Thông báo 103/TB-DP của Bộ Y tế về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại tỉnh Bến Tre
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 103/TB-DP
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 103/TB-DP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Phan Trọng Lân |
Ngày ban hành: | 03/06/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Thông báo 103/TB-DP
BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG ------------------- Số: 103/TB-DP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2010 |
THÔNG BÁO
Về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả tại tỉnh Bến Tre
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế xin thông báo tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại tỉnh Bến Tre như sau:
1.Tình hình tiêu chảy cấp tại Bến Tre:
Theo báo cáo từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Y tế dự phòng Bến Tre, từ ngày 09/5/2010 đến ngày 03/6/2010, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã ghi nhận 21 bệnh nhân tiêu chảy cấp, xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả. Các trường hợp này đến từ 03 huyện: Mỏ Cày Nam (15 ca tại 07 xã/thị trấn), Mỏ Cày Bắc (04 ca tại 04 xã), Giồng Trôm (02 ca tại 02 xã).
Các trường hợp trên đều khởi bệnh với triệu chứng đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày, nôn. Qua điều tra dịch tễ cho thấy, hầu hết các trường hợp có tiền sử uống nước đá không rõ nguồn gốc, sử dụng nước lấy từ sông, kênh/rạch gần nhà chưa qua xử lý để phục vụ sinh hoạt; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh.
Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành lập các Đoàn công tác hỗ trợ, đồng thời trực tiếp xuống chỉ đạo, hỗ trợ địa phương công tác phòng chống bệnh tả; chỉ đạo Sở Y tế Bến Tre tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch, không để lan rộng ra cộng đồng, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chủ động để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp.
2. Khuyến cáo của Bộ Y tế:
Bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền nhanh, để chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện một số nội dung sau:
1. Ăn chín, uống nước đã đun sôi, không uống nước lã. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Tuyệt đối không sử dụng nước đá không rõ nguồn gốc; không sử dụng nước ao, sông, kênh/rạch... nghi ngờ nhiễm bẩn để phục vụ cho sinh hoạt (tắm, giặt, rửa chén bát...).
3. Vì sức khỏe cộng đồng, người dân cần có ý thức bảo vệ nguồn nước ăn, uống, sinh hoạt. Không đổ chất thải, nước giặt/rửa đồ dùng của người mắc bệnh tiêu chảy xuống ao, hồ, sông, giếng...và các nguồn nước công cộng khác.
4. Trong vùng có ổ dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người.
5. Khi phát hiện trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị và cách ly kịp thời.
| KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG (Đã ký)
Phan Trọng Lân |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây