Dự thảo Thông tư sửa đổi danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vắc xin

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Y tế
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Thông tư này sửa đổi danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc theo quy định tại điểm 3 và điểm 5 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ 

-----------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Số:         /2020/TT-BYT

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày     tháng      năm 2020

 

 

 

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2017/TT-BYT

ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

--------------

 

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

Điều 1. Sửa đổi bổ sung điểm 3 và điểm 5 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc như sau:

           

 

TT

Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại

Việt Nam

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng

trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc xin

Đối tượng

sử dụng

Lịch tiêm/uống

3

Bệnh bạch hầu

 

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu giảm liều

Trẻ em dưới 8 tuổi

Tiêm nhắc lại cho trẻ khi đủ 7 tuổi

5

 Bệnh uốn

 ván

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Trẻ em dưới 8 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi

 

Vắc xin uốn ván đơn giá

Phụ nữ có thai

1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu;

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 và trước khi sinh tối thiểu 2 tuần;

- Lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 6 tháng sau lần 2;

- Lần 4: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 3;

- Lần 5: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 4.

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu;

- Lần 2: ít nhất một tháng sau lần 1 và trước khi sinh tối thiểu 2 tuần;

- Lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 2.

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu;

- Lần 2: kỳ có thai lần sau và ít nhất 1 năm sau lần 1.

4. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại: Tiêm sớm 1 lần khi có thai lần đầu.

           

            Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày       tháng     năm 2020.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.

      

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐT);

- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);

- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

  thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Vụ, Cục, VPB, Thanh tra Bộ,

  Tổng cục thuộc Bộ Y tế;         

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

- Y tế các Bộ, ngành;                                        

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- TTYTDP/KSBT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cổng TTĐT Bộ Y tế;

- Lưu : VT, DP (03b), PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đỗ Xuân Tuyên

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY