Thông báo 285/TB-DP của Cục Y tế dự phòng và Môi trường về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh và Bạc Liêu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 285/TB-DP
Cơ quan ban hành: | Cục Y tế dự phòng và Môi trường |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 285/TB-DP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Văn Bình |
Ngày ban hành: | 07/07/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Thông báo 285/TB-DP
BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG ------------------ Số: 285/TB-DP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------- Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2010 |
THÔNG BÁO
Về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả
tại Hà Nội, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh và Bạc Liêu
-------------------------------------------
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế xin thông báo tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại Hà Nội, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh và Bạc Liêu như sau:
I. Tình hình dịch
1. Tại Hà Nội
Theo kết quả giám sát trong ngày 05/7/2010 ghi nhận 05 trường hợp tiêu chảy cấp có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả 02 quận, huyện trên địa bàn là Đống Đa (04) và Hoàng Mai (01).
Điều tra yếu tố dịch tễ liên quan cho thấy cả 04 bệnh nhân ở quận Đống Đa có cùng địa chỉ và đều có ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống và 01 trường hợp không rõ thực phẩm liên quan.
2. Tại Thanh Hóa
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa ghi nhận 01 trường hợp có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả tại huyện Thọ Xuân, bệnh nhân nữ 38 tuổi, tại thôn 9, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 02/7/2010 bệnh nhân xuất hiện đi ngoài liên tục, phân toàn nước, màu trắng đục. Ngày 03/7/2010 bệnh nhân đến khám và nhập bệnh viện huyện Thọ Xuân trong tình trạng mất nước độ 3, tại đây bệnh nhân được điều trị bù nước, điện giải và kháng sinh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm xét nghiệm, kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả. Đây là bệnh nhân tả đầu tiên tại Thanh Hóa trong năm 2010
3. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo báo cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, trong ngày 02/2/2010 ghi nhận 02 trường hợp tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại quận 7 và quận Tân Bình.
4. Tại Bạc Liêu
Ngày 02/7/2010 ghi nhận 02 trường hợp tiêu chảy cấp có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn Tả. Đây là hai bệnh nhi có hộ khẩu thường trú tại ấp Lung Chim, xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu hiện đang được điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Cà Mau
Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ địa phương trong công tác phòng chống bệnh tả; Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Bạc Liêu, Cà Mau chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch theo đúng Hướng dẫn xử lý ổ dịch tả ban hành kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 14/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Giám sát chặt chẽ các trường hợp tiêu chảy cấp, điều tra thực phẩm và nguồn nước liên quan, không để lan rộng ra cộng đồng, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chủ động để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp. Các trường hợp cùng ăn với người bệnh, người tiếp xúc chăm sóc người bệnh đang được theo dõi chặt chẽ, hiện chưa phát hiện ca bệnh tiêu chảy.
II. Khuyến cáo của Bộ Y tế
Bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền nhanh, để chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện một số nội dung sau:
1. Ăn chín, uống nước đã đun sôi, không uống nước lã. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Tuyệt đối không sử dụng nước đá không rõ nguồn gốc; không sử dụng nước ao, sông, kênh/rạch... nghi ngờ nhiễm bẩn để phục vụ cho sinh hoạt (tắm, giặt, rửa chén bát...).
3. Vì sức khỏe cộng đồng, người dân cần có ý thức bảo vệ nguồn nước ăn, uống, sinh hoạt. Không đổ chất thải, nước giặt/rửa đồ dùng của người mắc bệnh tiêu chảy xuống ao, hồ, sông, giếng... và các nguồn nước công cộng khác.
4. Trong vùng có ổ dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người.
5. Khi phát hiện trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị và cách ly kịp thời.
Nơi nhận: - BT. Nguyễn Quốc Triệu (để b/c); - TT. Trịnh Quân Huấn (để b/c); - Các Phó Cục trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Các Viện VSDT/Pasteur; - UBND TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội; - UBND tỉnh Thanh Hóa, Bạc Liêu; - Trung tâm TT-GD-SK TƯ; - Báo Sức khỏe – Đời sống; - Website của Bộ Y tế ; - Lưu: VT, DT. | KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG (Đã ký)
Nguyễn Văn Bình |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây