Kế hoạch 2427/KH-BCĐ tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 5 tại TP Hồ Chí Minh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Kế hoạch 2427/KH-BCĐ
Cơ quan ban hành: | Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2427/KH-BCĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Người ký: | Dương Anh Đức |
Ngày ban hành: | 21/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Kế hoạch 2427/KH-BCĐ
ỦY BAN NHÂN DÂN BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 ________ Số: 2427/KH-BCĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________________ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh
________________
Căn cứ:
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;
Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022;
Các Quyết định của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin phòng COVID-19 đợt 7, 8, 9, 10 và 11;
Nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC TIÊU:
- Tổ chức tiêm chủng an toàn, thực hiện đúng các yêu cầu tại Công văn số 2279/UBND-VX ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo chất lượng cho các nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; tập trung cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.
- Phấn đấu đạt trên 95% đối tượng thuộc nhóm ưu tiên theo Kế hoạch được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC
1. Căn cứ quy định về nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí của Chính phủ và Bộ Y tế, theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, trên cơ sở số lượng vắc xin được phân bổ và đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố, tổ chức tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi thuộc các nhóm đối tượng như sau:
1.1. Người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và có địa chỉ thường trú tại Thành phố, ưu tiên người mắc nhiều bệnh nền cùng lúc hoặc mức độ nặng của bệnh (theo danh sách cơ sở khám chữa bệnh đang quản lý điều trị ngoại trú), thuộc các nhóm bệnh như sau:
- Bệnh thận mạn tính;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
- Tăng huyết áp;
- Đái tháo đường;
- Béo phì (BMI ≥ 30).
1.2. Người trên 65 tuổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 tuổi, từ 70 đến 80 tuổi, trên 65 tuổi).
1.3. Người thuộc diện chính sách, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người yếu thế.
1.4. Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân).
1.5. Người tham gia phòng, chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên,...).
1.6. Lực lượng Quân đội của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.7. Lực lượng Công an của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.8. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
1.9. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không; vận tải đường dài, vận chuyển lương thực thực phẩm; cung cấp dịch vụ điện, nước.
1.10. Các đối tượng là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, tín dụng, du lịch, doanh nghiệp bình ổn thị trường, doanh nghiệp cung ứng, phân phối hàng thiết yếu, doanh nghiệp logistic, doanh nghiệp xúc tiến thương mại, doanh nghiệp công nghiệp, điện tử, xăng, dầu, hoá chất, gas), siêu thị, cửa hàng tiện lợi, người giao hàng, văn phòng đại diện nước ngoài và FDI, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế,...; cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng,...
1.11. Giáo viên (kể cả giáo viên giáo dục nghề nghiệp), người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
1.12. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
1.13. Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
1.14. Các chức sắc, chức việc các tôn giáo.
1.15. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế:
- Thân nhân những người làm việc tại các cơ sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đầu chống dịch.
- Đơn vị hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch Thành phố (thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố).
■ Đối tượng tiêm vắc xin đợt 5 bao gồm người được tiêm mũi 1 và người được tiêm nhắc mũi 2 (nếu đủ điều kiện).
2. Thời gian triển khai: tổ chức chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ ngày 21 tháng 7 năm 2021, thực hiện trong 2-3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng dịch; đồng thời không ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực cho công tác chống dịch của Thành phố.
3. Sử dụng các loại vắc xin được cung ứng cho Thành phố, theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về chỉ định đối tượng tiêm, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm và điều kiện, thời gian bảo quản vắc xin:
- Vắc xin Astra Zeneca: tiêm mũi 1 cho các đối tượng ưu tiên của đợt 5; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 từ 8 - 12 tuần;
- Vắc xin Modema;
- Vắc xin Pfizer.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Lập danh đối tượng
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trụ sở làm việc trên địa bàn Thành phố thuộc nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 nêu trên chủ động lập danh sách đăng ký tiêm vắc xin cho người lao động của đơn vị (có đóng bảo hiểm xã hội) hoặc cho đối tượng do đơn vị phụ trách quản lý thông tin theo chức năng nhiệm vụ.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương, văn phòng các Bộ đóng trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổng hợp danh sách đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức nêu trên theo thẩm quyền, lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách; nhập danh sách vào hệ thống đăng ký danh sách tiêm (địa chỉ: https://form.tphcm.gov.vn) và truyền thông để làm cơ sở phân bổ vắc xin và quản lý đối tượng tiêm.
- Căn cứ thông tin về địa chỉ nơi cư trú, danh sách đối tượng tiêm được chuyển về từng địa phương để tổ chức tiêm.
2. Phân phối và quản lý sử dụng vắc xin
Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) phân phối vắc xin đến thành phố Thủ Đức và các quận, huyện để tổ chức tiêm cho đối tượng được phân theo địa bàn:
- Số lượng vắc xin dự kiến phân phối cho từng địa phương căn cứ trên dân số, có thể điều chỉnh trong thời gian tổ chức chiến dịch tùy theo số lượng đối tượng thực tế chuyển về tiêm tại địa phương.
- Căn cứ chỉ tiêu tiêm hàng ngày tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện (tối đa 120 người/ngày/điểm) và công suất kho lạnh của Trung tâm Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cấp phát vắc xin đợt đầu cho các Trung tâm Y tế để chủ động sử dụng trong vòng 05 ngày. Tùy theo số lượng đối tượng tiêm được phân bổ thực tế cho mỗi địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục điều chỉnh số lượng vắc xin cấp phát phù hợp theo từng đợt để giảm thời gian nhận lãnh và vận chuyển vắc xin hàng ngày.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát cho địa phương; điều phối kịp thời số lượng vắc xin giữa các địa phương khi xảy ra tình trạng thiếu - thừa cục bộ; thống kê báo cáo đầy đủ theo quy định.
3. Vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Các đơn vị y tế được phân công tiếp nhận vắc xin sử dụng kho lạnh/thiết bị dây chuyền lạnh đủ điều kiện để bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại tuyến tỉnh, tuyến huyện. Đối với số vắc xin Modema, Pfizer sử dụng cho tiêm mũi 2, tiếp tục lưu tại kho đủ điều kiện nhiệt độ âm/âm sâu của đơn vị cung ứng vắc xin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố chỉ tiếp nhận trước thời điểm chuẩn bị tiêm nhắc 01 tuần.
- Các địa phương tổ chức điểm tiêm trong cộng đồng phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố rà soát, bố trí đầy đủ thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tại các điểm tiêm, đảm bảo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại điểm tiêm chủng.
- Trung tâm y tế sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp để tiếp nhận vắc xin phân phối từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố; bố trí đầy đủ phương tiện và sắp xếp thời gian hợp lý để vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến từng địa điểm tiêm hàng ngày, đảm bảo đúng tiến độ tổ chức tiêm.
- Tổ chức tập huấn và kiểm tra giám sát quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin tại các đơn vị, đảm bảo tối đa chất lượng bảo quản theo quy định.
4. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng
4.1. Bố trí địa điểm tiêm
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức tại mỗi phường, xã, thị trấn ít nhất 02 điểm tiêm (tương đương 02 bàn tiêm); tổng cộng thiết lập tối thiểu 624 điểm tiêm của 312 phường, xã, thị trấn trên toàn Thành phố.
- Ngành Y tế huy động lực lượng nhân viên y tế đã được tập huấn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 để tổ chức 624 đội tiêm phục vụ các điểm tiêm; bổ sung lực lượng hỗ trợ nhập liệu của Thành đoàn và lực lượng hỗ trợ công tác tổ chức, hậu cần của địa phương; ngoài ra chuẩn bị 100 đội tiêm dự phòng cho các tình huống cần điều động bổ sung hoặc thay thế.
- Thành phần nhân sự tại 01 điểm tiêm (bàn tiêm):
+ 02 nhân viên của địa phương đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin;
+ 02 đoàn viên thanh niên hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào phần mềm;
+ 01 sinh viên y khoa đo huyết áp;
+ 01 bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn;
+ 01 điều dưỡng thực hiện tiêm;
+ 01 điều dưỡng theo dõi sau tiêm;
+ 01 bác sĩ xử trí ban đầu phản ứng phản vệ.
+ 01 nhân viên của đơn vị y tế thực hiện cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin.
Các đơn vị y tế phân công nhân sự cụ thể của đội tiêm để phụ trách từng điểm tiêm (kể cả đội chính thức và đội dự phòng), lập danh sách (có thông tin liên hệ) và nhập lên phần mềm quản lý tiêm vắc xin để các đơn vị phụ trách cùng nắm và phối hợp theo dõi; đồng thời chủ động xử lý các tình huống cần điều động nhân sự.
- Các bệnh viện đa khoa Trung ương, Thành phố, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và ngoài công lập tổ chức tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế (người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác, người có bệnh nền, bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, người trên 65 tuổi và các đối tượng khác theo quy định); từ số lượng đối tượng được thống kê trên hệ thống đăng ký danh sách tiêm, Sở Y tế phân bổ cụ thể cho các bệnh viện thực hiện tiêm, đảm bảo phù hợp năng lực tổ chức của từng bệnh viện và số lượng vắc xin.
4.2. Sắp xếp lịch tiêm: theo nguyên tắc quận huyện nào chuẩn bị sẵn sàng, bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai trước.
- Giai đoạn 1 (02 tuần): các điểm tiêm trong cộng đồng tổ chức tiêm cho các đối tượng được phân công. Mỗi điểm thực hiện tiêm cho tối đa 120 người/10 giờ làm việc/ngào.
- Giai đoạn 2 (những tuần tiếp theo): tùy theo tình hình thực tế số lượng đối tượng đã tiêm của từng phường, xã, thị trấn, các địa phương chủ động bố trí lại điểm tiêm, đội tiêm cho những nơi còn đối tượng tiêm; song song đó, các bệnh viện đa khoa tổ chức tiêm trong đối tượng cần tiêm trong bệnh viện.
5. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch COVID-19
- Tổ chức tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định: đảm bảo khoảng cách giữa các khâu trong 01 dây chuyền tiêm và giữa các dây chuyền tiêm tại 01 địa điểm. Đảm bảo an toàn giãn cách đúng quy định, chia nhiều buổi tiêm, mỗi buổi với số lượng phù hợp.
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo công văn số 1734/BYT-DP ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; đồng thời đảm bảo yêu cầu về giãn cách và an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19; Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; lưu ý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phân luồng 01 chiều đối với người đến tiêm từ bước tiếp đón đến bước cấp giấy xác nhận, kể cả đối với người hoãn tiêm hoặc chống chỉ định; đảm bảo nhập liệu đầy đủ thông tin và kết quả của người đến tiêm (đã tiêm mũi 1, mũi 2 hoặc hoãn tiêm, chống chỉ định).
- Thực hiện sàng lọc đối tượng đầy đủ trước khi tiêm chủng theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành tại Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn; Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; những trường hợp ghi nhận có các yếu tố cần thận trọng sẽ được khám chuyên khoa và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Tư vấn đầy đủ cho đối tượng tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vẳc xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo công văn số 102/MT-YT ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
6. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng:
- Các địa phương phối hợp ngành y tế tổ chức thực hiện các phương án đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:
+ Tại tất cả các điểm tiêm chủng, đội tiêm đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu phản ứng phản vệ.
+ Sở Y tế bố trí đội cấp cứu lưu động cùng với xe cấp cứu của các bệnh viện tại mỗi địa bàn để sẵn sàng xử trí tại chỗ và vận chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về bệnh viện; bố trí vị trí đậu xe cấp cứu tại mỗi địa phương đảm bảo thuận tiện khi cần tiếp cận các điểm tiêm.
+ Sở Y tế phân công các bệnh viện theo địa bàn sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu cho người có tai biến nặng sau tiêm vắc xin
+ Sở Y tế xây dựng, triển khai phương án, quy trình xử trí sự cố bất lợi sau tiêm bao gồm nội dung xử trí tại chỗ của đội tiêm, nội dung phối hợp giữa điểm tiêm với đội cấp cứu ngoại viện với bệnh viện trên địa bàn để hỗ trợ cấp cứu nâng cao và tiếp nhận điều trị cho các trường hợp tai biến nặng.
- Các điểm tiêm thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm, đặc biệt là tai biến nặng.
- Cấp đầy đủ giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người được tiêm.
- Quản lý chặt chẽ danh sách đối tượng được tiêm vắc xin bằng ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhắc lịch tiêm kịp thời để đảm bảo cá nhân được tiêm đủ mũi và đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin tại Thành phố
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí: Sở Y tế chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao năm 2021 và nguồn xã hội hóa.
- Nội dung chi:
+ Chi phí vận chuyển vắc xin, trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
+ Chi phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng, các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng...
+ Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế cấp huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
+ Các hoạt động truyền thông tại địa phương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trung tâm Điều phối tiêm vắc xin phòng COVID-19 Thành phố:
Thực hiện công tác quản lý, giám sát và điều phối hoạt động tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn Thành phố, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho người dân và tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch COVID-19:
- Điều phối các đội tiêm vắc xin và đội xe vận chuyển cấp cứu cho các địa điểm tổ chức tiêm trong cộng đồng.
- Điều phối số lượng vắc xin phân phối cho các địa phương, đơn vị tổ chức tiêm.
- Điều phối danh sách, số lượng đối tượng tiêm vắc xin đợt 5.
2. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế.
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia.
- Tổ chức truyền thông, phổ biến về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Thành phố; xây dựng và phát hành cẩm nang hướng dẫn tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin gồm những vấn đề quan trọng, chủ yếu để đảm bảo quy định chuyên môn, an toàn tiêm chủng và an toàn phòng dịch, làm cơ sở cho các đơn vị quản lý cùng nắm bắt và theo dõi việc tổ chức thực hiện.
- Phân công lực lượng nhân viên y tế tham gia đội tiêm tại các địa phương.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức tiêm cho những người cần được tiêm chủng tại bệnh viện.
- Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm, quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của các đơn vị.
- Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày và tổng hợp kết quả thực hiện Chiến dịch về Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố:
+ Thực hiện phân bổ, quản lý vắc xin cho Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện với số lượng theo Kế hoạch trên hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia; cung ứng hậu cần vắc xin, thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin và vật tư y tế cho các đơn vị tổ chức tiêm theo đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn.
+ Tổ chức tập huấn cho các đơn vị tiêm chủng đầy đủ nội dung chuyên môn về tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
+ Thực hiện giám sát chuyên môn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; giám sát sự cố sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện:
+ Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng quy trình của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm; hoàn trả ngay vắc xin không sử dụng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; đối với những liều vắc xin cuối đã mở, người phụ trách điểm tiêm quyết định cho những người cần tiêm khác, đảm bảo không lãng phí vắc xin.
+ Phối hợp chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng dịch, đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
+ Bố trí đội xe vận chuyển cấp cứu phù hợp với các địa điểm tiêm trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc có mặt ngay từ 3 đến 5 phút đến nơi có sự cố bất lợi sau tiêm.
+ Sử dụng hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia để tổ chức quản lý người được tiêm vắc xin trên địa bàn.
+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hằng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Ủy ban nhân dân địa phương và Sở Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm vắc xin:
+ Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Cấp giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng tiêm ngay tại điểm tiêm.
+ Cung cấp số điện thoại hướng dẫn, giải đáp cho người dân nếu có vấn đề sau tiêm vắc xin.
- Chỉ đạo Trung tâm cấp cứu 115 và các đơn vị y tế bố trí đầy đủ đội xe cấp cứu tại các địa phương.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố sau tiêm tại cơ sở theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức có đối tượng tiêm
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc lập danh sách đăng ký đối tượng tiêm vắc xin thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ; nhập đầy đủ danh sách đăng ký vào hệ thống đăng ký danh sách tiêm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Gửi thông tin cán bộ đầu mối phụ trách công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 về Sở Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện để phối hợp, lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin; sắp xếp thời gian và địa điểm tiêm phù hợp.
- Phối hợp ngành Y tế quản lý đối tượng được tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo danh sách đăng ký.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các đơn vị có liên quan trong việc sử dụng hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia để quản lý đối tượng tiêm; ghi nhận, tiếp thu, điều chỉnh, giải quyết các sự cố về phần mềm kịp thời để đảm bảo không ảnh hưởng đợt tiêm.
5. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí nguồn ngân sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Thành phố.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp Ủy ban ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức việc thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
- Phối hợp, hỗ trợ các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; vận động các tổ chức, đơn vị đóng góp nguồn kinh phí mua vắc xin và thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Thành phố.
- Phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát việc triển khai kế hoạch.
8. Thành Đoàn Thành phố
Cử lực lượng đoàn viên, thanh niên, sinh viên y khoa tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác tổ chức, khám sàng lọc và nhập dữ liệu thông tin tại các địa điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 (tối thiểu 2 đoàn viên thanh niên và 1 sinh viên y khoa tại 1 điểm tiêm).
9. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
- Thành lập Trung tâm tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 của địa phương do 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đứng đầu, bao gồm thành viên của chính quyền, đơn vị y tế và các đơn vị, tổ chức có liên quan của địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tổ chức tiêm chủng trên địa bàn; gửi danh sách nhân sự của Trung tâm tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 về Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp công việc.
- Phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên theo quy định trên địa bàn và trong chỉ tiêu vắc xin được phân bổ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định thành lập địa điểm tiêm và nhân sự địa phương cho các điểm tiêm trên địa bàn.
- Chủ động bố trí nhân lực của Trung tâm Y tế và bệnh viện thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tham gia đội tiêm đảm bảo đủ thành phần.
- Kết nối chặt chẽ với lực lượng hỗ trợ của ngành Y tế Thành phố để bố trí phù hợp nhân sự đội tiêm tại các điểm tiêm; sắp xếp hợp lý nhân sự hành chính, hậu cần trong trường hợp 1 địa điểm tổ chức từ 02 bàn tiêm trở lên.
- Huy động nhân lực của các đơn vị trực thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, tổ chức chiến dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Triển khai các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Tổ chức buổi tiêm tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại các địa điểm, đảm bảo giãn cách và các yêu cầu khác về phòng, chống dịch.
- Chủ động quản lý, điều phối lịch tiêm dựa trên số lượng đối tượng tiêm, địa điểm tiêm, đội tiêm, đội cấp cứu đã phân công cho địa phương và thực tế tình hình dịch bệnh.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn hàng ngày về Trung tâm Điều phối của Thành phố để hỗ trợ, điều chỉnh nếu cần; báo cáo kết quả thực hiện của địa phương ngay khi kết thúc Chiến dịch đợt 5.
- Căn cứ đố tượng ưu tiên được phê duyệt và có danh sách trên hệ thống đăng ký danh sách tiêm của Sở Thông tin và Truyền thông, thông báo thời gian, điểm tiêm chủng đến người được tiêm để làm cơ sở đối chiếu tại điểm tiêm, đồng thời hỗ trợ người được tiêm chủng chủ động và có cơ sở ra khỏi nhà, đến điểm tiêm theo quy định giãn cách hiện nay; phổ biến đầy đủ đến các đối tượng tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 5 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn thì báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở y tế) để kịp thời hướng dẫn.
(Đính kèm: Quy trình tổ chức điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19; danh sách các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 và số lượng dự kiến tiêm đợt 5)./.
Nơi nhận: - BCĐ QG PCD; - Bộ Y tế; - Thường trực thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban MTTQVN Thành phố; - Văn phòng Thành ủy; - Ban Tuyên giáo thành ủy; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP; - UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; - VPUB: CPVP; - Phòng VX, TH; - Lưu: VT, (VX-HC). | KT. TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
Dương Anh Đức PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
|
Phụ lục 1: Danh sách các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19
STT | Nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP và Quyết định số 3355/QĐ-BYT | Dự kiến phân bổ đợt 5 |
1 | Người mắc bệnh mạn tính đang điều trị tại bệnh viện (có địa chỉ thường trú tại Thành phố), ưu tiên: | 50.000 |
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | ||
- Bệnh tăng huyết áp | ||
- Bệnh đái tháo đường | ||
- Bệnh thận mạn tính | ||
2 | Người trên 65 tuổi | 200.000 |
3 | Người thuộc diện chính sách xã hội, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người yếu thế | 62.862 |
4 | Người làm việc trong các cơ sở y tế ngành y tế (công lập và tư nhân) | 12.289 |
5 | Người tham gia phòng, chống dịch | 57.878 |
5.1 | Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp | 1.635 |
5.2 | Tổ COVID dựa vào cộng đồng | 35.053 |
5.3 | Phóng viên, tình nguyện viên | 9.190 |
5.4 | Người làm việc ở các khu cách ly | 10.000 |
5.5 | Sinh viên tình nguyện | 2.000 |
6 | Lực lượng quân đội của thành phố | 2.157 |
7 | Lực lượng công an của thành phố | 5.756 |
8 | Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; Người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam: | 1.000 |
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài. | ||
- Người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam | ||
9 | Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: | 459.133 |
9.1 | Hàng không | 287 |
9.2 | Cảng biển | 25.595 |
9.3 | Điện | 5.320 |
9.4 | Nước | 1.680 |
9.5 | Doanh nghiệp cung cấp thuốc, trang thiết bị y tế, dịch vụ cho bệnh viện | 18.574 |
9.6 | Bưu chính viễn thông | 26.047 |
9.7 | Dịch vụ công ích, môi trường đô thị, vệ sinh môi trường, chiếu sáng | 9.207 |
9.8 | Chợ đầu mối | 11.145 |
9.9 | Chợ truyền thống | 65.000 |
9.10 | Doanh nghiệp bình ổn thị trường, cung ứng, phân phối hàng thiết yếu | 41.702 |
9.11 | Doanh nghiệp xăng dầu | 1.159 |
9.12 | Doanh nghiệp Logistic | 20.180 |
9.13 | Doanh nghiệp phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lợi...) | 22.000 |
9.14 | Doanh nghiệp xúc tiến thương mại | 950 |
9.15 | Doanh nghiệp công nghiệp | 50.000 |
9.16 | Thương mại điện tử | 12.498 |
9.17 | Hóa chất | 2.273 |
9.18 | Gas | 3.947 |
9.19 | Người giao hàng | 6.800 |
9.20 | Văn phòng đại diện nước ngoài, Hiệp hội DN nước ngoài và FDI | 8.000 |
9.21 | Dịch vụ ngân hàng, tài chính | 30.000 |
9.22 | Vận tải (đường thủy, đường sắt, đường bộ) | 60.000 |
9.23 | Cơ sở lưu trú, du lịch | 26.769 |
9.24 | Xây dựng | 10.000 |
10 | Người lao động | 155.852 |
10.1 | Khu chế xuất - Khu công nghiệp | 46.026 |
10.2 | Khu công nghệ cao | 7.868 |
10.3 | Công viên phần mềm Quang Trung | 1.958 |
10.4 | Người lao động khác | 100.000 |
11 | Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sĩ trẻ, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, tổ chức thường xuyên tiếp xúc với nhiều người | 49.358 |
11.1 | Giáo viên (kể cả giáo viên giáo dục nghề nghiệp) người làm việc tại các cơ sở giáo dục | 30.000 |
11.2 | Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội... | 15.000 |
11.3 | Đơn vị hành chính | 4.358 |
12 | Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam | 100 |
13 | Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh | 702 |
14 | Chức sắc, chức việc các tôn giáo | 1.000 |
15 | Các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế | 30.000 |
15.1 | Thân nhân những người làm việc tại các sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đầu chống dịch. | 10.000 |
15.2 | Đơn vị hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố (thông qua MTTQVN TP.HCM) | 20.000 |
Tổng cộng: | 1.088.087 |
Phụ lục 2: Số lượng vắc xin dự kiến phân bổ theo địa phương
STT | Quận, Huyện, Thành phố Thủ Đức | Dân số (người) | Số lượng vắc xin (liều) |
1 | Quận 1 | 142.625 | 11.870 |
2 | Quận 3 | 190.375 | 15.845 |
3 | Quận 4 | 176.988 | 14.730 |
4 | Quận 5 | 162.000 | 13.483 |
5 | Quận 6 | 233.561 | 19.439 |
6 | Quận 7 | 361.739 | 30.107 |
7 | Quận 8 | 432.000 | 35.955 |
8 | Quận 10 | 230.846 | 19.213 |
9 | Quận 11 | 210.891 | 17.552 |
10 | Quận 12 | 647.007 | 53.849 |
11 | Quận Tân Bình | 474.117 | 39.460 |
12 | Quận Tân Phú | 484.410 | 40.317 |
13 | Quận Bình Tân | 741.223 | 61.691 |
14 | Quận Bình Thạnh | 500.301 | 41.639 |
15 | Quận Gò Vấp | 693.787 | 57.743 |
16 | Quận Phú Nhuận | 163.961 | 13.646 |
17 | Huyện Hóc Môn | 550.288 | 45.800 |
18 | Huyện Củ Chi | 470.202 | 39.134 |
19 | Huyện Bình Chánh | 744.238 | 61.942 |
20 | Huyện Nhà Bè | 206.837 | 17.215 |
21 | Huyện Cần Giờ | 75.672 | 6.298 |
22 | Thành phố Thủ Đức | 1.210.744 | 100.768 |
| Tổng | 9.103.812 | 757.695 |
Phụ lục 3: Cấp phát vắc xin ban đầu theo địa phương
STT | Địa phương | Số lượng điểm tiêm | Số lượng người tiêm/ngày | Phân bổ vắc xin đợt 1 (05 ngày) |
1 | Quận 1(10 phường) | 20 | 2.400 | 12.000 |
2 | Quận 3(12 phường) | 24 | 2.880 | 14.400 |
3 | Quận 4(13 phường) | 26 | 3.120 | 15.600 |
4 | Quận 5 (14 phường) | 28 | 3.360 | 16.800 |
5 | Quận 6(14 phường) | 28 | 3.360 | 16.800 |
6 | Quận 7(10 phường) | 20 | 2.400 | 12.000 |
7 | Quận 8(16 phường) | 32 | 3.840 | 19.200 |
8 | Quận 10(14 phường) | 28 | 3.360 | 16.800 |
9 | Quận 11(16 phường) | 32 | 3.840 | 19.200 |
10 | Quận 12(11 phường) | 22 | 2.640 | 13.200 |
11 | Quận Gò Vấp (16 phường) | 32 | 3.840 | 19.200 |
12 | Quận Bình Thạnh (20 phường) | 40 | 4.800 | 24.000 |
13 | Quận Tân Bình (15 phường) | 30 | 3.600 | 18.000 |
14 | Quận Tân Phú (11 phường) | 22 | 2.640 | 13.200 |
15 | Quận Phú Nhuận (13 phường) | 26 | 3.120 | 15.600 |
16 | Quận Bình Tân (10 phường) | 20 | 2.400 | 12.000 |
17 | Huyện Củ Chi (21 xã, thị trấn) | 42 | 5.040 | 25.200 |
18 | Huyện Hóc Môn (12 xã, thị trấn) | 24 | 2.880 | 14.400 |
19 | Huyện Bình Chánh (16 xã, thị trấn) | 32 | 3.840 | 19.200 |
20 | Huyện Nhà Bè (07 xã, thị trấn) | 14 | 1.680 | 8.400 |
21 | Huyện Cần Giờ (07 xã, thị trấn) | 14 | 1.680 | 8.400 |
22 | Thành phố Thủ Đức (34 phường) | 68 | 8.160 | 40.800 |
| TỔNG CỘNG | 624 | 74.880 | 374.400 |
Phụ lục 4: Danh sách các Bệnh viện phụ trách theo địa bàn tiêm cho đối tượng trên 65 tuổi và người mắc bệnh mạn tính
STT | Địa phương | Bệnh viện/Trung tâm Y tế |
1. | Quận 1 | Bệnh viện Quận 1 |
2. | Quận 3 | Trung tâm Y tế Quận 3 |
3. | Quận 4 | Bệnh viện Quận 4 |
4. | Quận 5 | Trung tâm Y tế Quận 5 |
5. | Quận 6 | Bệnh viện Quận 6 |
6. | Quận 7 | Bệnh viện Quận 7 |
7. | Quận 8 | Bệnh viện Quận 8 |
8. | Quận 10 | Trung tâm Y tế Quận 10 |
9. | Quận 11 | Bệnh viện Quận 11 |
10. | Quận 12 | Bệnh viện Quận 12 |
11. | Quận Tân Bình | Bệnh viện quận Tân Bình |
12. | Quận Tân Phú | Bệnh viện quận Tân Phú |
13. | Quận Gò Vấp | Bệnh viện 175 |
Bệnh viện Hồng Đức | ||
14. | Quận Phú Nhuận | Bệnh viện quận Phú Nhuận |
15. | Quận Bình Thạnh | Bệnh viện quận Bình Thạnh |
16. | Huyện Hóc Môn | Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á |
17. | Huyện Củ Chi | Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi |
18. | Quận Bình Tân | Bệnh viện Quận Bình Tân |
19. | Huyện Bình Chánh | Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố |
20. | Huyện Nhà Bè | Bệnh viện Nhà Bè |
21. | Huyện Cần Giờ | Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức (điểm ở Bình Khánh) |
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận (điểm ở Cần Thạnh) | ||
22. | Thành phố Thủ Đức | Bệnh viện thành phố Thủ Đức |
Bệnh viện Lê Văn Thịnh |
QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐIỂM TIÊM VẮC XIN COVID-19
___________
1. Bố trí nhân sự phụ trách các khâu theo quy trình 1 chiều:
a) Khu vực đón tiếp, hướng dẫn, kiểm tra thông tin người đến tiêm theo danh sách:
- 01 nhân sự của địa phương đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt.
- 01 đoàn viên thanh niên đối chiếu danh sách đã có hoặc nhập thông tin từ đầu vào phần mềm.
b) Khu vực thực hiện tư vấn, khám sàng lọc:
- 01 sinh viên y khoa đo huyết áp.
- 01 bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn, kết luận đủ điều kiện tiêm hay hoãn tiêm, chống chỉ định.
c) Khu vực thực hiện tiêm chủng:
- 01 điều dưỡng.
d) Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng:
- 01 điều dưỡng theo dõi sau tiêm.
- 01 bác sĩ xử trí ban đầu phản ứng phản vệ.
e) Kết thúc tiêm chủng:
- 01 đoàn viên thanh niên nhập liệu thông tin kết quả của người đến tiêm.
- 01 nhân viên địa phương hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin.
2. Trang thiết bị y tế, vật tư y tế, thuốc:
- Có phích vắc xin hoặc hòm lạnh và hộp chống sốc theo quy định của Bộ Y tế.
- Các trang thiết bị, vật dụng, vật tư y tế, thuốc phục vụ khám sàng lọc, tiêm vắc xin và theo dõi, xử trí cấp cứu sau tiêm.
THE PEOPLE’S COMMITTEE OF HO CHI MINH CITY THE STEERING COMMITTEE FOR COVID-19 PREVENTION AND CONTROL ________ No: 2427/KH-BCD | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Ho Chi Minh City, July 21, 2021
|
PLAN
For the 5th phase of vaccination against COVID-19 in Ho Chi Minh City
________________
Pursuant to:
The Government’s Resolution No. 21/NQ-CP dated February 26, 2021 on the purchase and use of vaccines against COVID-19;
The Decision No. 3355/QD-BYT dated July 8, 2021 of the Ministry of Health on the promulgation of the Plan to implement the COVID-19 vaccination campaign in the year 2021 - 2022;
The Decisions of the Ministry of Health on the allocation of COVID-19 vaccines for the 7th, 8th, 9th, 10th and 11th phases;
In order to increase the effectiveness of COVID-19 prevention and control, the Municipal Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control hereby issues the plan for the 5th phase of COVID-19 vaccination in Ho Chi Minh City as follows:
I. OBJECTIVES:
- Organizing a safe vaccination campaign, strictly complying with the requirements specified in the Official Dispatch No. 2279/UBND-VX dated July 8, 2021 of the Municipal People's Committee on the application of measures to prevent and control the COVID-19 pandemic in accordance with the Directive No. 16/CT-TTg dated March 31, 2020 of the Prime Minister; ensuring quality vaccination for people of priority and free of charge group in accordance with the regulations and guidelines of the Ministry of Health; and focusing on groups at high risk of COVID-19 infection.
- Aiming to apply vaccination to above 95% of people of priority group under the Plan for vaccination against COVID-19.
II. SUBJECTS, TIME AND FORMS OF APPLICATION
1. Pursuant to the regulations on groups of people prioritized for free of charge vaccination by the Government and the Ministry of Health, in accordance with professional guidance of the Ministry of Health, on the basis of the number of vaccines allocated and on the basis of assessment of pandemic risk in the City, vaccines shall be allocated to people over 18 years of age of the following groups:
1.1. Patients with underlying medical conditions who have been treated stably and have a permanent address in the City, priority shall be given to people with multiple underlying medical conditions or people with serious disease (according to the list of medical facilities currently managing outpatient treatment) belonging to the following disease groups:
- Chronic kidney disease;
- Chronic obstructive pulmonary disease;
- Hypertension;
- Diabetes mellitus;
- Obesity (BMI ≥ 30).
1.2. People over 65 years of age (according to the order of priority being over 80 years old, from 70 to 80 years old, over 65 years old respectively).
1.3. Persons who are granted policies, who have meritorious services and who are subject to social protection; people from poor and near-poor households; vulnerable people.
1.4. People working in health facilities, the health sector (both public and private ones).
1.5. People participating in pandemic prevention and control (Members of the Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control at all levels, people working in isolation areas, people on duty of tracing, epidemiological investigation, people of community-based Covid teams, volunteers, reporter, etc.).
1.6. Army Forces of Ho Chi Minh City.
1.7. Public Security forces of Ho Chi Minh City.
1.8. Vietnamese employees, diplomats and their relatives who are sent abroad; people working in diplomatic agencies, consular offices, international organizations operating in Vietnam.
1.9. Essential service providers: aviation; long-distance transportation, food transportation; electricity and water services.
1.10. People who are employees working at enterprises (including enterprises in industrial parks, export processing zones, credit, tourism, market stabilizing enterprises, essential goods supply and distribution enterprises, logistics enterprises, trade promotion enterprises, industrial enterprises, electronics, gasoline, oil, chemicals, or gas enterprises, supermarkets, convenience stores, delivery people, foreign and FDI representative offices, essential service businesses such as accommodation, catering, banking, health care, pharmacy, medical supplies, etc.; retailers, wholesale establishments, markets, construction sites, etc.
1.11. Teachers (including teachers of vocational education), people who work at educational and training institutions; people who work at administrative agencies and units; socio-political organizations often exposed to many people.
1.12. People who are sent to work, study or work abroad by competent state agencies or who have wish to travel abroad for work, study or work; foreign experts working in Vietnam.
1.13. Customs officers, immigration officers.
1.14. Religious dignitaries and positions.
1.15. Other subjects in accordance with the Decision of the Chairman of the Municipal People's Committee and the Ministry of Health:
- Relatives of people working at medical facilities and health sectors being in the frontline of the fight against the pandemic.
- Supporting units for the City's pandemic prevention and control (through the Municipal Vietnam Fatherland Front Committee).
■ People subject to vaccination in the 5th phase shall include those receiving the 1st dose and the 2nd dose (if eligible).
2. Implementation time: the vaccination campaign shall start from July 21, 2021, last for 2 - 3 weeks and can be extended depending on the actual situation to ensure the pandemic prevention measures and not affect the concentration of resources for the City's anti-pandemic work.
3. Using the vaccines allocated to the City, in accordance with the professional guidance of the Ministry of Health on the designation of the subjects to be inoculated, the interval time between the two doses and the conditions and duration of vaccine preservation:
- For Astra Zeneca vaccine: 1st injection for priority subjects of the 5th phase; 2nd injection for people who have had the first injection from 8-12 weeks;
- Modema vaccine;
- Pfizer vaccine.
III. IMPLEMENTATION
1. Making lists of vaccination subjects
- Agencies, units and organizations whose headquarters are based in the City who belong to the above-stated priority groups for vaccination against COVID-19 shall actively make a registration list of vaccination for their employees (those with social insurance premiums) or for people under their information management scope in accordance with their functions and tasks.
- The Vietnam Fatherland Front Committee of Ho Chi Minh City, departments, agencies, central agencies, offices of ministries located in the City, People's Committee of Thu Duc City and districts shall summarize the list of subjects for vaccination against COVID-19 from the above-mentioned agencies, units and organizations in accordance with their competence, fields and areas of management and responsibility; and enter such lists into the system of vaccination registration (address: https://form.tphcm.gov.vn) and conduct communication to serve as the basis for vaccine distribution and management of vaccination subjects.
- Based on the information on the residence address, the list of vaccination subjects shall be transferred to each locality to organize the vaccination.
2. Distribution and management of vaccines
The Department of Health (Center for Disease Control of the City) shall distribute vaccines to Thu Duc City and districts to organize vaccination for subjects classified by their locality:
- The number of vaccines expected to be distributed to each locality shall be based on the population, which can be adjusted during the campaign period depending on the actual number of subjects transferred for vaccination in the locality.
- Based on the daily vaccination quota in Thu Duc City and districts (at maximum 120 people/day/point of vaccination) and the cold storage capaCity of the Health Center, the City’s Center for Disease Control to distribute the first batch of vaccines to health centers for active use within 5 days. Depending on the actual number of vaccination subjects allocated to each locality, the City’s Center for Disease Control shall continue to adjust the number of vaccines allocated appropriately in each batch to reduce the time to receive and transport vaccines on a daily basis.
- The use of vaccines distributed to the localities shall be managed strictly; the number of vaccines between localities shall be coordinated timely among localities when there is a local shortage – excess; the use and distribution of vaccines shall be fully reported in accordance with law regulations.
3. Transportation and preservation of vaccines
- Medical units assigned to receive vaccines in cold storage/cold chain equipment shall be eligible to preserve vaccines in accordance with the requirements for storage temperature at the provincial and district levels. For the number of Modema, Pfizer vaccines used for the 2nd dose, such vaccines shall continue to be stored in the qualified warehouse of negative/deep negative temperature of the vaccine supplier, the City’s Center for Disease Control shall only receive such vaccines 01 week before the time of the 2nd dose.
- Localities shall organize the vaccination points in the community and work with the City’s Center for Disease Control to review and arrange fully cold chain equipment to preserve vaccines at vaccination points in order to satisfy the storage temperature requirements at vaccination points.
- The medical center shall use suitable means of transport to receive the vaccines distributed from the City’s Center for Disease Control; arrange adequate facilities and arrange a reasonable time to transport vaccines from the storage warehouse to each vaccination point on a daily basis in order to ensure the vaccination schedule.
- Trainings, inspection and examination on the transportation, preservation of vaccines in vaccination units shall be organized to ensure the maximum preservation quality in accordance with law provisions.
4. Organization of vaccination campaigns
4.1. Arrangement of vaccination points
- The People's Committee of Thu Duc City and districts shall organize at least 02 vaccination points in each ward, commune and township (equivalent to 02 vaccination tables); making a total of at least 624 vaccination points being established in 312 wards, communes and towns across the City.
- The Health sector shall mobilize medical staff who have been trained in vaccination against COVID-19 to 624 vaccination teams to work in vaccination points; to support the data input force of the Youth Union and support the local force in charge of organization and logistics; in addition, to prepare 100 backup vaccination teams in cases of requiring additional staff or replacement.
- Personnel at 01 vaccination point (vaccination table) shall include:
+ 02 local staff to welcome, guide medical declaration, measure body temperature, assist in issuing certificates of vaccination;
+ 02 youth union members to assist in inputting information of people who get vaccinated into the software;
+ 01 medical student to measure blood pressure;
+ 01 doctor for screening and consulting;
+ 01 nurse to perform the vaccination;
+ 01 post-injection monitoring nurse;
+ 01 doctor for initial treatment of anaphylaxis.
+ 01 employee of the medical unit to issue a certificate of vaccination.
The medical units shall assign specific personnel of the vaccination team to be in charge of each vaccination point (including the official team and the backup team), make a list (with contact information) and enter it into the vaccination management software so that these units can grasp and coordinate in monitoring; at the same time, proactively handle situations that need to mobilize personnel.
- Central general hospitals, and general hospitals of the City, Thu Duc City and districts, and non-public general hospitals shall organize the vaccination for subjects who need special monitoring in accordance with the guidance of the Ministry of Health (people with a medical history of allergies, people with underlying diseases, people with chronic diseases who have been treated and stable, people over 65 years of age and other subjects as prescribed); from the number of subjects listed on the vaccination registration system, the Department of Health shall specifically allocate vaccines to hospitals to perform the vaccination, ensuring the appropriate organizational capacity of each hospital and the number of vaccines.
4.2. Arrangement of the vaccination schedule: in accordance with the principle that whichever district is ready, able to ensure the safety of vaccination shall be allowed to do first.
- Phase 1 (02 weeks): vaccination points in the community shall organize the vaccination for assigned subjects. Each point shall perform the vaccination for up to 120 people/10 working hours/day.
- Phase 2 (the following weeks): depending on the actual situation of the number of subjects having been vaccinated in each ward, commune, town, these localities shall proactively re-arrange the vaccination points and vaccination teams for places where there are still subjects to be vaccinated; and at the same time, the general hospitals shall organize the vaccination for the subjects who need to be vaccinated in the hospital.
5. Ensuring vaccination safety and safety against COVID-19
- The organization of vaccination must comply with the measures to prevent and control SARS-CoV-2 infection as prescribed: ensure the distance between stages in 01 vaccination chain and between vaccination chains at 01 location. Ensure the safety and distance in accordance with law regulations, divide the vaccination into a number of sessions, each session with an appropriate number of people to get vaccinated.
- The organization of vaccination session must comply with the Official Dispatch No. 1734/BYT-DP dated March 17, 2021 of the Ministry of Health on guiding the organization of vaccination sessions against COVID-19; at the same time, ensure the requirements on distance and safety to prevent the COVID-19 pandemic; the Official Dispatch No. 5488/BYT-KCB dated July 9, 2021 of the Ministry of Health on providing guidelines to ensure the safety of vaccination against COVID-19; must pay close attention to control and ensure one-way flow for people who come to get vaccinated from the reception step to the step of issuing the written confirmation, even for those who delay the vaccination or those who have contraindications; must ensure full input of information and results of any person who comes to get vaccinated (having got the 1st dose, the 2nd dose or having delayed injection, or having had contraindications).
- To carry out full screening of subjects before vaccination in accordance with to the temporary guidance on pre-vaccination screening for COVID-19 vaccine issued in the Decision No. 2995/QD-BYT dated June 18, 2021 of the Ministry of Health, to timely detect cases of contraindications or postponement; the Decision No. 3445/QD-BYT dated July 15, 2021 of the Ministry of Health on promulgating the guidelines on amending and supplementing the temporary guidance on pre-vaccination screening for COVID-19 vaccines; cases recorded with factors that need to be cautious will be examined by specialists and get vaccinated at the hospital.
- To fully advise the vaccinated subjects on the effects and benefits of using the vaccine and explain possible reactions after vaccination against the COVID-19 vaccines.
- To collect and treat needles, syringes and medical wastes at the vaccination point in accordance with the Official Dispatch No. 102/MT-YT dated March 4, 2021 of the Agency of Administration of Environmental Health on the guidelines for the management of medical waste in the vaccination against COVID-19.
6. Monitoring and handling with adverse events after vaccination:
- The localities shall coordinate with the health sector to organize the implementation of plans to respond to, handle, and provide emergency treatment for adverse events after vaccination against COVID-19 in accordance with the Official Dispatch No. 5488/BYT-KCB dated July 9, 2021 of the Ministry of Health on guidelines to ensure the safety of vaccination against COVID-19:
+ At all vaccination points, the vaccination team must ensure the readiness, adequate manpower and emergency equipment for anaphylaxis.
+ The Department of Health shall arrange the mobile emergency teams together with ambulances of hospitals in each locality to be ready for on-site treatment and for transporting people who suffer from serious complications after vaccination to the hospital; arrange emergency parking locations in each locality to ensure the convenient access to the vaccination points.
+ The Department of Health shall assign hospitals by area to be ready to receive emergency care for people with serious complications after vaccination.
+ The Department of Health shall and implement the plan and process to handle adverse events after vaccination, including on-site handling of the vaccination team, content of coordination between the vaccination point and the outpatient emergency team and the local hospital to provide advanced emergency support and deliver treatment for cases of serious complications.
- The vaccination points shall monitor adverse events after vaccination against COVID-19 in accordance with the Official Dispatch No. 3886/BYT-DP dated May 11, 2021 of the Ministry of Health on guiding the monitoring of the adverse events after vaccination against COVID-19 to proactively detect and promptly handle adverse events after vaccination, especially serious complications.
- To fully issue certificates of vaccination against COVID-19 to the vaccinated persons.
- To strictly manage the list of subjects to get vaccinated by means of IT applications, to send reminders about the vaccination schedule in time to ensure that individuals will be fully vaccinated and to ensure the vaccine coverage rate in the City.
IV. FUNDINGS FOR IMPLEMENTATION
- The funding sources: The Department of Health shall actively use the budgetary funds assigned by the Municipal People's Committee in 2021 and the socialization sources.
- The funding shall be used for:
+ Costs for transportation of vaccines and equipment for preserving vaccines in accordance with law regulations.
+ Expenses for organizing the vaccination campaigns which include: expenses for supporting vaccination teams, consumables (besides those guaranteed by the Ministry of Health), expenses for electricity, water, fuel, and treatment of medical waste and environmental sanitation directly for the implementation of vaccination, etc.
+ Training activities for district health centers, vaccination points in the area.
+ Local media activities.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The City’s COVID-19 Vaccine Coordination Center
Implement the management, supervision and coordination of vaccination activities in the City, ensure the safety, efficiency and convenience for people and comply with the requirements of COVID-19 prevention and control:
- To coordinate vaccination teams and ambulance transport teams for vaccination points in the community.
- To coordinate the number of vaccines to be distributed to localities and units organizing the vaccination.
- To coordinate the list and number of subjects to get vaccinated in the 5th phase of vaccination.
2. The Department of Health
- To assume the prime responsibility for and coordinate with units to implement plans, monitor and check the situation; to advise the Municipal People's Committee to settle arising problems (if any); to report on the implementation results to the Municipal People's Committee and the Ministry of Health.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Department of Information and Communications to manage subjects to get the COVID-19 vaccine on the national vaccination management system.
- To organize communication and dissemination about the COVID-19 vaccination campaign in the City; to develop and issue a manual to guide the organization of a vaccination campaign which includes important issues mainly to comply with professional regulations, ensure the vaccination safety and pandemic prevention, set such manual as a basis for management units to monitor the organization of implementation.
- To assign medical staff to participate in the vaccination teams in localities.
- To develop a detailed plan to organize vaccination for those who need to be vaccinated at the hospital.
- To regularly monitor the vaccination progress, closely manage the coordination, distribution and use of COVID-19 vaccines by the units.
- To report the results of daily implementation and summarize the results of the campaign to the Municipal People's Committee.
- To direct the City’s Center for Disease Control:
+ To allocate and manage vaccines for the Health Center of Thu Duc City and districts with the quantity in accordance with the plan on the national vaccination management system; to provide vaccine logistics, cold chain equipment to preserve vaccines and medical supplies for vaccination units in accordance with law regulations and professional guidance.
+ To organize training for vaccination units with full professional content on COVID-19 vaccination in accordance with the updated guidelines of the Ministry of Health.
+ To carry out professional supervision in the COVID-19 Vaccination Campaign; to monitor post-vaccination incidents in accordance with regulations of the Ministry of Health.
- To direct the Health Center of Thu Duc City and districts:
+ To receive, transport and store vaccines in accordance with the Ministry of Health's procedures; to strictly manage the use of allocated vaccines, minimize vaccine wastage in the course of vaccination; to immediately return unused vaccines to the City’s Center for Disease Control; for the last opened doses of vaccine, the person in charge of the vaccination points shall decide to transfer to other people who need vaccination to ensure that no vaccine is wasted.
+ To coordinate with local authorities and relevant units to organize the vaccination points and vaccination sessions in accordance with professional regulations; especially to ensure safety requirements for the pandemic prevention, to be ready to handle adverse incidents after vaccination.
+ To arrange teams of emergency transport vehicles suitable to vaccination points in the locality, ensuring the principle of being present at the place of post-vaccination adverse events within from 3 to 5 minutes.
+ To use the national vaccination management system to organize the management of vaccinated people in the locality.
+ To make complete and timely reports on the reception and use of vaccines, the results of daily vaccination and at the end of the vaccination period, to the local People's Committees and the Department of Health.
- To direct the vaccination units:
+ To be responsible for ensuring the safety and expertise quality of vaccination in accordance with the guidance of the Ministry of Health.
+ To issue certificates of vaccination against COVID-19 to subjects who have got vaccinated at the vaccination points.
+ To provide phone numbers to provide guidelines and answer questions if there are problems after vaccination.
- To direct the 115 Emergency Center and medical units to arrange full teams of ambulances in the localities.
- To direct medical examination and treatment facilities to be ready to provide guidelines or deliver timely treatment when there is a case of post-vaccination incident which contact or directly visit the facility; to fully report the information on the reception and handling of post-injection incidents at the facility as prescribed by the law.
3. Departments, branches, agencies, units and organizations having vaccination subjects
- To take full responsibility for the compilation of the registration list of vaccination subjects within their fields and scope of management in accordance with the Government's Resolution No. 21/NQ-CP; to fully input the registration list into the vaccination registration system in accordance with the guidance of the Department of Information and Communications.
- To submit information of the officers in charge of vaccination against COVID-19 to the Department of Health, the People's Committee of Thu Duc City and districts for coordination and selection of priority subjects for vaccination; to arrange the appropriate time and place for vaccination.
- To coordinate with the Health sector in managing subjects who are vaccinated against COVID-19 in accordance with the registration list.
4. The Department of Information and Communications
To provide guidelines and support to the Municipal Vietnam Fatherland Front Committee, departments, agencies, branches, People's Committee of Thu Duc City, districts and related units in using the national vaccination management system for the management of vaccination subjects; to record, receive, adjust, and resolve software problems in a timely manner to ensure that these problems will not affect the vaccination campaign.
5. The Department of Finance
To coordinate with the Department of Health to advise the Municipal People's Committee to arrange budget sources to meet the funding needs for COVID-19 vaccination activities in the City.
6. The Department of Natural Resources and Environment
To coordinate with the People's Committee of Thu Duc City and districts to organize the collection and treatment of needles, syringes and medical waste at the vaccination point in accordance with the regulations of the Ministry of Health.
7. Proposal to the Vietnam Fatherland Front Committee of Ho Chi Minh City
- To coordinate and support departments, agencies and authorities at all levels to carry out propaganda and mobilization to raise awareness and responsibility of the whole society for vaccination against COVID-19; to mobilize organizations and units to contribute funds to buy vaccines and conduct the COVID-19 vaccinations in the City.
- To promote the role of socio-political organizations in supervising the implementation of the plan.
8. The Municipal Youth Union
To send youth union members, the young, and medical students to volunteer to support the organization work, the screening and data entry at COVID-19 vaccination points (at least 2 youth union members and 1 medical student at 1 vaccination point).
9. People's Committee of Thu Duc City and districts
- To establish local COVID-19 vaccination centers headed by 01 Vice Chairman of the People's Committee, including members of the authority, medical units and other relevant local units and organizations to take full responsibility for the organization of vaccination in the locality; to send the list of personnel of the COVID-19 vaccination center to the Municipal People's Committee and related departments, agencies and sectors for coordination.
- To coordinate with departments, agencies and sectors to conduct COVID-19 vaccination to priority subjects in accordance with to the local regulations and the allocated vaccine quota.
- The Chairperson of the People's Committee shall issue a decision to establish vaccination points and personnel for vaccination points in their locality.
- To actively arrange human resources of the Medical Center and hospital of Thu Duc City and districts to participate in the vaccination teams to ensure sufficient composition.
- To closely work with the supporting force of the City's health sector to appropriately arrange personnel of vaccination teams at vaccination points; to appropriately arrange administrative and logistic personnel in cases where a venue has 02 or more vaccination tables.
- To mobilize human resources of affiliated units, equipment and means to participate in logistics work, to organize vaccination campaigns in accordance with the guidance of the Health sector.
- To apply information technology in organizing COVID-19 vaccination in accordance with the guidance of the Department of Information and Communications.
- To organize vaccination sessions in compliance with professional requirements at vaccination locations, to ensure distance and other requirements on pandemic prevention and control.
- To actively manage and coordinate the vaccination schedule based on the number of subjects to get vaccinated, the vaccination locations, the vaccination teams, the emergency team having been assigned to the locality and the actual disease situation.
- To report promptly and fully about the vaccination work in their locality on a daily basis to the City's Coordination Center for support and adjustment if necessary; to report the results of the local implementation right after the end of the 5th vaccination phase.
- Based on approved list of priority subjects and the a list on the vaccination registration system of the Department of Information and Communications, the People’s Committee shall notify the time and point of vaccination to the vaccination subjects for comparison at the vaccination point, at the same time, support the vaccinated people to have the ground to actively leave their house, go to the vaccination point in accordance with the current regulations on social distancing; to fully disseminate to vaccination subjects in the locality about the contents to be performed when coming to the vaccination point under the instructions of the health sector.
Above is the plan to organize the 5th phase of COVID-19 vaccination in Ho Chi Minh City. It is recommended that the units should seriously and urgently implement their assigned tasks, in the process of implementation, if any problems or difficulties arise, they should be reported to the Municipal People's Committee (through Department of Health) for timely guidance.
(Attached herewith the Procedure for organizing points for vaccination against COVID-19; the list of priority groups for vaccination against COVID-19 and the expected number of vaccines for the 5th phase)./.
For the Head of the Steering Committee
The Deputy Head of the Steering Committee
Duong Anh Duc
Vice Chairman of the People’s Committee of Ho Chi Minh City
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây