Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 129/KH-UBND Hà Nội năm 2018 Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 129/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 129/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Ngô Văn Quý |
Ngày ban hành: | 07/06/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe |
tải Kế hoạch 129/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 129/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 5871/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020. UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động nói chung và nhân viên y tế nói riêng; Nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
a) Nhóm chỉ tiêu nâng cao năng lực ngành Y tế
- Thành phố có cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quy định và có phòng khám bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định.
- Trên 50% người làm công tác y tế cơ sở được tập huấn, đào tạo để cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Trên 80% người thuộc lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc được tập huấn, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp và môi trường lao động.
b) Nhóm chỉ tiêu chuyên môn về y tế lao động và bệnh nghề nghiệp
- Trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp phải được thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố nguy hại đến sức khỏe được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- 100% người lao động bị tai nạn lao động được sơ cứu, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng theo quy định; người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
- Xây dựng được mô hình chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong khu vực phi kết cấu.
c) Nhóm chỉ tiêu về thông tin truyền thông
- Trên 20 làng nghề, 50 hợp tác xã có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận với các thông tin về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Trên 90% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động cấp quận, huyện, thị xã và trong các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được truyền thông và tập huấn nâng cao năng lực về vệ sinh lao động và kiểm soát bệnh nghề nghiệp.
d) Nhóm chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế
- 100% số đơn vị, cơ sở lao động trong ngành Y tế được lồng ghép các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- 100% người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động; 100% người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được tập huấn và cấp thẻ an toàn lao động; 100% người lao động được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% đơn vị, cơ sở lao động trong ngành Y tế thực hiện: Lập Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm; khám sức khỏe cho người lao động trước khi được bố trí công việc; khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động.
- 100% người lao động được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020.
2. Phạm vi thực hiện
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ; Việt Nam thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
- Các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 của ngành Y tế tập trung vào các nội dung sau:
1. Nhóm hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở y tế cấp chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; chứng chỉ quan trắc môi trường lao động; xây dựng hướng dẫn nâng cao sức khỏe cho người lao động.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; công tác ghi nhận và báo cáo số liệu y tế lao động, tai nạn lao động.
c) Cung cấp, bổ sung trang thiết bị và xây dựng phần mềm hỗ trợ báo cáo y tế lao động phù hợp theo từng tuyến từ cơ sở đến tuyến Thành phố.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố.
e) Tăng cường sử dụng số liệu y tế lao động trong việc lập kế hoạch, đánh giá các giải pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
f) Nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nghề nghiệp phổ biến và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh nghề nghiệp thí điểm ở một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Nhóm hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc
a) Xây dựng tài liệu, kế hoạch đào tạo quan trắc môi trường lao động, tập huấn y tế lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị chuyên ngành thiết yếu cho các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp.
c) Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác sơ cứu, cấp cứu cho các tổ chức và các cơ sở y tế về phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
d) Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, rà soát, tham mưu báo cáo Bộ Y tế bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
e) Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong khu vực phi kết cấu.
f) Tổ chức các đợt giám sát hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế tuyến quận, huyện, thị xã.
3. Nhóm hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn về vệ sinh lao động
a) Triển khai các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội trên địa bàn Thành phố.
b) Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong “Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động” hằng năm; tổ chức triển lãm công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
c) Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề và lao động phi kết cấu.
d) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục, kỹ năng tư vấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho y tế các tuyến và cơ sở lao động.
e) Tập huấn, nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của một số các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
f) Duy trì, cập nhật tin tức và các nội dung truyền thông trên Website của Sở Y tế.
4. Nhóm các hoạt động kiểm tra, giám sát
a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động, đặc biệt các cơ sở có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại sức khỏe tại các cơ sở y tế.
b) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo theo tuyến từ Thành phố đến cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
5. Nhóm hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế
a) Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, giám sát việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động và công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế.
b) Lồng ghép các nội dung đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nhân viên y tế trong tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
c) Tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế; các lớp tập huấn cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động, thẻ an toàn lao động cho người lao động trong ngành y tế.
d) Rà soát, tham mưu báo cáo Bộ Y tế bổ sung ngành nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm của ngành y tế.
e) Xây dựng và triển khai mô hình an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế tại một số bệnh viện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấp phép hoạt động; các đơn vị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động; cơ sở y tế tập huấn, đào tạo sơ cứu, cấp cứu thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động trong toàn ngành thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn về công tác quản lý vệ sinh lao động, Chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại các đơn vị y tế và các cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn toàn Thành phố.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong và ngoài ngành Y tế. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
- Quản lý danh sách nhân lực làm công tác y tế tại cơ sở lao động và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp đồng với các cơ sở lao động trên địa bàn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị trong ngành về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Theo dõi, giám sát, đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện Kế hoạch đã đề ra, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trong ngành và chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng quy định.
- Là đầu mối hướng dẫn và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Cục Quản lý môi trường Y tế kết quả thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo và cấp Giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động, thẻ an toàn lao động cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở có sử dụng người lao động.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông của Thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, đề nghị các cơ quan báo, đài Thành phố, cơ quan báo, đài Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Xây dựng
Chỉ đạo các Chủ dự án xây dựng đảm bảo về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tại các công trường xây dựng.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, tham mưu UBND Thành phố cân đối kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Thành phố để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
6. Các Sở ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch.
7. Các cơ quan báo, đài Thành phố
Phối hợp Sở Y tế, chủ động tăng cường tin bài, phóng sự phản ánh công tác an toàn, vệ sinh lao động và biểu dương, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, đồng thời phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật lao động để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người.
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
- Phối hợp Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người quản lý, người trực tiếp làm công tác an toàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
- Quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các quy định pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có sử dụng người lao động thực hiện đúng, đầy đủ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổng hợp, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở có sử dụng người lao động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các Hội, đoàn thể
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương và Kế hoạch của UBND Thành phố để xây dựng Kế hoạch, nội dung các hoạt động công tác an toàn, vệ sinh lao động của địa phương.
- Chủ động phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động để phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp.
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
- Định kỳ báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tiến độ thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn sau:
- Từ nguồn ngân sách Thành phố.
- Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020.
- Các nguồn kinh phí huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo gửi về Sở Y tế để tổng hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây