Tiêu chuẩn TCVN 8583:2010 Lựa chọn chất chỉ thị sinh học tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8583:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8583:2010 ISO 14161:2009 Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe-Chất chỉ thị sinh học-Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng và trình bày kết quả
Số hiệu:TCVN 8583:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8583:2010

ISO 14161:2009

TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC - HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN, SỬ DỤNG VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Sterilization of health care products - Biological indicators - Guidance for the selection, use and interpretation of results

Lời nói đầu

TCVN 8583:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 14161:2009;

TCVN 8583:2010 do Viện Trang thiết b và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời gii thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn lựa chọn, sử dụng và trình bày kết quả của chất chỉ thị sinh học khi dùng để triển khai, đánh giá xác nhận và theo dõi các quá trình tiệt khuẩn. Các quy trình mô t trong tiêu chuẩn này mang tính chất chung và bản thân chúng không cu thành một chương trình triển khai, đánh giá xác nhận hoặc theo dõi toàn diện việc tiệt khun các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Mục đích của tiêu chun này không nhằm bắt buộc sử dng các chất chỉ th sinh học trong một quá trình nhưng nếu chúng được sử dụng thì tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn lựa chn và sử dụng đúng nhằm ngăn ngừa các kết qu sai.

Trong tiêu chuẩn này, người sử dụng sẽ tìm thy hướng dẫn về lựa chọn cht chỉ thị sinh học đúng cho quá trình tiệt khuẩn cụ thể và các thông s quan trọng cũng như hướng dẫn về sử dụng phù hợp.

Người sử dụng nên chọn chất chỉ thị sinh học phù hợp với phương pháp cụ thể được sử dụng. Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn khác nhau được sử dụng ph biến, và các nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học không th lường trước được mọi khả năng sử dụng sản phẩm có thể xảy ra. Do đó, nhà sản xuất ghi nhãn chất chỉ thị sinh học theo mục đích sử dụng dự kiến của chúng. Trách nhiệm của người sử dụng là lựa chọn, sử dụng, khôi phục và gii thích các kết quả phù hợp với phương pháp tiệt khuẩn cụ thể sử dụng.

Tính năng được chứng nhận của chất chỉ thị sinh hc có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi điều kiện bảo quản và vận chuyển trước khi sử dụng, bi cách sử dụng chất chỉ th sinh học hoặc do các thông số của phương pháp tiệt khuẩn. Ngoài ra, quy trình sử dụng sau khi thực hiện quá trình, bao gồm c nhiệt độ tăng nhanh và loại môi cht cấy, nhà cung cấp và lô cụ thể, có thể ảnh hưởng đến sức kháng xác định được như một chức năng phục hồi và tăng trưởng. Vì thế, cn phải tuân thủ các khuyến nghị của nhà sản xuất cht chỉ thị sinh học đối với việc bảo quản và sử dụng. Sau khi tiếp xúc, chất chỉ thị sinh học cần được chuyn (nếu có thể) và vô khun như quy định của nhà sản xuất.

Cn chú ý rằng chất chỉ thị sinh học không nhằm ch ra rằng sản phẩm được tiệt khuẩn là vô khuẩn. Chất chỉ thị sinh học được dùng đkiểm nghiệm hiệu lực của phương pháp tiệt khun cho trước và thiết bị sử dụng, bằng cách đánh giá khả năng tiệt khuẩn theo khái niệm mức đảm bảo vô khuẩn. Nhân viên được đào tạo phù hợp cần tiến hành những nghiên cứu này.

TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC - HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN, SỬ DỤNG VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Sterilization of health care products - Biological indicators - Guidance for the selection, use and interpretation of results

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn lựa chọn, sử dụng và trình bày kết quả từ việc ứng dụng chất chỉ thị sinh hc khi được sử dụng trong triển khai, đánh giá xác nhận và theo dõi thường quy các quá trình tiệt khuẩn.

CHÚ THÍCH 1  Xem ví dụ, bộ tiêu chun ISO 11138.

CHÚ THÍCH 2  Thông tin chung trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng hữu ích đối với các phương pháp và các cht chỉ thị sinh học hiện chưa được đề cập trong các tiêu chuẩn hiện hành, ví dụ như các phương pháp tiệt khuẩn mới và đang xây dựng.

Tiêu chuẩn này không xem xét các phương pháp ch dựa trên việc loại trừ vi sinh vật tự nhiên, ví dụ như lọc.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các quá trình kết hợp sử dụng, ví dụ, máy giặt tẩy hoặc rửa và làm nóng đường ống.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các quá trình tiệt khuẩn chất lỏng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cn thiết đ áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công b thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7392-1 (ISO 11135-1), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Etylen oxit - Phần 1: Yêu cầu về triển khai, đánh giá xác nhận và kim soát thường quy quá trình tiệt khuẩn thiết b y tế

ISO 11138-1:2006, Sterllization of health care products - Biological indicators - Part 1: General requirements (Tiệt khuẩn sản phm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phn 1: Yêu cầu chung)

ISO 11138-2, Sterilization of health care products - Biological indicators - Part 2: Biological indicators for ethylene oxide sterilization processes (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 2: Chất chỉ thị sinh học dùng cho quá trình tiệt khuẩn etylen oxit)

ISO 11138-3, Sterilization of health care products - Biological indicators - Part 3: Biological indicators for moist heat sterilization processes (Tiệt khun sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 3: Chất chỉ thị sinh học dùng cho quá trình tiệt khuẩn nóng m)

ISO 11138-4, Sterilization of health care products - Biological indicators - Part 4: Biological indicators for dry heat sterilization processes (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 4: Chất chỉ thị sinh học dùng cho quá trình tiệt khuẩn nóng khô)

ISO 11138-5, Sterilization of health care products - Biological indicators - Part 5: Biological indicators for low-temperature steam and formaldehyde sterilization processes (Tiệt khuẩn sn phẩm chăm sóc sức khỏe - Cht chỉ thị sinh học - Phần 5: Chất chỉ thị sinh học dùng cho quá trình tiệt khuẩn hơi nhiệt độ thấp và fomandehyd)

ISO 11737-1, Sterilization of medical devices - Microbioiogical methods - Part 1: Determination of a population of microorganisms on products (Tiệt khuẩn thiết bị y tế - Phương pháp vi sinh - Phần 1: Xác định quần thể vi sinh vật trên sản phẩm)

TCVN 8582 (ISO 14937), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Yêu cu chung đối với đặc tính của tác nhân tiệt khuẩn, triển khai, đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quá trình tiệt khuẩn thiết bị y tế

ISO 17655-1, Sterilization of health care products - General requirements for charaterization of a sterilizing agent and the development validation and routine control of a sterilization process for medical devices (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Nóng ẩm - Phần 1: Yêu cầu về việc triển khai, đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quá trình tiệt khuẩn thiết bị y tế)

ISO 18472:2006, Sterilization of health care products - Biological and chemical indicators - Test equipment (Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khe - Chất chỉ thị sinh học và hóa học - Thiết bị thử)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

ng nhận (accreditation)

Quy trình trong đó cơ quan được ủy quyền đưa ra thừa nhận chính thức rằng tổ chức hoặc cá nhân đ năng lực để tiến hành những nhiệm vụ cụ th

CHÚ THÍCH 1  Xem ISO/IEC 17011 [3].

CHÚ THÍCH 2  Công nhận không phải là thừa nhận một phòng thí nghiệm để phê chuẩn một sản phẩm cụ th bt kỳ. Tuy nhiên, việc công nhận có th liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chứng nhận khi họ quyết định việc có chấp nhận d liệu do phòng thí nghiệm đưa ra liên quan đến hoạt động của h hay không.

3.2

Kỹ thuật vô khuẩn (aseptic technique)

Điều kiện và quy trình dùng để loại trừ việc nhiễm khuẩn

3.3

Vi sinh vật tạp nhiễm (bioburden)

Quần thể vi sinh vật sống trên, trong sản phẩm và/hoặc hệ thống ngăn vô khuẩn

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.2]

3.4

Cht chỉ thị sinh học (biological indicator)

BI

Hệ thống th chứa vi sinh vật sng có sức đề kháng nhất đnh đối với quá trình tiệt khuẩn quy định

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.3]

3.5

Giá trị D (D value)

Giá trị D10 (D10 value)

Thời gian hoặc liều cn thiết để khử 90 % hoạt tính quần thể vi sinh vật thử trong các điều kiện quy định

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.11]

3.6

Thời gian duy trì (holding time)

Khoảng thời gian để việc tiệt khuẩn thay đổi trong phạm vi máy tiệt khun và tại mọi điểm trong ti liên tục trong phạm vi giới hạn quy định cho giai đoạn tiệt khuẩn đó

3.7

Vật liệu mang chủng (inoculated carrier)

Vật liệu phụ trợ trên hoặc trong đó có đặt một số lượng xác đnh các sinh vật sống để thí nghiệm

CHÚ THÍCH 1  Xem ISO/IEC 11138-1.

CHÚ THÍCH 2  Sinh vật thí nghiệm là vi sinh vật dùng để sản xuất các vật liệu mang chủng.

3.8

Chứng nhận lắp đặt (installation qualification)

IQ

Quá trình thu và ghi lại bằng chứng mà thiết bị đã được cung cấp và lắp đặt theo đúng quy định kỹ thuật

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.22]

3.9

Cấy chủng (inoculation)

Việc b sung một lượng xác định của một thực thể vi khuẩn đặc trưng vào hoặc lên một cá thể

3.10

Giảm theo loga (log reduction)

LR

Việc giảm số lượng vi sinh vật sống, tính theo đơn vị loga

3.11

Xác nhận cht lượng vận hành (operational qualification)

OQ

Quá trình thu và ghi lại bằng chứng thiết bị được lắp đặt, vận hành trong phạm vi giới hạn xác định trước khi được sử dụng theo quy trình vận hành của thiết bị

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.27]

3.12

Xác nhận chất lượng tính năng (performance qualification)

PQ

Quá trình thu và ghi lại bằng chứng rằng thiết bị, khi lắp đặt vận hành theo quy trình vận hành thiết bị, tuân thủ theo đúng các tiêu chí xác định trước và từ đó rút ra sản phẩm đáp ứng quy định kỹ thuật

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.30]

3.13

Thiết b kiểm chứng quá trình (process challenge device)

PCD

Hạng mục được thiết kế để tạo nên một khả năng xác định chịu quá trình tiệt khuẩn và dùng để đánh giá hiệu năng của quá trình

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.33]

3.14

Vị trí kim chứng quá trình (process challenge location)

PCL

Vị trí mô phỏng điều kiện được cho là "trường hợp xấu nhất" trong hàng hóa cần được tiệt khuẩn khi đưa (các) tác nhân tiệt khuẩn vào

3.15

Thông số quá trình (process parameter)

Giá trị quy định đối với một biến quá trình

CHÚ THÍCH  Quy định về một quá trình tiệt khuẩn bao gồm các thông số quá trình và dung sai của chúng.

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.34]

3.16

Biến số quá trình (process variable)

Điều kiện có thể thay đổi trong quá trình tiệt khuẩn làm thay đổi tính hiệu lực của tác nhân tiệt khuẩn

VÍ DỤ  Thời gian, nhiệt độ, áp suất, nồng độ, độ m, bưc sóng.

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.35]

3.17

Vi sinh vật đối chứng (reference microorganism)

Dòng vi khuẩn thu được từ chủng vi sinh vật được công nhận

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.39]

3.18

Thiết bị đo các tổ hợp đối chứng (resistometer)

Thiết bị thử được thiết kế để đo các tổ hợp đối chứng xác định gồm các biến vật lý và/hoặc hóa học của quá trình tiệt khuẩn

CHÚ THÍCH 1  Lấy từ ISO 11138-1, định nghĩa 3.15 và ISO 18472:2006, định nghĩa 3.11.

CHÚ THÍCH 2  Còn được gọi là Resistometer đánh giá chỉ số sinh học (BIER).

3.19

Giảm loga bào tử (spore-log-reduction)

SLR

Loga của quần thể bào tử ban đầu, N0, trừ đi loga của quần th cuối, NF

3.20

Vô khuẩn (sterile)

Không có các vi sinh vật sống

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.43]

3.21

Mức đảm bảo vô khuẩn (sterillity assurance level)

SAL

Số vi sinh vật sống trên một cá thể sau khi tiệt khuẩn

CHÚ THÍCH  Thuật ngữ SAL có giá tr định lượng, thường là 10-6 hoặc 10-3. Khi áp dụng giá trị định lượng này nhằm đảm bảo tính vô khuẩn, SAL bằng 10-6 có giá tr thp hơn nhưng cho mức đm bảo vô khuẩn cao hơn là SAL bằng 10-3.

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.46]

3.22

Sự tiệt khuẩn (sterilization)

Quy trình đã được xác nhận dùng để làm cho sản phẩm không còn các vi sinh vật sống

CHÚ THÍCH  Trong quá trình tiệt khuẩn, tính cht của sự khử hoạt tính vi khuẩn là hàm mũ và do đó sự sống của vi sinh vt trên một cá th riêng có thể biểu thị theo xác suất. Trong khi xác suất này có th giảm tới một số rất nh nhưng không bao giờ có thể giảm về không.

[ISO/TS 11139, định nghĩa 2.47]

3.23

Triển khai chu trình tiệt khuẩn (sterilization cycle development)

Quy trình xác định các thông số xử lý phù hợp nhất quán với việc đạt được các quy định mong muốn và tuyên bố trên nhãn đối với một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm xác định

3.24

Đánh giá xác nhận chu trình tiệt khuẩn (sterilization cycle validation)

Quy trình được lập thành văn bản đối với việc thu nhận, ghi lại và thể hiện các kết quả cần thiết để thiết lập việc quá trình sẽ làm cho sản phẩm tuân thủ với các quy định xác định trước

3.25

Nhà cung cp (supplier)

Tổ chức hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm

VÍ DỤ  Người sản xuất, người phân phối, người bán lẻ sản phẩm hoặc người cung cấp dịch vụ hoặc thông tin.

CHÚ THÍCH 1  Người cung cấp có th ở bên trong hoặc bên ngoài tổ chức.

CHÚ THÍCH 2  Trong trường hp hợp đồng, người cung cấp đôi khi được gọi là nhà thầu".

TCVN ISO 9000, định nghĩa 3.3.6]

3.26

Cửa sổ tồn tại-tiêu diệt (survival-kill window)

Mức độ tiếp xúc quá trình tiệt khuẩn trong các điều kiện xác định, tại đó có sự chuyn đổi từ tất cả các cht ch th sinh học thể hiện sự tăng trưởng (thời gian tồn tại) sang tất cả các chất chỉ thị sinh học thể hiện sự không tăng trưởng (thời gian bị tiêu diệt)

[ISO/TS 11138-1, định nghĩa 3.18]

3.27

Bên thứ ba (third party)

Cá nhân hoặc tổ chức được thừa nhận là độc lập với các bên liên quan, như liên quan tới vấn đề được nói đến

CHÚ THÍCH 1  Xem TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2)[1].

CHÚ THÍCH 2  Các bên liên quan thường là người cung cấp ("bên thứ nhất) và người mua (“bên thứ hai).

3.28

Người sử dụng (user)

Cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các chất chỉ thị sinh học cho một mục đích xác định

CHÚ THÍCH 1  Xem TCVN ISO 9000[4].

CHÚ THÍCH 2  Người sử dụng là khách hàng tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp. Trong trường hợp hợp đồng, người sử dụng được gi là "người mua". Người sử dụng có thể là khách hàng, người hưởng lợi hoặc người mua. Người sử dụng có thể ở bên trong hoặc bên ngoài tổ chức và đại diện cho "bên thứ hai’.

3.29

Giá trị z (z value)

Thay đổi về nhiệt độ tiếp xúc của quá trình tiệt khuẩn bng nhiệt, tương ứng với mười lần thay đi giá trị D

CHÚ THÍCH  Xem ISO 11138-3 và ISO 11138-4.

4  Quy định chung

4.1  Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chất chỉ thị sinh học có thể dùng phổ biến cho bất kỳ quá trình tiệt khuẩn nào, bao gồm cả các quá trình tiệt khuẩn mới chưa được đề cập trong các tiêu chuẩn.

4.2  Việc sử dụng các cht chỉ thị sinh học thường được lập thành văn bản trong các thủ tục và/hoặc hướng dẫn.

CHÚ THÍCH  Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như TCVN ISO 13485[7] (ISO 13485) thường đáp ứng quy định này.

4.3  Cht chỉ thị sinh học cần luôn được sử dụng kết hợp với các phép đo vật lý và/hoặc hóa học trong việc mô phng hiệu lực của quá trình tiệt khuẩn. Khi một biến vật lý và/hoặc hóa học của quá trình tiệt khuẩn nằm ngoài giới hạn quy định của nó thì cần đánh giá nguyên nhân sự không ổn định của thiết bị tiệt khuẩn nhằm thu được thông số quá trình và hiệu chỉnh vn đề. Cần thiết lập các hệ thống và/hoặc th tục để đánh giá mọi sai lệch so với giới hạn quá trình chu kỳ và nguyên nhân chấp nhận sai lệch bất k cn được lập thành văn bn đầy đủ.

4.4  Chất chỉ thị sinh học phù hợp gồm vật liệu mang, bao gói và có một thành phần vi sinh vật đã biết là phù hợp để xử lý mà không cần phương tiện chứa đặc biệt nào. Các điều kiện phát triển phải được lập thành văn bản đầy đủ và việc sử dụng chất chỉ thị càng đơn giản mô tả kỹ càng tốt nhằm tránh sự hiểu sai của người sử dụng.

4.5  Không có một hệ thống quốc tế chính thức nào phê duyệt quy định đối với các chất chỉ thị sinh học được bán, sử dụng với các mục đích và các điều kiện rõ ràng. Tuy nhiên, một số cơ quan có thẩm quyền quốc gia có các yêu cầu cụ thể cho chất chỉ thị sinh học về việc lựa chọn, sử dụng các chất chỉ thị sinh học đối với việc đánh giá xác nhận, kiểm tra sản phẩm được bán đ vô khuẩn hoặc tiệt khun.

4.6  Chất chỉ thị sinh học đại diện vi sinh vật kiểm chứng quá trình tiệt khuẩn và được dùng để đánh giá xác nhận rằng quá trình tiệt khuẩn có khả năng khử hoạt tính các vi sinh vật có sức kháng đối với quá trình tiệt khuẩn đối chứng đã biết. Các sinh vật thử nghiệm sử dụng trong chất chỉ thị sinh học thường có khả năng kháng tiệt khuẩn vượt quá khả năng của các vi sinh vật tạp nhiễm thông thường, mặc dù một số sinh vật có th thể hiện sức kháng tiệt khuẩn vượt quá so với khả năng của các sinh vật thử nghiệm. Chất chỉ thị sinh học thích hợp tạo kiểm chứng cho quá trình tiệt khuẩn vượt quá của vi sinh vật tạp nhiễm thông qua sự kết hợp giữa quần thể và sức kháng. Nếu có lý do để tin rằng sản phẩm được xử lý có th nhiễm sinh vật đặc biệt thì cần tiến hành tiệt khuẩn kéo dài thêm dựa theo vi sinh vật tạp nhiễm đó.

4.7  Các chất chỉ thị sinh học không được dùng cho quá trình bất kỳ khác với quá trình quy định của nhà sn xuất trên nhãn sản phẩm. Các loại và dòng vi sinh vật được chọn làm chất chỉ thị sinh học tham gia dựa trên sức kháng biết trước của chúng đối với phương pháp tiệt khuẩn cụ thể do nhà sản xuất chứng nhận. Việc sử dụng chất chỉ thị sinh học không thích hợp có thể cho các kết quả sai.

Người sử dụng cần đm bảo rằng chất ch thị sinh học được xác nhận đủ điều kiện để dùng trong dãy điều kiện tiệt khuẩn cụ thể được sử dụng. Điều này có thể đòi hỏi thông tin thêm ngoài thông tin ghi trên nhãn. Khi cht chỉ thị sinh học được sử dụng ngoài các điều kiện chuẩn, người sử dụng có thể yêu cầu thông tin v phản ứng mong đợi từ chất chỉ thị đó, ví dụ ảnh hưởng của điều kiện độ ẩm dưới tối ưu tới chất chỉ thị sinh học sử dụng trong quá trình oxit etylen. Người sử dụng dùng chất chỉ thị sinh hc ngoài những khuyến cáo ghi trên nhãn của nhà sn xuất cần mô tả kỹ sức kháng của chất chỉ thị sinh học với quá trình tiệt khuẩn cụ thể. Mối quan hệ giữa đáp ứng của chất chỉ thị sinh học với các thông số quá trình cần được chứng minh rõ.

4.8  Người chịu trách nhiệm cho việc tiệt khuẩn sản phẩm cần đảm bảo rằng loại cht chỉ thị sinh học sử dụng để đánh giá xác nhận và/hoặc theo dõi thường quy một quá trình tiệt khun cho trước là phù hợp với sử dụng đó.

4.9  Cần phải luôn tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất về sử dụng và bảo qun chất chỉ thị sinh học. Việc không tuân th các khuyến cáo này có thể làm tn hại đến tính toàn vẹn của chất chỉ thị sinh học. Nếu người sử dụng loại b phần tử mang chng khỏi bao gói chính của chất chỉ thị sinh học thì có thể xảy ra những thay đổi về các đặc tính kháng khuẩn. Cần tìm hướng dẫn của nhà sản xuất về mức độ của thay đi này hoặc người sử dụng có thể đánh giá các thay đi về đặc tính kháng khuẩn. Người sử dụng cn chứng minh bằng tài liệu rằng các đặc trưng tính năng của phần tử mang chủng là phù hợp với sử dụng của chúng.

4.10  Không được dùng các chất chỉ thị sinh hc quá hạn sử dụng do nhà sản xuất quy định.

4.11  Những người sử dụng chất chỉ thị sinh học để đánh giá xác nhn và/hoặc theo dõi việc tiệt khuẩn cần được huấn luyện cách sử dụng. Thời gian từ khi hoàn thành quá trình tiệt khuẩn và thử nghiệm của BI cần được chứng minh như mô tả trong 8.2.4. Sự chuyển đổi của vi sinh vật qua quá trình tiệt khuẩn sang môi chất phục hồi thích hợp cần được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật vô khuẩn.

4.12  Bộ tiêu chuẩn ISO 11138 đưa ra các yêu cầu về thông tin mà nhà sản xuất cần cung cấp về chất chỉ thị sinh học. Thông tin có thể được đưa ra trên nhãn, như bản cài thêm hoặc quy định chung kèm theo chất chỉ thị sinh học. Bộ tiêu chuẩn này cũng bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với đặc tính kháng khuẩn. Điều kiện và phương pháp th được nêu như phương pháp chuẩn.

4.13  Người sử dụng chất chỉ thị sinh học đến từ rất nhiều ngành công nghiệp, các hãng tư nhân và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Ngưi sử dụng thường không yêu cu thực hiện phép thử khả năng kháng khuẩn nhưng có thể có các yêu cầu khác nhau đối với hệ thống đảm bảo chất lượng của họ, bao gồm đánh giá người bán và/hoặc nhà sản xuất (xem 6.2.2).

4.14  Việc kiểm tra các đặc tính kháng bi người sử dụng là một lựa chọn và/hoặc b sung cho việc đánh giá, khi cần.

5  Đặc tính của chất chỉ thị sinh học

5.1  Quy định chung

5.1.1  Chất chỉ thị sinh học cung cấp phương tiện để đánh giá trực tiếp khả năng diệt khuẩn của quá trình tiệt khuẩn (xem tài liệu tham khảo [8] và [9]. Khi sử dụng kết hợp với máy theo dõi quá trình vật lý và/hoặc hóa học, cht chỉ thị sinh học có thể cung cấp chỉ thị về hiệu lực của quá trình tiệt khuẩn cho trước.

5.1.2  Quá trình tiệt khuẩn cần được coi là tha mãn chỉ khi các thông s vật lý và/hoặc hóa học và các kết qu vi sinh đạt mong muốn, như xác định bằng chương trình triển khai, đánh giá xác nhận và theo dõi chu trình tiệt khuẩn thích hợp được thừa nhận. Việc không đạt được các thông số vật lý và/hoặc hóa học mong muốn và/hoặc thử vi sinh sẽ tạo cơ sở đ công bố quá trình tiệt khuẩn là không phù hợp (xem TCVN ISO 13485[7] và TCVN ISO 9001[22]).

5.1.3  Chất chỉ thị sinh học bao gồm một quần thể xác định các sinh vật th được thể hiện theo cách cho phép chúng phục hồi sau quá trình tiệt khuẩn. Ví dụ, sinh vật thử sử dụng cho quá trình tiệt khuẩn oxit etylen có thể là các bào tử thuộc dòng Bacillus subtilis hoặc Bacilius atrophaeus phù hợp, như chú thích trong ISO 11138-2. Đối với tiệt khuẩn bằng hơi hoặc nóng ẩm, các sinh vật thử sử dụng có thể là các bào t thuộc dòng Geobacillus stearothermophilus, như chú thích trong ISO 11138-3. Sinh vật th không thuộc dòng vi khuẩn có thể được sử dụng nếu chúng chứng t có khả năng chịu quá trình tiệt khuẩn.

5.1.4  Cơ sở của tất c các cách thức sử dụng để xác định các đặc tính kháng của chất chỉ thị sinh học như các giá trị D là phản ứng khử tiếp sau động lực học bậc nhất, với yêu cầu là giá trị đối với hệ số xác định, r2, đối với tính tuyến tính của đường cong sống sót không được nhỏ hơn 0,8 (xem Phụ lục E và Phụ lục F). Dòng, phương pháp sản xuất, cht lỏng dịch treo, chất mang và vật liệu bao gói đều ảnh hưởng đến đặc tính kháng của sản phẩm cuối (xem ISO 11138-1).

5.1.5  Thiết kế và kết cấu của cht chỉ thị sinh học có thể dẫn đến các đặc tính kháng duy nhất và có thể thay đổi tùy thuộc vào việc chất chỉ thị sinh học có được dự kiến để sử dụng trong việc trin khai và đánh giá xác nhận quá trình tiệt khuẩn hay dùng để theo dõi thưng quy. Nếu thiết kế của chất chỉ thị sinh học để sử dụng cho theo dõi thường quy khác biệt với sử dụng để đánh giá xác nhận các quá trình tiệt khuẩn thì kiểm chứng quá trình trong khi đánh giá xác nhận cần kết hợp với thử quá trình trong khi theo dõi thưng quy.

5.1.6  Đặc tính kháng của chất chỉ thị sinh học khác nhau theo phương pháp sản xuất và điu kiện thử nghiệm. Tùy theo bố trí trong phạm vi tải và các điều kiện khử cụ thể tại những vị trí riêng biệt mà các chất chỉ thị sinh học từ cùng một lô có thể có khả năng sống khác nhau (xem 7.2.3). Người sử dụng chất chỉ thị sinh học cần chú ý rằng mười chỉ thị trải suốt toàn bộ tải không được coi là tái tạo do sự khác biệt về tính khử trong toàn bộ phòng và tải đó (xem Chú thích 11.3.1).

5.2  Hỗn dịch vi sinh vật thử nghiệm để cấy trực tiếp vào sản phẩm

5.2.1  Cấy chủng trực tiếp sinh vật thử nghiệm lên hoặc vào sn phẩm có thể cn thiết trong chu trình phát trin và các nghiên cứu khác khi việc sử dụng chất chỉ thị sinh học là không khả thi. Cấy chng trực tiếp có thể thích hợp để đánh giá các yếu tố như khả năng tiệt khuẩn sản phẩm, việc nhận biết khó khăn hơn đối với các vị trí tiệt khuẩn trong thiết bị và hiệu ứng vi trùng học cục bộ, ví dụ, môi trường nóng m với môi trường nóng khô.

Lý giải cho việc chọn (các) v trí “khó tiệt khuẩn nhất” trên một thiết bị y tế hoặc trong phạm vi tải vô khuẩn cần được lập thành văn bản dựa trên dữ liệu thực nghiệm hoặc rút ra từ kiến thức trước đó về phương pháp tiệt khuẩn cụ th. Trên thực tế, vị trí “khó tiệt khuẩn nhất” th hiện những vị trí có nhiều khả năng tạo sức kháng cao đối với quá trình tiệt khuẩn. Cần tham khảo các tiêu chuẩn tiệt khuẩn cụ th (ví dụ ISO 17665-1 và TCVN 7392-1 (ISO 11135-1)) về hướng dẫn xác định và lựa chọn các vị trí khó tiệt khuẩn.

5.2.2  Để đánh giá hiệu lực của việc tiệt khuẩn tại một vị trí hoặc điểm cụ th trên sản phẩm, loại và quần th sinh vật thử mong muốn có thể được cấy tại những vị trí đó. Việc sử dụng các hỗn dịch vi sinh vật để chuẩn bị chất mang cấy hoặc sản phẩm cấy đòi hỏi sự cn trọng. Vật liệu trên đó sinh vật thử được cấy có thể làm thay đổi các đặc tính kháng của sinh vật thử. Khả năng kháng có th cao hơn hoặc thp hơn do sự lắng đọng thành một lớp hoặc nhiều lớp, nh hưởng của lớp phủ và/hoặc hiệu ứng kìm hãm vi khuẩn hoặc diệt vi khuẩn của vật liệu. Các phương pháp sử dụng để phục hồi sinh vật thử sau khi xử lý cần được đánh giá xác nhận để đm bảo mức độ phục hồi thích hợp từ sản phẩm (xem ISO 11737-1). Sinh vật thử phục hồi cần được thể hiện bằng phần trăm phục hồi của quần thể của chủng ban đầu.

5.2.3  Cấy hỗn dịch vi sinh vật trực tiếp vào sn phẩm hoặc vật liệu có thể làm kéo dài hoặc giảm sự sống của sinh vật th. Điều này có thể ảnh hưởng đến phần trăm phục hồi của chng ban đầu quan sát được so với số mong muốn trong điều kiện tiệt khuẩn quy định. Sản phẩm được cấy có thể được thử với đường cong sống sót (liệt kê/đếm trực tiếp) hoặc các quy trình tỷ lệ âm tính (xem Hình A.4). Việc th này đòi hỏi kỹ thuật vô khuẩn.

5.2.4  Giá trị D và, khi thích hợp, giá tr z, là giá trị không đổi ch trong các điều kiện xác định và quy định. Đặc tính kháng của hỗn dịch bào tử cung cp bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cp chất chỉ thị sinh học có thể không tương ứng với các đặc tính kháng khuẩn đối với các nghiên cứu cấy chủng trc tiếp sản phẩm. Đặc tính kháng khuẩn cần được đo đối với cht mang sử dụng (vật liệu mang thể rắn hoặc lng) cũng như đối với chu trình tiệt khuẩn cụ thể sử dụng.

5.3  Vật liệu cấy chủng

5.3.1  Vật liệu cấy chng gồm một quần thể sinh vật thử xác định được tiêm trên hoặc trong vật liệu mang phù hợp (xem ISO 11138-1:2006, Phụ lục B). Cần chú ý để đm bảo rằng tính toàn vẹn của vật liệu mang được chọn là phù hợp để chịu được quá trình tiệt khuẩn mà không bị suy giảm và giảm thiểu hao tn sinh vật thử đã được cấy trong quá trình vận chuyển và xử lý.

5.3.2  Các đặc tính kháng khuẩn của sinh vật thử ở hỗn dịch có thể thay đổi đáng kể theo sự lắng đọng trên hoặc trong vật mang. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến đặc tính kháng khuẩn, như bề mặt trên đó được cấy hỗn dịch (ví dụ, vật liệu rắn, sản phẩm sệt hoặc chất lng), cách thức các dòng được phân tán và xử lý, phương pháp làm khô, v.v...

5.3.3  Nếu vật liệu cấy chng được loại b khỏi bao bì chính của chất chỉ thị sinh học đối với các nghiên cứu phát triển theo chu trình, đánh giá xác nhận chu trình hoặc quá trình thử thiết bị dùng cho việc theo dõi quá trình thường quy thì người sử dụng có trách nhiệm đưa ra lý giải cho ứng dụng này. Cần thừa nhận rằng, khả năng kháng của vi sinh vật trên vật liệu cấy chủng có thể khác so với khả năng kháng ghi trên nhãn của chất chỉ thị sinh học được đóng gói.

5.3.4  Đặc tính kháng khuẩn của vật liệu cấy chủng cung cp bi nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học có thể không tương ứng với đặc tính kháng khuẩn được thiết lập trong nghiên cứu cấy chủng trực tiếp vào sản phẩm.

5.3.5  Vật liệu mang cn được đánh giá bởi nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học hoặc người sử dụng để thiết lập tác nhân tiệt khuẩn dự kiến làm chất chỉ thị sinh học không giữ lại và cũng không giải phóng các cht ngăn (ví dụ dư lượng tác nhân tiệt khuẩn) tới mức ngăn sự phục hồi số lượng thấp (xem ISO 11138-1:2006, 5.2).

5.4  Chất chỉ thị sinh học độc lập

Cht chỉ thị sinh học độc lập gồm a) hoặc b).

a) Một ống tiêm chứa môi chất tăng trưởng và vật liệu mang được cy sinh vật thử chứa trong lọ nh sao cho tác nhân tiệt khuẩn tiếp cận vật liệu mang chủng thâm nhập qua một rào cản vô khuẩn hoặc đường gấp khúc.

Sau khi tiếp xúc với quá trình tiệt khuẩn, môi trường tăng trưởng được đem tiếp xúc với vật liệu cấy chủng bằng cách bẻ gãy ống tiêm chứa môi trường tăng trưởng, theo đó loại trừ nhu cầu truyền vô khuẩn vật liệu cấy chng sang một lọ môi trường tăng trưởng riêng. Cần tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất chất ch th sinh học đối với việc ủ chất chỉ thị sinh học độc lập.

CHÚ THÍCH  Do thể tích nhỏ và kh năng bay hơi của môi trường tăng trưởng, không nên kéo dài sau tiệt khuẩn.

Tồn dư hóa chất do các quá trình như etylen oxit hoặc hydro peroxit dạng hơi có thể ngăn sự tăng trưng của sinh vật sống. Cần tuân thủ các khuyến nghị của nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học đối với việc xử lý đúng (bao gm c việc thông khí) chất chỉ thị sinh học trước khi ủ (xem 8.2.4).

b) ng tiêm gắn kín chứa dịch treo các sinh vật thử trong môi trường tăng trưng.

Đây được gọi là chất chỉ thị sinh học trong ống tiêm kín. Sau quá trình tiệt khuẩn, ống tiêm kín được ủ nguyên và không cần cấy truyền vô khuẩn.

CHÚ THÍCH  Loại chất chỉ thị sinh hc này ch nhạy với thời gian và nhiệt độ tiếp xúc và chủ yếu được dùng để theo dõi tiệt khuẩn bằng hơi nước.

Cht chỉ thị sinh học độc lập thường lớn hơn chất chỉ thị sinh học ch gồm vật liệu chủng trong bao gói sơ cấp, và có th không đặt vừa những vị trí trong thiết b có các vị trí thử quá trình. Nếu không thể đặt chất chỉ thị sinh học vào tải mà không làm biến dạng nó hoặc sắp xếp bao gói khác đi thì không thể sử dụng được chất chỉ thị sinh học đó. Người sử dụng cũng cần nhận thức rằng các đặc tính kháng khuẩn công bố có thể phụ thuộc vào phương pháp thoát khí sử dụng trong chu trình tiệt khuẩn.

5.5  Các chất chỉ thị sinh học khác

Các chất chỉ thị sinh học dạng đơn gin nhất gồm có vật liệu mang chủng trong bao gói sơ cấp. Vật liệu mang chủng có th có nhiều dạng, bao gồm cả mnh giấy, sợi dây, phiếu kim loại hoặc chất mang khác thích hợp để cấy. Bao bì sơ cấp được chọn để cho phép tác nhân tiệt khuẩn xâm nhập vào vật liệu mang chng trong khi vẫn duy trì rào cản vô khuẩn sau khi xử lý.

6  Lựa chọn nhà cung cấp

6.1  Quy định chung

6.1.1  Người sử dụng cht chỉ thị sinh học, khi có thể, cần dựa vào các quy định tiêu chuẩn, ví dụ các cht chỉ thị sinh học được sn xuất theo quy định nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 11138, chuyên khảo dược điển hoặc các tiêu chuẩn khác. Người sử dụng cần xem quá trình tiệt khuẩn cụ th làm cơ sở để chọn chất chỉ thị sinh hc.

6.1.2  Khi người sử dụng có một quá trình đòi hi các đặc trưng tính năng khác với công bố trên nhãn của chất chỉ thị sinh học thì người sử dụng cần xác nhận rằng cht chỉ thị sinh học có các đặc trưng tính năng cần thiết.

6.1.3  Người sử dụng cht chỉ thị sinh học cần có hệ thống thích hợp đưa ra đm bo rằng chất chỉ thị sinh học đáp ứng các đặc tính quy định. Đảm bảo này có thể được đưa ra nhờ một hoặc nhiều phương thức sau:

a) thông tin từ nhà sn xuất đề cập các đặc trưng tính năng của lô chất chỉ thị sinh học được chuẩn bị;

CHÚ THÍCH  Các yêu cầu về thông tin mà nhà sản xut chất chỉ thị sinh học cần cung cấp được nêu trong bộ tu chuẩn ISO 11138.

b) tuyên bố về sự phù hợp của nhà sn xuất rằng chất chỉ thị sinh học đáp ứng các quy định thỏa thuận;

c) nếu cần, mức độ thử nghiệm khác nhau của từng lô chất chỉ thị sinh học mà người sử dụng tiếp nhận, nhằm xác nhận rằng các đặc trưng tính năng đáp ứng các quy đnh.

6.1.4  Khi người sử dụng thiết lập được mức độ tin cậy cao đối với nhà cung cấp (xem 6.1.3), thì có thể gim thiểu việc thử nghiệm bởi người sử dụng. Ít nhất là người sử dụng có cơ sở để đảm bảo rằng một lô chất chỉ thị sinh học có tất cả các tài liệu theo thỏa thuận, như thông tin ghi nhãn thích hợp, tài liệu kèm theo, hướng dẫn bảo qun và xử lý,... Cần có cơ sở đảm bảo rằng người mua liên tục duy trì chất lượng mong muốn và các tiêu chuẩn sn xuất, như công bố của người bán hoặc nhà sản xuất về sự phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu người sử dụng không thiết lập được mối quan hệ người bán cần thiết để đảm bảo tính năng của chất chỉ thị sinh học nhất quán thì cần có thử nghim b sung cho đến khi thiết lập đảm bảo thích hợp rằng chất chỉ thị sinh hc đáp ứng tuyên bố trên nhãn của người bán và hoặc nhà sản xuất và/hoặc các yêu cầu của người sử dụng.

6.1.5  Việc thử bởi người sử dụng, nếu được coi là cần thiết, có thể gồm các phép thử quần th và phép thử khả năng tiêu diệt sự sống trên các mẫu lấy từ mỗi lô chất chỉ thị sinh học mới tiếp nhận (xem thêm 8.6 và Điều 11). Với điều kiện nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học sản xuất theo quy định kỹ thuật chuẩn cụ th, nghĩa là bộ tiêu chuẩn ISO 11138, và người sử dụng dùng chất chỉ thị sinh học như dự kiến của nhà sn xuất thì việc th các đặc tính kháng khuẩn do người sử dụng thực hiện được coi là không cần thiết.

Tuyên bố trên nhãn của nhà sản xuất về khả năng kháng khuẩn, như giá trị D, giá trị z (nếu có) và kết quả diệt sự sống được xác định bằng cách dùng thiết bị đo các tổ hợp đối chứng (xem ISO 18472).

6.2  Hệ thống tài liệu

6.2.1  Quy định chung

6.2.1.1  Yêu cầu về ghi nhãn chất chỉ thị sinh học được nêu trong ISO 11138-1:2006, 4.3.

6.2.1.2  Nhãn bao gồm thông tin thể hiện trên bao bì sơ cp và thứ cp của chất chỉ thị sinh học cũng như bao bì kèm theo bất kỳ cung cấp thông tin b sung ngoài thông tin được in trên bao bì. Người mua có th cần hoặc muốn giấy chứng nhận về sự phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm và/hoặc tiêu chuẩn hệ thống quản lý bao gồm trong hồ sơ tài liệu thích hợp.

6.2.1.3  Khi tuyên bố về tính năng hoặc sự phù hợp với tiêu chuẩn được nhà sản xuất cung cấp như một giấy chứng nhận, người sử dụng cần xác nhận năng lực của nhà sản xuất như ch ra trong câu thứ hai của 6.2.2.1.

6.2.1.4  Nếu phòng thử nghiệm độc lập (bên thứ ba) được sử dụng để xác nhận các đặc trưng tính năng của chất chỉ thị sinh học thì phòng thử nghiệm đó cần được công nhận đối với phương pháp thử cụ th được sử dụng (xem TCVN ISO IEC 17025[2] và TCVN ISO IEC 17011[3]).

6.2.1.5  Tình trạng của nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học liên quan đến sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thích hợp, như TCVN ISO 13485[7] hoặc chương trình đảm bảo chất lượng khác cần phải được xác nhận. Nếu có thể chứng t sự phù hợp với tiêu chuẩn thích hợp thì việc đánh giá là không cần thiết.

6.2.2  Đánh giá nhà sản xuất

6.2.2.1  Nếu cn, người sử dụng cần xác nhận rằng tổ chức đánh giá có đ điều kiện, ví dụ như tổ chức chứng nhận, đã thực hiện đánh giá nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học. Một cách khác là nhà sản xuất có thể thực hiện việc đánh giá.

CHÚ THÍCH  Tiêu chuẩn đánh giá TCVN ISO 19011[5] đưa ra hướng dẫn về yêu cu đối với quá trình đánh giá, các tiêu chí năng lực đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng và việc quản lý chương trình đánh giá.

6.2.2.2  Chuyên gia đánh giá có đ năng lực cần thực hiện việc đánh giá, như một phần của hệ thống chất lượng của người mua. Nếu việc đánh giá nhà sản xuất chất chỉ thị sinh học được thực hiện thì cần xem xét các vấn đề sau:

a) sinh vật thử:

1) chọn và duy trì giống;

2) nhân giống sinh vật th, bao gồm c môi trường và thành phần tăng trưởng, nhiệt độ và quá trình ;

3) việc thu hoạch, sự tinh khiết và thuần chủng của sinh vật thử;

4) đếm sinh vật thử sống và đặc tính sinh hóa của sinh vật thử;

b) chất chỉ thị sinh học:

1) xác định điều kiện của thành phần sử dụng đ chuẩn b chất chỉ thị sinh học, như vật liệu mang và bao gói sơ cấp, xem xét về các tác nhân độc có thể có bất kỳ của các vật liệu này đến sinh vật thử;

2) quần th sinh vật thử danh nghĩa trong quá trình sản xuất chất chỉ thị sinh học;

3) tính nhất quán (ví dụ đẩy mạnh tăng trưởng, pH, độ ổn định, v.v...) và thể tích điền đầy của môi trường tăng trưng bất kỳ được cung cấp cùng với chất chỉ thị sinh học;

4) khả năng kháng khuẩn của chất chỉ thị sinh học, bao gồm cả loại thiết bị thử và việc hiệu chuẩn thiết bị, môi chất phục hồi sử dụng và điều kiện ;

5) độ ổn định bảo quản và khả năng kháng khuẩn liên tục của chất chỉ thị sinh học cho đến khi hết thời hạn sử dụng;

c) kiểm tra chất lượng:

1) tuyên bố trên nhãn đối với sản phẩm cui;

2) độ ổn định bảo quản và sự phù hợp liên tục của sản phẩm cuối với các công bố trên nhãn.

6.2.2.3  Nhà sản xuất cn cung cấp đ tài liệu về hệ thống chất lượng được duy trì cho quá trình sản xut cht chỉ thị sinh học và cung cấp tài liệu về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định công b.

7  Chất chỉ thị sinh học trong triển khai quá trình

7.1  Quy định chung

7.1.1  Thông tin bổ sung về triển khai quá trình, tham khảo các tiêu chuẩn tiệt khuẩn đối với các quá trình đó (ví dụ ISO 17665-1, TCVN 7392-1 (ISO 11135-1) và TCVN 8582 (ISO 14937)).

7.1.2  Nếu chất chỉ thị sinh học được sử dụng cho triển khai quá trình thì cần xác định tính thích hợp của chất chỉ thị đó.

7.1.3  Các quá trình tiệt khuẩn rt khác nhau về đặc điểm vận hành và loại sản phẩm được tiệt khuẩn. Trong khi mỗi ứng dụng là đơn nhất thì các nhóm sn phẩm tương tự trong cùng một loại dùng cho mục đích triển khai, đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quá trình tiệt khuẩn cũng có thể được chp nhận, cần xem xét thận trọng những khía cạnh thiết kế của sản phẩm hoặc bao gói có th dẫn đến việc thử bổ sung cho quá trình tiệt khuẩn. Chất chỉ thị sinh học có thể dùng để xác định những vị trí của sản phẩm thể hiện kiểm chứng khắc nghiệt cho quá trình và cũng để thiết lập mức độ liên quan của các loại sản phẩm khác nhau về kiểm chứng đối với quá trình tiệt khuẩn. Việc này có thể dẫn đến sự lựa chọn cấu hình sản phẩm cụ thể để phân tích thêm.

7.1.4  Các thông số vật lý và/hoặc hóa học và các kết quả vi sinh cần được xem xét và thể hiện khả năng chp nhận trước khi chấp nhận quá trình.

7.1.5  Chất chỉ thị sinh học cần luôn được sử dụng kết hợp với các phép đo vật lý và/hoặc hóa học thích hợp các thông số quá trình để chứng tỏ hiệu lực của quá trình tiệt khuẩn.

7.1.6  Không th đưa ra lời khuyên chung về số lượng chất chỉ thị sinh học trên thể tích tiệt khuẩn, điều này phụ thuộc vào khả năng tái lập của các chu trình cũng như khả năng khác biệt trong các thông số quá trình có thể có trong tải trong quá trình tiệt khuẩn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn tiệt khuẩn khác có thể cung cấp hướng dẫn về số lượng khuyến nghị chất chỉ thị sinh học cần sử dụng, ví dụ TCVN 7392-1 (ISO 11135-1). Số lượng đúng chất chỉ thị sinh học cần sử dụng có thể xác định từ dữ liệu thu thập về việc sử dụng chất chỉ thị sinh học và/hoặc các nghiên cứu vi sinh vật tạp nhiễm cũng như từ hệ thống tài liệu về phân bố chất vô khuẩn trong toàn bộ tải.

7.2  Phương pháp tiệt khuẩn quá mức

7.2.1  Phương pháp này thường được gọi là "phương pháp na chu kỳ” hay "phương pháp tiệt chuẩn quá mức’’ và được đề cập trong TCVN 8582 (ISO 14937). Phương pháp này dựa trên các giả định sau:

a) chất chỉ thị sinh học (vi sinh vật đối chứng) cung cấp mẫu chứng lớn hơn vi sinh vật tạp nhiễm;

b) quá trình tiệt khuẩn đầy đủ ít nhất phải giảm chất chỉ thị sinh học 12 loga (xem TCVN 7392-1 (ISO 11135-1) và TCVN 8582 (ISO 14397) hoặc gii phóng Fbio 12 (xem ISO 17665-1) với đặc tính kháng tối thiểu (xem Hình A.1 và A.2 và ISO 11138-3);

c) tại na chu kỳ, người sử dụng thường có thể chứng t quá trình tiệt khuẩn giảm ít nhất 6 loga.

CHÚ THÍCH  Bộ tiêu chuẩn ISO 11138 cho phép đặc tính kháng khác với đặc tính tối thiểu yêu cầu cho mục đích kiểm soát.

7.2.2  Các tiêu chí này cần được tập trung bằng cách đặt chất chỉ thị sinh học hoặc vật liệu mang chủng, ví dụ, với một quần thể gồm 106 sinh vật thử đáp ứng yêu cầu kháng tối thiểu tại (các) vị trí kiểm chứng quá trình trong sản phẩm toàn bộ tải. Các vị trí nm trong tải này cần được chứng minh trước đó là có kiểm chứng đối với quá trình tiệt khuẩn và tương quan với các vị trí “khó tiệt khuẩn nhất, sao cho việc chọn các vị trí này sẽ đm bo sự giảm theo loga thích hợp đối với toàn bộ ti sn phẩm. Ít nhất cần chứng tỏ gim 6 loga trong quần thể sinh vật trong một na thời gian duy trì tải bình thường của chu trình cần xác nhận khi tất cả các chất chỉ thị sinh học là các mẫu tương đương thỏa đáng. Phần trăm chất chỉ thị sinh học th hiện sự tăng trưng có th tương quan với sự giảm theo loga đạt được [xem Chú thích cho 11.3.1 c)]. Nếu thử trong điều kiện nửa chu kỳ chứng t sự giảm quần thể sinh vật thử vượt quá 6 loga thì có kh năng không dẫn đến sự tăng trưởng sinh vật thử, tùy thuộc vào cỡ mẫu. Như minh họa trên Hình A.1, 1 % xác sut tăng trưởng dương tính có giảm loga bào t là 8 loga tại đầu trên của cửa sổ nửa chu kỳ.

7.2.3  Việc bố trí chất chỉ thị sinh học trong sản phẩm hoặc trong ti có thể làm thay đổi đặc tính kháng bên ngoài của nó so với sức kháng ghi trên nhãn của chất chỉ thị sinh học. Điều này có thể đòi hỏi điều chỉnh khoảng thời gian tiếp xúc nửa chu kỳ để bù sức kháng bổ sung do việc bố trí chất chỉ thị sinh học trong sản phẩm hoặc ti gây ra. Việc điều chỉnh tương tự có thể cần thiết khi sinh vật thử dịch treo được sử dụng để chuẩn b sản phẩm ủ (xem 5.2).

7.2.4  Cần sử dụng đầu dò vật lý và/hoặc hóa học thích hợp để thiết lập phân bố nhiệt độ, v.v... có thể hỗ trợ việc xác định các vị trí cho chất chỉ thị sinh học. Cần chuẩn bị đủ số lượng đầu dò với cht chỉ thị sinh học đặt tại vị trí xác định trước trong sản phẩm.

CHÚ THÍCH  Đối với tiệt khuẩn nóng ẩm, giá trị z của chất chỉ thị sinh học có thể khác với giá trị z của 10 °C, thường được giả định cho khả năng hủy diệt của quá trình dựa trên các phép đo nhiệt độ. Điều này có thể dn đến sự khác nhau giữa khả năng hủy diệt của quá trình tích hợp xác định nhờ sử dụng cht chỉ thị sinh học và khả năng hy diệt xác định bằng phép đo nhiệt độ trực tiếp.

7.3  Phương pháp kết hợp chất chỉ thị sinh học và vi sinh vật tạp nhiễm

7.3.1  Phương pháp kết hợp chất chỉ thị sinh học và vi sinh vật tạp nhiễm đòi hi phải biết về quần thể và sức kháng vi sinh vật của vi sinh vật tạp nhiễm sản phẩm. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép giảm thời gian tiếp xúc chu trình và giảm thiểu tiếp xúc sản phẩm với tác nhân tiệt khuẩn và được đề cập trong TCVN 8582 (ISO 14937).

7.3.2  Phương pháp kết hợp chất chỉ thị sinh học và vi sinh vật tạp nhiễm đòi hỏi lựa chọn các điều kiện quá trình cho khả năng tiêu diệt đ để khử hoạt tính của vi sinh vật tạp nhiễm tới mức đảm bo tiệt khuẩn sản phẩm ghi trên nhãn, số chu trình lặp lại cần thiết để chứng minh hiệu lực thích hợp sẽ phụ thuộc vào độ tin cậy về độ chính xác và mức độ kh năng lặp lại khử hoạt tính vi sinh vật tạp nhiễm trong các đánh giá về vi sinh vật tạp nhiễm. Hình A.1 cho thấy mối quan hệ chung giữa việc khử hoạt tính của chất chỉ thị sinh học và khử hoạt tính của vi sinh vật tạp nhiễm trong sản phẩm. Vì vi sinh vật tạp nhiễm thường có sức kháng với tác nhân tiệt khuẩn kém hơn so với chất chỉ thị sinh học nên mức đảm bảo vô khuẩn mong muốn thường đạt được với xử lý ít hơn so với khuyến nghị khi sử dụng phương pháp kh năng hủy diệt. Mức độ xử lý yêu cầu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chất chỉ thị sinh học và vi sinh vật tạp nhiễm so với qun thể và sức kháng với tác nhân tiệt khuẩn.

7.3.3  Đi với quy trình này, có thể sử dụng chất chỉ thị sinh học thích hợp với quần thể nhỏ hơn 106, với điều kiện có thể chứng minh được mức đảm bảo vô khuẩn mong muốn. Cần xem xét sự biến động của vi sinh vật tạp nhiễm khi xác định quần thể chất chỉ thị sinh học tối thiểu cần sử dụng để đánh giá xác nhận quá trình tiệt khuẩn. Quần thể chất chỉ thị sinh học không nên nhỏ hơn 103 sinh vật thử trên vật liệu mang (xem Hình A.1).

7.3.4  Quy trình ước lượng vi sinh vật tạp nhiễm sn phẩm được đề cập trong ISO 11737-1. Do sự biến động vi sinh vật tạp nhiễm nên cn mô tả đặc trưng vi sinh vật tạp nhiễm và sức kháng vi sinh vật tạp nhiễm trên cơ sở thường quy.

Có thể cần các nghiên cứu về sức kháng của toàn bộ quần thể vi sinh vật tạp nhiễm để đảm bảo kiểm chứng đưa ra nhỏ hơn so với cht chỉ thị sinh học. Một phương pháp có thể sử dụng để xác đnh điều này là vận hành chu trình tiệt khuẩn phân đoạn để xác định rằng qun th vi sinh vật tạp nhiễm không sống sót cũng lớn như với chất chỉ thị sinh học.

7.3.5  Thực hiện phương pháp kết hợp chất ch th sinh học/vi sinh vật tạp nhiễm đòi hi việc xem xét nhiều yếu tố như nêu trong 5.4 và 7.2, về việc bố trí chất chỉ thị sinh học những vị trí trong sản phẩm và khối thể hiện kiểm chng ngặt nghèo cho quá trình tiệt khuẩn. Phương pháp chỉ áp dụng được khi dữ liệu đ để phân tích thống kê và có mức độ tin cậy cao rằng dữ liệu v vi sinh vật tạp nhiễm và đại diện cho điều kiện “trường hợp xấu nht”. Có nhiều nguyên nhân gây biến động, như nguyên liệu thô, kiểm soát quá trình và biến động mùa. Cần xem xét đến sự có mặt và tính chất của phân b vi sinh vật tạp nhiễm trong sản phẩm. Vì phân b của vi sinh vật tạp nhiễm trong sản phẩm có thể thay đi đáng kể nên điều quan trọng là xác định được việc phân bố này có thể ảnh hưởng tới kiểm chứng sản phẩm trước quá trình tiệt khuẩn như thế nào và từ đó ảnh hưởng tới việc lựa chn chất chỉ thị sinh học.

7.3.6  Việc xác định vi sinh vật tạp nhiễm sản phẩm và các loại, phân bố sức kháng đòi hi xem xét các yếu tố nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 11737. Phương pháp lựa chọn phi được xác nhận theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn và độ tin cậy thống kê của ước lượng vi sinh vật tạp nhiễm phải được thiết lập.

7.3.7  Tiêu chí cơ bản của phương pháp kết hợp chất chỉ thị sinh học/vi sinh vật tạp nhiễm đòi hỏi lựa chọn các điều kiện xử lý làm giảm quần thể vi sinh vật tạp nhiễm tới 10°. Hệ số an toàn bổ sung nhất quán với nhãn sn phẩm cần được sử dụng cho thời gian duy trì (xem Hình A.1). Số chu trình lặp cần được chứng minh trong quá trình triển khai chu trình tiệt khuẩn tùy thuộc vào độ chính xác và giới hạn tin cậy của các ước lượng vi sinh vật tạp nhiễm.

7.3.8  Dòng vi sinh vật có sc kháng lớn hơn sức kháng tổng thể của vi sinh vật tạp nhiễm sản phẩm có thể được dùng như chất chỉ thị sinh học nếu tính động học tiệt khuẩn của chúng tha mãn các tiêu chí đối với chất chỉ thị sinh học (đường cong tiêu diệt loga tuyến tính trong phạm vi hệ số xác định là 0,8). Tuy nhiên, các sinh vật chỉ thị này có thể có sức kháng quá trình thấp hơn quy định trong bộ tiêu chuẩn ISO 11138 (xem Hình A.2).

7.3.9  Nếu sức kháng của vi sinh vật tạp nhiễm cao hơn của các chất chỉ thị sinh học bán sẵn thì dòng kháng tách biệt với vi sinh vật tạp nhiễm cn được xem xét đ bao gồm trong các nghiên cứu triển khai quá trình (xem TCVN 7392-1 (ISO 11135-1) và ISO 17665-1). Cách khác, thời gian duy trì cần được tăng lên một hệ số xác đnh bằng sức kháng tương đối của vi sinh vật tạp nhiễm và cht chỉ thị sinh học hoặc chất chỉ thị sinh hc có quần thể lớn hơn tạo kiểm chứng lớn hơn hoặc bằng dòng kháng có th sử dụng.

7.4  Phương pháp vi sinh vật tạp nhiễm

7.4.1  Cần tham khảo bộ tiêu chuẩn ISO 11737 về các phương pháp vi sinh thích hợp để ước lượng vi sinh vật tạp nhiễm. Một số vi sinh vật tạp nhiễm có thể có sức kháng cao hơn các chất chỉ thị sinh học nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 11138. Các vi sinh vật tạp nhiễm có sức kháng hơn có thể được dùng như chất chỉ thị sinh học mẫu (xem 7.3); các phương pháp đề cập trong TCVN 8582 (ISO 14937).

7.4.2  Thông tin về việc đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy cũng như khả năng áp dụng của các phương pháp vi sinh vật tạp nhiễm tuyệt đối, tham kho các tiêu chuẩn liên quan đối với quá trình tiệt khuẩn cụ thể (xem Điều 2). Quy định kỹ thuật chi tiết về phương pháp vi sinh vật tạp nhiễm tuyệt đối, không có đối chứng chất chỉ thị sinh học bt kỳ, được nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 11737.

8  Chất chỉ thị sinh học dùng trong đánh giá xác nhận tiệt khuẩn

8.1  Quy định chung

Nếu chất chỉ thị sinh học được dùng trong quá trình đánh giá xác nhận thì cần xem xét (các) loại chất chỉ thị sinh học có th dùng trong kiểm soát thường quy. Các cht chỉ thị sinh học khác có thể cung cp mức độ kim chứng khác nhau cho quá trình tiệt khuẩn (xem Hình A.2). Nếu các chất chỉ thị sinh học khác được dùng đ đánh giá xác nhận và theo dõi thường quy thì cả hai cn được đưa vào nghiên cứu đánh giá xác nhận sao cho mối quan hệ về sức kháng giữa chúng có thể được thiết lập và ghi thành văn bản.

8.2  Bố trí và xử lý chất chỉ thị sinh học

8.2.1  Đánh giá xác nhận quá trình tiệt khuẩn đòi hi tài liệu chứng minh rằng quá trình có kh năng tạo ra sản phẩm thỏa mãn các quy định xác định trước (xem ISO 17665-1, TCVN 7392-1 (ISO 11135-1) và TCVN 8582 (ISO 14937)).

8.2.2  Số lượng chất chỉ thị sinh học trong sản phẩm và/hoặc khối sản phẩm cần được lập thành văn bản.

8.2.3  Người sử dụng cần ghi lại bố trí của các chất chỉ thị sinh học được chọn trong khoang tiệt khuẩn, trong khối sản phm hoặc thiết bị thử quá trình (xem Phụ lục B). Các xem xét khác cần tập trung vào việc bố trí chất chỉ thị sinh học trong khối sản phẩm là các dạng chất tải, t trọng và dạng hình học của tải, (các) v trí thử quá trình, bố trí của các bộ cảm biến hoặc đầu dò vật lý và/hoặc hóa học, sự phân tầng của các thành phần vật lý, nh hưng của bao gói, v.v...

8.2.4  Chất chỉ thị sinh học cần được loại khỏi khối vô khuẩn ngay sau quá trình, không làm ảnh hưởng đến an toàn của con người. Chúng cần được thử trong khoảng thời gian quy định được thiết lập cho sản phẩm và quá trình đó. Các khoảng thời gian từ khi chuẩn b chất chỉ thị sinh học đến khi sử dụng cho quá trình tiệt khuẩn, và từ khi kết thúc quá trình đến khi cấy chất chỉ thị sinh học cần được đánh giá để chứng tỏ rằng các khoảng thời gian này không làm ảnh hưởng tới kết quả th nghiệm sinh học của máy tiệt khuẩn hoặc quá trình tiệt khun. Không được vượt quá các khoảng thời gian được đánh giá này. Nếu cht chỉ thị sinh học được xử lý theo cách khác với quy định của nhà sản xuất, thì quy trình cần được xác nhận để xác định xem chúng có ảnh hưởng đến tính năng của chất chỉ thị sinh học hay không. Cần tuân thủ mọi khoảng thời gian được thiết lập.

8.2.5  Cần tuân thủ các yêu cầu quốc gia hoặc khu vực về an toàn của công nhân khi loại bỏ chất chỉ thị sinh học khỏi máy tiệt khuẩn.

8.3  Xác nhận chất lượng thiết bị tiệt khuẩn

8.3.1  Việc xác nhận chất lượng ban đu được thực hiện để đạt được và ghi lại bằng chứng rằng thiết bị tiệt khuẩn, hoạt động của nó và thiết bị phụ trợ được cung cấp và lắp theo đúng quy định kỹ thuật, và máy tiệt khuẩn hoạt động trong phạm vi giới hạn xác định trước khi vận hành theo hướng dẫn (xem ISO 17665-1 và TCVN 7392-1 (ISO 11135-1)).

Có thể sử dụng chất chỉ thị sinh học trong quá trình OQ/PQ, ví dụ, để thiết lập bằng chứng về sự phân bố đng đều của các tác nhân tiệt khuẩn.

8.3.2  Nhà sản xuất thiết bị tiệt khuẩn có thể phải thực hiện các phép thử trong nhà máy trước khi giao hàng bằng cách sử dụng chất chỉ thị sinh học dùng cho các loại tải cụ thể (xem Phụ lục B).

8.4  Xác nhận chất lượng tính năng

Sau khi kết thúc việc xác nhận chất lượng máy tiệt khuẩn (xem 8.3), việc thử xác nhận chất lượng tính năng được thực hiện để ghi lại độ tái lập và hiệu lực của quá trình tiệt khuẩn, bao gồm cả khả năng tạo ra các sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật chất lượng xác định trước. Việc xác nhận thiết lập sự phù hợp của sản phẩm với các quy định xác định trước; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan như ISO 17665-1, TCVN 7392-1 (ISO 11135-1) và TCVN 8582 (ISO 14937). Các chất chỉ thị sinh học khác nhau có thể cung cp mức độ kiểm chứng khác nhau đối với quá trình tiệt khuẩn (xem Hình A.2). Mối tương tác giữa chất chỉ thị sinh học sử dụng cho chu trình triển khai và xác nhận, xác nhận chất lượng tính năng và theo dõi thường quy cần được thiết lập và lập thành văn bn.

8.5  Xem xét và phê chuẩn việc đánh giá xác nhận

Khi kết thúc thành công các xác nhận chất lượng, việc xem xét tài liệu đánh giá xác nhận, bao gm cả tính năng của chất chỉ thị sinh học, là cần thiết trước khi bắt đầu sản xuất, nhằm chứng nhận rằng quá trình tuân thủ các yêu cầu.

8.6  Xác nhận chất lượng lại

8.6.1  Khi thực hiện việc xác nhận chất lượng lại, cần sử dụng cùng các đặc tính kháng, s lượng chất chỉ thị sinh học, bố trí của chúng trong sản phẩm, v.v... Nếu chất chỉ thị sinh học mới được xác nhận chất lượng cho quá trình thì điều quan trọng là cần thiết lập và ghi lại mối tương quan giữa chất chỉ thị sinh học mới và chất chỉ thị sinh học trước đó.

8.6.2  Khi sử dụng tiệt khuẩn nóng m hoặc etylen oxit thì áp dụng ISO 17665 hoặc TCVN 7392-1 (ISO 11135-1).

8.6.3  Cần phải lập tần suất tối thiểu để đánh giá đặc tính kháng của lô chất chỉ thị sinh học. Các xem xét dẫn đến khoảng thời gian khác nhau để xác nhận lại chất lượng hệ thống chất chỉ thị sinh học cần bao gồm các thay đi theo mùa, thay đổi v sản phẩm và vật liệu cũng như thay đi thiết bị, v.v... Nếu các đặc tính kháng của chất chỉ thị sinh học thay đi nằm ngoài giới hạn xác định trước thì cần xác nhận lại chất lượng. Nếu môi trường phục hồi thay đi thì môi trường tăng trưởng mới cần tương quan với loại sử dụng trước đó và việc chọn môi trường tăng trưởng mi cần được đánh giá xác nhận (xem thêm 12.4).

9  Chất chỉ thị sinh học dùng trong theo dõi thường quy

9.1  Quy định chung

9.1.1  Chất chỉ thị sinh học cung cấp phương pháp đ chứng tỏ khả năng diệt khuẩn trong quá trình tiệt khuẩn; tuy nhiên, có thể cần tiến hành phân đoạn (ví dụ nửa chu trình) trong quá trình đánh giá xác nhận đ xác nhận chất lượng tiệt khuẩn. Đối với các quá trình được xây dựng kỹ trong đó việc tháo d theo thông số đã được xác nhận, thì chất chỉ thị sinh học có th không cần cho việc theo dõi thường quy một số quá trình tiệt khuẩn (ví dụ tiệt khuẩn nóng ẩm, xem ISO 17655-1, etylen oxit, xem ISO 11135-1 hoặc nóng khô, xem ISO 20857).

9.1.2  Loại chất chỉ thị sinh học và bố trí của nó trong sn phm hoặc khối sản phẩm cần nhất quán với các vị trí khối sản phẩm được xác định trong quá trình triển khai tiệt khuẩn hoặc đánh giá xác nhận. Nếu hệ thống thử vi sinh sử dụng cho theo dõi thường quy quá trình tiệt khun khác biệt so với sử dụng trong đánh giá xác nhận quá trình thì mối quan hệ giữa hệ thống để đánh giá xác nhận và dùng cho theo dõi thường quy cần được ghi thành văn bn.

9.1.3  Khoảng thời gian quy định từ khi chuẩn b chất chỉ thị đến khi tiệt khuẩn, và từ khi kết thúc quá trình đến khi cấy chất chỉ thị cần được đánh giá đ chứng tỏ rằng các khoảng thời gian này không có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng quá nhanh của chất chỉ thị sinh học (xem 8.2.4).

9.1.4  Chất chỉ thị sinh học dùng cho theo dõi thường quy được sử dụng trong phương pháp kết hợp chất chỉ thị sinh học/vi sinh vật tạp nhiễm (7.3) sẽ không tuân thủ tt c các phần của bộ tiêu chuẩn 11138 nếu quần thể và/hoặc sức kháng thấp hơn yêu cầu tối thiểu của các phn tương ứng (xem ISO 11138-1:2006, 6.1.3).

9.2  Bố trí và xử lý chất chỉ thị sinh học

9.2.1  Trong chu trình triển khai và đánh giá xác nhận, chất chỉ thị sinh học được đặt những vị trí trong sản phẩm và khối sản phẩm thể hiện kiểm chứng ngặt nghèo cho quá trình tiệt khuẩn. Trong theo dõi thường quy, chất chỉ thị sinh học cần được đặt ở những vị trí dễ tiếp cận hơn sử dụng thiết bị thử quá trình (xem 9.3). Trong trường hợp này, bố trí của chất chỉ thị sinh học cần tương quan với các vị trí sử dụng trong chu trình triển khai hoặc đánh giá xác nhận nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình tiệt khuẩn không bị ảnh hưởng. Cũng cần đảm bảo bố trí thống nhất chất chỉ thị sinh hc dùng cho theo dõi thường quy.

9.2.2  Hướng dẫn của nhà cung cấp chất chỉ thị sinh học cn được tuân thủ đối với việc xử lý đúng chất chỉ thị sinh học sau tiệt khuẩn. Nói chung, cht chỉ thị sinh học cần được loại khỏi khối sn phẩm mà không ảnh hưởng đến an toàn con người và trong khoảng thời gian quy định được đánh giá (xem Điều 11). Sau đó, chúng cần được chuyển vô khuẩn sang môi chất tăng trưởng trong khoảng thời gian xác định và nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp (xem Điều 12).

9.2.3  Ngoài các yêu cầu xác nhận chất lượng các thuộc tính tăng trưởng trong môi trường (xem Điều 12), và kh năng sống sót của chất chỉ thị sinh học (xem Điều 11), người sử dụng cũng cn thc hiện các kiểm tra này trong quá trình theo dõi thường quy quá trình tiệt khuẩn. Ví dụ, sử dụng cht chỉ thị sinh học chưa xử lý cấy trong môi trường tăng trưng thể hiện cả khả năng sống sót của chất chỉ thị lẫn tính thích hợp của điều kiện tăng trưng.

CHÚ THÍCH  Các tài liệu hướng dẫn của quốc gia có thể yêu cầu sử dụng kiểm soát không tiếp xúc.

9.2.4  Quá trình được xem là chp nhận được chỉ khi các thông số vật lý và/hoặc hóa học mong muốn đã được xem xét và các kết quả vi sinh được thể hiện, và cả hai đều tuân thủ các tiêu chí mong muốn.

9.3  Thiết bị kiểm chứng quá trình (PCD)

9.3.1  Thiết bị kim chứng quá trình kết hợp với chất chỉ thị sinh học có thể sử dụng cho đánh giá xác nhn và theo dõi thường quy chu trình tiệt khuẩn cũng như cho thiết bị tiệt khuẩn thử bởi nhà sản xuất. Thiết bị kiểm chứng quá trình được thiết kế sao cho bố trí của chất ch th sinh học trong thiết bị kiểm chứng quá trình tạo nên vị trí được xem là thể hiện kiểm chứng ngặt phù hợp với quá trình. Thiết kế của thiết bị có thể thay đi theo tính chất của sản phẩm cần kiểm chứng (xem Phụ lục B về các ví dụ của thiết bị kiểm chứng quá trình).

9.3.2  Thiết bị kiểm chứng quá trình cần được thiết kế với xem xét đến các thông số quá trình khác nhau nh hưng tới quá trình tiệt khuẩn. Kết cu của thiết bị kim chứng quá trình phụ thuộc vào kiu chu trình cần theo i cũng như loại sản phẩm cần tiệt khuẩn.

9.3.3  Thiết bị kim chứng quá trình có thể bán sẵn như thiết bị làm sẵn, thường gọi là gói thử sinh học”. Gói thử sinh học dùng một lần được sản xuất bởi nhiều công ty và có thể dùng thay cho các thiết bị kiểm chứng quá trình dùng nội bộ. Thiết bị kiểm chứng quá trình và việc bố trí chúng trong khối sản phẩm cần thể hiện kiểm chứng quá trình tương đương hoặc cao hơn kiểm chứng đại diện bởi khối sản phẩm.

10  Kết quả

10.1  Quy định chung

10.1.1  Tiêu chí chấp nhận một quá trình tiệt khuẩn là thỏa mãn cần được xác định trong quá trình triển khai chu trình tiệt khuẩn, sử dụng các tiêu chuẩn liên quan để đánh giá xác nhận và kiểm soát quá trình tiệt khuẩn.

10.1.2  Đ thu được kết quả tin cậy, quy trình thường quy cần được thiết lập và duy trì, đồng thời cần được tiến hành với các chuyên gia kỹ thuật được đào tạo sử dụng thiết bị thích hợp.

10.2  Biểu th kết quả

10.2.1  Quá trình tiệt khuẩn được đánh giá xác nhận trong đó tất c thông s đặt trước đều được đáp ứng cần cho thấy không có sự tăng trưởng của cht chỉ thị sinh học.

10.2.2  Dựa trên các nguyên tắc sử dụng chất chỉ thị sinh học trong TCVN 7392-1 (ISO 11135-1), quá trình tiệt khuẩn trong đó tt cả thông số đặt trước đều không được đáp ứng có thể cho thấy có sự tăng trưởng của cht chỉ thị sinh học.

10.2.3  Kết quả thử cht chỉ thị sinh học bt kỳ cho thấy sự tăng trưng chất chỉ thị khi có th là một chỉ số của quá trình không thích đáng, chất chỉ thị sinh học khiếm khuyết hoặc lỗi hệ thống thử và cần đưa đến một cuộc điều tra. Hành động cần thực hiện đối với sự tăng trưởng của chất chỉ thị sinh học sau quá trình tiệt khuẩn có thể thay đổi theo các chính sách thiết lập và quy định, và có thể đòi hi lô sản phẩm b loại thành chưa vô khuẩn. Việc nhận biết sự tăng trưng như của sinh vật thử cần được xác nhận và cần xác định nguyên nhân của sự tăng trưởng. Sự tăng trưởng của chất chỉ thị sinh học với các thông số đã xác nhận, quá trình tiệt khuẩn không thích đáng hoặc có th do việc sử dụng lô chất chỉ thị sinh học có tính kháng cao bất thường với tác nhân tiệt khuẩn. Nếu điều tra ch ra rằng quá trình tiệt khuẩn được thực hiện phù hợp và không có thay đổi đáng kể về chất chỉ thị sinh học có thể ảnh hưởng đến tính năng của nó trong quá trình tiệt khuẩn thì quá trình tiệt khuẩn cần được lặp lại. Nhuộm gram kết hợp với quầng và hình thái học tế bào có thể hữu ích trong việc xác định rằng tăng trưởng không phải là sinh vật chỉ thị.

CHÚ THÍCH Một số sinh vật chỉ thị có th là biến gram.

10.2.4  Thiết bị tiệt khuẩn cụ thể, loại sản phẩm và khối sản phẩm đều ảnh hưởng tới quá trình tiệt khuẩn. Các đặc tính kháng của hệ chất ch th sinh học sử dụng trong quá trình nên thiết lập cho toàn bộ hệ thống một cách hiệu quả. Dữ liệu chấp nhận được từ chất chỉ thị sinh học ch là một phn dữ liệu cần thiết để chứng tỏ rằng quá trình tiệt khuẩn đã thành công.

10.2.5  Vi khuẩn cấy cho thấy sự tăng trưởng không được xác nhận là sinh vật chỉ thị cần được nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân gây tăng trưởng dương. Cht gây ô nhiễm thử có thể chỉ thị hệ thống th sai hoặc đào tạo nhân sự không phù hợp.

11  Áp dụng các tiêu chuẩn về chất chỉ thị sinh học

11.1  Người sử dụng đánh giá chung tính năng chất chỉ thị sinh học

11.1.1  Hai đặc trưng chính của chất chỉ thị sinh học là quần thể vi sinh vật và sức kháng của chất chỉ thị sinh học với quá trình tiệt khun, biểu thị bằng giá tr D.

11.1.2  Chất chỉ thị sinh học cn được vận chuyn, lưu kho và xử lý nhằm đảm bảo rằng quần th và đặc tính kháng được duy trì trong suốt thời hạn sử dụng. Tiệt khuẩn môi trường nuôi cy, điều kiện , bảo trì thiết bị và huấn luyện nhân sự phòng thí nghiệm là một số vấn đề cn được xác định và kiểm soát nhằm đảm bảo tính năng phù hợp của chất chỉ thị sinh học. Người sử dụng có thể kiểm tra định kỳ quần th chất chỉ thị sinh học. Khi các vấn đề đề cập trên được Kiểm soát và xác nhận, việc th chất chỉ thị sinh học thường xuyên bởi người s dụng có thể không cần thiết.

11.1.3  Người sử dụng cần chú ý mọi sai lệch khỏi quá trình được sử dụng và tập hợp thông s quy chiếu được xác định cho quá trình đó. Nếu các thông số chu trình tiệt khuẩn hoặc khối tải là lý do làm sai lệch đặc tính kháng của chất chỉ thị sinh học, người sử dụng cn nghiên cứu kh năng loại trừ những sai lệch này và xác nhận lại chất lượng quá trình.

11.1.4  Sai lệch về tính năng của thiết bị đo các tổ hợp đi chứng trong một số trường hợp có thể đưa ra kết quả đặc tính kháng khác nhau cho chất chỉ thị. Trong trường hợp như vậy, nhà sn xuất cần cung cấp thông tin theo yêu cầu các điều kiện th liên quan chi tiết.

11.1.5  Nếu người sử dụng thiết lập dữ liệu về số quần thể hoặc giá tr D và các giá trị này nằm ngoài giới hạn yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan hoặc nằm ngoài thông tin trên nhãn, thì người sử dụng nên tìm kiếm thông tin từ nhà sản xuất đ đm bảo rằng cùng các kỹ thuật, phương pháp và điều kiện được sử dụng đ thu được dữ liệu (xem tài liệu tham khảo [12], [14], [18], [19], [20], [21], [30], [31] và [32]).

11.2  Quần thể sinh vật thử danh nghĩa

11.2.1  Nhà sản xuất phải cung cấp qun thể sinh vật thử của từng chất chỉ thị sinh học như một phần thông tin ghi nhãn. Các yêu cầu được nêu trong tiêu chuẩn về số vi sinh vật tối thiểu trên chất chỉ thị sinh học hoặc vật liệu mang chủng để đảm bảo sức kháng tối thiểu của chất chỉ thị. Khi thử, quần th cn đạt từ 50 % đến 300 % quần thể danh nghĩa. Nhà sản xuất chất ch thị sinh học cần được tham khảo vấn để đm bảo cùng kỹ thuật và quy trình được sử dụng vì độ biến động trong các quy trình thử có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc xác định quần th. ISO 11138-1 yêu cầu nhà sản xuất cung cấp thông tin này theo yêu cầu.

11.2.2  Các bào tử, như Geobacillus stearothermophilus, có thể đòi hỏi quy trình sốc nhiệt để đạt được độ chính xác cao hơn khi đếm. Nhiều sự kết hợp giữa nhiệt độ và thời gian đã được sử dụng thành công. Kết quả có thể ảnh hưởng bởi xử lý cơ học vật liệu mang chủng và do đó bởi các vi sinh vật trong quá trình chuẩn b các ước số (xem tài liệu tham khảo [18]). Thực tiễn của các phòng thí nghiệm khác nhau và ngay cả sự khác nhau khi thực hiện của mỗi cá nhân có thể dẫn đến các kết quả khác nhau.

11.2.3  Phương pháp loại bỏ bào t khỏi vật liệu mang chủng cần được xác nhận và có thể bao gồm phân hủy cơ học vật liệu mang hoặc các phương pháp khác như siêu âm. Nếu người sử dụng dùng phương pháp khác với khuyến nghị của nhà sản xuất thì phương pháp đó cần được xác nhận.

11.2.4  Lưu chất để phân hủy không được ảnh hưởng đến số lượng vi sinh vật sống sót (ví dụ nó không được là môi trường tăng trưởng) và cũng không được ảnh hưởng âm tính đến kết quả do tác động ngăn chặn bất kỳ đối với sự tăng trưởng của vi sinh vật (xem Điều 12).

11.2.5  Người sử dụng cần tuân thủ các quy trình khuyến ngh của nhà sản xuất về phục hồi để đảm bảo các kết quả có khả năng so sánh.

11.2.6  Lưu chất tiệt khuẩn và vật liệu mang chủng phải được xử lý vô khuẩn nhằm tránh sự nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm khuẩn chéo có thể gây sai lệch các kết quả.

11.2.7  Cần chú ý tới độ chính xác của tm đếm. Độ chính xác của bảng đếm phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả sự pha loãng và sai số pipet, hiệu chuẩn thiết bị pipet, đào tạo kỹ thuật viên và số khuẩn lạc (CFU) trên mỗi đĩa. Đĩa đếm có từ 30 CFU đến 300 CFU thường được chấp nhận cho độ chính xác thống kê cao nhất.

11.2.8  Bộ tiêu chuẩn ISO 11138 giới hạn độ lệch so với số danh nghĩa được ghi trên nhãn. Người sử dụng cn chú ý rằng nếu quần th danh nghĩa của chất chỉ thị từ một mẻ hoặc lô chất chỉ thị cho trước được th bởi người sử dụng thì sai lệch có thể vượt quá giới hạn cho trong (các) phần liên quan của tiêu chuẩn ISO 11138. Điu này có thể do, ví dụ, sử dụng môi trường nuôi cy khác nhau hoặc kỹ thuật đếm khác nhau (xem Tài liệu tham khảo [17]).

11.3  Xác định sức kháng

11.3.1  Quy định chung

Nếu người sử dụng chọn kiểm tra công bố nhãn hoặc xác định giá tr D của cht chỉ thị sinh học trên hoặc trong cá thể cn tiệt khuẩn thì họ cần sử dụng cùng điều kiện như nhà sản xuất sử dụng. Việc này bao gồm sử dụng các thông số cụ thể cho thiết bị đo các tổ hợp đối chứng liên quan. Sức kháng của cht chỉ thị sinh học có thể ước lượng hoặc tính bằng cách sử dụng ba phương pháp: phương pháp đường cong sống sót, phương pháp t lệ âm tính và tính cửa sổ sống-chết. Sau khi tiếp xúc trong khoảng thời gian tăng lên của quá trình tiệt khuẩn (nghĩa là thời gian duy trì), cht chỉ thị được thử bằng phương pháp nêu trong các điểm từ a) đến c). Bộ tiêu chuẩn ISO 11138 cung cp yêu cu cho từng phương pháp có thể sử dụng kết hợp đ ước lượng sức kháng.

Sự khác biệt chính giữa ba phương pháp này được nêu dưới đây.

a) Phương pháp đường cong sống sót

Phương pháp này yêu cầu đếm số các khun lạc. Tùy thuộc vào loại vật liệu mang chng và thuộc tính của vi sinh vật, phương pháp này thường sử dụng sự suy gim cơ học của vật liệu mang chủng (sử dụng kỹ thuật vô khuẩn) với sự phục hồi sau đó và đếm tổng số khuẩn lạc phục hồi trên môi trường đặc (ví dụ các khuẩn lạc riêng rẽ trên đĩa thạch).

b) Phương pháp t lệ âm tính

Phương pháp này đòi hỏi việc xác định tăng trưởng/không tăng trưởng và sử dụng việc cy truyền vô khuẩn vật liệu mang chủng nguyên vẹn vào môi trường lng. Việc cấy truyền được thực hiện không gây ảnh hưởng bất kỳ về cơ học, vi trùng học hoặc nhiệt tới vật liệu mang chng.

c) Phương pháp cửa sổ tồn tại - tiêu diệt

Phương pháp này dựa trên phương pháp tỷ lệ âm tính, đưa ra giới hạn dưới khi tất cả các mẫu cho thấy tăng trưởng và giới hạn trên khi không cht chỉ thị nào thể hiện sự tăng trưởng sau khi tiếp xúc với toàn bộ quá trình tiệt khuẩn hoặc sau các khoảng thời gian của quá trình tiệt khuẩn (xem ISO 11138-1:2006, Phụ lục E).

CHÚ THÍCH  Việc xác định giá trị D từ loạt tiếp xúc bt kỳ thường ly trung bình dạng nht định của kết quả từ tập hợp mu. Dữ liệu tổng hợp dạng này có một gii hạn thống kê. Dữ liệu ch có th kết hợp khi các mẫu tương đương về mặt thống kê. Ví dụ, nếu mười mẫu được phân bố trong toàn bộ phòng tiệt khuẩn thì chúng không phải đều tương đương thực sự. Tuy nhiên, nhiu mẫu được nhóm trong cùng một vị trí trong phòng tiệt khuẩn có thể được coi là tương đương thực sự (xem tài liệu tham khảo [25] và [28].

11.3.2  Phương pháp đường cong sống sót

Phương pháp này còn được gọi là “phương pháp đếm trực tiếp” và “phương pháp số đếm". Phương pháp này sử dụng quy trình đếm trực tiếp (xem ISO 11138-1) và cần được thực hiện trên vật liệu mang chng (xem Hình A.4).

Thông tin chi tiết về các quy trình, xem 11.2 và Phụ lục F.

11.3.3  Phương pháp tỷ l âm tính

Có nhiều phương pháp như vậy được sử dụng, gọi là phương pháp tỷ lệ âm tính hoặc phương pháp lượng tử. Sự tăng trưởng hoặc không tăng trưởng được quan sát trên số lượng được thử (xem Hình A.4).

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp tham kho chung cho bộ tiêu chuẩn ISO 11138, đó là quy trình Holcomb-Spearman-Karber giới hạn (LHSKP). Hai phương pháp thống kê thường được sử dụng khác là quy trình Holcomb-Spearman-Karber (HSKP) và quy trình Stumbo-Murphy-Cochran (SMCP) có thể được dùng trong các điều kiện cụ thể (xem Phụ lục C).

a) Quy trình Holcomb-Spearman-Karber giới hạn (LHSKP).

Quy trình này có thể được sử dụng nếu khoảng thời gian tiếp xúc liên tục, như số ln hoặc liều, chênh nhau một khong thời gian không đi và nếu số lần lặp giống nhau được áp dụng tại mỗi khoảng thời gian tiếp xúc. Ví dụ, khoảng tiếp xúc có th ở 3 min, 5 min, 7 min và 9 min, thể hiện khoảng thời gian 2 min. ISO 11138-1 quy định ít nhất 20 phép lặp mỗi khoảng đối với LHSKP (xem Bng 1 và Hình A.4).

CHÚ THÍCH  Thông số tới hạn "thời giancó thể thay bằng "liều" ở một số quá trình tiệt khuẩn như bức xạ và ôzon.

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi