Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 12186:2017 Yêu cầu và phương pháp thử xà lệch thể dục
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12186:2017
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12186:2017 EN 915:2008 Thiết bị thể dục dụng cụ-Xà lệch-Yêu cầu và phương pháp thử
Số hiệu: | TCVN 12186:2017 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Năm ban hành: | 2017 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12186:2017
EN 915:2008
THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - XÀ LỆCH - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Gymnastic equipment - Asymmetric bars - Requirements and test methods including safety
Lời nói đầu
TCVN 12186:2017 hoàn toàn tương đương EN 915:2008.
TCVN 12186:2017 do Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - XÀ LỆCH - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Gymnastic equipment - Asymmetric bars - Requirements and test methods including safety
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung cho các yêu cầu an toàn chung trong EN 913 (xem Điều 4).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hai loại xà lệch (xem Bảng 1) được sử dụng dưới sự giám sát của người có chuyên môn.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 913, Gymnastic equipment - General safety requirements and test methods (Thiết bị thể dục dụng cụ - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử).
3 Yêu cầu
3.1 Phân loại
Xà lệch phải được phân loại theo thiết kế (loại và kích cỡ) như được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các loại xà lệch
Loại | Kích cỡ | Miêu tả |
1 | - | Xà lệch đứng độc lập không có các điểm cố định |
2 | 1 và 2 | Xà lệch có các điểm cố định |
3.2 Kích thước
Tất cả các xà lệch phải tuân thủ theo kích thước được quy định trong Bảng 2 và Hình 1.
Thanh xà phải có mặt cắt ngang đường kính (40 ± 1) mm.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 | Thanh xà |
2 | Phần kéo dài cột chống |
3 | Thiết bị chốt, khóa và điều chỉnh |
4 | Cột chống cao |
5 | Cột chống thấp |
6 | Thiết bị điều chỉnh chiều ngang |
7 | Bệ đỡ |
8 | Điểm đỡ hình côn (Loại 1) |
CHÚ THÍCH: Loại 2 không có điểm đỡ hình côn. Các thanh xà được nối với các cột theo thiết kế riêng của nhà chế tạo.
Hình 1 - Xà lệch
Bảng 2 - Kích thước điển hình
Kích thước tính bằng milimét
Loại | Kích cỡ | Mức điều chỉnh nhỏ nhất |
| |||||
b1 | b2 | h1 | h2 | h3 | h4 | h5 lớn nhất | ||
1 | - | 1 150 | 600 | 2 350 | 2 100 | 1 400 | 1 600 | 60 |
2 | 1 | 1 300 | 600 | 2 350 | 2 100 | 1 400 | 1 600 | 60 |
2 | 1 625 | 1 025 | 2 550 | 2 400 | 1 600 | 1 750 | 10 |
4 Yêu cầu an toàn
4.1 Yêu cầu chung
Xà lệch phải tuân thủ theo các yêu cầu của EN 913, trừ các yêu cầu được điều chỉnh theo tiêu chuẩn này.
4.2 Kẹt (entrapment)
Các yêu cầu về kẹt của EN 913 liên quan đến cột chống, thiết bị điều chỉnh chiều ngang và các mối nối giữa chúng cũng như thanh xà nhưng không bao gồm các mối nối thanh xà.
4.3 Độ ổn định
Khi thử theo 6.2, thiết bị không được lật theo bất kỳ hướng nào khi chịu một lực nằm ngang tối thiểu là 400 N, tương ứng với 40 % trọng lượng bản thân thiết bị. Lực phải được đặt ở điểm giữa thanh xà cao và vuông góc với chiều dài của thanh xà.
4.4 Độ cứng theo phương đứng và độ võng dư
Khi thử từng thanh xà theo 5.3 bằng một lực là 1 350 N ± 50 N, độ võng của từng thanh xà phải tối thiểu là 40 mm và tối đa là 100 mm. Độ võng dư không được lớn hơn 1 mm.
4.5 Độ bền
Khi mỗi thanh xà được thử nghiệm theo 5.4 bằng cách sử dụng một lực theo phương đứng 2 850 N ± 50 N, thiết bị phải cho thấy không có dấu hiệu bị nứt, gãy hoặc biến dạng.
4.6 Độ cứng của khung
Đối với thiết bị loại 1 khi được thử nghiệm theo 5.2, thanh xà ở điểm đỡ hình côn không bị võng quá 20 mm theo phương đứng hoặc theo phương ngang khi chịu các lực 570 N ± 20 N theo mỗi hướng. Đối với thiết bị loại 2 khi được thử nghiệm theo 5.2, thanh xà không được võng quá 20 mm ở các điểm nối theo phương ngang khi chịu một lực 570 N ± 20 N theo hướng này.
Các lực theo phương ngang phải được đặt ở điểm chính giữa của thanh xà và vuông góc với chiều dài của thanh xà. Các lực theo phương đứng phải được đặt dọc theo trục của thanh xà.
5 Phương pháp thử
5.1 Quy định chung
Tất cả các phép thử tải trọng phải được thực hiện với các thanh xà được đặt ở độ cao sử dụng tối đa.
5.2 Xác định độ ổn định và độ cứng
5.2.1 Nguyên tắc
Một lực theo phương ngang được đặt lên thiết bị theo cách thức được quy định.
5.2.2 Dụng cụ
Một dây đai rộng (100 ± 1 ) mm.
5.2.3 Nhiệt độ thử
Điều hòa thiết bị trong tối thiểu 3 h ở nhiệt độ thử (23 ± 2) °C.
5.2.4 Quy trình thử
Chặn thiết bị đứng độc lập (loại 1) trên sàn để tránh trượt.
Đặt lực theo phương ngang theo quy định trong khoảng thời gian 65 s ± 5 s.
Ghi lại các lần thiết bị bị lật. Nếu có yêu cầu, đo độ võng của điểm đỡ thanh xà hình côn theo chiều đặt lực.
5.2.5 Biểu thị kết quả
Ghi lại thiết bị có bị lật hay không. Nếu có yêu cầu, ghi lại độ võng của điểm đỡ thanh xà hình côn tính bằng milimét.
5.3 Xác định độ cứng và độ võng dư
5.3.1 Nguyên tắc
Tác động một lực theo phương đứng lên điểm chính giữa của từng thanh xà và đo độ võng. Sau đó ngừng tác dụng và đo bất kỳ độ võng dư.
5.3.2 Dụng cụ
Một dây đai rộng (100 ± 1) mm.
5.3.3 Nhiệt độ thử
Điều hòa thiết bị trong tối thiểu 3 h ở nhiệt độ thử (23 ± 2) °C.
5.3.4 Quy trình thử
Đặt một lực theo phương đứng lên điểm chính giữa của thanh xà trong 65 s ± 5 s.
Đo vị trí của bộ phận chịu tải tính từ điểm mốc thuận tiện bất kỳ. Ghi lại độ võng ở điểm chính giữa của thanh xà.
Ngừng tác dụng lực. Đo độ võng dư sau khi ngừng tác dụng lực 30 min min. Ghi lại bất kỳ độ võng dư nào xuất hiện.
5.3.5 Biểu thị kết quả
Biểu thị độ cứng bằng độ võng do tải trọng, tính bằng milimét. Biểu thị độ võng dư bằng độ võng sau khi ngừng tác dụng lực 30 min min, tính bằng milimét.
5.4 Xác định độ bền
5.4.1 Nguyên tắc
Thiết bị được đặt tải bằng một lực theo phương đứng và được kiểm tra sự nứt vỡ hoặc các hư hại khác.
5.4.2 Dụng cụ
Một dây đai rộng (100 ± 1) mm.
5.4.3 Nhiệt độ thử
Điều hòa thiết bị trong tối thiểu 3 h ở nhiệt độ thử (23 ± 2) °C.
5.4.4 Quy trình thử
Đặt một lực theo phương đứng lên điểm chính giữa của thanh xà trong 65 s ± 5 s.
Ghi lại bất kỳ nứt vỡ, khuyết tật hoặc các hư hại khác đối với thiết bị.
5.4.5 Biểu thị kết quả
Biểu thị độ bền bằng cách xác định thiết bị có bị nứt vỡ hoặc các hư hại khác hay không.
6 Hướng dẫn sử dụng
Nhà sản xuất phải cung cấp kèm theo thiết bị một tài liệu hướng dẫn sử dụng có những nội dung sau:
a) các chi tiết lắp đặt;
b) các chi tiết lắp ráp bao gồm cả phương pháp điều chỉnh;
c) không gian thiết bị; (equipment space)
d) trọng lượng thiết bị;
e) các chi tiết bảo trì;
f) lời cảnh báo các thiết bị phải được sử dụng dưới sự kiểm soát.
7 Ghi nhãn
Ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Ví dụ về một thanh xà phù hợp có các điểm cố định
Kích thước tính bằng milimét
Hình A.1 - Loại 2 có các điểm cố định
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.