Kế hoạch 102/KH-UBND 2020 về phòng, chống sốt xuất huyết tại Hà Nội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Kế hoạch 102/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 102/KH-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Người ký: | Ngô Văn Quý |
Ngày ban hành: | 19/05/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Kế hoạch 102/KH-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 102/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
Phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020
_________________
Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc, riêng năm 2019 cả nước đã ghi nhận 320.331 trường hợp mắc, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây. Tại Hà Nội, hàng năm đều ghi nhận số mắc cao so với các tỉnh, Thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các quận nội thành và các huyện vùng ven đô. Năm 2019 toàn Thành phố ghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong. Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh. Để chủ động sớm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây nên, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
- Trên cơ sở Đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết cụ thể của năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
2. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua cơ quan thông tin truyền thông như: cơ quan báo, đài của Thành phố, các cơ quan báo, chí của Trung ương; qua hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, xúc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiểu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những bệnh pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết cụ thể như: vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, nằm màn tránh muỗi đốt...
- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của Thành phố để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, dịch bệnh nhưng không hoang mang, lo lắng.
3. Công tác giám sát, xử lý dịch
- Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch.
- Tăng cường công tác giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý đến các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về sốt xuất huyết).
- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.
4. Công tác thu dung điều trị người bệnh
- Thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị và tăng cường năng lực trong việc thu dung, điều trị cho các cơ sở y tế nhằm hạn chế trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, dịch truyền để chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
5. Công tác vệ sinh môi trường, phun hóa chất phòng, chống dịch
- Các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn; các trường học, đình chùa, nghĩa trang, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng... đóng trên địa bàn Hà Nội chủ động triển khai tích cực và có hiệu quả hoạt động vệ sinh môi trường diệt bọ gậy trên địa bàn và tại đơn vị. Duy trì công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy thường xuyên theo tuần hoặc tháng tùy tình hình dịch bệnh. Chịu trách nhiệm về tình trạng vệ sinh môi trường trên địa bàn và tại cơ quan đơn vị.
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, tổ chức các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao và các nơi phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết.
- Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diện rộng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác khi dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng và khi xuất hiện mưa, lũ...
6. Công tác đảm bảo hậu cần cho phòng, chống dịch
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men cho công tác xử trí phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
- Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
7. Công tác kiểm tra
- Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp tổ chức tăng cường kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
- Các Sở, ngành đoàn thể tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết của các đơn vị trực thuộc và tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố khi có yêu cầu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố)
- Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp thời; tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; các bệnh viện chuẩn bị đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men...cho công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương và Thành phố thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành, đoàn thể trong hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường học, yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết tại đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học (quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh). Thông tin kịp thời về trường hợp học sinh mắc sốt xuất huyết cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
- Tuyên truyền cho học sinh, giáo viên nhà trường về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng. Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh trên bảng tin của các trường học.
3. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại các công trình xây dựng.
- Tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cho cán bộ, công nhân tại các công trường xây dựng, lưu ý việc yêu cầu toàn bộ cán bộ, công nhân phải nằm màn khi ngủ tại các công trường xây dựng.
- Chỉ đạo các công trường xây dựng khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc sốt xuất huyết.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và ngành Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ sở, công trình xây dựng; xử phạt nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà nội mới, báo Kinh tế và Đô thị) phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố cũng như phổ biến cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động phòng bệnh và hợp tác với cơ quan y tế trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
5. Sở Tài chính
Xem xét trình UBND Thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố. Chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp cần thiết.
6. Sở Giao thông vận tải
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tầu.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trực thuộc trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử vong do bệnh dịch theo quy định.
8. Công an Thành phố
- Xử lý nghiêm những trường hợp thông tin không chính xác về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang cho người dân và ảnh hưởng không tốt đến công tác phòng, chống dịch bệnh của Thành phố.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết như trong các đợt vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất phòng, chống dịch.
9. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc bệnh dịch theo quy định.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể Thành phố
- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ngành Thành phố trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
11. UBND các quận, huyện, thị xã
- UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn trước UBND Thành phố.
- Trên cơ sở Đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương, xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quận, huyện, thị xã; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng và củng cố lực lượng cộng tác viên cùng với ngành Y tế và các ban ngành đoàn thể khác trên địa bàn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập các Tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy đúng hướng dẫn của ngành Y tế để tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đặc biệt trong công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh sốt xuất huyết và chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại nơi ở, nơi làm việc và cộng đồng; chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
- Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn từ nguồn kinh phí của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch của tuyến xã, phường, thị trấn.
- Thành lập các đoàn kiểm tra, thường xuyên kiểm tra đôn đốc hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Tổ chức giao ban định kỳ cũng như đột xuất khi có yêu cầu về công tác phòng, chống dịch giữa Thành phố với các quận, huyện, thị xã cũng như giữa quận, huyện, thị xã với xã, phường, thị trấn để nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh và có các biện pháp chỉ đạo phòng, chống kịp thời.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
V. KINH PHÍ
- UBND Thành phố bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết cấp Thành phố.
- UBND quận, huyện, thị xã cân đối bố trí kinh phí cho công tác tổ chức, triển khai phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn theo quy định từ nguồn kinh phí của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho công tác này.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây