Quyết định 2409/QĐ-UBND 2021 Quảng Nam Hướng dẫn quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2409/QĐ-UBND

Quyết định 2409/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Hướng dẫn về việc quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2409/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Văn Tân
Ngày ban hành:23/08/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tài nguyên-Môi trường, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

_________

Số: 2409/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Quảng Nam, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành hướng dẫn về việc quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh

___________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19; Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19;

Căn cứ Công văn số 4119/BTNMT-TCMT ngày 23/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh COVID-19;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 655/TTr-STNMT ngày 19/8/2021 và hồ sơ kèm theo.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Hướng dẫn này được áp dụng để quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các Cơ sở y tế, các Khu cách ly (bao gồm: cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú và các khu vực cách ly khác), các khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế nội dung Hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm và vệ sinh môi trường tại các Cơ sở y tế, các Khu vực cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1971/UBND-KTN ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh và Hướng dẫn tạm thời về quản lý chất thải rắn phát sinh tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 4505/UBND-KTN ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh, các nội dung liên quan khác UBND tỉnh đã có chỉ đạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.

Sở Y tế chịu trách nhiệm phổ biến Hướng dẫn này đến các Cơ sở y tế, các Khu cách lý tập trung của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phổ biến Hướng dẫn này đến các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường của tỉnh và các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm phổ biến Hướng dẫn này đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các Khu kinh tế và Khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm phổ biến Hướng dẫn này đến các Cơ sở y tế, các Khu cách ly tập trung của địa phương mình; các phòng, ban và UBND cấp xã; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc địa bàn địa phương mình quản lý.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính; Trưởng Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Các Bộ: TN&MT, YT;

- TTTU, TTHĐND tỉnh;

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- UBMTTQVN tỉnh;

- Ban TV các Huyện, Thị, Thành ủy; CPVP;

- Lưu: VT, TH, KGVX, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHU TỊCH

 

 

 

 

 

Trần Văn Tân

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

HƯỚNG DẪN

QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2409/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)

 

A. YÊU CẦU CHUNG

- Kiểm soát tốt chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (tại các Cơ sở y tế; các Khu cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú và các khu vực cách ly khác (sau đây gọi là Khu cách ly); các khu vực phong tỏa; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp) theo địa bàn/phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh trong quá trình quản lý chất thải; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người chăm sóc người bệnh, người tham gia quản lý chất thải y tế và các đối tượng liên quan trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải y tế lây nhiễm. Trong đó, chất thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế, các Khu cách ly, các khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp phải được thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn và đảm bảo thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định khác có liên quan.

- Tất cả những người tham gia quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm, vệ sinh thiết bị, dụng cụ đựng chất thải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định.

- Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Cơ sở y tế, các Khu cách ly, các khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện quản lý chất thải và vệ sinh môi trường trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo các văn bản hướng dẫn sau đây cho đến khi có văn bản mới, cụ thể:

+ Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các Cơ sở y tế, các Khu cách ly theo “Hướng dẫn Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020.

+ Thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực: nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, lễ tang theo nội dung hướng dẫn tại các Quyết định: số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, số 2203/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020, số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020, số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020, số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020, số 2234/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; các Công văn của Bộ Y tế: số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021 về việc quản lý vỏ lọ vắc xin COVID-19, số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

B. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

I. Tại các Cơ sở y tế, các Khu cách ly

1. Tại các khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong Cơ sở y tế.

a) Phân loại chất thải

- Tất cả chất thải rắn phát sinh từ khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ của bệnh nhân, khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người tham gia thực hiện các công việc quản lý chất thải y tế, vệ sinh dụng cụ đựng chất thải, giặt là, vệ sinh môi trường đều được coi là chất thải lây nhiễm (sau đây gọi là chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2) và phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”.

- Những đám máu hoặc các chất tiết sinh học như chất nôn, phân có trên các bề mặt môi trường phải được loại bỏ ngay bằng cách lau bằng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính. Nếu lượng máu, chất tiết nhiều, phải thực hiện lau nhiều lần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn trên bề mặt (lưu ý: mỗi lần lau dùng một khăn). Tất cả các khăn/gạc sau khi lau phải được bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

- Phân, nước tiểu của người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 phải được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở y tế để xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Dịch tiết đường hô hấp, dịch tiết cơ thể (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, dịch dẫn lưu,...) của người bệnh phải được ngâm bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 1% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 10 phút, sau đó đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở y tế.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm của người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19) phát sinh từ quá trình lấy mẫu xét nghiệm, từ phòng xét nghiệm phải được xử lý sơ bộ bằng thiết bị hấp hoặc thiết bị khử khuẩn khác trước khi tiếp tục phân loại, thu gom, xử lý như chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 nêu trên.

b)  Thu gom chất thải

- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải có màu vàng, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo chất gây bệnh, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Thùng thu gom chất thải phải có thành cứng, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” và được lưu giữ tạm thời tại khu vực cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

- Thu gom thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nơi lưu giữ tạm thời về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của Cơ sở y tế ít nhất 02 lần/ngày hoặc khi cần; trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

c)  Vận chuyển, xử lý chất thải

Vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 bằng một trong các biện pháp sau:

- Ưu tiên xử lý tại Cơ sở y tế: xử lý ngay trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Trường hợp Cơ sở y tế không có chức năng xử lý chất thải y tế, ưu tiên vận chuyển chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 để xử lý ngay trong ngày tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng hoặc các phương tiện khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.

2. Tại các khu vực/phòng cách ly y tế ở sân bay, cửa khẩu

a) Phân loại chất thải

Chất thải phát sinh từ khu vực/phòng cách ly y tế ở sân bay, cửa khẩu gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng, trang phục phòng hộ cá nhân thải bỏ phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

b) Thu gom chất thải

Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó thu gom vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

c) Vận chuyển, xử lý chất thải

Ưu tiên vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.

3. Tại khu vực cách ly, phòng cách ly tại Cơ sở cách ly y tế tập trung

a) Phân loại chất thải

Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh từ khu vực cách ly, phòng cách ly tại Cơ sở cách ly y tế tập trung phải được phân ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Các chất thải khác (bao gồm cả chất thải nguy hại không lây nhiễm) thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 và các văn bản khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

b) Thu gom chất thải lây nhiễm

- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

- Thu gom riêng thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ khu vực/phòng cách ly về khu lưu giữ chất thải tạm thời trong Cơ sở ít nhất 02 lần/ngày hoặc khi cần; trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

c) Vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm: ưu tiên vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn

“CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.

4. Tại phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú

- Chất thải phát sinh từ phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú bao gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng thải bỏ của người được cách ly phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thu gom tất cả các loại chất thải phát sinh từ phòng cách ly của người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải lây nhiễm nêu tại điểm 1, mục 1, Phần B Hướng dẫn này. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

- Các chất thải khác (bao gồm cả chất thải nguy hại không lây nhiễm) thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 và các văn bản khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

II. Hướng dẫn phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực phong tỏa

1. Đối với chất thải phát sinh từ nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0)

a) Phân loại chất thải

Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0) phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

b) Thu gom chất thải

- Thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0) vào thùng thu gom chất thải có màu vàng, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo chất gây bệnh, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Thùng thu gom chất thải phải có thành cứng, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

- Thu gom thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nơi lưu giữ tạm thời về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của Cơ sở y tế ít nhất 02 lần/ngày hoặc khi cần; trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

c) Vận chuyển, xử lý chất thải

Vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 bằng một trong các biện pháp sau:

- Ưu tiên xử lý tại Cơ sở y tế: xử lý ngay trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Trường hợp Cơ sở y tế không có chức năng xử lý chất thải y tế, ưu tiên vận chuyển chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 để xử lý ngay trong ngày tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng hoặc các phương tiện khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.

Trong quá trình thực hiện phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Đối với chất thải phát sinh từ nhà/phòng cách ly người tiếp xúc gần (F1)

a) Phân loại chất thải

- Trước cửa nhà/phòng cách ly người tiếp xúc gần (F1) có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ.

- Chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng phát sinh trong nhà/phòng cách ly người tiếp xúc gần (F1) đựng trong thùng đựng chất thải màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”.

Trường hợp người thuộc đối tượng F1 xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 thì tất cả chất thải trước cửa và trong nhà/phòng cách ly và người tiếp xúc gần (F1) phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người thuộc đối tượng F1 không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

- Các chất thải khác (bao gồm cả chất thải nguy hại không lây nhiễm) thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 và các văn bản khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

b) Thu gom chất thải lây nhiễm

- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Trong quá trình thực hiện phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Thu gom riêng thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nhà/phòng cách ly của người thuộc đối tượng F1 từ khu lưu giữ chất thải tạm thời về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của Cơ sở y tế ít nhất 02 lần/ngày hoặc khi cần; trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

c) Vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm

- Ưu tiên vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.

- Trong quá trình thực hiện phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Đối với chất thải phát sinh từ nhà/phòng cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2)

- Chất thải phát sinh từ nhà/phòng cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) bao gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng thải bỏ của người được cách ly phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người thuộc đối tượng F2 xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thu gom tất cả các loại chất thải phát sinh từ phòng cách ly của người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải lây nhiễm nêu tại điểm 1, mục 1, phần B Hướng dẫn này. Hết thời gian cách ly, nếu người thuộc đối tượng F2 không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

- Các chất thải khác (bao gồm cả chất thải nguy hại không lây nhiễm) thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015, số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 và các văn bản khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND cấp xã hướng dẫn, tuyên truyền và giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn quản lý.

- Bố trí kinh phí đặt túi, thùng rác, thiết bị, dung dịch khử khuẩn, kinh phí phục vụ vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực cách ly y tế tập trung và khu vực phong tỏa trên địa bàn quản lý (trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Trường hợp có khó khăn, vướng mắc về kinh phí, báo cáo Sở Tài chính để được hướng dẫn việc bố trí, sử dụng kinh phí cho các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình phát thải, quản lý chất thải trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng ứ đọng chất thải, nhất là chất thải lây nhiễm trong thời gian thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Chủ động liên hệ với các cơ sở có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại xây dựng phương án vận chuyển, xử lý chất thải y tế đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý. Trường hợp các đơn vị có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời chỉ đạo xử lý.

2. Sở Y tế chịu trách nhiệm:

- Chỉ đạo, tổ chức phổ biến, hướng dẫn các Cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại các Khu cách ly, các khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ sở, chủ đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp thực hiện phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định.

- Chỉ đạo Cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện công tác khử trùng, xử lý môi trường ổ dịch, thực hiện thu gom, xử lý hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải theo đúng quy định; đồng thời thu gom các loại chất thải y tế phát sinh từ phòng bệnh của người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú và chuyển về Cơ sở y tế để xử lý hoặc hợp đồng đơn vị chức năng được cấp phép xử lý như đối với chất thải lây nhiễm.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ vỏ lọ vắc xin COVID-19 sau tiêm chủng, các vắc xin hỏng hoặc hết hạn sử dụng, đảm bảo việc lưu giữ, chuyển giao, xử lý theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5679/BYT-MT ngày 16/7/2021; tuyệt đối không làm thất thoát ra bên ngoài để tránh tình trạng lợi dụng làm vắc xin giả trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

- Chủ trì, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Y tế, Tài nguyên và môi trường, Công an, Quản lý thị trường để kiểm tra, giám sát, quản lý, tiêu hủy chất thải là vỏ lọ vắc xin COVID-19, vắc xin hỏng, hết hạn sử dụng, tránh tình trạng lợi dụng làm vắc xin giả; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Theo dõi, cập nhật, thông tin kịp thời các nội dung hướng dẫn mới về quản lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế (đối với các Cơ sở y tế, các Khu cách ly, các khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ sở) để các địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

- Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tham mưu quản lý chất thải đáp ứng với từng cấp độ dịch và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời báo cáo UBND tỉnh chủ động liên hệ với UBND các tỉnh, thành phố để lựa chọn các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế phù hợp tại các tỉnh, thành phố khác (trong trường hợp năng lực của các cơ sở xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh không còn đảm bảo xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19).

4. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh; theo dõi, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

5. Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các Công ty hạ tầng Khu công nghiệp theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các Khu kinh tế, Khu công nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định khi xuất hiện trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ sở.

6. Công an tỉnh tăng cường biện pháp nghiệp vụ phát hiện các hành vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, xử lý hoặc tham mưu cấp thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

7. Công ty TNHH MTV Xử lý Môi trường Quảng Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh và các đơn vị chức năng có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoạt động trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm:

- Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp, đảm bảo vận chuyển, xử lý chất thải an toàn, kịp thời theo nguyên tắc "Chất thải lây nhiễm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải ưu tiên xử lý ngay trong ngày và phải được ưu tiên xử lý so với các loại chất thải nguy hại không lây nhiễm khác", các thiết bị phục vụ xử lý phải được vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi ca xử lý.

- Thống kê, theo dõi riêng khối lượng chất thải lây nhiễm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 đã thu gom, vận chuyển, xử lý và năng lực xử lý chất thải y tế để báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp quản lý phù hợp khi có yêu cầu; đồng thời chủ động xây dựng phương án và kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được cấp phép xử lý lượng chất thải lây nhiễm tăng đột biến vượt quá năng lực vận chuyển, xử lý của đơn vị trong trường hợp dịch bệnh bùng phát dẫn đến lượng chất thải lây nhiễm phát sinh tăng cao; đồng thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố (nơi có Cơ sở y tế, các Khu cách ly, khu vực phong tỏa tạm thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp) để kịp thời giải quyết.

8. Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam, Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Hội An và các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Cơ sở y tế, các Khu cách ly, khu vực phong tỏa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, phương tiện bảo vệ cá nhân, khử khuẩn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định cho công nhân, lái xe trong suốt quá trình làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường tại các Cơ sở y tế, các Khu cách ly, khu vực phong tỏa tạm thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp.

9. Các Cơ sở y tế, các Khu cách ly có trách nhiệm:

- Thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo hướng dẫn tại mục I, phần B Hướng dẫn này.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý chất thải, vệ sinh môi trường cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, người được cách ly và các đối tượng liên quan biết và thực hiện.

10. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm:

- Thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vệ sinh khử khuẩn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở theo quy định tại mục B Hướng dẫn này; hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực để thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý chất thải, vệ sinh môi trường cho cán bộ, công nhân viên và các đối tượng liên quan biết, thực hiện.

(Hướng dẫn này được xây dựng dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp)./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi