫu tồn tại để phát hiện lây nhiễm vi sinh trong phòng sạch. Chúng đưc mô t trong các tài liệu khác[26][32]. Các phương pháp sau là chung nhất:

a) các tm tiếp xúc (đối với b mặt phng);

b) lau bề mặt (đối với b mặt không bằng phẳng).

F.9 Chương trình xây dựng liên quan làm sạch

Phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng, chương trình 10 giai đoạn sau đây có thể được sử dụng hiệu quả cho tiến độ, b nhiệm và hồ sơ quy trình làm sạch được yêu cu trong các giai đoạn khác nhau của hoạt động xây dựng [xem TCVN 8664-4 (ISO 14644-4) Phụ lục E].

Bng F.1 - Các giai đoạn của chương trình xây dựng liên quan làm sạch

Giai đoạn

Mục đích

Bên chịu trách nhiệm

Phương pháp

Tiêu chuẩn

Giai đoạn 1 - Làm sạch trong phá d hoặc xây dựng ban đầu như lắp khung ng

Phòng ngừa nồng độ bụi không cần thiết các vị trí khó tiếp cận khi xây dựng xong

Nhà thầu. Nếu nhà thầu xây dựng không có kinh nghiệm trong làm sạch phòng sạch, nên thuê nhà thầu có ngh làm sạch chuyên làm sạch phòng sạch

Hút bụi vào lúc hoàn thiện

Quan sát độ sạch

Giai đoạn 2- Làm sạch trong lắp đt tiện ích

Loi bỏ các vết bn cục bộ gây ra bởi lp đặt điện, khí, nước, ..v.v

Kỹ sư lắp đt

Hút bụi; lau chùi hệ thống ống dn và đồ đạc cố định bằng khăn lau m. Sử dụng hút bụi và/hoặc vật liệu làm sạch khác, nếu cần

Quan sát độ sạch

Giai đoạn 3-Làm sạch trong xây dựng ban đu

Làm sạch tt c các vết bn nhìn thy từ trần, tường, sàn. (lắp bộ lọc), ..v..v.. sau khi hoàn thành hoạt động xây dựng và lắp đặt

Nhà thầu làm sạch

Hút bụi; lau chùi hệ thống ng dẫn và đồ đạc c định bằng khăn lau ẩm. Áp dụng cht bịt kín bảo vệ sàn là hoạt động chung. Nếu là cần thiết, phải áp dụng vào lúc này

Quan sát độ sạch

Giai đoạn 4-Chuẩn bị đ lắp đặt hệ thng ống dẫn máy điu hoà không khí

 

Làm sạch mọi bụi khỏi công đoạn hệ thống ống dẫn trước khi s dụng lắp đặt máy hút bụi và khăn lau. Lúc đó, m đu cho phòng sạch phải là áp suất dương

Kỹ sư lắp đặt và nhà thu làm sạch

Hút bụi; lau chùi bằng khăn lau m

Lau chùi sạch

 

Bng F.1 (tiếp theo)

Giai đoạn 5-

Làm sạch trước khi lp tất cả bộ lọc không khí vào hệ thống

Loại bỏ bụi tích tụ hoặc lắng đọng, hoặc cả hai, khỏi trn, tường, và sàn

Nhà thu làm sạch

Lau chùi bng khăn lau m

Lau chùi sạch

Giai đoạn 6 – Lp bộ lọc (HEPA/ULPA) vào hệ thng không khí

Loại bỏ vết bn có khả năng gây ra bi hoạt động không ngừng gia tăng

Kỹ sư/kỹ thuật viên máy lọc HVAC

Làm sạch tất cả các cạnh trên tt c các bên

Lau chùi sạch

Giai đoạn 7- Điều chnh thiết b điều hoà không khí

Loại bỏ bụi lơ lng khỏi dòng không khí và gây ra áp suất dư bao gồm bộ loc

Kỹ sư/kỹ thuật viên máy lọc HVAC

Vận hành máy điều hòa không khí

Lau chùi sạch

Giai đoạn 8 -Nâng cp phòng thành sự phân loại đã quy định

Loại bỏ tất cả bụi tích tụ và bám dai khỏi từng b mặt (trn, tường, thiết bị, sàn)

Nhân viên ngh nghiệp làm sạch phòng sạch chuyên hướng dẫn về các quy chuẩn, lộ trình và cách vận hành

Lau chùi bng khăn lau m

Lau chùi sạch

Giai đoạn 9- Phê chun lắp đặt

Kiểm tra phòng sạch về các đặc tính thiết kế đã mô t. Khách hàng chp nhận

Kỹ sư lắp đặt và kỹ sư chứng nhn

Theo dõi hạt trong không khí và b mặt, tốc độ, nhiệt độ và độ m không khí

Khăn lau. Các kết qu phải phù hợp với tiêu chun thiết kế đã thỏa thuận

Giai đoạn 10- Làm sạch hàng ngày và định k

Bảo dưỡng phòng sạch phù hợp lâu dài với đặc tính đã thiết kế. Làm sạch sinh học và bắt đu th nghiệm v phòng sạch sinh học

Quản lý phòng sạch/nhà thầu làm sạch

Liệt kê trong các điều từ F.1 đến F.8

Chương trình làm sạch cho phòng sạch, gii thích v các yêu cu của quá trình sản xut và khách hàng. Th nghiệm thường xuyên các thông số vn hành tới hạn

CHÚ THÍCH 1 Trong các giai đoạn từ 4 đến 10, tt c các linh kiện hiệu sut cao và độ sạch cực cao như các bộ lọc, ống dẫn.... phải để v trí được bảo vệ bng ph nhựa hoặc nắp lá trên c hai đu. Ch lấy các np khi chuẩn bị sử dụng.

CHÚ THÍCH 2 Trong các giai đoạn từ 6 đến 10, tất c các hoạt động phải mang trang phục phòng sạch đã mô tả.

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

 

[1] Pierson, M.D. and Cortett. D.A. Jr HACCP Principles and applications. (Nguyên tắc và các ứng dụng HACCP) New York: Van Nostrand Rheinhold, 1992

[2] IEC 60812:1985 Analysis techniques for system reliability - Procedure for failure mode and effects analyis (FMEA) [Kỹ thuật phân tích về độ tin cậy của hệ thống - Quy trình về kiểu sai lỗi và hiệu quả phân tích) Geneva. Switzerland: Commission Electrctechnique Intcmotionale/lntemationa! Commission

[3] Palady P., FMEA, failure modes and effect analysis (FMEA, kiểu sai lỗi yà hiệu quả phân tích) West Palm Beach, Florida: PT Publications, Inc., 1995

[4] IEC 61025:1990 Fault tree analysis (FTA) (Phân tích cây lỗi) Geneva, Switzerland: Commission Electrotechnique Internationale/lntemational Commission

[5] Whyte, W.:Cleanroom Technology - Fundamentals of Design, Testing and Operation (Công nghệ phòng sạch – Cơ sở thiết kế, thử nghiệm và vận hành). West Susex: J. Wiley and Sons. 2001

[6] IEST-RP-CCO27.1:2003 Personnel practices and procedures in cleanroom and controlled environments (Thực hành nhân viên và các quy trình trong phòng sạch và môi trường được kiểm soát). Rolling Meadows, llinois: Institute of Environmental Sciences and Technology

[7] AS 20131:1989 Cleanroom garments: Product requirements (Dệt may phòng sạch: các yêu cu sn phẩm). North Sidney: Standards Association of Australia

[8] IEST-RP-CC003.3:2003 Garment system considerations in cleanrooms and other controlled environments (Xem xét hệ thống dệt may trong phòng sạch và môi trường được kiểm soát khác). Rolling Meadows, llinois: Institute of Environmental Sciences and Technology

[9] VCCN-RL-6.2:1996 Cleanroom garments: Recommended practices for choice, logistics and use of cleanroom garments (Dệt may phòng sạch: Giới thiệu thực tế để lựa chọn, hậu cn và sử dụng áo quần phòng sạch). Amer stood: Dutch Society of Contamination Control (Dutch language only)

[10] VDI 2083 Part 4:1996 Texticles technoloby - Surface cleanliness (Công nghệ dệt - Độ sạch b mặt). Berlin: Beuth Veriag GmbH

[11] ISO 9237:1995 Textiles - Determination of the permeability of fabrics to air (Vải dệt - Xác định độ thấm của sợi trong không khí).

[12] ASTM-D737-96:1996 Test method for air permeability of textile fabrics (Phương pháp thử vêd độ thm không khí của sợi dt). West Conshohocken, Pennsylvania: American Society for Testing and Materials

[13] JIS B 9923:1997 Methods for sizing and counting particle contaminants in and on clean room garments (Phương pháp định kích cỡ và đếm nhiễm bẩn hạt trong và trên quần áo phòng sạch). Tokyo: Japanese Industrial Standards

[14] ASTM-F52-68:1989 Standard methods for sizing and counting particle contaminantion in non cleanroom garments (Phương pháp chuẩn để định cỡ và đếm nhiễm bẩn hạt trong qun áo không phòng sạch). West Conshohocken, Pennsylvania: American Society for Testing and Materials

[15] EN 1149-1:1994 Protective clothing - Electrostatic properties - Part 1: Surface resistivity (test methods and requirements (Trang phục bo hộ - Tính chất tĩnh điện – Phn 1: Điện trở suất bề mặt (Phương pháp thử và yêu cầu)

[16] IEST-RP-CC022.1:1992 Electrostatic charge in cleanrooms and other controlled environments (Tích tĩnh điện trong phòng sạch và mỗi trường được kiểm soát khác) Rolling Meadows, llinois: Institute of Environmental Sciences and Technology

[17] VCCN-RL-5.1996 Thermal comfort: Recommended practices for thermal comfort requirements for people working in cleanroom (Tiện nghi nhiệt: Thực tiễn về các yêu cầu tiện nghi nhiệt đối với nhân viên làm việc trong phòng sạch). Amersfoort: Dutch Society of Contamination Control (Dutch language only)

[18] ISO 11092:1993 Textiles - Physiological effects - Measurement of thermal and water-vapour resistance under steady-state conditions (sweating guarded-hotplate test) [Vi dệt - Ảnh hưởng sinh lý - Đo độ bn nhiệt và hơi nước trong trang thái chờ (phép thử hấp tấm nhiệt bo vệ)]

[19] BS 209:1990 Water vapour permeable apprel fabrics (Vi y phục thấm hơi nước). London: British Standard Institute

[20] ISO 7730:1994 Moderate thermal environments - Determination of the PMV and PPO indices and specification of the conditions for thermal comfort (Môi trường nhiệt trung bình - Xác định chỉ số PMV và PPO và yêu cầu kỹ thuật của các điều kiện về tiện nghi nhiệt)

[21] AS 2013-2:1989 Cleanroom garments: processing and use (Quằn áo phòng sạch: Gia cõng và sử dụng). North Sidney: Standards Association of Australia

[22] IEST-RP-CC005.3:2003 Gloves and finger cots used in cleanrooms and other controlled environments (Găng tay và ngón tay sử dụng trong phòng sạch và môi trường được kiểm soát khác). Rolling Meadows, llinois: Institute of Environmental Sciences and Technology

[23] VCCN-RL-6.3:1996 Rules for behavious in the cleanroom: Recommended practices for personnel behavior in cleanroom (Quy tắc ứng sử trong phòng sạch: Thực hành về ứng xử của nhân viên trong phòng sạch). Amersfoort: Dutch Society of Contamination Control (Dutch language only)

[24] IEST-RP-CC026.1:1995 Cleanroom operations (Vn hành phòng sạch). Rolling Meadows. Ilinois: Institute of Environmental Sciences and Technology

[25] JIS B 9926:1991 Test methods for dust generation from moving mechanims (Phương pháp thử về tạo bụi từ cơ giới di động). Tokyo: Japanese Industrial Standards

[26] IEST-RP-CC023.1:1993 Microorganisms in cleanrooms (Vi sinh vt trong phòng sạch). Rolling Meadows, Illinois: Institute of Environment Sciences and Technology

[27] IEST-RP-CC004.2:1992 Evaluating wiping materials used in cleanrooms and other controlled environments (Đánh giá nguyên liệu hệ thống đường ống sử dụng trong phòng sạch và môi trường được kiểm soát khác). Rolling Meadows, Illinois: Institute of Environment Sciences and Technology.

[28] IEST-RP-CC020.2:1996 Substrates and forms for documentation in cleanrooms (Chất nền và hình thái hồ sơ trong phòng sạch). Rolling Meadows, Illinois: Institute of Environment Sciences and Technology

[29] JACA Number 2:1992 Guidance for cleaning of clean room facilities (Hướng dẫn làm sạch các tiện ích tronq phòng sạch). Tokyo: Japan Air Cleaning Association (Japanese language only)

[30] IEST-RP-CC018.3:2002 Cleanroom housekeeping - Operating and monitoring procedures (Công việc qun gia phòng sạch - Quy trình vận hành và theo dõi). Rolling Meadows, Illinois: Institute of Environment Sciences and Technology

[31] VCCN-RL-4:1996 Surface cleanliness: Recommended practices for microbiological and particle surface cleanliness, and cleaning in cleanrooms (Độ sạch bè mặt: thực hành vẻ vi sinh và độ sạch bè mặt hạt, và làm sạch trong phòng sạch). Amersfoort: Dutch Society of Contamination Control (Dutch language only)

[32] JACA Number 32:1996 Guidance for cleaning of biological clean room facilities (Hướng dẫn làm sạch sinh học các tiện ích trong phòng sạch). Tokyo: Japan Air Cleaning Association (Japanese language only)

[33] ASTM-E 1216-87:1987 Practice for sampling for surface particulate contamiation by tape lift (Thực hành lấy mẫu vết bẩn bề mặt bằng dãi nắng). West Conshohocken, Pennsylvania : American Society for Testing and Materials

[34] JACA Number 22:1988 A guidline of measuring methods for surface particle contamination (Hướng dẫn phương pháp do nhiễm bẩn hạt bề mặt). Tokyo: Japan Air Cleaning Association (Japanese language only)

[35] JACA Number 30:1993 The report of the surface contamination control technology survey committee (Báo cáo của Ủy ban khảo sát công nghệ kiểm soát nhim bẩn b mặt). Tokyo: Japan Air Cleaning Association (Japanese language only)

[36] IEST-RP-CC1246D:2002 Product Cleanliness Levels and contamination control program (Mức độ sạch sản phẩm và chương trình kiểm soát lây nhiễm). Rolling Meadows, Illinois: Institute of Environment Sciences and Technology

[37] VDI 2083 Part 6: 1996 Cleanroom techmology - Personnel at the clean work place (Công nghệ phòng sạch - Nhân viên tại vị trí làm việc sạch). Berlin: Beuth Verlag GmbH

[38] JACA Number 14C:1992 Guidance for operation ofclean rooms (Hướng dn vn hành phòng sạch). Tokyo: Japan Air Cleaning Association (Japanese language only)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi