Thông báo 127/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị ngành dược năm 2008

thuộc tính Thông báo 127/TB-VPCP

Thông báo 127/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị ngành dược năm 2008
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:127/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Trần Quốc Toản
Ngày ban hành:26/05/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 127/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

 

Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008

 

 

THÔNG BÁO

Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị ngành dược năm 2008

 

 

Ngày 25 tháng 4 năm 2008, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự và chỉ đạo Hội nghị ngành dược 2008. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo sở y tế các tỉnh, thành phố và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, ý kiến tham luận của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến như sau:

I. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành dược

1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, đặc biệt là sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành dược đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước bình ổn thị trường thuốc, sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Nguồn thuốc dự trữ, cụng ứng bảo đảm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

2. Những tồn tại và thách thức

a) Sự phát triển của các doanh nghiệp dược còn mang tính tự phát, thiếu định hướng, công nghiệp hóa dược và công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh của Việt Nam hầu như chưa đáng kể; các ngành công nghiệp, công nghệ đồng hành như công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, công nghệ sinh học... của Việt Nam chưa phát triển.

b) Khoảng 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc phải nhập khẩu; thuốc trong nước chủ yếu là thuốc điều trị các bệnh thông thường với các dạng bào chế đơn giản, năng lực sản xuất thuốc trong nước còn yếu, chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường thuốc nội địa.

c) Việt Nam có nguồn dược liệu da dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, tuy nhiên công nghệ sản xuất dược liệu nói chung và chiết xuất hoạt chất tự nhiên phục vụ sản xuất dược phẩm chưa phát triển tướng xứng với tiềm năng hiện có và nhu cầu của xã hội.

d) Mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc phát triển chưa hợp lý chưa có hiệu quả cao. Các đơn vị, công ty kinh doanh, phân phối thuốc của Việt Nam quy mô còn nhỏ, năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp dược nhà nước chưa đóng vai trò chủ đạo để bình ổn giá thuốc khi có biến động. Những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới giá thuốc chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

đ) Nghiên cứu khoa học chưa được đầu tư đủ mạnh, chưa được quan tâm đúng mức.

e) Đội ngũ cán bộ ngành dược còn thiếu, bình quân mới đạt 1,2 dược sỹ đại học/1 vạn dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn .

II. Những vấn đề  trọng tâm cần triển khai thực hiện

Ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng là ngành dịch vụ có điều kiện, nhà nước có trách nhiệm quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động nhằm đảm bảo cho người dân được sử dụng thuốc, dịch vụ y tế với chất lượng tốt, an toàn và giá cả hợp lý.

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược, Bộ Y tế cần tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào một số những vấn đề trọng tâm sau:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung trong các đề án, chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực dược đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2008.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, kế hoạch đấu thầu thuốc quốc gia đối với những nhóm thuốc trọng điểm có lượng tiêu thụ lớn cung ứng cho hệ thống y tế công lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương và triển khai thí điểm trong năm 2008.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các Đề án: Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới lưu thông phân phối thuốc; Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược; Quy hoạch vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2008.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan, trên cơ sở những định hướng và nội dung cơ bản về phát triển công nghiệp dược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2008.

5. Nghiên cứu, đề xuất và thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ để lựa chọn khoảng 5 sản phẩm thuốc đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia để được đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất với quy mô lớn.

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xây dựng và hoàn thiện các quy định, cơ chế kiểm tra, giám sát giá thuốc bao gồm cả giá nhập khẩu, công bố trên trang tin điện tử về giá thuốc ở thị trường Việt Nam, công khai tên các doanh nghiệp vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc, số lần vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm; thiết lập hệ thống giám sát và theo dõi tình hình hoạt động, kinh doanh của hệ thống lưu thông phân phối thuốc.

7. Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng thuốc từ trung ương đến cơ sở, bao gồm các đơn vị của nhà nước và các đơn vị ngoài công lập được nhà nước cho phép hoạt động.

8. Tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp và các địa phương triển khai nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)", đặc biệt đối với các nhà thuốc trong khu vực bệnh viện. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi và có các hình thức hỗ trợ thích hợp để khuyến khích doanh nghiệp tích cực triển khai GPP một cách hiệu quả. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình 6 bước: (1) Tập huấn cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc về nội dung tiêu chuẩn, về điều kiện thực hiện và phương thức tiến hành GPP; (2) Yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký và cam kết thực hiện tiêu chuẩn; (3) Các doanh nghiệp triển khai, với sự hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật của cơ quan quản lý; (4) Bộ Y tế hoặc Trung tâm tư vấn tiến hành đánh giá kết quả triển khai của doanh nghiệp; (5) Kiểm tra, công nhận doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GPP; (6) Tái kiểm tra, xử lý vi phạm, trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn thì thu hồi giấy công nhận đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc.

9. Tổ chức triển khai hoạt động của mạng lưới thông tin về dược dưới nhiều hình thức, nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về thị trường dược phẩm, giúp doanh nghiệp có cơ sở định hướng trong đầu tư sản xuất, phát triển thị trường.

10. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo một vạn dược sỹ đại học trong 5 năm tới, bằng nhiều hình thức như: cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ,... thực hiện xã hội hóa để huy động nguồn nhân lực của mọi thành phần cùng tham gia và triển khai thực hiện.

11. Nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan đề xuất và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh dược phẩm như: sửa đổi quy định về khuyến mại trong kinh doanh thuốc chữa bệnh cho người tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại; sửa đổi quy định về chi phí quảng cáo, tiếp thị để giúp tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước; quy định mức chi hợp lý cho công tác nghiên cứu và phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong nước; nghiên cứu áp dụng phương thức tính thuế hợp lý, thống nhất đối với các cơ sở kinh doanh thuốc; điều chỉnh phương thức tính giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các doanh nghiệp trong quá trình tham gia thị trường chứng khoán...

12. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Viện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm theo hướng gắn hoạt động nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

13. Chủ động phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất quy định về giải thưởng cho doanh nghiệp Dược Việt Nam có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp dược.

14. Làm việc với các Hội, Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực dược để xúc tiến nghiên cứu việc thành lập Câu lạc bộ những nhà xuất-nhập khẩu thuốc để trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng trình độ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dược phẩm.

15. Năm 2009 và năm 2010 tiếp tục tổ chức Hội nghị ngành dược toàn quốc.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận :

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ ;

- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

  Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ,

  Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- VPCP: BTCN, các PCN,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ :TH, KTN, KTTH, TTĐT;

- Lưu : Văn thư, KGVX(5b).100

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

(Đã ký)

 

 

Trần Quốc Toản

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất