Quy chuẩn QCVN 01-41:2011/BNNPTNT Yêu cầu về vệ sinh khi tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-41:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-41:2011/BNNPTNT Yêu cầu xử lý vệ sinh đối với tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật
Số hiệu:QCVN 01-41:2011/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:06/05/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-41:2011/BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-41:2011/BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-41:2011/BNNPTNT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-41:2011/BNNPTNT

VỀ YÊU CẦU XỬ LÝ VỆ SINH ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

National Technical Regulation for treatment  requirements on veterinary hygieneon of the disposal of animals and animal products  .

Lời nói đầu

QCVN 01 - 41: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 33 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật mắc bệnh, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch mà theo quy định phải tiêu hủy.

1.1.2. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

1.1.3. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các điểm tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật.

1.2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lãnh thổ Việt Nam có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Động vật mắc bệnh: là động vật có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh  hoặc đã xác định được mầm bệnh.

1.3.2. Khử trùng tiêu độc: là sự kết hợp các biện pháp cơ học, vật lý và hoá học để tiêu diệt hoặc loại trừ các loại mầm bệnh trên đối tượng cần xử lý.

1.3.3. Tiêu huỷ: là quá trình chôn lấp hoặc thiêu đốt gia súc, gia cầm, phân rác và sản phẩm của chúng, nhằm tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, hạn chế lây lan bệnh ra môi trường xung quanh.

1.3.4. Điểm tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật bắt buộc: là nơi tiến hành các biện pháp chôn lấp, đốt hoặc luộc chín đối với động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

 

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Việc tiêu huỷ cần hoàn thành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa cơ hội phát tán của mầm bệnh.

2.1.2. Trong trường hợp chưa kịp tiêu hủy ngay, xác động vật và sản phẩm động vật phải được phun thuốc sát trùng. 

2.1.3. Ưu tiên cho việc tiêu huỷ tại chỗ, chỉ vận chuyển đi xa khi không có đủ điều kiện tiêu huỷ tại chỗ.

2.1.4. Xác động vật, sản phẩm động vật tiêu huỷ phải được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các loài vật nuôi, côn trùng, động vật hoang dã phát tán mầm bệnh ra môi trường.

2.1.5. Động vật tiêu hủy phải được làm chết trước khi tiêu huỷ.

2.2. Phương pháp tiêu huỷ

2.2.1. Chôn

2.2.1.1. Địa điểm

2.2.1.1.1. Địa điểm chôn lấp phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.1.1.2. Địa điểm chôn lấp phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.2.1.1.3. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, địa điểm chôn phải ở cuối khu giết mổ và cuối hướng gió chính.

2.2.1.1.4. Không chôn động vật và sản phẩm động vật ở vùng ngập nước hoặc có mực nước ngầm nông.

2.2.1.1.5. Bãi chôn lấp phải xa các đô thị, các thành phố, khu đông dân cư, công trình văn hoá, khu du lịch, đền chùa, bệnh viện, trạm y tế.

2.2.1.1.6. Nên chôn xác gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật trong khu vực có nhiều cây xanh (cây lấy gỗ, lấy nhựa,...) để quá trình vô cơ hoá trong hố chôn xẩy ra nhanh chóng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

2.2.1.2. Quy định hố chôn (phụ lục 1, 2)

2.2.1.2.1. Ở khu vực đất cát, đáy và xung quanh thành hố chôn cần có vật liệu chống thấm để bảo vệ nguồn nước ngầm.

2.2.1.2.2. Quy định chung về kích thước hố: chiều rộng không quá 03m để dễ thao tác, chiều dài có thể 9 – 12m, chiều sâu 1,2 – 1,5m.

2.2.1.2.3. Trường hợp lượng chất chôn lấp trên 10 tấn/hố, vị trí hố chôn gần khu vực khai thác nước ngầm, sông, hồ, hố chôn cần được lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố.

2.2.1.2.4. Nếu lượng chất chôn lấp ít (dưới 10 tấn/hố), ví trí hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm sâu và không có vật liệu chống thấm thì chôn trực tiếp.

2.2.1.2.5. Sau khi chôn lấp, bề mặt hố chôn và xung quanh khu vực chôn phải được rải vôi bột, phun khử trùng để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác.

2.2.1.2.6. Phải đặt biển báo ở khu vực chôn lấp động vật và sản phẩm động vật.

2.2.1.3. Kiểm tra sau khi chôn lấp.

2.2.1.3.1. Khu vực chôn lấp phải được kiểm tra 1 tuần/lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp. Nếu có hiện tượng bất thường như hố chôn bị sụt, lún, vỡ bề mặt...cần có biện pháp xử lý kịp thời, đó là phủ thêm đất, lấp lại, phun hóa chất khử trùng.

2.2.1.3.2. Các hộ gia đình hoặc các trang trại cách hố chôn < 100m, cần lấy mẫu kiểm tra nguồn nước sau khi chôn lấp từ 3 - 4 tuần và kiểm tra lại 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện sự ô nhiễm nguồn nước và có biện pháp xử lý.

2.2.2. Đốt

2.2.2.1. Địa điểm đặt giàn đốt phải đảm bảo hơi nóng, khói, bụi và mùi do chất đốt tạo ra không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm hay trên cao, đường đi và khu dân cư xung quanh.

2.2.2.2. Địa điểm đốt phải thuận tiện cho việc vận chuyển nhiên liệu, xác động vật và sản phẩm động vật hoặc các chất cần đốt khác.

2.2.2.3. Nhiên liệu, các chất dùng để thiêu đốt động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo đủ để hoàn tất việc đốt.

2.2.2.4. Có thể tạo khoảng không cho không khí lưu thông nhằm rút ngắn thời gian đốt bằng cách đào các rãnh dưới giàn thiêu hoặc nâng cao giàn lửa.

2.2.3. Khử trùng tiêu độc

2.2.3.1. Việc tiêu độc khử trùng phải bảo đảm tiêu diệt được mầm bệnh trên quần áo, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, nền chuồng và môi trường xung quanh; Phải thực hiện việc làm sạch cơ học trước khi tiêu độc khử trùng (phụ lục 3, 4, 5, 6)

2.2.3.2. Sử dụng thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.3.3. Người thực hiện tiêu độc, khử trùng phải tuân thủ quy trình tiêu độc, khử trùng (phụ lục 7).

2.2.3.4. Cấm những người không có nhiệm vụ vào khu vực tiêu huỷ. Cán bộ thú y, những người tham gia tiêu huỷ động vật bệnh phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động .

2.3. Quy định đối với phương tiện, dụng cụ.

2.3.1. Xác động vật, sản phẩm động vật mang đi tiêu hủy phải được vận chuyển trong xe có sàn kín, được che phủ bằng các tấm polyethylene ở trên nóc, không để phân, xác gia súc, gia cầm hoặc sản phẩm động vật rơi trên đường vận chuyển.

2.3.2. Xác động vật hoặc sản phẩm động vật mang đi tiêu hủy phải được chứa trong các túi, hoặc bọc kín trong các tấm được làm bằng vật liệu polyethylene, không được chất đầy vượt quá thành của thùng xe.

2.3.3. Phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và tại khu vực chôn lấp sau khi dỡ hết động vật, sản phẩm động vật cần tiêu hủy (phụ lục 5).

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Tổ chức thực hiện

3.1.1. Trách nhiệm của Cục Thú y: hướng dẫn các Chi cục Thú  y các tỉnh, thành phố phương pháp tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật.

3.1.2. Trách nhiệm của Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố

3.1.2.1. Chủ trì việc lập kế hoạch và tổ chức tiêu huỷ gia súc, gia cầm khi có dịch xảy ra.

3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường khu vực chôn lấp, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố xảy ra.

3.1.2.3. Tổng hợp, báo cáo cho Cục Thú y về tình hình xử lý xác gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật  trong khu vực có dịch .

3.1.2.4. Phối hợp với Sở Tài  nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương đánh giá tác động môi trường ở các khu cực chôn lấp.

3.2. Trách nhiệm của tổ chức, các nhân có động vật, sản phẩm động vật bị buộc phải tiêu hủy.

3.2.1. Phải chấp hành việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật theo quy định của Chi cục Thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền.

3.2.2. Phải tuân thủ những quy định về tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật và tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và các vật dụng khác.

 

 

PHỤ LỤC 1

MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẶT CẮT NGANG HỐ CHÔN

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHÔN GIA SÚC, GIA CẦM

 

Bước 1. Khi việc đào hố hoàn tất, cho phân rác, chất độn chuồng xuống đáy hố.

Chú ý:

  • Không cần rải vôi bột ở đáy hố
  • Lượng phân rác cũng được tính chung trong khối lượng gia cầm cần chôn lấp khi đào hố để bảo đảm rằng thể tích hố chôn gấp 3-4 lần khối lượng vật chất cần chôn lấp

Bước 2. Xếp xác động vật và sản phẩm động vật cần tiêu huỷ xuống đáy hố

Bước 3. Rải một lớp phân rác lên trên đống xác.

  • Có thể rắc một lớp vôi bột ( 0,8 -1kg/m2) lớp trên cùng đống xác;
  • Tuyệt đối không dùng dầu hay xăng để đốt trước khi lấp đất.

Bước 4. Lấp đất cho bằng miệng hố và nén chặt.

Bước 5. Tiếp tục

  • Đắp thêm đất ở trên miệng hố theo hình chóp cụt với chiều cao khoảng 0,6 - 1m và rộng ra xung quanh miệng hố 0,3 -0,4m để tránh nước mưa chảy vào hố chôn.
  • Có thể dùng nước để làm ẩm lớp đất phía trên cho dễ thao tác.
  • Trọng lượng của khối đất phía trên có tác dụng ngăn chặn thú ăn thịt đào xác và giúp cho việc khử mùi, hấp thụ nước bẩn tạo ra do phân huỷ.

Bước 6. Phía ngoài khu vực hố chôn, cách khoảng 1m, tạo một rãnh nước với kích thước: rộng 20 -30cm và sâu 20 – 25 cm, có tác dụng dẫn nước mưa ra thoát ra ngoài, tránh ứ đọng nước quanh hố chôn.

Bước 7. Trên bề mặt hố chôn, rắc vôi bột với lượng 0,8kg/m2, hoặc phun dung dịch chlorine nồng độ 2%, với lượng 0,2 - 0,25 lít/m2 để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác .

Bước 8. Sau khi hoàn tất việc chôn, phải đặt biển cảnh báo khu vực chôn lấp, cử người quản lý hố chôn trong 1-2 ngày đầu để tránh việc đào bới lấy xác gây hậu quả nguy hiểm, hạn chế sự qua lại của người hay vật nuôi quanh khu vực chôn lấp.

 

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỐI VỚI CHUỒNG TRỐNG

 Bước 1. Làm sạch cơ học  khu vực chăn nuôi

- Tháo dỡ các vật dụng trong chuồng nuôi và xếp gọn ở ngoài để vệ sinh, tiêu độc.

- Thu gom toàn bộ phân rác và mang ra ngoài để ủ hoặc đốt. Có thể phun nước trên bề mặt chất độn chuồng để giảm bụi trước khi thu dọn.

- Làm sạch bụi, mạng nhện trên trần, vách, tường trong và ngoài chuồng nuôi.

- Dùng nước sạch rửa toàn bộ nền, vách, tường, máng ăn, máng uống, sau đó dùng  nước xà phòng hoặc dung dịch NaHCO3  2 - 3%  để rửa.

- Phải để nước rửa chuồng chảy vào hệ thống xử lý chung của trại.

Bước 2. Phun thuốc sát trùng

- Thuốc sát trùng có thể dùng là Chlorine 2-5%, BKC 80%, BKA, Formol, iodine.

- Thuốc sát trùng được phun làm ướt đẫm bề mặt theo thứ tự sau:

+ Trần, vách ngăn, tường theo chiều từ trên xuống theo đường zich zắc với lượng 80 - 100ml/1m2  

+ Sau đó phun thuốc trên nền chuồng, máng ăn, máng uống theo đường zich zắc với lượng 80 - 100ml/1m2 .

+ Sau đó để trống chuồng 15 -30 ngày.

- Trước khi nuôi trở lại tiến hành tiêu độc khử trùng lần thứ 2 tương tự như trên.

- Sau ít nhất 3-7 ngày, tiến hành đưa vật nuôi vào chuồng.

 

PHỤ LỤC 4

PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỐI VỚI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI

- Thu dọn vật dụng chăn nuôi ra khỏi chuồng, làm sạch cơ học;

- Dùng nước rửa sạch dụng cụ trước khi sát trùng;

- Ngâm máng ăn, máng uống trong dung dịch chlorine 5% hoặc glutaraldehyde 2% trong thời gian ít nhất 60 –120 phút;

- Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời;

- Các dụng cụ khác không thể rửa hoặc phun thuốc sát trùng được, dùng hỗn hợp formol +  KMnO4 để xông .

 

 

PHỤ LỤC 5

 PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỐI VỚI XE , PHƯƠNG TIỆN

VẬN CHUYỂN

- Bao gồm các đối tượng: xe vận chuyển thức ăn, thiết bị chăn nuôi, xe chở phân hoặc xác chết gia súc, gia cầm đi tiêu huỷ.

- Thu gom, quét sạch phân rác, chất thải trong xe.

- Rửa bằng nước xà phòng sau đó rửa lại bằng nuớc sạch.

- Phun thuốc sát trùng  80 - 120ml/ 1m2 diện tích sàn, phun cả trong và ngoài thành xe.

 

 

PHỤ LỤC 6

 PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỐI KHU VỰC

CHÔN LẤP GIA CẦM CHẾT

- Tập trung các bao chứa xác gia cầm trước khi vận chuyển đến hố chôn.

- Phun thuốc sát trùng chloramine B nồng độ 2 - 3% trên đống bao chứa xác để hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển;

- Sau khi hòan tất việc chôn lấp, trải lớp vôi bột với lượng 0,8 -1kg/m2 lên bề mặt hố chôn và khu vực để xác gia cầm chờ chôn lấp.

 

PHỤ LỤC 7

PHƯƠNG PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TIÊU HỦY

- Những người tham gia thu gom, giết, huỷ, lấy bệnh phẩm… có tiếp xúc với gia súc, gia cầm mắc bệnh phải thực hiện các biện pháp khử trùng cá nhân.

- Quần áo, mũ, ủng, kính loại dùng nhiều lần, cần tiêu độc khử trùng bằng cách nhúng vào một trong dung dịch thuốc sát trùng glutaraldehyde 2%, chlorine 2-3% trong 5-10 phút sau khi sử dụng, sau đó giặt lại bằng nước sạch, phơi khô.

- Sát trùng tay bằng cồn 70%, virkon hoặc xà phòng có chứa phenol chuyên dùng. Không được rửa tay bằng các lọai thuốc sát trùng gây kích ứng như formol, chlorine, dung dịch kiềm.

- Xúc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn miệng của cơ sở y tế.

- Đốt bỏ hoặc chôn lấp những loại quần áo bảo hộ, khẩu trang, dụng cụ chỉ dùng 1 lần sau khi sử dụng.

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi