Dự thảo Thông tư về tổ chức và hoạt động cấp cứu trước bệnh viện lần 3

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu trước bệnh viện lần 3
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Y tếTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

- Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc bao gồm: hoạt động sơ cấp cứu, cấp cứu, chăm sóc, vận chuyển đối tượng là người dân cần hỗ trợ cấp cứu.

- Tổ chức mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu trước bệnh viện.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /2021/TT-BYT

DỰ THẢO 3

Hà Nội, ngày       tháng     năm 2021

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CẤP CỨU TRƯỚC BỆNH VIỆN

 

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày     tháng    năm 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu trước bệnh viện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc bao gồm: hoạt động sơ cấp cứu, cấp cứu, chăm sóc, vận chuyển đối tượng là người dân cần hỗ trợ cấp cứu.

2. Tổ chức mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu trước bệnh viện.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động cấp cứu

1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu để cấp cứu và vận chuyển kịp thời người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.

2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu trước bệnh viện.

3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu người bệnh.

Điều 3. Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu trước bệnh viện

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lập danh sách các cở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện và năng lực chuyên môn để cấp cứu người bệnh.

- Trung tâm cấp cứu 115/Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố điều phối hoạt động cấp cứu của các cở khám, chữa bệnh tại địa bàn tỉnh thành phố.

 

 

Điều 4. Nội dung hoạt động cấp cứu trước bệnh viện

1. Sơ, cấp cứu người bệnh do Trung tâm cấp cứu 115 địa phương lựa chọn trong danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

2. Trung tâm Điều hành cấp cứu trước bệnh viện: Được đặt tại Trung tâm cấp cứu 115 hoặc Trạm cấp cứu/Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người bệnh theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu người bệnh.

Điều 5. Nhiệm vụ của Trung tâm cấp cứu 115/Trạm cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố

1. Cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến bệnh viện để tiếp tục điều trị

2. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chê chuyên môn theo quy định của Bộ Y Tế và các quy định khách của pháp luật

3. Tổ chức đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tập huấn chuên môn kỹ thuật vè cấp cứu ngoài bệnh viện

4. Tham mưu cho UBNH thành phố, Bộ Y Tế và Sở Y Tế xấy dựng và phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện đáp ứng nhu cầu của nhân dân

5. Hợp tác với với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước

6. Quản lý kinh tế:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

c. Tạo thêm nuồi kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác theo đún quy định của nhà nước

7. Quản lý cán bộ, viên chức, tải sản, tài chính theo quy định của nhà nước

8. Phát triển và điều phối mạnh lưới cấp cứu bao gồm các trạm cấp cứu 115, kết nôi với tất cả các Bệnh viện Trung ương và địa phương để đảm bảo cung cấp dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện cho hầu hết các khu vực cư dân trên địa bàn

9. Điều hành ứng phó những tình huống cấp bách khi xảy ra những sự cố thảm họa, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, hỏa hoạn, thiên tai.

Điều 6. Mô hình tổ chức hệ thống cấp cứu trước bệnh viện

1. Tại tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm cấp cứu trước bệnh viện ( sau đây gọi là 115 ). Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu , trực thuộc Sở Y Tế.

2. Đối với các địa phương có điều kiện, có thể xây dựng Trung Tâm cấp cứu 11 với 04 yếu tố thành trong một tổ chức thống nhất gồm:

- Bệnh viện 115

- Trung tâm điều phối cấp cứu

- Trung tâm đào tạo cấp cứu trước bệnh viện

- Mạng lưới các trạm cấp cứu khu vực

3. Đối với các địa phương chưa có điều kiện thành lập trung Cấp cứu 115, trước mắt thành lập tổ Cấp cứu 115 thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh. Các tổ cấp cứu 155 ngày phải bố trí nhân lựctrang thiết bị đảm bảo trực độc lập với khoa cấp cứu, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khoa cấp cứu khi tổ cấp cứu 115 đi làm nhiệm vụ

4. Bệnh viện tuyển quận, huyện, phải thành lập tổ chức Cấp cứu trước bệnh viện ( tổ cấp cứ 115 ) đặt dưới sự điều phối của Trung tâm cấp cứu 115 tuyến tỉnh.

Điều 7. Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của Trung tâm cấp cứu 115

1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Có đủ trang thiết bị, thuốc, phương tiện thông tn liên lạc, phương tiện vận chuyển cấp cứu phục vụ công tác công tác cấp cứu

2. Nhân lực

Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứ ngoài bệnh viện

3. Sổ, sách chuyên môn

- Có, sổ chuyên môn, hồ sơ bệnh án để ghi chép diễn bến của người bệnh trong quá trình cấp cứu và vân chuyển

- Có tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu

- Có bản đồ hàn chính khu vực, bản đồ giao thông khu vực ( hệ thống định vị toàn ầu GPS nếu có).

Điều 8. Quy định về tổ chức hoạt động của Trung tâm cấp cứu 115

1. Bộ phận điều hành cấp cứu có nhiệm vụ:

a. Tiếp nhận yêu cầu cấp cứu người bệnh qua số điện thoại 115

b. Người nhận thông tin phải ghi vào sổ đầy đủ các thông tin: thời gian, địa điểm yêu cầu cấp cứu, số lượng, tình trạng người bệnh, số điện thoại của người gọi cấp cứu

c. Điều động kíp cấp cứu đi làm nhiệm vụ, phối hợp chặc chẽ với tổ cấp cứu ngoài bệnh viện của các bệnh viên khác trong khu vực khi cần thiết

d. Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người bệnh viện cách sơ cứu, chăm sóc cho người bệnh trong thời gian chờ xe cấp cứu đến.

e. Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều phối cấp cứu.

f. Hợp tác Quốc tế, nghiên cứu khoa học, đào tạo về điều phối cấp cứu.

g. Duy trì kết nối thông tin giữa kíp cấp cứu 11, người bệnh, người nhà người bệnh, các cơ sở y tế và các lượng chức năng đảm bảo phối hợp tốt trong quá trình cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.

2. Kíp cấp cứu

Mỗi kíp gồm 01 bác sĩ ( hoặc 01 y sĩ hoặc 01 kỹ thuật cấp cứu ngoại viện Paramedic ), 01 đến 02 điều dưỡng, 01 người điều khiển phương tiện vận chuyển cấp cứu.

3 . Nhiệm vụ cả các cá nhân tham gia cấp cứu

a. Bác sĩ ( hoặc y sỹ hoặc Paramedic )

- Phối hợp với các lực lượng chức năn tổ chức đưa người bệnh ra khỏi khu vực đang bị đe dọa đến tính mạng

- Tổ chức cấp cứu người bệnh tại cộng đồng:

Tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng người bệnh triển khai việc cấp cứu và ổn định người bệnh

Làm bệnh án cho người bệnh theo quy định

Đối với người bệnh sau khi được cấp cứu, tùy theo tình trạng bệnh giải quyết:

+ Tình trạng bệnh nhẹ, ổn định : kê đơn, hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà

+ Tình trạng bệnh nặng sẽ chuyển đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất phù hợp với tình trạng bệnh.

- Trong trường hợp cấp cứu hàng loạt hoặc khả năng giải quyêt của kíp cấp cứu, phải khẩn trương  báo cáo trực lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạp và  yêu cầu hỗ trợ của các cơ sở y tế trong khu vực. Trong khi chờ hỗ trợ phải tổ chức cấp cứ bằng khả năng tối đa, tập trung vào phân loại và cấp cứ người bệnh theo mức độ ưu tiên

 b. Điều dưỡng

- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu, sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.

- Khẩn trương thực hiện y lệnh của bác sĩ, thực hiện các kỹ thuật cấp cứu theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Lấy mạch, huyền áp, nhiệt độ, nhịp thở, đánh giá tình trạng người bệnh và báo cáo kịp thời cho y, bác sĩ.

- Phối hợp với bác sĩ làm thủ thuật.

- Theo dõi và chăm sóc người bệnh, khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường của những người bệnh phải báo cáo ngay cho bác sĩ để kịp thơi xử trí.

- Sau khi sử dụng thuốc và các vật tư tiêu hao, phải bổ sung đầy đủ theo số lượng quy dịnh, bảo quản thuốc và dụn cụ cấp cứu, nhận và bàn giao đầy đủ giữa các kíp trực.

- Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn cho các trang thiếp bị, phương tiện vận chuyển cấp cứu.

c. Người điều khiến các phương tiện vận chuyển cấp cứu.

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu, sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.

- Điều khiển các phương tiện vận chuyển cấp cứu xuấ phát trong thời gian nhanh nhất kể từ khi      nhận được  lệnh điều động đi cấp cứu an toàn.

- Điều khiển phương tiện vận chuyển cấp cứu an toàn.

- Phối hợp với y, bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu người bệnh.

- Quản lý các thiết bị y tế trên phương tiện vận chuyển cấp cứu.

- Thường xuyên vệ sinh phương tiện vận chuyển cấp cứu.

4. Vận chuyển người bệnh tới bệnh viện

Kíp cấp cứu 115 có trách nhiệm:

a) Lựa chọn cơ sở y tế gần nhất phù hợp với tình trạng của người bệnh viện để vận chuyển tới liên hệ trước với liên hệ với cơ sở y tế đó để chuẩn bị tiếp nhận cấp cứu.

b) Tiếp tục các biện pháp cấp cứu và điều trị người bệnh trong suốt thời gian vận chuyển người bệnh.

5 . Bàn giao người bệnh tại bệnh viện

a. Việc bàn giao người bệnh được thực hiện giữa các bác sỹ bên giao và bên nhận

b. Nội dung bàn giao

- Tình trạng người bệnh trước, sau khi được cấp cứ ban đầu và hiện trạng bệnh lúc bàn giao

- Các thuốc đã dùng ( tên thuốc, hàm lượng, số lượng, các dùng ) và các biện pháp khác để cấp cứu người bệnh

c. Các cơ sở khám chưa bệnh tuyệt đối không được từ chối, đù đấy người bệnh khi cấp cứu 115 chuyển đến, phải kaarn trương tiếp nhận người bệnh.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.

2. Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh cần hỗ trợ cấp cứu được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Điều 10. Chi phí cho hoạt động cấp cứu trước bệnh viện

1. Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế.

2. Đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bệnh cần hỗ trợ cấp cứu. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bệnh, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.

Điều 11. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

1. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này.

2. Tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

3. Đăng tải công khai các dữ liệu về mạng lưới Trung tâm cấp cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Lập danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu trước bệnh viện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

b) Thống nhất và quy định việc chuyển tuyến đối với một số trạm cấp cứu ở địa bàn giáp ranh trong tỉnh và giữa các tỉnh bảo đảm phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật, khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thuận lợi cho người bệnh cần hỗ trợ cấp cứu.

2. Chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định hiện hành và quy định việc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố đối với người bệnh cần hỗ trợ cấp cứu.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tổ chức thực hiện Thông tư này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tổ chức trạm cấp cứu theo yêu cầu của Sở Y tế tỉnh, thành phố hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn của hoạt động cấp cứu chuyển tuyến.

3. Tổng hợp, báo cáo công tác cấp cứu trước bệnh viện thông theo quy định tại Thông tư này.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày         tháng     năm 2021.

Điều 15. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để chỉ đạo t/h);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc BYT;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC (G2b), KCB (05b).

BỘ TRƯỞNG



 



Nguyễn Thanh Long

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi