Kế hoạch 243/KH-UBND Hà Nội 2021 Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

thuộc tính Kế hoạch 243/KH-UBND

Kế hoạch 243/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:243/KH-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạch
Người ký:Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành:29/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_________

Số: 243/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH
Thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

________________

 

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 14/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH

1. Phân loại cấp độ dịch

- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch

Đánh giá từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

3. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

3.1. Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.

Yêu cầu của Tiêu chí 1: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần.

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 - <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150). Trong quá trình thực hiện, các quận, huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất việc điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cách tính: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + số ca mắc mới của tuần trước) / (2 x Dân số trên địa bàn)] x 100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung.

3.2. Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

Yêu cầu của Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19.

a) Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin).

b) Trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

3.3. Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Yêu cầu của tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

a) Thành phố có Kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4: Tiêu chí này áp dụng ở cấp Thành phố và bắt buộc không phân biệt cấp độ dịch.

UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và Kế hoạch bảo đảm số giường ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) theo quy định tại Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng và Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19 (trong các kế hoạch phải xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).

b) Các quận, huyện, thị xã (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động/Tổ Y tế lưu động và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra:

UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt Kế hoạch cung cấp ô xy y tế tại các trạm y tế xã để đáp ứng khi có dịch xảy ra; kế hoạch/phương án thiết lập trạm y tế lưu động theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn triển khai Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng; có phương án thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh); tổ chức diễn tập, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.

4. Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ theo bảng sau:

Tiêu chí 1*

Tiêu chí 2*

0-<20

20 - <50

50-<150

≥150

≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

 

Điều chỉnh cấp độ dịch:

- Trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.

- Tăng lên 1 cấp độ dịch, nếu:

+ Trong tháng 10/2021, không đạt tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

+ Trong tháng 11 năm 2021, không đạt tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.

(trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).

- Thời gian đánh giá: 01 tuần/lần (Thông báo cẩp độ dịch vào Thứ Sáu hàng tuần).

- Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

- Trong quá trình triển khai, căn cứ vào tình hình thực tiễn, các Sở, ban, ngành Thành phố, các quận, huyện thị xã tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về việc thực hiện các tiêu chí, báo cáo UBND Thành phố bằng văn bản để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Chính phủ.

III. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH

Các biện pháp y tế bao gồm cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung, điều trị, tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ.

1. Biện pháp hành chính theo cấp độ dịch

Đánh giá cấp độ dịch của Thành phố tính đến thời điểm ngày 29/10/2021 (Theo Tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế):

+ Số ca mắc mới tại cộng đồng tuần trước (15/10 đến 21/10); 0 ca cộng đồng.

+ Số ca mắc mới tại cộng đồng tuần này (22/10 đến 28/10): 63 ca cộng đồng.

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần:

[63/(2x8.300.000)] x 100.000 dân = 0,38 ca.

+ Hiện nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên của Thành phố đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin đạt trên 92%.

+ Tỷ lệ tiêm mũi 2 cho người trên 65 tuổi là 47,12%: Không đạt 80%

Do đó, theo các tiêu chí và hướng dẫn điều chỉnh cấp độ dịch thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2.

Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn Thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 được nêu trong phần Phụ lục (tuy nhiên, có một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4).

2. Các biện pháp chuyên môn y tế

2.1. Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19

Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần chuẩn bị các nội dung sau:

a) Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

b) Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.

c) Tăng cường khả năng thu dung, điều trị, chăm sóc người mắc COVID-19:

- Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0), đặc biệt kế hoạch bảo đảm đáp ứng về giường ICU. Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.

- Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động.

- Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19. Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2.2. Xét nghiệm

- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...

- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper),...

- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

- Thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các vùng, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

- Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

- Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

- Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

- Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

2.3. Cách ly y tế

a) Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1): thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

b) Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

2.4. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền, phụ nữ đang mang thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp...

Xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2.5. Điều trị F0

Tại các cơ sở thu dung điều trị F0 của Thành phố (thực hiện theo các hướng dẫn chuyên môn hiện hành của Bộ Y tế).

2.6. Đối với công tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Hướng dẫn các tiêu chí phân loại, đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế; trong đó lưu ý yếu tố đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong các quy định liên quan tới đi lại, cách ly y tế, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tham gia các hoạt động đông người.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, đáp ứng công tác điều trị, y tế cơ sở; triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; xây dựng lộ trình tiêm vắc xin cho trẻ em và tiêm tăng cường.

c) Cập nhật, công khai các vùng dịch và cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc Thành phố trên cổng thông tin điện tử Thành phố và của Bộ Y tế làm căn cứ để các địa phương áp dụng các biện pháp quản lý người đến từ vùng dịch và từ các địa phương khác.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường cho các quận, huyện, thị xã trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát dịch của địa phương.

e) Chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Xây dựng rà soát các cơ sở điều trị, thu dung F0 không triệu chứng của Thành phố.

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã rà soát các cơ sở cách ly tập trung F1 của Thành phố sau khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp.

- Tiếp tục huy động các lực lượng quân đội, nhất là lực lượng quân y, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tham gia hỗ trợ sản xuất và cứu trợ nhân dân trong khu vực cách ly.

3. Công an Thành phố

a) Chủ trì tổ chức các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở, địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là các đối tượng chống lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch.

b) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các quận, huyện, thị xã trong tổ chức thực hiện và bố trí lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

c) Chỉ đạo lực lượng Công an xã, công an khu vực chủ động phối hợp các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh,... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về Thành phố.

Phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

d) Kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó tiếp tục triển khai sử dụng hiệu quả 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19, phục vụ quản lý, theo dõi, giám sát theo quy định. Phát huy vai trò của tổng đài 1022, tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19.

b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí Hà Nội, phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở chủ động, kịp thời, thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tăng cường thông tin, lan tỏa nội dung tích cực nhằm tạo đồng thuận xã hội, khuyến khích tính tự giác của người dân trong thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đấu tranh, phản bác, xử lý nghiêm các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các lực lượng tham gia và các đối tượng chịu ảnh hưởng do bởi COVID-19.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

6. Sở Ngoại vụ

Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành trong công tác ngoại giao. Giữ mối liên lạc với các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, ngoại giao, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn, tổng hợp kinh nghiệm các nước về thích ứng an toàn với COVID-19 để thông tin kịp thời cho thành phố và phổ biến, tuyên truyền cho người nước ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Thành phố.

7. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

c) Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các đơn vị, địa phương, nhất là đơn vị địa phương thực hiện phong tỏa.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ động điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

b) Chủ động tìm kiếm nguồn tiêu thụ các nông sản đến kỳ thu hoạch, nhất là tại những vùng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trọng điểm và phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, các địa phương bảo đảm điều kiện, tạo thuận lợi, thông suốt cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản.

9. Sở Giao thông vận tải

Thường xuyên cập nhật chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở đó:

a) Hướng dẫn các hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

b) Rà soát hướng dẫn, phương án, kế hoạch hoạt động giao thông, vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa, bảo đảm liên tục chuỗi cung ứng sản xuất.

10. Sở Xây dựng

a) Hướng dẫn về các hoạt động thi công các dự án, công trình xây dựng đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

b) Cập nhật yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và dịch lây nhiễm trong các quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch nhà ở cho công nhân các khu, cụm công nghiệp...

c) Phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát các cơ sở cách ly tập trung F1 của Thành phố sau khi học sinh, sinh viên đi học trở lại và duy trì các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Rà soát hướng dẫn xử lý, vận chuyển chất thải phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19.

b) Chỉ đạo công tác tăng cường năng lực xử lý chất thải an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.

12. Sở Tài chính

Đề xuất cơ chế, giải pháp đảm bảo nguồn lực cho hoạt động phòng, chống dịch; đề xuất, xây dựng các chính sách thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư cho phòng, chống dịch.

13. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021 - 2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại từng địa phương trong Thành phố; xây dựng kịch bản phù hợp tình hình thực hiện khi học sinh quay trở lại trường học trực tiếp.

c) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi.

15. Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch: Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

16. Sở Khoa học và Công nghệ

Huy động các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai các chương trình nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học công nghệ về vắc xin, sinh phẩm, thiết bị,... phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

17. Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất tháo gỡ các quy định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất việc áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính do hoàn cảnh khách quan, ảnh hưởng của dịch COVID-19.

18. Sở Nội vụ

a) Rà soát hướng dẫn các cơ sở, điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của cơ sở tín ngưỡng, thờ tự đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

b) Tham mưu UBND Thành phố phát động các phong trào thi đưa trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành, địa phương đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

19. Ban Dân tộc

a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các địa phương tăng cường công tác vận động người dân các vùng đồng bào dân tộc tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

20. Thanh tra Thành phố

Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

21. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo: Hànộimới, Kinh tế và Đô thị

Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự hưởng ứng, tham gia của xã hội trong việc thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết của Chính Phủ và Kế hoạch của Thành phố. Phản ánh, phân tích kết quả phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế xã hội, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong phòng, chống dịch. Kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch, thực hiện mục tiêu kép có hiệu quả.

Đấu tranh, phản bác các hành vi, luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố. Tăng cường thông tin về tình hình, dự báo dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và Thành phố; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giải pháp mới trong phòng, chống dịch.

22. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị, đoàn thể

a) Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động Nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép. Tiếp tục chủ trì, điều phối các hoạt động hỗ trợ, ủng hộ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

b) Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

23. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

b) Thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.

c) Cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế.

Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn gửi kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định.

Dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp đảm bảo mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

d) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

e) Nêu cao vai trò của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng (do lực lượng Công an làm nòng cốt); các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh,... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về Thành phố. Khuyến khích các mô hình hay, cách làm mới như mô hình “Liên gia tự quản” của thị xã Sơn Tây.

đ) Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua sở Y tế để tổng hợp)./.

(Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế trên địa bàn Thành phố và chỉ đạo của Trung ương)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;

- Các Bộ, Ban, ngành, cơ quan TƯ trên địa bàn;

- Đồng chí Bí thư Thành ủy;

- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;

- Ban Thường vụ Thành ủy;

- Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố;

- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;

- Thường trực HĐND Thành phố;

- Các ban Đảng thuộc Thành ủy;

- Các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố;

- Văn phòng Thành ủy;

- Thành viên BCĐ theo QĐ số 524/QĐ-UBND;

- VPUB: CVP, các PCVP;

- Các phòng trực thuộc VPUB;

- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Chu Ngọc Anh

 

 

 

PHỤ LỤC

Các biện pháp hành chính phòng, chống dịch COVID-19

(Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của UBND Thành phố)

 

I. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

Biện pháp

Nghị quyết số

128/NQ-CP

Biện pháp áp dụng

1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch

- Các điều kiện về chuyên môn như vắc xin, xét nghiệm do Bộ Y tế hướng dẫn.

- Địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định về số lượng người tham gia.

Hạn chế, có điều kiện

- Các hoạt động trên 30 người:

Khuyến khích thực hiện trực tuyến; trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch và xin phép chính quyền địa phương và:

+ Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2021 của Bộ Y tế.

+ 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin1/đã khỏi bệnh COVID-192.

+ Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

+ Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

+ Thực hiện các quy định phòng, chống dịch khác của Thành phố.

- Các hoạt động dưới 30 người:

Khuyến khích thực hiện trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ:

+ Thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2021 của Bộ Y tế.

+ 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

+ Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

+ Thực hiện các quy định phòng, chống dịch khác của Thành phố.

- Tổ chức lễ cưới:

1. Số lượng người tham dự lễ cưới: Không tập trung quá 30 người/thời điểm.

2. Các yêu cầu thực hiện:

- Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác ...) không tham dự.

- Người bên ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham dự lễ cưới.

- Ban tổ chức, nhân viên phục vụ lễ cưới (Cơ sở sự kiện, nhà hàng, nhà thờ ...) 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

- Phải tuân thủ 5K trong quá trình tham dự; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần với nhau; gia đình không thực hiện chúc mừng tại từng bàn.

- Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

3. Rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ cưới.

4. Địa điểm tổ chức lễ cưới: đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.

5. Thực hiện các hướng dẫn khác của Bộ Y tế, Thành phố.

- Hoạt động tang lễ với người tử vong không do nhiễm/nghi nhiễm COVID-19:

Thực hiện theo văn bản số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

1. Số lượng người tham dự lễ tang:

- Không tập trung quá 30 người/thời điểm.

- Hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

2. Các yêu cầu thực hiện:

- Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác ...) không tham dự tang lễ.

- Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham dự tang lễ.

- Ban tổ chức, nhân viên phục vụ lễ tang (nhà tang lễ, nhà thờ ...) tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi COVID-19.

- Phải tuân thủ 5K trong suốt quá trình tham dự lễ tang.

- Không tổ chức ăn uống tại lễ tang.

- Ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

3. Rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ tang.

4. Địa điểm tổ chức lễ tang: đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.

5. Thực hiện các hướng dẫn khác của Bộ Y tế và Thành phố.

- Hoạt động tang lễ với người tử vong do nhiễm/nghi nhiễm COVID-19 (tại cộng đồng): thực hiện theo văn bản số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà:

1. Giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm); hàng ngày cơ sở cung ứng dịch vụ phải thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị.

2. Người hướng dẫn, người tham gia hoạt động tập luyện thể dục thể thao đáp ứng điều kiện đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

3. Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hơp mắc COVID-19 theo quy định; tổ chức quét mã QR, thu thập thong tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày; đảm bảo đầy đủ dung dịch khử khuẩn, nước rửa tay với xà phòng tại các khu vực tập luyện, thi đấu. Phòng tập phải đảm bảo thông gió tốt, khuyến khích thông gió tự nhiên; có nội quy, bảng hướng dẫn người tập thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, UBND Thành phố.

2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (đối với đường hàng không và đường sắt áp dụng theo văn bản quy định riêng).

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Hoạt động/Hoạt động có điều kiện

- Thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

- Các cá nhân thực hiện theo điểm 3 Mục II của Phụ lục này.

- Người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, người đi theo phương tiện, hành khách: Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế, quét mã QR theo quy định; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn trên phương tiện giao thông của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế.

- Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện...; Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế trên phương tiện phục vụ hành khách.

- Cảng hàng không, bến xe, bến tàu, ga đường sắt, các trạm dừng nghỉ: Xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR.

- Đối với hoạt động vận tải đường sắt tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

- Đối với hàng không tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động lưu thông vận chuyển hàng hóa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Hoạt động

- Đối với công tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương.

- Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế trên phương tiện; Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế, quét mã QR theo quy định.

- Đối với hoạt động vận tải đường sắt tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

- Đối với hàng không tất cả các cá nhân, cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải Ban hành quy định tạm thời về tiếp tục triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

4. Sản xuất kinh doanh dịch vụ

 

 

4.1. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng

*Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động*

- Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án.

- Các cơ sở sản xuất thực hiện xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn số 8228/BYT-MT của Bộ Y tế ngày 30/9/2021.

4.2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối trừ các cơ sở quy định tại Điểm 4.3, 4.4.

*Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động*

- Đơn vị quản lý và chủ cơ sở kinh doanh tự xây dựng phương án phòng, chống dịch; cam kết chịu trách nhiệm khi để xảy ra phát sinh dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị.

- Chủ cơ sở, nhân viên phải được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

- Thực hiện 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo Y tế.

- Thực hiện cài đặt, quét mã QR khi đến các địa điểm trên.

4.3. Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống

* Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

Hoạt động*

- Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảm giãn cách, chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19; đóng cửa nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trước 21h00 hàng ngày.

- Đảm bảo theo các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Trung ương và Thành phố.

4.4. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định.

* UBND cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế*

- Ngừng hoạt động: Vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, trò chơi điện tử.

- Hoạt động dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp: Thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

4.5. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,...

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động/Hoạt động có điều kiện*

Không hoạt động.

5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp

* Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

Hoạt động*

Có văn bản riêng hướng dẫn cụ thể.

6. Hoạt động cơ quan, công sở

Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động

- Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

- Tăng cường làm việc trực tuyến.

- Thực hiện 5K.

- Hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị.

- Những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 không tham gia làm việc và phải thông báo với cơ quan y tế để phối hợp thực hiện phòng, chống dịch.

- Tuân thủ các quy định phòng chống dịch theo hướng dẫn tại Công văn 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế và các quy định của Thành phố.

7. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự

* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

** Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số lượng người tham gia.

Hoạt động*/Hoạt động hạn chế**

Thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ điều kiện:

+ Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

+ 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.

+ Không tập trung quá 20 người.

+ Những người thuộc diện cách ly/theo dõi sức khỏe/có triệu chứng nghi ngờ COVID-19 không tham gia hoạt động trực tiếp.

+ Có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

 

 

8.1. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch

Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Giảm công suất, số lượng người tham gia.

Hoạt động

- Các cơ sở lưu trú đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19; không quá 50% công suất; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liêu vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

- Điểm tham quan du lịch:

+ Đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR.

+ Mỗi đoàn không quá 10 người.

+ Cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

8.2. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động của các cơ sở, địa điểm đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

* * Giảm công suất, số lượng người tham gia.

Hoạt động hạn chế**

- Đối với bảo tàng, triển lãm, thư viện:

+ Đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR.

+ Mỗi đoàn không quá 10 người.

+ Cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.

- Các cơ sở khác tạm dừng hoạt động.

9. ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

9.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19

Áp dụng

Thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP

9.2. Quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR.

Áp dụng

Thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP

II. Đối với cá nhân

Biện pháp

Nghị quyết số 128/NQ-CP

Biện pháp áp dụng

1. Tuân thủ 5K

Áp dụng

Thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP

2. ứng dụng công nghệ thông tin

Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

Áp dụng

Thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP

3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau

Không hạn chế

Từ các tỉnh, thành phố đến/về Hà Nội:

1. Người đến/về thành phố Hà Nội không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ đia bàn có dịch ở cấp độ 3.

2. Giám sát/cách ly y tế đối với người đến/về Hà Nội từ các địa phương khác:

2.1. Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ rất cao (cấp 4, tương ứng với màu đỏ) hoặc khu vực phong tỏa/cách ly y tế áp dụng như sau:

a) Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi tiêm mũi cuối cùng tối thiểu 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội (có Giấy ra viện/Giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 07 ngày, xét nghiệm 01 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 01 từ khi tới Hà Nội.

b) Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp): cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 07 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 02 lần vào ngày thứ 01 và ngày thứ 07 từ khi tới Hà Nội.

c) Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày tới Hà Nội, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 03 lần vào ngày thứ 01, ngày thứ 07 và ngày thứ 14 kể từ khi tới Hà Nội.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

2.2. Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ cao (cấp 3, tương ứng với màu cam) áp dụng như sau:

a) Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi tiêm mũi cuối cùng tối thiểu 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội (có Giấy ra viện/Giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 07 ngày từ khi tới Hà Nội.

c) Những người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

2.3. Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ trung bình (cấp 2, tương ứng với màu vàng) áp dụng như sau:

a) Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi tiêm mũi cuối cùng tối thiểu 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội (có Giấy ra viện/Giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

b) Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp): tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

2.4. Đối với người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ các địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1, tương ứng với màu xanh) áp dụng như sau:

a) Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi tiêm mũi cuối cùng tối thiểu 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội (có Giấy ra viện/Giấy xác nhận khỏỉ bệnh COVID-19): không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

b) Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp): tự theo dõi sức khỏe trong vòng 07 ngày.

Tất cả các trường hợp trên ngay khi về đến Hà Nội phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

3. Người di chuyển qua địa bàn thành phố Hà Nội.

Không thực hiện cách ly và không yêu cầu xét nghiệm; trong quá trình lưu thông qua địa bàn Thành phố thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và không dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố trừ trường hợp bất khả kháng.

Từ Hà Nội tới các tỉnh, thành phố khác: Khuyến khích hạn chế tới các địa phương khác, chỉ tới trong trường hợp cần thiết, tuần thủ quy định của Trung ương và nơi đến.

4. Điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19

* Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm COVID-19.

Áp dụng*

- Không điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19;

- Tất cả các trường hợp mắc COVID-19 đều được cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định của Thành phố.

 

 

 

_________________________________

1 Người tiêm đủ vắc xin là người đã tiêm đủ số liều vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế/nhà sản xuất, trong đó thời gian từ ngày tiêm mũi cuối cùng đã qua tối thiểu 14 ngày và không quá 12 tháng,

2 Người khỏi bệnh COVID-19 là người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HANOI PEOPLE'S COMMITTEE
________________

No. 243/KH-UBND

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
________________________

Hanoi, October 29, 2021


PLAN

On implementing the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”

________________

 

Pursuant to Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Government promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”; Decision No. 4800/QD-BYT dated October 13, 2021 of the Ministry of Health issuing the Interim Guidance for implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”; Directive No. 08-CT/TU dated October 14, 2021 of the Standing Commission of the Municipal Party Committee on strengthening leadership and directing the “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” in ​​Hanoi, the People's Committee of Hanoi formulates a plan to implement the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” as follows:

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

To maximally protect the people's health and life; to minimize infected cases, severe illness development, and deaths due to COVID-19; to promote socio-economic restoration and development as well as ensure security, social order, and safety; to realize the dual goals of bringing the city to a new normal as soon as possible.

II. CLASSIFICATION, ASSESSMENT AND DETERMINATION OF PANDEMIC RISK LEVELS

1. Pandemic risk classification

- Level 1: Low-risk (new normal) - labeled green.

- Level 2: Medium-risk - labeled yellow.

- Level 3: High-risk - labeled orange.

- Level 4: Very high-risk - labeled red.

2. Scope of pandemic risk level assessment

Assessing from the commune, ward, and township level. It is encouraged to assess from the smallest scope and size as possible (lower than the commune level) to ensure the flexibility and efficiency.

3. Criteria used for assessing the pandemic risk levels

3.1. Criterion 1: New confirmed cases in the community/population/duration.

Requirements for Criterion 1: New confirmed cases in the community/100,000 population/week.

New confirmed cases in the community/100,000 population/week (new confirmed cases) are classified into 04 low-to-high levels (level 1: 0 - < 20; level 2: 20 - <50; level 3: 50 - <150; level 4: ≥150). In the course of implementation, the districts and towns shall summarize and propose the reduction or increase in the number of new confirmed cases specified for each level in accordance with the actual situation.

Calculation: New confirmed cases in the community/100,000 population/week = [(New confirmed cases of the current week + New confirmed cases of the previous week)/(2 x population in the locality)] x 100,000. New confirmed cases in the community do not include confirmed cases on entry and confirmed cases being in concentrated quarantine facilities.

3.2. Criterion 2: Vaccination coverage.

Requirements for Criterion 2: Percentage of people aged 18 years and older who have gotten at least 01 shot of COVID-19 vaccine.

a) Percentage of people aged 18 years and older who have gotten at least one shot of COVID-19 vaccine is divided by 2 levels (≥70% of people aged 18 years and older received at least 1 shot of vaccine; <70% of people aged 18 years and older received at least 1 shot of vaccine).

b) In October 2021, it is required that at least 80% of people aged 65 years and older are fully vaccinated against COVID-19. From November 2021, it is required that at least 80% of people aged 50 years and older are fully vaccinated against COVID-19.

3.3. Criterion 3: Ensuring the receipt and treatment capacity of medical examination and treatment establishments at all levels.

Requirements for Criterion 3: Ensuring the receipt and treatment capacity of medical examination and treatment establishments at all levels

a) The city has a plan to set up receipt and treatment establishments and a plan to ensure adequate ICU beds at medical examination and treatment establishments under the city (including private establishments) to be ready to respond to the level-4 pandemic risk: This criterion is obligatory and applied at municipal level, regardless of their pandemic risk levels.

Hanoi People's Committee shall approve plans to set up COVID-19 treatment and receipt establishments and plans to ensure adequate ICU beds at medical examination and treatment establishments under the province or city (including private establishments) as prescribed in Decision No. 4111/QD-BYT dated August 26, 2021 of the Ministry of Health on promulgating the Guidance for setting up the 3-storey tower COVID-19 treatment establishments and Decision No. 2626/QD-BYT dated May 28, 2021 of the Ministry of Health on promulgating the list of needs for equipment, consumables and essential drugs of COVID-19 treatment areas (in the plans, their current receipt and treatment capacity and plans for the addition are required).

b) Districts and towns (districts) have plans to set up mobile health stations/teams and have plans to provide medical oxygen for health stations of communes, wards, townships (communes) to respond to the pandemic, in cases of outbreak of the pandemic:

People's Committees of the districts and towns approve plans to provide medical oxygen for health stations of communes to respond to the pandemic, in cases of outbreak of the pandemic; plans to set up mobile health stations according to Decision No. 4042/QD-BYT dated August 21, 2021 of the Ministry of Health on promulgating the interim guidelines for mobile health stations in the context of COVID-19 pandemic, and teams taking care of COVID-19 cases in the community according to Decision No. 4349/QD-BYT dated September 10, 2021 of the Ministry of Health on promulgating guidelines for setting up teams taking care of COVID-19 cases in the community; have plans to set up mobile health stations at industrial zones and clusters (in combination with health departments at production and business establishments); participate in drills to be ready to respond the pandemic when necessary.

4. Pandemic risk classification in accordance with the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 shall be in accordance with the following table:

Criterion 1*

Criterion 2*

0 - <20

20 - <50

50 - <150

≥150

≥70% of people aged 18 years and older received at least 1 shot of vaccine

Level 1

Level 1

Level 2

Level 3

<70% of people aged 18 years and older received at least 1 shot of vaccine

Level 1

Level 2

Level 3

Level 4

 

Change of pandemic risk levels:

- In case the locality fails to satisfy Criterion 3, the pandemic risk level shall remain the same.

- The pandemic risk level shall be increased by one level, if the locality:

+ In October 2021, fails to reach the target of at least 80% of people aged 65 years and older being fully vaccinated against COVID-19.

+ In November 2021, fails to reach the target of at least 80% of people aged 50 years and older being fully vaccinated against COVID-19.

(Unless the locality is suffering level-4 pandemic risk or records no confirmed case).

- Time for assessment: 01 time/week (Announce the pandemic risk level in every Friday)

- In case of changing the pandemic risk level to a higher level, it is necessary to notify the people, organizations, and enterprises 48 hours in advance for preparation.

- In the course of implementation, based on the actual situation, the Departments, agencies, sectors of the city, districts and towns summarize the difficulties and problems in implementing the criteria and report them to Hanoi People's Committee in writing for it to make a summary report to the Ministry of Health and the Government.

III. MEASURES APPLIED IN ACCORDANCE WITH THE PANDEMIC RISK LEVEL

Medical measures, including quarantine, testing, treatment, and vaccination, are implemented at all levels under the guidance of the Ministry of Health.

1. Administrative measures applied in accordance with the pandemic risk level

The pandemic risk level of the city by October 29, 2021 (According to the Criteria provided in Decision No. 4800/QD-BYT dated October 13, 2021 of the Ministry of Health):

+ The number of new confirmed cases in the community last week (October 15 to October 21): 0 case.

+ The number of new confirmed cases in the community this week (October 22 to October 28): 63 cases.

New confirmed cases in the community/100,000 people/week:

[63/(2x8,300,000)] x 100,000 people = 0.38 case.

+ Currently, the rate of people aged 18 and older in the city who have gotten at least 01 shot of COVID-19 vaccine is over 92%.

+ The rate of people over 65 years old being fully vaccinated is 47.12%: Lower than 80%

Therefore, according to the criteria and guidelines for adjusting the pandemic risk level, the pandemic risk level of Hanoi is level 2.

Administrative measures generally applied to the whole city corresponding to the pandemic risk level 2 are listed in the Appendix (however, there are some communes and wards that are levels 3 and 4).

2. Specialized medical measures

2.1. Capacity preparation for response to COVID-19 pandemic

In order to ensure the safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic, the localities shall prepare the following contents:

a) Develop scenarios and plans to ensure healthcare for COVID-19 prevention and control at each pandemic risk level; organize the implementation when recording confirmed cases in localities.

b) Strengthen the training and education to improve the capacity of tracing, testing, quarantine and treatment in localities.

c) Improve the capacity of receiving, treating and taking care of COVID-19 cases:

- Develop plans to receive, take care of and treat COVID-19 cases (F0 cases), especially plans to ensure adequate ICU beds. Update data and manage the software on establishments receiving and treating F0 cases.

- Prepare plans when there is an outbreak: Medical examination and treatment establishments at district level or higher must have liquid oxygen and compressed air; health stations of communes, wards or townships must ensure to provide adequate medical oxygen; prepare plans to organize mobile health stations.

- Organize medical examination and treatment establishments that provide treatment for both patients suffering normal diseases and COVID-19 patients. Ensure the ability to separate and screen suspected cases visiting medical examination and treatment establishments to detect infected cases, intensively manage them to avoid cross-infection in the establishments.

2.2. Testing

- Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnea, etc.

- Random and periodic screening tests shall be conducted by health agencies in high-risk areas with crowded people, such as medical examination and treatment establishments, wholesale markets, bus stations and supermarkets, etc.; at-risk groups (people who travel to many places, or contact many people, etc.) such as drivers, motorbike taxi drivers, goods deliverers (shippers), etc.

- Production and business establishments, service providers, trade centers, supermarkets, agencies and offices: self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at substantial risk of infection.

- Testing shall be implemented under the guidelines of the Ministry of Public Security in high-risk and particularly high-risk areas and zones.

- Not indicate testing for the citizens’ movements; only require testing for people who come from level-4 pandemic risk areas or locked-down areas, and suspected cases or people who come from level-3 pandemic risk areas and are subject to epidemiological investigation.

- Fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19: Testing is only required at the request for epidemiological investigation; people subject to quarantine or medical monitoring, and people who come from level-4 pandemic risk areas or locked-down areas.

- Carrying out testing to handle outbreaks: Based on risk factors, pandemic developments and risk levels of the outbreaks, localities shall decide on subjects and areas for testing.

- Pool testing shall be conducted in case of periodic testing or screening.

2.3. Quarantine

a) People who come from pandemic-hit areas (level-4 pandemic risk areas or locked-down areas), and close contacts (F1 cases): Comply with current instructions provided by the Ministry of Health.

b) Older people, those with underlying medical problems, pregnant women and people under 18 years of age (children): Subject to home-quarantine with their caregivers.

2.4. Vaccination against COVID-19

Speed up the vaccination against COVID-19, prioritize the vaccines to people aged 50 or older, those with underlying medical problems, pregnant women, employees working at industrial parks or clusters, etc.

A vaccination plan for children under 18 years of age shall be formulated under the guidance of the Ministry of Health.

2.5. Treatment for F0 cases

At receipt and treatment establishments under the city (comply with current specialized instructions provided by the Ministry of Health).

2.6. The assurance of COVID-19 prevention and control at production and business establishments, trade centers, supermarkets, restaurants, education and training institutions, drivers of transporting vehicles shall comply with current instructions provided by the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Transport and the Ministry of Industry and Trade.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Department of Health shall

a) Promulgate guidelines on criteria for classification and assessment of pandemic risk levels and medical measures; in which, attention is paid to the factor of getting vaccinated against COVID-19 or recovery from COVID-19 in regulations related to travel, quarantine, production, business organization and participation in crowded events.

b) Continue to take solutions to improve capacity for the health system, especially preventive medicine, to fulfill the healthcare at grassroots level; implement the national COVID-19 vaccination campaign in a safe, scientific and effective manner; develop a roadmap to give COVID-19 vaccines for children and COVID-19 vaccine booster shots.

c) Update and publicize pandemic-hit areas and pandemic risk levels in all localities as well as the locked-down areas in the city on the e-portals of the city and the Ministry of Health to serve as a basis for taking measures to manage people from pandemic-hit areas and other localities.

d) Assume the prime responsibility for and coordinate with the Capital Command and the Municipal Police Department in, preparing mobile forces to promptly strengthen districts, towns and cities in case the epidemic exceeds their control capacity.

e) To assume the prime responsibility for and coordinate with the Capital Command and the Department of Construction in, reviewing the medical establishments in the city that receive and treat F0 cases without symptoms.

2. The Capital Command shall

- Assume the prime responsibility for and coordinate with the Department of Health, the Department of Construction, districts and towns in reviewing the concentrated quarantine facilities for F1 cases in the city after students are allowed to go to school.

- Continue to mobilize military forces, especially the military medical force, militia and self-defense forces to closely coordinate with the health sector and localities in pandemic prevention and control; participate in the production and help people in the quarantined areas.

3. The Municipal Police Department of Hanoi shall

a) Assume the prime responsibility for organizing functional forces to ensure order and security, social security and cybersecurity, especially at the grassroots level and in quarantine areas and zones; strengthen the fight against crimes, especially those who oppose functional forces in COVID-19 prevention and control; strictly handle those who take advantage of pandemic prevention and control policies.

b) Continue to closely cooperate with the Department of Health, districts and towns in organizing and arranging forces to participate in COVID-19 prevention and control.

c) Direct the communal and regional police forces to actively coordinate with militia and civil defense forces, self-management teams, and members of mass organizations, especially volunteers of Youth Union chapters and veterans, etc. in tracking and monitoring the travelling of people, especially those coming to the city from other localities.

Detect and strictly handle violations of regulations on COVID-19 prevention and control.

d) Connect the database on population with the database on vaccination, testing and management of infected patients who have recovered from COVID-19 in order to consistently apply QR codes on citizen’s identity cards (or appropriate forms for those who have not been granted new citizen’s identity cards), serving the management of citizens’ travelling as well as the prevention and control of COVID-19.

4. The Department of Information and Communications shall

a) Assume the prime responsibility for and coordinate with relevant units in promoting the application of information technology, including continuing to effectively use three compulsory technology platforms that are shared across the country in the prevention and control of the COVID-19 pandemic, serving the management, monitoring and supervision in accordance with the regulations. Promote the role of the hotline 1022, receive and process information related to the COVID-19 pandemic situation.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Municipal Party Committee’s Commission for Information and Education in directing press agencies in Hanoi, sign coordination regulations between Central-level press agencies and the city, and direct the grassroots-level information systems to proactively and promptly provide information and disseminate knowledge about COVID-19 prevention and control; coordinate with information and communications agencies  and enterprises to strengthen the dissemination of information and spread positive contents in order to obtain the consensus the society; promote citizens’ voluntary spirit for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic, fight and strictly handle distorting, agitating and false statements about the pandemic prevention and control of the city.

5. The Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall

a) Assume the prime responsibility for organizing the implementation of regimes and policies to support those affected by COVID-19.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, proposing solutions to ensure social security and support children, employees and employers; proposing solutions to restore the labor market.

6. The Department of Foreign Affairs shall

Continue to coordinate with other departments and sectors in diplomatic work. Stay connected with embassies, international organizations, diplomats, foreigners living and working in the city, summarize experiences of other countries on safe adaptation to COVID-19 and timely report them to the city, popularize and mobilize foreigners to implement pandemic preventive measures under the city's regulations.

7. The Department of Industry and Trade shall

a) Direct the work of securing goods, raw materials and energy to meet the requirements of production and business recovery, socio-economic development; Ensure smooth circulation of goods, avoid obstructing supply activities.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies in, proposing competent authorities to remove difficulties and obstacles for businesses; providing best support for enterprises to maintain and restore their production to keep orders and supply chains.

c) Ensure adequate and timely supply of food, foodstuffs and necessities for units and localities, especially local units under lockdown.

8. The Department of Agriculture and Rural Development shall

a) Proactively and rationally adjust agricultural production plans to avoid supply shortages in the near future. Search out domestic raw materials to produce feed for cattle and poultry, reducing the dependence upon imported sources.

b) Actively seek markets for agricultural products in the harvest season, especially those in key animal husbandry and agricultural production areas; and closely coordinate with the Department of Transport, the Department of Industry and Trade and localities in ensuring favorable conditions for the transportation and consumption of agricultural products.

9. The Department of Transport shall

Regularly update itself with the directions and guidelines of the Ministry of Transport, based on which to:

a) Guide construction activities of traffic projects and works, ensuring “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”.

b) Review guidance and plans for inter-provincial transport and traffic activities as well as goods circulation, ensuring the continuity of production and supply chains.

10. The Department of Construction shall

a) Guide construction activities of construction projects and works, ensuring “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”.

b) Update requirements of ensuring prevention and control of COVID-19 pandemic and infectious diseases in construction master plans, especially housing master plans for workers in industrial parks and clusters, etc.

c) Coordinate with the Capital Command, the Department of Health, districts and towns in reviewing the concentrated quarantine facilities for F1 cases in the city after students are allowed to go to school as well as maintaining the medical establishments in the city that receive and treat F0 cases without symptoms.

11. The Department of Natural Resources and Environment shall

a) Review guidance on settlement, transportation of wastes generated in COVID-19 pandemic prevention and control;

b) Direct the strengthening of capacity for safe waste treatment in COVID-19 pandemic prevention and control.

12. The Department of Finance shall

Propose mechanisms and solutions to ensure resources for pandemic prevention and control; propose and develop policies to promote the community participation and public-private partnership for pandemic prevention and control.

13. The Department of Planning and Investment shall

a) Assume the prime responsibility for formulating and perfecting strategies and plans for socio-economic recovery and development.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, proposing solutions to remove difficulties and support enterprises; preferential policies to attract foreign investors.

14. The Department of Education and Training shall

a) Coordinate with the Department of Health in reviewing the guidance on COVID-19 prevention and control in education and training activities.

b) Continue to carry out solutions to ensure the safe and effective implementation of the 2021-2022 school year, in line with the pandemic situation in each locality in the city; develop scenarios suitable for the situations when students are allowed to go to school.

c) Coordinate with the Department of Health in organizing the vaccination for students at ages eligible for vaccination.

15. The Department of Culture and Sports and the Department of Tourism shall review and guide the “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” in cultural, sport, and tourist activities based on the guidelines of Ministry of Culture, Sports and Tourism.

16. The Department of Science and Technology shall

Mobilize scientists and experts in researching and proposing solutions to COVID-19 pandemic prevention and control; strengthen research and implementation of research programs, scientific and technological tasks on vaccines, biological products, equipment, etc. for COVID-19 pandemic prevention and control.

17. The Department of Justice shall

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, amending law regulations hindering production and business activities in pandemic situation.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, proposing the application of regulations on sanctioning administrative violations due to objective circumstances and impacts of the COVID-19 pandemic.

18. The Department of Home Affairs shall

a) Review guidance on the operation of religious, belief and worship establishments, places and activities, ensuring COVID-19 pandemic prevention and control.

b) Advise the Municipal People’s Department to launch emulation movements in COVID-19 pandemic prevention and control, socio-economic recovery and development. Coordinate with the Department of Health, other departments, sectors and localities in timely proposing commendation for collectives and individuals with outstanding achievements in COVID-19 pandemic prevention and control, and economic recovery.

19. The Hanoi Committee for Ethnic Affairs shall

a) Coordinate with the Department of Health, the Department of Information and Communications and localities to mobilizing citizens in ethnic minority areas to participate in COVID-19 pandemic prevention and control.

b) Coordinate with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in proposing support policies to ensure social security for ethnic minorities affected by the COVID-19 pandemic.

20. The Municipal Inspectorate of Hanoi shall

Direct the organization of periodic and irregular inspection in COVID-19 pandemic prevention and control for preventing and fighting negative acts, corruption, wastefulness, negligence and distraction.

21. The Hanoi Radio and Television Station, and the newspapers: Hanoimoi, Kinh te & Do thi, shall

Strengthen communication work to create the society’s participation in implementing the change of strategies for COVID-19 pandemic prevention and control in accordance with the resolutions of the Government and the plans of the city’s authorities. Reflect and analyze the results of pandemic prevention and control, socio-economic recovery, promote the nation’s traditional values in pandemic prevention and control. Timely encourage and praise examples of collectives and individuals, anti-pandemic models, effective realization of dual goals.

Fight and refute distorting, agitating and false statements about the pandemic prevention and control of the city. Promote the provision of information on the situation and forecast of the pandemic in the world, Vietnam and the city; scientific and technical advances, innovative solutions to pandemic prevention and control.

22. The Hanoi Committee of the Vietnamese Fatherland Front, organizations and unions are required to

a) Strengthen the coordination with authorities at all levels to encourage people in raising their awareness of, and voluntary compliance with, pandemic prevention and control measures; continue to encourage organizations and enterprises to both implement pandemic prevention and control, remedy for consequences caused by the pandemic and maintain, develop production and business activities, etc. promote all citizens’ spirit of creativity in pandemic prevention and control, realization of dual goals. Continue to preside and coordinate activities to support the pandemic prevention and control in the city.

b) Proactively coordinate with authorities at all levels in effectively solving pressing social problems at grassroots level, participating in information dissemination, advocacy and monitoring of the implementation of pandemic prevention and control measures at localities.

27. People's Committees of districts and towns shall

a) Formulate and organize the implementation of the plans for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic with a specific and feasible roadmap, ensuring effective control over the COVID-19 pandemic. Organize the effective implementation of pandemic prevention and control measures in line with pandemic development in each locality.

b) Comply with the guidelines of the Ministry of Health and the Hanoi Department of Health on testing, quarantine and health monitoring for people coming from pandemic areas and other localities; people entering the country (including children who have not been vaccinated or have not gotten full doses of vaccine); people who have completed concentrated quarantine and may go smoothly to their places of residence/accommodation or workplaces for production recovery and development.

c) Update information and data to serve the determination of pandemic risk level in accordance with the guidelines of the Ministry of Health and the Hanoi Department of Health.

Depend on the pandemic situation in the localities and the criteria of the Ministry of Health to self-assess the pandemic risk level of communes, wards and townships, the results of which will be sent to the Department of Health (via the city’s Center for Disease Control) for it to summarize and report to Hanoi People's Committee to announce in accordance with the regulations.

Based on the pandemic risk levels of the communes, wards and townships to apply appropriate measures to ensure the goals of safe, flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic.

d) Direct the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 pandemic and restore economic development with the spirit of initiative, creativity, firmly grasping the situation, not being subjective; ensure the “four-on-the-spot” motto; carry out the procurement for COVID-19 pandemic prevention and control in accordance with regulations, strictly ensuring the publicity and transparency, avoiding negative acts, wastefulness and corruption.

e) Uphold the role of the community COVID-19 prevention and control teams (with the police as the core force); militia and civil defense forces, self-management teams, and members of mass organizations, especially volunteers of Youth Union chapters and veterans, etc. in tracking and monitoring the movements of people, especially those coming to the city from other localities. Encourage good models and creative methods, such as the "Inter-family self-governing model" of Son Tay town.

dd) Strengthen the work of urging, inspecting, supervising and promoting the autonomy, flexibility, creativity and self-responsibility of agencies, units at the grassroots level, prepare necessary conditions to be ready to quickly respond to the possible pandemic developments.

Hanoi People's Committee hereby requests the Hanoi Committee of the Vietnamese Fatherland Front and its attached mass organizations; heads of departments, sectors, mass organizations, People's Committees of districts and towns to implement the contents of the Plan, report the results of implementation to Hanoi People's Committee (via the Department of Health)./.

(This plan can be adjusted and supplemented depending on the actual pandemic situation in the city and under the directions of the Government.)

 

 

ON BEHALF OF THE PEOPLE'S COMMITTEE

THE CHAIRMAN

 

 

Chu Ngoc Anh

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Plan 243/KH-UBND DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Plan 243/KH-UBND PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Người dân từ các tỉnh đến/về Hà Nội cách ly thế nào?

Đối với người từ các địa phương có dịch cấp 4/khu vực phong tỏa/cách ly y tế:

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19:

+ Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 07 ngày;

+ Xét nghiệm 01 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 01.

- Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin:

+ Cách ly tại nhà 07 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 07 ngày tiếp theo;

+ Xét nghiệm 02 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 01 và ngày thứ 07.

- Những người chưa tiêm vắc xin:

+ Cách ly tại nhà 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo;

+ Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 03 lần vào ngày thứ 01, ngày thứ 07 và ngày thứ 14.

Đối với người từ các địa phương có dịch cấp 3:

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 07 ngày.

- Những người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày.

Lưu ý: Thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Đối với người từ địa phương có nguy cơ dịch cấp 2:  

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: Không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

- Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin: Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Đối với người từ các địa phương có dịch cấp 1:

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: Không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

- Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin: Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 07 ngày.

Hà Nội chuyển vùng vàng, các dịch vụ thay đổi ra sao?

Trong tình trạng dịch ở cấp độ 2, Hà Nội yêu cầu khi tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó:

- Đối với nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Vẫn được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi. Đặc biệt, phải đóng cửa nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trước 21h hàng ngày.

- Về việc tổ chức lễ cưới, lễ tang: Số lượng người tham không tập trung quá 30 người/thời điểm. Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác...) không tham dự.

Mở cửa phòng gym, người tập cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Kế hoạch 243/KH-UBND, TP. Hà Nội cho phép mở lại các hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà nhưng công suất chỉ được tối đa 50%không quá 30 người ở cùng một thời điểm.

Huấn luyện viên, người tham gia tập đều phải đáp ứng điều kiện đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất