Tiêu chuẩn TCVN 6461:2008 Clorophyl dùng trong thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6461:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6461:2008 Phụ gia thực phẩm-Clorophyl
Số hiệu:TCVN 6461:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6461:2008

PHỤ GIA THỰC PHẨM - CLOROPHYL

Food additive - Chlorophylls 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho clorophyl được sử dụng làm chất tạo màu trong chế biến thực phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

JECFA - Combined compendium of food additive specircation, Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications

(JECFA - Tuyển tập các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 - Các phương pháp phân tích, qui trình thử nghiệm và dung dịch phòng thử nghiệm được sử dụng và viện dẫn trong các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phầm).

3. Mô tả

3.1 Clorophyl là sản phẩm thu được bằng cách chiết dung môi từ cỏ, cỏ linh lăng, cây tầm ma và các nguyên liệu thực vật khác; trong quá trình tách dung môi về sau, các chất kết hợp với ma giê có mặt tự nhiên có thể được tách hoàn toàn hoặc một phần khỏi clorophyl để thu được phaeophytin tương ứng; các chất màu chính là phaeophytin và ma giê clorophyl; sản phẩm chiết từ phần dung môi được tách ra, chứa các chất màu khác như carotenoid cũng như dầu, chất béo và sáp có trong nguyên liệu ban đầu.

Chỉ sử dụng các dung môi sau đây để chiết: axeton, diclometan, metanol, etanol, propan-2-ol và hexan.

3.2 Tên hoá học

Các chất màu chính bao gồm:

Phytyl (132R, 17S, 18S)-3-(8-etyl-132-metoxycabonyl-2,7,12,18-tetrametlyl-13’-oxo-3-vinyl-131-132-17,18-tetrahydroxyclopenta[at]-prophylrin-17-yl) propionat (phaeophytin a) hoặc dạng phức magiê (clorophyl a). Phytyl (132R, 17S, 18S)-3-(8-etyl-7-formyl-132-metoxycacbonyl-2, 12, 18-trimetyl-13’-oxo-3-vinyl-131-132- 17,18-0tetrahydro-xyclopenta [at]-prophylrin-17-yl) propionat (phaeophytin b) hoặc dạng phức magiê (clorophyl b).

3.3 Sô C.A.S:

Phaeophytin a, phức magiê: 479-61-8;

Paeophytin b, phức magiê: 519-62-0.

3.4 Công thức hoá học:

- Phaeophytin a, phức magiê (clorophyl a): C55H72MgN4O5;

- Phaeophytin a: C55H74N4O5;

- Phaeophytin b, phức magiê (clorophyl b): C55H70MgN4O6

- Phaeophytin b: C55H72N4O6.

3.5 Công thức cấu tạo

Trong đó

X là CH3 đối với dãy “a”;

X là CHO đối với dãy “b”.

Loại Mg khỏi Clorophyl để thu được phaeophytin tương ứng

3.6 Khối lượng phân tử

- Phaeophytin a, phức magie (clorophyl a): 893.51;

- Phaeophytin a: 871,22;

- Phaeophytin b, phức magiê (clorophyl b): 907,49;

- Phaeophytin b: 885,20.

3.7 Tổng hàm lượng các phaeophytin và phức magiê của các phaeophytin: Không nhỏ hơn 10 %.

3.8 Trạng thái: Chất rắn dạng sáp có dải màu từ xanh liu đến xanh sẫm tuỳ thuộc vào hàm lượng ma giê kết hợp.

4 Đặc tính

4.1 Cách nhận biết

4.1.1 Tính tan (xem tập 4): Không tan trong nước, tan trong etanol, dietyl ete, cloankan, hydrocacbon và các dầu không bay hơi.

4.1.2 Sắc ký lớp mỏng

Sử dụng dung dịch mẫu trong cloroform (tỉ lệ 1 : 20) để lạo một dải có chiều dài 2 cm trên tấm sắc ký lớp mỏng silic dioxit 60. Sau khi sấy, chuẩn bị tấm sắc ký bằng hỗn hợp 50 % hexan, 45 % cloroform và 5 % etanol (thông thường thuốc thử cloroform được bổ sung 2 % etanol để làm chất ổn định, 5 % etanol trong hỗn hợp dung môi được bổ sung với mục đích này), cho đến khi dung môi lên tới 15 cm so với điểm ban đầu. Để cho dung môi bay hơi, sau đó kiểm tra bằng mắt thường các điểm phân tách và nhận dạng các hợp chất liên quan thông qua giá trị Rf và màu của chúng. Giá trị Rf gần đúng và màu của các điểm đó như sau:

- Phaeophytin a: 0,77, xám/nâu;

- Phaeophytin b: 0,75, vàng/nâu:

- Chlorophyl a: 0,50, xanh lơ/xanh lá cây;

- Chlorophyl b: 0,63, vàng/xanh lá cây.

Ngoài ra, các điểm có thể quan sát thấy b-caroten tại Rf 0,81 và xantophyl tại Rf 0,47 và 0.23.

4.2 Độ tinh khiết

4.2.1 Dung môi dư (xem tập 4)

- Hàm lượng axeton, metanol, etanol, propan-2-ol, hexan: Không lớn hơn 50 mg/kg, riêng lẻ hoặc kết hợp.

- Diclometan: Không lớn hơn 10 mg/kg.

Xác định bằng sắc ký khí theo phương pháp chưng cất lôi cuốn (Determination of residual solvents - Xác định dung môi du) hoặc phương pháp phân tích khoảng trống (Limit test for solvent residues - Phép thử giới hạn đối với dung môi dư).

4.2.2 Asen (xem tập 4): Không lớn hơn 3 mg/kg (Phương pháp ll).

4.2.3 Chì (xem tập 4) Không lớn hơn 5 mg/kg. Xác định được bằng phương pháp hấp phụ nguyên tử phù hợp với mức qui định. Việc chọn cỡ mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu có thể theo nguyên tắc của phương pháp mô tả trong lnstrumental methods (Phương pháp phân tích bằng dụng cụ), xem tập 4.

5 Phương pháp thử

Cân chính xác khoảng 100 mg mẫu và hòa tan trong dietyl ete, định mức đến 100 ml. Pha loãng 2 ml dung dịch này đến 25 ml bằng dietyl ete. Nồng độ của mẫu cần tránh tạo ra độ hấp thụ ở bước sóng 660,4 nm nằm ngoài dải làm việc của phép đo hấp thụ, ví dụ không vượt quá 0,7.

Đo độ hấp thụ của dung dịch trong cuvet 1 cm với mẫu trắng là dietyl ete ở bước sóng 660,4 nm, 642,0 nm, 667,2 nm và 654,4 nm (đây là các bước sóng tương ứng mà clorophyl a, clorophyl b, phaeophytin a, và phaeophytin b hấp thụ cực đại trong dietyl ete). Ngoài ra, đo thêm ở bước sóng 649,8 nm và 628.2 nm.

Bổ sung một tinh thể axit oxalic vào dung dịch đã pha loãng còn lại, sau khi hòa tan và khuấy đều, đo lại độ hấp thụ ở cùng bước sóng. Chênh lệch giữa các độ hấp thụ ở các bước sóng tương ứng, trước và sau khi thêm axit oxalic là DA.

Tính nồng độ của từng hợp chất theo micromol trên lít bằng các công thức sau đây:

Clorophyl a = 17,7 x DA 660.4 nm + 7,15 x DA 642,0 nm ;

Clorophyl b = 19,4 x DA 642.0nm - 2,92 x DA 660.4nm;

Phaeophytin a : - 4,89 x A 649.8 nm + 0,0549 x A 628.2 nm + 18,7 x A 667.2 nm + 0,0575 x A 654.4 nm - Clorophyl b.

Phaeophytin b = - 71,0 x A 649.8nm + 2,51 x A 828.2nm - 13,5 x A 667.2nm + 84,3 x A 654.4nm - Clorophyl b.

Chuyển đổi giá trị micromol trên lit về phần trăm bằng các công thức sau:

% clorophyl a =

Micromol x 0,9835 x 12,5 x 100

khối lượng mẫu (mg)

% clorophyl b =

micromol x 0,9075 x 12,5 x 100

khối lượng mẫu (mg)

% phephytin a =

micromol x 0,8712 x 12,5 x 100

khối lượng mẫu (mg)

% phaephytin b =

micromol x 0,8852 x 12,5 x 100

khối lượng mẫu (mg)


[1][1]  Chlorophylls còn có tên gọi khác là: magiê clorophyl, ma giê phaeophytin. Cl xanh lá cây 3; C.l (1975) No. 75810, INS No.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi