Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7850:2018 Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7850:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7850:2018 ISO 22964:2017 Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phát hiện Cronobacter spp.
Số hiệu:TCVN 7850:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:28/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7850:2018

ISO 22964:2017

VI SINH VẬT TRONG CHUỖI THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN CRONOBACTER SPP.

Microbiology of the food chain - Horizontal method for the detection of Cronobacter spp.

Lời nói đầu

TCVN 7850:2018 thay thế TCVN 7850:2008;

TCVN 7850:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22964:2017;

TCVN 7850:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện Cronobacter spp. trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các mẫu môi trường. Những thay đổi chính, được liệt kê trong phần mở đầu, được giới thiệu trong tiêu chuẩn này so với phiên bản ISO/TS 22964:2006 được coi là chính [xem TCVN 11922 (ISO 17468)[2]].

Do tính đa dạng của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nên phương pháp này có th không thích hợp đến từng chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể. Trong trường hợp này, có thể sử dụng các phương pháp khác đặc trưng cho tng sản phẩm, nếu thực sự cần thiết chỉ vì lý do kỹ thuật. Tuy nhiên, cần cố gắng áp dụng phương pháp này khi có thể.

Khi tiêu chuẩn này đưc soát xét thì phải tính đến mọi thông tin liên quan đến phạm vi mà phương pháp đếm đĩa này phải tuân theo và các nguyên nhân gây sai lệch so với phương pháp trong trường hợp các sản phẩm cụ thể.

Việc hài hòa các phương pháp thử không thể thực hiện được ngay và đi với một vài nhóm sản phẩm chính có thể tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế và/hoặc tiêu chuẩn quốc gia mà không phù hợp với tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có sẵn tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm cần thử nghiệm thì phải tuân theo tiêu chuẩn đó. Thông thưng khi các tiêu chuẩn như thế được soát xét, chúng phải được sửa đổi để phù hợp với tiêu chuẩn này, sao cho cuối cùng chỉ còn các sai lệch vi phương pháp này là các lý do kỹ thuật được thừa nhận.

 

VI SINH VẬT TRONG CHUỖI THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN CRONOBACTER SPP.

Microbiology of the food chain - Horizontal method for the detection of Cronobacter spp.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện Cronobacter spp.

Các hạn chế của phương pháp đã nêu trong lời giới thiệu, do đó tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho:

- các sản phẩm và thành phần thực phẩm dùng cho người và thức ăn chăn nuôi;

- các mẫu môi trường được lấy từ các cơ sở sản xuất hoặc x lý thực phẩm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc - Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.

TCVN 6507 (ISO 6887) (tất cả các phần), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật

TCVN 8128 (ISO 11133) Vi sinh vật trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nước - Chuẩn bị, sản xuất, bảo quản và thử hiệu năng của môi trường nuôi cấy.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Cronobacter spp. (Cronobacter spp.)

Vi sinh vật hình thành các khuẩn lạc điển hình trên thạch sinh màu phân lập Cronobacter (CCI)[10] và cho thấy các đặc tính sinh hóa quy định, khi các phép thử được tiến hành theo tiêu chuẩn này.

3.2

Phát hiện Cronobacter spp. (detection of Cronobacter spp.)

Việc xác định sự có mặt hay không có mặt Cronobacter spp. (3.1) trong một khi lượng hoặc thể tích sản phẩm hoặc trên một diện tích bề mặt khi các phép thử được tiến hành theo tiêu chuẩn này.

4  Các từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau đây:

BPW: nước đệm pepton (buffered peptone water)

CCI: sinh màu phân lập Cronobacter (chromogenic Cronobacter isolation)

CSB: canh thang chọn lọc Cronobacter (Cronobacter selective broth)

TSA: thạch đậu tương trypton (tryptone soya agar)

5  Nguyên tắc

5.1  Tiền tăng sinh không chọn lọc trong BPW

Cấy phần mẫu thử vào BPW và ủ 34 °C đến 38 °C trong 18 h ± 2 h.

CHÚ THÍCH: Cronobacter spp. có thể có mặt với lượng ít cùng với Enterobacteriaceae khác như E.cloacae do đó có thể làm cản trở việc phát hiện.

5.2  Tăng sinh trong môi trường chọn lọc (CSB)

Cấy dịch cấy thu được trong 5.1 vào môi trưng tăng sinh chọn lọc và ở 41,5 °C ± 1 °C trong 24 h ± 2 h.

5.3  Cấy và nhận dạng trên thạch sinh màu (thạch CCI)

Cấy dịch cấy tăng sinh thu được trong 5.2 vào thạch sinh màu (CCI) và ủ ở 41,5 °C ± 1 °C trong 24 h ± 2 h.

5.4  Khẳng định

Các khuẩn lạc điển hình được chọn từ thạch sinh màu, cấy thuần trên thạch không chọn lọc như TSA và thử đặc tính sinh hóa.

6  Môi trường nuôi cấy và thuốc thử

Đối với thực hành phòng thử nghiệm, xem TCVN 6404 (ISO 7218) và TCVN 8128 (ISO 11133).

Thành phần của môi trường nuôi cấy, thuốc thử và cách chuẩn bị được nêu trong Phụ lục B.

Đối với thử nghiệm hiệu năng của môi trưng nuôi cấy xem TCVN 8128 (IS011133) và/hoặc Phụ lục B.

7  Thiết bị, dụng cụ và vật tư

Có thể sử dụng dụng cụ dùng một lần thay cho các dụng cụ thủy tinh sử dụng nhiều lần, nếu có các quy định phù hợp.

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm vi sinh thông thưng [xem TCVN 6404 (ISO 7218)] và cụ thể như sau:

7.1  Thiết bị khử trùng khô (tủ sấy) hoặc thiết bị khử trùng ướt (nồi hấp áp lực).

Xem TCVN 6404 (ISO 7218).

7.2  Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 34 °C đến 38 °C, 37 °C ± 1 °C và 41,5 °C ± 1 °C.

7.3  Que cấy vô trùng, đường kính khoảng 3 mm (dung tích 10 µl) và dung tích 1 µl và kim cấy hoặc vòng cấy.

7.4  Máy đo pH, có thể đo chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH nhiệt độ 25 °C.

7.5  Bình hoặc chai, có nắp đậy, có dung tích thích hp để sử dụng trong việc chuẩn bị canh thang tăng sinh, thạch và bảo quản chúng.

7.6  Pipet vô trùng có chia vạch hoặc pipet tự động, có dung tích danh định 10 ml, 1 ml và 0,1 ml.

7.7  Ống nghiệm (cố nút hoặc nắp đậy) hoặc chai nuôi cấy, có dung tích thích hợp, nắp đậy bằng kim loại không độc có lớp lót hoặc nắp bằng chất dẻo dùng một lần [xem TCVN 6404 (ISO 7218)].

7.8  Đĩa Petri, đường kính xấp x 90 mm.

7.9  Máy đo quang phổ, có thể đo độ hấp thụ ánh sáng với bước sóng 405 nm.

7.10  Cối và chày.

7.11  Tủ lạnh, có th duy trì nhiệt độ ở 5 °C ± 3 °C

7.12  Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ từ 47 °C đến 50 °C và ở 37 °C ± 1 °C.

7.13  T sấy khô (hoặc buồng sấy thông gió), có thể duy trì nhiệt độ từ 25 °C đến 50 °C.

8  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, xem tiêu chuẩn cụ thể phù hợp cho sản phẩm có liên quan. Nếu không có tiêu chuẩn cụ thể thì các bên liên quan cần thỏa thuận về vấn đề này.

Nên lấy mẫu theo TCVN 11923 (ISO/TS 17728)[3] đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và TCVN 8129 (ISO 18593)[4] đi với các mẫu môi trường.

Điều quan trọng là phòng thử nghiệm phải nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản [xem TCVN 6404 (ISO 7218)].

9  Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử từ mẫu phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn cụ thể có liên quan đến sản phm. Xem TCVN 6507 (ISO 6887) hoặc các tiêu chuẩn cụ thể phù hợp cho sản phẩm có liên quan. Nếu không có tiêu chuẩn cụ thể thì các bên có liên quan cần thỏa thuận về vấn đề này.

10  Cách tiến hành (xem sơ đồ trong Phụ lục A)

10.1  Phần mẫu thử

Thông thường, để chuẩn bị dịch pha loãng ban đầu, cho 10 g hoặc 10 ml mẫu thử (Điều 9) vào 90 ml môi trưng tiền tăng sinh (B.1) (BPW) để thu được độ pha loãng mười lần. Làm ấm BPW đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng. Đối với các sản phẩm cụ thể, theo quy trình trong TCVN 6507 (ISO 6887) (tất cả các phần). Đối với sữa thực hiện theo TCVN 6507-5 (ISO 6887-5).

Tiêu chuẩn này đã được xác nhận giá trị sử dụng đối với các phần mẫu th 10 g. Có thể sử dụng phần mẫu thử nhỏ hơn mà không cần xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận thêm với điều kiện là vẫn duy trì được cùng tỷ lệ giữa phần mẫu thử với canh thang tiền tăng sinh. thể sử dụng phần mẫu thử lớn hơn phần mẫu thử được xác nhận giá trị sử dụng ban đầu nếu nghiên cứu xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận cho thấy không ảnh hưởng xấu đến việc phát hiện Cronobacter spp.

CHÚ THÍCH 1: Việc xác nhận giá trị sử dụng có thể thực hiện phù hợp với TCVN 12365 (ISO 16140) (tất cả các phần). Việc xác nhận giá trị sử dụng các mẫu gộp có thể thực hiện theo TCVN 6507-1 (ISO 6887-1), Phụ lục D (quy trình xác nhận giá trị sử dụng đối với phép th định tính mẫu gộp).

CHÚ THÍCH 2: Các cỡ mu lớn có thể ảnh hưng đến độ thu hồi Cronobacter spp. khi có mặt h vi khuẩn gây nhiễu, như các probiotic[5], [6].

Đ chuẩn bị các lượng lớn hơn 10 g, BPW cần được làm ấm trước đến khoảng từ 34 °C đến 38 °C (7.2) trước khi nuôi cấy các phần mẫu thử.

10.2  Tiền tăng sinh

mẫu đã cấy trong môi trường tiền tăng sinh (10.1) khoảng từ 34 °C đến 38 °C (7.2) trong 18 h ± 2 h.

10.3  Tăng sinh

Sau khi ủ mẫu th được cấy trong môi trường tiền tăng sinh, trộn kỹ, chuyển 0,1 ml dịch cấy thu được (10.2) vào 10 ml môi trường CSB (B.2) và trộn kỹ. Ủ 41,5 °C (7.2) trong 24 h ± 2 h.

10.4  Phân lập Cronobacter spp. giả định

Nếu các đĩa CCI (B.3) được bảo quản nhiệt độ thấp hơn thì đ cân bằng đến nhiệt độ phòng. Nếu cần, làm khô bề mặt đĩa thạch (7.13) theo quy trình nêu trong TCVN 8128 (ISO 11133).

Từ chủng cấy tăng sinh, trộn kỹ và dùng vòng cấy (7.3) cấy 10 µl lên bề mặt đĩa thạch CCI (B.3) để thu được các khuẩn lạc mọc riêng rẽ. đĩa 41,5 °C (7.2) trong 24 h ± 2 h.

Sau khi ủ, kiểm tra đĩa thạch sinh màu về sự có mặt hay không có mặt các khuẩn lạc điển hình ca Cronobacter gi định.

Các khuẩn lạc Cronobacter điển hình trên thạch sinh màu CCI có màu xanh da trời đến màu lục lam (blue-green), cỡ nhỏ đến cỡ trung bình (1 mm đến 3 mm). Các khun lạc không phải Cronobacter thường có màu trắng hoặc trắng với tâm màu xanh lá cây, xám hoặc đen. Một số khuẩn lạc không phải Cronobacter bắt màu tự nhiên có thể có màu vàng hoặc đỏ.

10.5  Khẳng định

10.5.1  Yêu cầu chung

Để khẳng định, cấy truyền năm khuẩn lạc điển hình hoặc nghi ngờ đã được đánh dấu trên môi trường CCI chọn lọc (xem 10.4). Trong trường hợp các khuẩn lạc không mọc riêng rẽ, trước hết cần ria cấy lại khuẩn lạc điển hình trên thạch chọn lọc (B.3).

Nếu trên đĩa có ít hơn năm khuẩn lạc điển hình hoặc nghi ngờ lấy tất cả các khuẩn lạc được đánh dấu đ khẳng định.

S dụng các chủng cấy thuần để khẳng định sinh hóa.

10.5.2  Cấy thuần các khuẩn lạc

Ria cấy các khuẩn lạc đã chọn lên bề mặt thạch không chọn lọc như TSA (B.4) để thu được các khuẩn lạc riêng rẽ.

Ủ các đĩa đã lật ngược ở nhiệt độ từ 34 °C đến 38 °C (7.2) trong 21 h ± 3 h.

Nếu chủng cấy trên thạch không chọn lọc vẫn còn lẫn chủng chưa thuần thì cy truyền một khuẩn lạc nghi ngờ sang một đĩa thạch không chọn lọc tiếp theo và ủ ở nhiệt độ 34 °C đến 38 °C (7.2) trong 21 h ± 3 h để thu được khuẩn lạc thuần khiết.

Nếu có th, trước hết thử nghiệm với khuẩn lạc đặc trưng nhất từ đĩa thạch chọn lọc. Nếu dương tính, không cần kiểm tra các khuẩn lạc khác. Nếu âm tính, thực hiện tiếp với các khuẩn lạc được chọn khác cho đến khi phát hiện tất cả đều là âm tính hoặc dương tính.

Các khuẩn lạc có thể được giữ trên môi trường thạch không chọn lọc ở 5 °C (7.11), nhưng không đ quá bảy ngày. Cần có các khuẩn lạc vừa mới cấy truyền trước khi thực hiện các phép thử khẳng định.

10.5.3  Khẳng đnh bằng sinh hóa

10.5.3.1  Yêu cầu chung

Tiến hành các phép thử khẳng định liệt kê trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các phép th khẳng định đối với Cronobacter spp.

Oxidase

Sinh axit từ:

Thủy phân cơ chất 4-Nitrophenyl α-D-glucopyranoside

D-Arabitol

L-Lysin decarboxylase

D-Sorbitol

L-Ornithin decarboxylase

D-Sucrose

Đỏ metyl (tùy chọn)

α-Methyl-D-glucosid (tùy chọn)

Voges-Proskauer (tùy chọn)

 

CHÚ THÍCH 1: Nếu cho thấy đáng tin cậy, có th sử dụng nhận dạng Cronobacter spp. bằng sinh hóa trong TCVN 6404 (ISO 7218).

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng các quy trình thay thế khác để khẳng định chng phân lập là Cronobacter spp., với điều kiện là sự phù hợp của quy trình thay thế đã được xác nhận [xem thêm TCVN 6404 (ISO 7218)].

10.5.3.2  Oxydase

Sử dụng vòng cấy platin-iridi hoặc bằng chất dẻo (7.3), lấy một phần khuẩn lạc riêng rẽ từ mỗi đĩa (10.5.2) và ria lên giy lọc đã làm ẩm với thuốc thử oxidase (B.5.1): màu tím hoa cà, màu tím hoặc màu xanh đậm xuất hiện trong vòng 10 s cho thấy phn ứng dương tính. Nếu sử dụng bộ kit th oxidase có bán sẵn, cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sn xut.

10.5.3.3  Thủy phân cơ chất 4 Nitrophenyl (PNP) α-D-glucopyranosid

Dùng que cấy (7.3) lấy từng khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch không chọn lọc như TSA (10.5.2) hòa vào 2 ml dung dịch muối sinh lý, 0,85 % NaCl (B.5.2.4). Thêm 2 ml dung dịch thử nghiệm enzym α-glucosidase (B.5.2). Ủ trong nồi cách thủy 37 °C (7.12) trong 4 h và đo màu vàng trong máy đo quang phổ (7.9) bước sóng 405 nm. Độ hấp thụ sau 4 h tối thiểu là 0,3 ở 405 nm tương đương với 16 mM PNP, có thể được coi là dương tính.

10.5.3.4  L-Lysin decarboxylase

Dùng vòng hoặc que cy (7.3) cấy từng khuẩn lạc đã chọn (10.5.2) vào ngay dưới bề mặt môi trường L-lysin khử nhóm carboxyl (B.5.3). Ủ các ống 37 °C (7.2) trong 24 h ± 2 h.

Màu tím sau khi ủ chứng t phản ứng dương tính. Màu vàng là phản ứng âm tính.

10.5.3.5  L-Ornithin decarboxylase

Dùng que cấy (7.3) cấy từng khuẩn lạc đã chọn (10.5.2) vào ngay dưới bề mặt môi trường L-ornithine khử nhóm carboxyl (B.5.4). các ống ở 37 °C (7.2) trong 24 h ± 2 h.

Màu tím sau khi ủ chứng tỏ phản ứng dương tính. Màu vàng là phản ứng âm tính.

10.5.3.6  Lên men các loại carbohydrat khác nhau

Dùng que cấy (7.3) cấy từng khuẩn lạc đã chọn (10.5.2) vào ngay dưới bề mặt môi trường lên men carbohydrat (B.5.5). các ống ở 37 °C (7.2) trong 48 h ± 2 h.

Màu vàng sau khi ủ chứng tỏ phản ứng dương tính. Màu đỏ là phản ứng âm tính.

10.5.3.7  Đỏ metyl (MR) (tùy chọn)

Dùng vòng hoặc que cấy (7.3) cấy từng khuẩn lạc đã chọn (10.5.2) vào ngay dưới bề mặt môi trường canh thang MR-VP (B.5.6). Ủ các ống ở 37 °C (7.2) trong 48 h ± 2 h. Nhỏ năm giọt dung dịch đỏ metyl (B.5.6.2) vào mỗi ống. Màu đỏ chứng tỏ phản ứng dương tính. Màu vàng là phản ứng âm tính.

10.5.3.8  Voges-Proskauer (VP) (tùy chọn)

Dùng vòng hoặc que cấy (7.3) cấy từng khuẩn lạc đã chọn (10.5.2) vào ngay dưới bề mặt môi trường canh thang MR-VP (B.5.6). Ủ các ống 37 °C (7.2) trong 24 h ± 2 h. Thêm vào mỗi ống 0,2 ml dung dịch KOH 40 % (B.5.6.3.1) và 0,6 ml dung dịch 1-naphtol (B.5.6.3.2). Để yên 1 h ± 0,5 h. Màu hồng eosin xung quanh bề mặt môi trường chứng tỏ phản ứng dương tính.

10.6  Giải thích kết quả sinh hóa

Cronobacter spp. âm tính với oxisase và có thể thủy phân cơ chất 4-Nitrophenyl α-D-glucopyranoside và sinh axit từ sucrose. Chúng không khử nhóm carboxyl hóa của L-lysin và sinh axit từ D-sorbitol. Chỉ có rất ít chủng Cronobacter cho phản ứng đỏ metyl dương tính và hiếm khi cho phép thử Voges Proskauer âm tính. Có thể phân biệt Cronobacter spp. với các loài có quan hệ gần gũi bằng các đặc tính được liệt kê trong Phụ lục C.

CHÚ THÍCH: Cronobacter spp. được mô tả trong tài liệu tham khảo [9] và [11].

11  Biểu thị kết quả

Với các kết quả th sinh hóa và diễn giải, nêu rõ có mặt hay không có mặt Cronobacter spp. trong x g hoặc x ml phần mẫu thử [xem TCVN 6404 (ISO 7218)].

12  Đặc tính hiệu năng của phương pháp

12.1  Nghiên cứu liên phòng

Độ chính xác (độ chụm) của phương pháp đã được xác định trong nghiên cứu liên phòng thử nghiệm đề xác định độ đặc hiệu, độ chọn lọc và LOD50 ca phương pháp, khi có thể. Dữ liệu được nêu trong Phụ lục D. Các giá trị thu được từ nghiên cứu liên phòng này có thể không áp dụng được cho các loại thực phẩm khác với các loại thực phẩm nêu trong Phụ lục D.

12.2  Độ chọn lọc

Độ chọn lọc được xác định là số lượng mẫu cho kết quả dương tính chia cho số lượng mẫu được thử nghiệm nồng độ nhiễm đã biết. Các kết quả do đó phụ thuộc vào mức nhiễm của mẫu.

12.3  Độ đặc hiệu

Độ đặc hiệu được xác định là số lượng mẫu tìm thấy âm tính chia cho số lượng mẫu trắng được thử nghiệm.

12.4  LOD50

LOD50 là nồng độ (cfu/mẫu) mà tại đó khả năng phát hiện là 50 %.

13  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

b) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy lựa chọn cùng với các chi tiết bt thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;

d) các kết qu thử nghiệm thu được.

e) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

 

Phụ lục A

(Quy định)

Sơ đồ của quy trình thử nghiệm

Hình A.1 - Sơ đồ quy trình phát hiện Cronobacter spp. trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và mẫu môi trường từ cơ s sản xuất thực phẩm

 

Phụ lục B

(Quy định)

Thành phần, chuẩn bị và thử hiệu năng của môi trường nuôi cấy và thuốc thử

B.1  Nước đệm pepton (BPW)

B.1.1  Thành phần

Pepton a

10,0 g

Natri clorua (NaCl)

5.0 g

Dinatri hydro phosphat ngậm mười hai phân tử nước (Na2HPO4.12 H2O)

9,0 g

Kali dihydro phosphat (KH2PO4)

1,5 g

Nước

1 000 ml

a ví dụ sản phẩm thủy phân casein bằng enzym.

B.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần trong nước, bằng cách đun nóng, nếu cần. Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 7,0 ± 0,2 25 °C, nếu cần.

Phân phối môi trường vào các bình cầu (7.5) có dung tích thích hợp để thu được các lượng cần thiết cho phép phân tích.

Khử trùng 15 min trong nồi hấp áp lực (7.1) ở 121 °C. Bảo quản môi trường trong các bình đậy kín ở 5 °C (7.11) đến 6 tháng.

B.2  Canh thang chọn lọc Cronobacter (CSB)

B.2.1  Môi trường bản

B.2.1.1  Thành phần

Sản phẩm thủy phân mô động vật bằng enzym

10,0 g

Chất chiết thịt

3,0 g

Natri clorua (NaCI)

5,0 g

Tía Bromocresol

0,04 g

Sucrose (C12H22O11)

10,0 g

Nước

1 000 ml

B.2.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun nóng, nếu cần.

Chnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 7,4 ± 0,2 25 °C, nếu cần. Chuyển 10 ml môi trường cơ bản vào các ống (7.7). Kh trùng các ống trong nồi hp áp lực (7.1) 121 °C trong 15 min. Bảo quản môi trường 5 °C (7.11) trong vòng 6 tháng.

B.2.2  Dung dịch vancomyxin

B.2.2.1  Thành phần

Vancomyxin hydro clorua (số CAS 1404-93-9)

10 mg

Nước

10 ml

B.2.2.2  Chuẩn b

Hòa tan vancomyxin trong nước cất. Trộn và khử trùng bằng cách lọc qua bộ lọc c lỗ 0,2 µm.

Dung dịch vancomyxin có thể bền 5 °C trong 15 ngày.

B.2.3  Môi trường hoàn chỉnh

Thêm 0,1 ml dung dịch vancomycin (B.2.2) một cách vô trùng vào 10 ml môi trường cơ bản (B.2.1) sao cho thu được nồng độ vancomyxin cuối cùng là 10 mg/l CSB.

Môi trường CSB hoàn chỉnh có thể bền ở 5 °C (7.11) trong 1 ngày.

B.3  Thạch phân lập Cronobacter sinh màu (CCI)

B.3.1  Thành phần

Sản phm tryptic thủy phân casein

7,0 g

Chất chiết nấm men

3,0 g

Natri clorua (NaCI)

5,0 g

5-bromo-4-chloro-3-indolyl-α-D-glucopyranosid

0,15 g

Natri desoxycholat (C24H39NaO4)

0,25 g

Sắt (III) amoni xitrat (C6H8O7FeNH3)

1 g

Natri thiosulfat (Na2S2O3)

1 g

Thạch

9,0 g đến 18,0 ga

Nước

1000ml

a Tùy thuộc vào sức đông của thạch.

B.3.2  Chuẩn bị

Nghiền 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-α-D-glucopyranosid với natri clorua trong cối (7.10) cho đến khi 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-α-D-glucopyranosid tạo thành bột mịn. Hòa tan các thành phần khác trong nước bằng cách đun sôi, tắt nguồn nhiệt và thêm muối: hỗn hợp của 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-α-D- glucopyranosid. Chỉnh pH (7.4), sao cho sau khi khử trùng pH là 7,3 ± 0,2 25 °C, nếu cần.

Khử trùng trong nồi hấp áp lực (7.1) ở 121 °C trong 15 min. Làm nguội trong khoảng nhiệt độ từ 47 °C đến 50 °C. Rót khoảng 18 ml đến 20 ml môi trường thạch CCI vào các đĩa Petri (7.8) rỗng vô trùng và để cho đông đặc trên mặt nằm ngang, mát.

Môi trường có thể giữ ở 5 °C (7.11) lên đến 14 ngày.

B.4  Thạch đậu tương trypton (TSA) (ví dụ của môi trường không chọn lọc)

B.4.1  Thành phần

Sản phm thủy phân casein bằng enzym

15,0 g

Sản phẩm thủy phân đậu tương bằng enzym

5,0 g

Natri clorua (NaCl)

5,0 g

Thạch

từ 9,0 g đến 18,0 ga

Nước

1 000 ml

a Tùy thuộc vào sức đông của thạch.

B.4.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun sôi. Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 7,3 ± 0,2 ở 25 °C, nếu cần. Khử trùng 15 min trong nồi hấp áp lực (7.1) ở 121 °C. Làm nguội trong khoảng nhiệt độ từ 47 °C đến 50 °C. Rót khoảng 18 ml đến 20 ml TSA vào các đĩa Petri (7.8) rỗng vô trùng và để cho đông đặc trên mặt phẳng nằm ngang, mát.

Bảo qun môi trường theo TCVN 8128 (ISO 11133).

B.5  Môi trường và thuốc thử đặc tính sinh hóa

B.5.1  Thuốc thử phát hiện oxidase

B.5.1.1  Thành phần

N,N,N’,N’-Tetrametyl-p-phenylenediamin dihydro clorua (C10H16N2.2HCI)

1,0 g

Nước

100 ml

B.5.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan thành phần trên trong nước ngay trước khi sử dụng.

B.5.2  Dung dịch thử enzym α-Glucosidase

B.5.2.1  Đệm phosphat, 0,3 M (pH 7,0)

B.5.2.1.1  Thành phần

Natri phosphat monobasic ngậm 1 phân tử nước (NaH2PO4.H2O)

1,75 g

Natri phosphat dibasic ngậm 7 phân t nước (Na2HPO4.7H2O)

4,64 g

Nước

90 ml

B.5.2.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần trong nưc vô trùng và bảo quản ở 5 °C (7.11) không quá 15 ngày.

B.5.2.2  Cơ chất 4-Nitrophenyl α-D-glucopyranosid

B.5.2.2.1  Thành phần

4-Nitrophenyl α-D-glucopyranosid (C12H15NO8)

0,4 g

Nước

10 ml

B.5.2.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan thành phần trong nước 50 °C ngay trước khi sử dụng.

B.5.2.3  Môi trường hoàn chỉnh

Cho 10 ml chất 4-Nitrophenyl α-D-glucopyranoside (B.5.2.2) vào 90 ml dung dịch đệm phosphat (B.5.2.1) để đạt được nồng độ 4-Nitrophenyl α-D-glucopyranoside cuối cùng 0,4 g/100 ml dung dịch thử enzym α-glucosidase.

Dung dịch th nenzym α-glucosidase hoàn chỉnh có thể được giữ ở 5 °C (7.11) trong một ngày.

B.5.2.4  Dung dịch muối sinh lý 0,85 % NaCI

B.5.2.4.1  Thành phần

Natri clorua (NaCI)

0,85 g

Nước

100 ml

B.5.2.4.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần trong nước và bảo quản 5 °C (7.11) trong không quá 15 ngày.

B.5.3  Môi trường L-lysin khử nhóm carboxyl (decarboxylation)

B.5.2.1  Thành phần

L-lysin monohydroclorua (C6H14N2O2.HCI)

5g

Dịch chiết nấm men

3g

Glucoza (C6H12O6)

1g

Tía bromocresol

0,015 g

Nước

1 000 ml

B.5.3.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun sôi, nếu cần. Chnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 6,8 ± 0,2 ở 25 °C. Phân phối 5 ml môi trường L-lysin khử nhóm carboxyl sang các ống nghiệm (7.7).

Khử trùng các ống nghiệm trong nồi hấp áp lực (7.1) nhiệt độ 121 °C trong 15 min. Bảo quản các ống đã rót 5 °C (7.11) đến 3 tháng.

B.5.4  Môi trường L-Ornithin khử nhóm carboxyl (decarboxylation)

B.5.4.1  Thành phần

L-Ornithin monohydroclorua (C5H12N2O2.HCI)

10g

Chất chiết nấm men

3g

Glucose (C6H12O6)

1 g

Tía bromocresol

0,015 g

Nước

1 000 ml

B.5.4.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun sôi, nếu cần. Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 6,8 ±0,2 25 °C.

Phân phối 5 ml môi trưng L-ormithin khử carboxyl vào các ống nghiệm (7.7). Khử trùng các ống đựng môi trường này trong nồi hấp áp lực (7.7) nhiệt độ 121 °C trong 15 min. Bảo quản các ống 5 °C (7.11) đến 3 tháng.

B.5.5  Môi trường lên men cacbohydrat (nước pepton có đỏ phenol, D-arabitol, α-methyl-D-glucoside, D-sorbitol and D-sucrose)

B.5.5.1  Môi trường cơ bản

B.5.5.1.1  Thành phần

Sản phẩm thủy phân casein bằng enzym

10 g

Natri clorua (NaCI)

5g

Đỏ phenol

0,02 g

Nước

1 000 ml

B.5.5.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun sôi, nếu cần. Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 6,8 ±0,2 25 °C.

Phân phi môi trường cơ bản này sang các bình cầu (7.5) có dung tích thích hợp. Khử trùng trong nồi hấp áp lực (7.1) nhiệt độ 121 °C trong 15 min. Bảo quản môi trường ở 5 °C (7.11) lên đến 6 tháng.

B.5.5.2  Dung dịch cacbohydrat D-arabitol (C5H12O5), α-Methyl-D-glucoside (C7H14O6), D-sorbitol (C6H14O6) và D-sucrose (C12H22O11), 80 mg/ml.

B.5.5.2.1  Thành phần

Cacbohydrat

8g

Nước

100 ml

B.5.5.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan riêng rẽ bốn thành phần cacbohydrat trong nước để thu được bốn dung dịch cacbohydrat. Kh trùng tất cả dung dịch bằng cách lọc qua bộ lọc cỡ lỗ 0,2 µm. Bảo quản môi trường 5 °C (7.11) lên đến 6 tháng.

B.5.5.3  Môi trường lên men cacbohydrat hoàn chỉnh

B.5.5.3.1  Thành phần

Môi trường cơ bản (B.5.5.1)

875 ml

Dung dịch cacbohydrat (B.5.5.2)

125 ml

B.5.5.3.2  Chuẩn bị

Đối với từng loại cacbohydrat, cho dung dịch cacbohydrat đã chuẩn bị (B.5.5.2) vào môi trường cơ bản (B.5.5.1) một cách vô trùng và trộn đều. Phân phối 10 ml môi trường hoàn chỉnh của từng cacbohydrat vào các ng nghiệm (7.7) vô trùng.

Môi trường cacbohydrat hoàn chỉnh cần được chuẩn bị trong ngày sử dụng.

B.5.6  Các hợp chất phản ứng Đỏ metyl (MR) và Voges-Proskauer (VP)

B.5.6.1  Môi trường cơ bản MR/VP

B.5.6.1.1  Thành phần

Sản phẩm thủy phân mô động vật bằng enzym

7 g

D-glucose

5g

Dikali hydro phosphat (K2HPO4)

5g

Nước

100 ml

B.5.6.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan từng thành phần trong nước bằng cách đun sôi, nếu cần. Chnh pH, nếu cần, sao cho sau khi khử trùng pH là 6,9 ± 0,2 ở 25 °C.

Phân phối 10 ml môi trường MR/VP này vào từng ống nghiệm (7.7). Hấp khử trùng môi trường này trong nồi hấp áp lực (7.1) ở nhiệt độ 121 °C trong 15 min. Bảo quản môi trường 5 °C (7.11) lên đến 6 tháng.

B.5.6.2  Thuốc thử đỏ metyl (MR)

B.5.6.2.1  Thành phần

Đỏ metyl (C15H15N3O2)

0,03 g

Etanol

85,5 ml

Nước

4,5 ml

B.5.6.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan đỏ metyl trong dung dịch etanol:nước. Không khử trùng, nếu cần. Bảo quản nhiệt độ phòng (từ 20 °C đến 25 °C).

B.5.6.3  Thuốc th Voges-Proskauer (VP)

B.5.6.3.1  Dung dịch KOH 40 %

B.5.6.3.1.1  Thành phần

Kali hydroxit (KOH)

40 g

Nước

100 ml

B.5.6.3.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan kali hydroxit trong nước. Không khử trùng, nếu cần. Bảo qun nhiệt độ phòng (từ 20 °C đến 25 °C).

B.5.6.3.2  Dung dịch 1-naphtol 5 %

B.5.6.3.2.1  Thành phần

1-naphthol (C10H7OH)

5g

Etanol

100 ml

B.5.6.3.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan 1-naphtol trong etanol. Không khử trùng, nếu cần. Bảo quản nhiệt độ phòng (từ 20 °C đến 25 °C).

B.6  Phép thử hiệu năng của môi trường nuôi cấy và thuốc thử

Thực hiện phép thử hiệu năng của môi trưng nuôi cấy và thuốc thử theo các phương pháp và tiêu chí quy định trong TCVN 8128 (ISO 11133), xem Bảng B.1.

 

Bảng B.1 - Phép thử hiệu năng để đánh giá chất lượng môi trường nuôi cấy

Môi trường

Loại3

Chức năng

Chủng kim chứng

Số WDCMC

Phương pháp kiểm soát

Tiêu chí

Phản ứng đặc trưng

BPWg

L

Năng suất

(18 ± 2) h / 34 °C đến 38 °C

Cronobacter sakazakii Cronobacter muytjensii

00214b 00213

Định tính

Độ đục (1-2)e

CSB

L

Năng suất

(24 ± 2) h / (41,5 ± 1) °C

Cronobacter sakazakii + Staphylococcus aureusd

00214b

00032 hoặc 00034

Định tính

Thay đổi màu của CSB

>10 khun lạc/CCI

Màu vàng của CSB;

Khuẩn lạc có màu xanh da trời đến màu lục lam, khối lượng nhỏ đến trung bình (1 mm đến 3 mm) trên CCI

Cronobacter muytjensil + Staphylococcus aureusd

00213

00032 hoặc 00034

Chọn lọc

(24 ± 2) h / (41,5 ± 1) °C

Staphylococcus aureusd

00032 hoặc 00034

Định tính

Ức chế hoàn toàn hoặc ức chế một phần trên TSA

100 khuẩn lạc

CSB có màu tía

CCI

S

Năng suất

(24 ± 2) h / (41,5 ± 1) °C

Cronobacter sakazakii Cronobacter muytjensii

00214 b 00213

Định tính

Phát triển tốt (2)f

Khun lạc có màu xanh da trời đến màu Ic lam, khối lượng nhỏ đến trung bình (1 mm đến 3 mm)

Chọn lọc

Staphylococcus aureusd

00032 hoặc 00034

Định tính

Không phát triển (0)f

Đặc hiệu

Enterobacter cloacae

00083

Định tính

Phát triển (1-2)f

Khun lạc không có màu xanh da trời hoặc lục lam

a L = môi trường lòng, S = môi trường rắn

b Chủng tối thiu phải sử dụng.

c Danh mục chủng tham khảo có sẵn tại www.wfcc.info thông tin về số chng cấy thu thập, chi tiết liên lạc WDCM: Trung tâm dữ liệu thế giới về vi sinh vật.

d Chng được tự do lựa chọn nhưng một trong số đó là chủng tối thiểu phải sử dụng.

e Phân loại sự phát triển: 0: không phát triển; 1: hơi đục; 2: rất đục (xem TCVN 8128 (ISO 11133).

f Phân loại sự phát triển: 0: không phát trin; 1 phát triển yếu (ức chế một phần); 2: phát triển tốt (xem TCVN 8128 (ISO 11133).

g Môi trường dùng cho mọi mục đích, tham khảo TCVN 8128 (ISO 11133).

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Phân biệt Cronobacter spp. với các chi khác

Bảng C.1 - Phân biệt Cronobacter spp. với các chi khác

 

Cronobactera

Enterobacter và các loài có liên quanb

 

C. dubli- nensis

C. malo- naticus

C. condi-menti/ C. muyt- jensii

C. saka-zakii

C. turi- censis/ C. universalis

E.aero-genes

E.can- cerog- enus

E. cloacaec

E ger- goviaee

F. helv- eticusd

Ehorm-aechei

F. pul- verisd

S.turi- censisd

Oxidase

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Thủy phân 4-NP α-D- glucoside

100

100

100

100

100

0

0

1

0

100

0

100

100

Lysin decarboxy lase

0

0

0

0

0

98

0

0

90

0

0

0

0

Omithin decarboxy lase

100

95

100

94

90

98

100

96

100

0

91

0

0

Đ methyl

0

0

0

1

0

5

0

5

5

91

57

83

100

Voges- Proskauer

100

100

100

99

100

98

100

100

100

9

100

17

0

Axit từ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D-Arabitol

17

0

0

0

10

100

0

15

97

91

0

83

100

α-Methyl-D-glucoside

100

100

0

100

100

95

0

85

2

0

83

0

0

D-Sorbitol

0

0

0

0

0

100

0

95

0

0

0

0

0

D-Sucrose

100

100

100

100

100

100

0

97

98

0

100

100

0

Chữ số biểu thị phần trăm chng dương tính.

a Từ Tài liệu tham khảo [7], [8], [9] và [11].

b Từ Tài liệu tham khảo [12], [13] và [14].

c Phần trăm tương tự thu được đi với các loài kết hợp E. cloacae khác. Ví dụ. E. asburiae, E. amnigenus E. intermedium, E. nimipressuralis (riêng E. nimipressuralis không sinh axit từ D-sucrose).

d Franconibacter helveticus, Franconibacter pulverisSiccibacter turicensis có thể xut hiện như khuẩn lạc dương tính gi định trên thạch CCI.

e Phần trăm tương tự thu được đối với E. pyrinus.

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Nghiên cứu xác nhận giá trị sử dụng phương pháp và đặc tính hiệu năng

D.1  Kết quả nghiên cứu liên phòng thử nghiệm

Các nghiên cứu liên phòng quốc tế gồm 14 đến 17 cộng tác viên từ 9 quốc gia đã tham gia thực hiện. Các nền mẫu được sử dụng để xác nhận giá trị sử dụng phương pháp này là các loại thực phẩm điển hình nhất, các thành phần hoặc các mẫu được điều tra về sự có mặt của Cronobacter spp.: bột sữa công thức cho trẻ sơ sinh; thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh từ bột đậu nành; lactose; tinh bột và các mẫu môi trường. Các mẫu được kiểm tra ở hai mức độ nhiễm khác nhau kèm với kiểm chng âm. Nghiên cứu được tổ chức vào năm 2013 bi AINIA, Valencia, Tây Ban Nha, là một phần của CEN Mandate M/381 của Ủy ban châu Âu.

Tiêu chuẩn này đã được nghiên cứu liên phòng. Các bộ sưu tập nhỏ [xem TCVN 6404 (ISO 7218)] được s dụng để khẳng định các khuẩn lạc. Các giá trị về đặc tính hiệu năng thu được từ các nghiên cứu liên phòng cho từng loại mẫu được nêu trong các Bảng D.1 đến D.5. Dữ liệu thu được từ một số cộng tác viên đã b loại ra khỏi phép tính vì các lý do kỹ thuật đã được xác định rõ ràng (sai lệch so với quy trình quy định).

Mức dịch cấy trong các bảng tương ứng với phân tích số đếm đĩa của dịch cấy. Với các mẫu có ước tính LOD50, lượng dịch cấy được sử dụng để tính toán là số có xác suất lớn nhất (MPN) được thực hiện trên các mẫu được cấy mức thấp.

Bảng D.1 - Kết quả phân tích dữ liệu thu được với sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh

Đặc tính hiệu năng

Mẫu trắng

Mức nuôi cấy thấp
4 cfu/10 g

Mức nuôi cấy caoa 55 cfu/10 g

Số lượng phòng thử nghiệm tham gia

17

17

17

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau đánh giá dữ liệu

15

15

15

Số lượng mẫu trên mỗi phòng thử nghiệm

8

8

8

Số lượng mẫu còn lại sau đánh giá dữ liệu

120

88

120

Cỡ mẫu (g/ml/cm2/đơn v)

10

10

10

Độ nhạy, %

-

-

100

Độ đặc hiệu, %

99

-

-

LOD50, cfu/phần mẫu thử (mức tin cậy 95 %)

-

1,1 (0,8 đến 1,4)

a Sữa bột công thức cho tr sơ sinh (có bán sẵn), chứa bifidobacteria mc từ 1,0 E+6 cfu/g đến 1,0 E+7 cfu/g, đã được nuôi cy với Cronobacter sakazakii.

Bảng D.2 - Kết quả phân tích dữ liệu thu được vi thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh từ bột đậu nành

Đặc tính hiệu năng

Mẫu trắng

Mức nuôi cấy thấp
4 cfu/10 g

Mức nuôi cấy caoa 50 cfu/10 g

Số lượng phòng thử nghiệm tham gia

16

16

16

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau đánh giá dữ liệu

14

14

14

Số lượng mẫu trên mỗi phòng thử nghiệm

8

8

8

Số lượng mẫu còn lại sau đánh giá dữ liệu

109

112

112

Cỡ mẫu (g/ml/cm2/đơn vị)

10

10

10

Độ nhạy, %

-

-

71b

Độ đặc hiệu, %

99

-

-

LOD50, cfu/phần mẫu thử

-

0,83 (0,66 đến 1,05)

a Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh từ bột đậu nành đã được cấy Cronobacter sakazakii. Ch Enterobacter cloacae (5 cfu/10 g) được nuôi cấy mức độ nhiễm cao hơn.

b Độ nhạy thấp khi phát hiện Cronobacter spp. mức cấy này là do Enterobacter cloacae phát triển quá mức làm khó khăn hơn cho việc chọn khun lạc.

Bảng D.3 - Kết quả phân tích dữ liệu thu được với lactose

Đặc tính hiệu năng

Mẫu trắng

Mức nuôi cấy thấpa
27 cfu/10 g

Mức nuôi cấy caoa 65 cfu/10 g

Số lượng phòng th nghiệm tham gia

16

16

16

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau đánh giá dữ liệu

16

16

16

Số lượng mẫu trên mỗi phòng thử nghiệm

8

8

8

Số lượng mẫu còn lại sau đánh giá dữ liệu

128

128

128

Cỡ mẫu (g/ml/cm2/đơn vị)

10

10

10

Độ nhạy, %

-

67b

100

Độ đặc hiệu, %

99

-

-

LOD50, (khoảng tin cậy 95 %) cfu/phần mẫu th

-

Không xác định được

a Các mẫu lactose được cấy Cronobacter turicensis.

b Độ nhạy thấp khi phát hiện Cronobacter spp. mức cấy này là do vi khuẩn cấy mất khả năng sống quan sát được sau khi chun bị mẫu.

Bảng D.4 - Kết quả phân tích dữ liệu thu được với tinh bột

Đặc tính hiệu năng

Mu trắng

Mức nuôi cấy thấpa 11 cfu/10 g

Mức nuôi cấy caoa 19 cfu/10 g

Số lượng phòng thử nghiệm tham gia

14

14

14

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau đánh giá dữ liệu

12

12

12

Số lượng mẫu trên mỗi phòng thử nghiệm

8

8

8

S lượng mẫu còn lại sau đánh giá dữ liệu

128

128

128

Cỡ mẫu (g/ml/cm2/đơn vị)

10

10

10

Độ nhạy, %

-

-

65b

Độ đặc hiệu, %

100

-

 

LOD50, cfu/phần mẫu thử

-

0,94 (0,73 đến 1,21)

a Các mẫu tinh bột được cy Cronobacter muytjensii.

b Độ nhạy thấp khi phát hiện Cronobacter spp. mức này là do mức cy thấp hơn so với dự kiến có trong các mẫu này.

Bảng D.5 - Kết quả phân tích dữ liệu thu được với các mẫu môi trường

Đặc tính hiệu năng

Mẫu trắnga

Mức nuôi cấy thấpa 28 cfu/10 g

Mức nuôi cấy caoa 95 cfu/10g

Số lượng phòng thử nghiệm tham gia

15

15

15

Số lượng phòng thử nghiệm còn lại sau đánh giá dữ liệu

10

10

10

Số lượng mẫu trên mỗi phòng thử nghiệm

8

8

8

Số lượng mẫu còn lại sau đánh giá dữ liệu

80

80

80

Cỡ mẫu (g/ml/cm2/đơn v)

Mu tăm bông

Mu tăm bông

Mẫu tăm bông

Độ nhạy, %

-

91

99

Độ đặc hiệu, %

100

-

-

LOD50, cfu/phần mẫu thử

-

Không xác định được

8 Các mẫu môi trường (tăm bông), có chứa vi khuẩn nhiễm tự nhiên (Bacillus spp. mức 1,0 E + 6 cfu/g) đã được nuôi cấy với Cronobacter dublinensis spp. dublinensis. Các mẫu trắng bị làm nhiễm với hỗn hợp Franconibacter pulverisFranconibacter helveticus.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 12365 (ISO 16140) (tất cả các phần), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Xác nhận giá trị sử dụng phương pháp

[2] TCVN 11922 (ISO 17468) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật để xây dựng hoặc soát xét phương pháp chuẩn

[3] TCVN 11923 (ISO/TS 17728), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật trong thực phm và thức ăn chăn nuôi

[4] TCVN 8129 (ISO 18593) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu bề mặt sử dụng đĩa tiếp xúc và lau bề mặt

[5] BENNOUR MILED R., GUILLIER L., NEVES S., AUGUSTIN J.-C., COLIN P., GNANOU BESSE N. Individual cell lag time distributions of Cronobacter (Enterobacter sakazakii) and impact of pooling samples on its detection in powdered infant formula. Food Microbiol. 2011, 28 pp. 648-655

[6] BENNOUR MILED R., NEVES S., BAUDOUIN N., LOMBARD B., DEPERROIS V., COLIN P., GNANOU BESSE N. Impact of pooling powdered infant formula samples on bacterial evolution and Cronobacter detection. Int. J. Food Microbiol. 2010,138 pp. 250-259

[7] FARMER JJ III. Enterobacteriaceae: introduction and identification. In: Manual of Clinical Microbiology, (Murray P.R., Barron E.J., Pfaller M.A., Tenover F.C., Yolken R.H., eds.). ASM Press Inc, Washington, DC, Seventh Edition, 1999, pp. 442-58

[8] IVERSEN C., LEHNER A., MULLANE N., MARUGG J., FANNING S., STEPHAN R., JOOSTEN H. The identification of Cronobacter spp. (Enterobacter sakazakii). J. Clin. Microbiol. 2007, 45 pp. 3814-3816

[9] IVERSEN C., MULLANE N., MCCARDELL B., TALL B.D., LEHNER A., FANNING S., STEPHAN R., JOOSTEN H. Cronobacter gen. nov., a new genus to accommodate the biogroups of Enterobacter sakazakii, and proposal of Cronobacter sakazakii gen. nov. comb, nov., C. malonaticus sp. nov., C. turicensis sp. nov., C. muytjensii sp. nov., C. dublinensis sp. nov., Cronobacter genomospecies 1, and of three subspecies, C. dublinensis sp. nov. subsp. dublinensis subsp. nov., C. dublinensis sp. nov. subsp. lausannensis subsp. nov., and C. dublinensis sp. nov. subsp. lactaridi subsp. nov. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 2008, 58 pp. 1442-1447

[10] IVERSEN C., DRUGGAN P., SCHUMACHER S., LEHNER A., FEER C., GSCHWEND K., JOOSTEN H., STEPHAN R. Development of a Novel Screening Method for the Isolation of “Cronobacter spp. (Enterobacter sakazakii). Appl. Evironm. Microb. 2008, 74 pp. 2550-2553

[11] JOSEPH S., CETINKAYA E., DRAHOVSKA H., LEVICAN A., FIGUERAS M.J., FORSYTHE S.J. Cronobacter condimenti sp. nov., isolated from spiced meat and Cronobacter universalis sp. nov., a novel species designation for Cronobacter sp. genomospecies, recovered from a leg infection, water, and food ingredients. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 2012 June, 62 pp. 1277-1283

[12] STEPHAN R., GRIM C.J., GOPINATH G.R., MAMMEL M.K., SATHYAMOORTHY V., TRACH L.H., CHASE H.R., FANNING S., TALL B.D. Re-examination of the taxonomic status of Enterobacter helveticus, Enterobacter pulveris and Enterobacter turicensisas members of the genus Cronobacter and their reclassification in the genera Franconibacter gen. nov. and Siccibacter gen. nov. as Franconibacter helveticus comb, nov., Franconibacter pulveris comb. nov. and Siccibacter turicensis comb, nov., respectively. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 2014, 64 pp. 3402-3410

[13] STEPHAN R., VAN TRAPPEN S., CLEENWERCK I., IVERSEN C., JOOSTEN H., DE VOS P., LEHNER A. Enterobacter pulverissp. nov. isolated from fruit powder, infant formula and infant formula production environment. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 2008, 58 pp. 237-241

[14] STEPHAN R., VAN TRAPPEN S., CLEENWERCK I., VANCANNEYT M., DE VOS P., LEHNER A. Enterobacter turicensis sp. nov. and Enterobacter helveticus sp. nov. isolated from fruit powder. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 2007, 57 pp. 820-826

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi