Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND

Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hải PhòngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2481/2015/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:02/11/2015Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

tải Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 2481/2015/QĐ-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
Số: 2481/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
-------------
Hải Phòng, ngày 02 tháng 11 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
----------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ các Thông tư: số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và các văn bản pháp luật có liên quan;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 82/TTr-SYT ngày 18/9/2015; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 32/BCTĐ-STP ngày 31/8/2015,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
 

 Nơi nhận:
- Chính phủ;
-
Các Bộ: YT, NN&PTNT, CT;
-
Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
-
TT Thành ủy, TT HĐND TP;
-
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng;
-
CT, các PCT UBND TP;
-
Sở Tư pháp;
-
Như Điều 3;
-
Cng Thông tin điện tử TP, Công báo TP;
-
Báo Hi Phòng, Đài PT&TH Hải Phòng;
-
CPVP;
-
Các CV UBND TP;
-
Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Lê Văn Thành
 
 
 
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2481/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2015
 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các Sở, ngành (sau đây gọi tắt là các cơ quan) và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Đảm bảo nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
3. Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT) và theo phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa Trung ương và địa phương.
4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
5. Thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
 
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
 
Điều 4. Trách nhiệm qun lý nhà nước về an toàn thực phẩm của y ban nhân dân thành phố
1. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố).
2. Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về an toàn thực phẩm.
3. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Sở Y tế
1. Dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Là đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình an toàn thực phẩm cho Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
3. Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
4. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn và tổ chức kiểm tra sau công bố sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm:
a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp quản lý quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ ssản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý quy định tại Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong siêu thị;
c) Các cơ sở vừa sản xuất sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế vừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Sở trở lên.
6. Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc diện phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, xác nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế trên địa bàn; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở, ngành khác khi quảng cáo có công bố tác dụng tới sức khỏe.
8. Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (không có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), bao gồm: Bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư do cấp tỉnh cấp; bếp ăn tập thể, căng tin các trường đại học, bệnh viện tuyến tỉnh; bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh cấp và bếp ăn tập thể, căng tin các trường phổ thông trung học, trường cao đẳng, đào tạo nghề có quy mô phục vụ từ 50 suất ăn/lần phục vụ trở lên; nhà hàng ăn uống, nhà ăn, căng tin của khách sạn, nhà nghỉ dưỡng, nhà khách, viện điều dưỡng, trung tâm hội nghị của Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu vực lễ hội, hội chợ có ẩm thực do cấp thành phố quản lý.
9. Chủ trì, phối hợp với các Schuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các Sở chuyên ngành; theo đề nghị của Sở chuyên ngành.
10. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
11. Là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn thành phố; tổ chức việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố; dự án về an toàn thực phẩm đối với nông lâm thủy sản và muối.
2. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và tàu cá lắp máy từ 90CV trở lên theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ sở vừa sản xuất sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của SNông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa sản xuất sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của SCông Thương hoặc vừa kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Sở trở lên.
3. Quản lý an toàn thực phẩm đối với cảng cá, chợ đu mối, đấu giá nông sản trên địa bàn.
4. Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc diện phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 2, 3 Điều này.
5. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Khoản 2 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Điều 5 Quy định này).
6. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Khoản 2, 3 Điều này.
7. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
8. Tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của S Công Thương
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xut, kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hp) có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư do cấp tỉnh cấp theo phân cấp tại Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; các cơ sở vừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Công Thương vừa kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai Sở trở lên.
Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bao gói sẵn (thuộc diện phải công bố hp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp.
2. Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc diện phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của các cơ sở thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 5 Quy định này).
4. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
6. Tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi là cấp huyện) tổ chc, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cấp huyện; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các nội dung được phân công, phân cấp tại Quy định này.
2. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp, bao gồm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ (trừ cơ sở ở trong siêu thị); cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trừ các cơ sở được quy đnh tại Điều 6 Quy định này) và của Bộ Công Thương quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT (trừ các sản phẩm thực phẩm chế biến bao gói sẵn có công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm).
4. Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm: Bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường mầm non, tiểu học, bệnh viện tuyến huyện; bếp ăn tập thể tại các cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp; bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh cấp và bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường cao đẳng, trường đào tạo nghề, trường phổ thông trung học có quy mô phục vụ dưới 50 suất ăn/lần phục vụ; nhà hàng ăn uống, nhà ăn, căng tin của nhà khách, nhà nghỉ dưỡng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện; các cơ skinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu vực lễ hội, hội chcó ẩm thực do cấp huyện quản lý.
5. Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho đối tượng phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phân cấp quản lý của cấp huyện.
6. Tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.
7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn.
8. Thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo phân cấp trên địa bàn.
9. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn; báo cáo nhanh và báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn về Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo quy định.
10. Phối hợp với SY tế, SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cấp xã; thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các nội dung được phân công, phân cấp tại Quy định này.
2. Tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn.
Trạm Y tế xã tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các bếp ăn nhóm trẻ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu vực lễ hội, hội chợ có ẩm thực do cấp xã quản lý, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống di động (cỗ cưới, hỏi, đám ma...) theo quy định tại Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
3. Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho đối tượng phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định tại các cơ sở thực phẩm thuộc phân cấp quản lý của cấp xã.
4. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
5. Phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện tổ chức thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn.
 
Chương III
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
 
Điều 10. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm
1. Nguyên tắc phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Việc thanh tra, kiểm tra liên ngành do các cơ quan, đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân hoặc Ban Chỉ đạo liên ngành cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan chủ trì hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; định kỳ 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm về cơ quan chủ trì để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp và thống nhất từ thành phố đến xã, phường, thị trấn.
3. Định kỳ hằng năm, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thống kê, phân loại các cơ sở sn xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn và báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố, các Sở quản lý chuyên ngành để phục vụ công tác quản lý.
Điều 11. Phối hợp trong thông tin, truyền thông van toàn thực phẩm
1. Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan y tế trong việc thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm.
2. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí; trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
 
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 12. Quy định chuyển tiếp
Các giấy chứng nhận, xác nhận, cam kết về an toàn thực phẩm được cấp trước đây vẫn còn giá trị cho đến khi hết thời hạn theo quy định.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Thủ trưng các cơ quan liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp vi Sở Y tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Kinh phí hoạt động của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được bảo đảm chi hằng năm từ Chương trình mục tiêu y tế - dân số (lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm), ngân sách nhà nước, hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác./.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 52/2015/QĐ-UBND  của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai quản lý

Quyết định 52/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai quản lý

Y tế-Sức khỏe

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi