Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Y tế | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản; bao gồm cả khóm, ấp, buôn, làng, phum, sóc.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2023/TT-BYT | Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
DỰ THẢO 24-8-2023
THÔNG TƯ
Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ,
phạm vi khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tưQuy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh vànội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản;bao gồm cả khóm, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi là thôn, bản).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở thôn, bản (sau đây gọi là nhân viên y tế thôn, bản);
b) Cô đỡ thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở thôn, bản (sau đây gọi là cô đỡ thôn, bản).
c) Nhân viên y tế tổ dân phố áp dụng tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Thông tư này.
Điều 2. Tiêu chuẩn của nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản
- Về trình độ chuyên môn, đào tạo:
Hoàn thành (có chứng chỉ hoặc chứng nhận) chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
2. Tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản.
3. Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Điều 3. Chức năng của nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản
1. Nhân viên y tế thôn, bản có chức năng làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.
2. Cô đỡ thôn, bản có chức năng làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.
Điều 4. Nhiệm vụ, phạm vi khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản
- Nhân viên y tế thôn, bản:
a) Nhiệm vụ làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyên môn y tế khác
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục người dân tại thôn, bản về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, các bệnh không lây nhiễm và phòng chống dịch bệnh;
- Vận động các cặp vợ chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai và hướng dẫn thực hiện cho người dân tại thôn, bản;Tuyên truyền, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em;vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở y tế để sinh đẻ,đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ;
- Lập danh sách trẻ em thuộc diện tiêm chủng theo quy định, theo dõi phát
hiện biến chứng sau tiêm chủng;
- Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản;
- Tham gia quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn;
- Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng;
- Tham gia công tác dân số và thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
- Hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số triệu chứng, bệnh thông thường;
- Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã);
- Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản;
- Hướng dẫn người dân sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;
- Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
b) Nhiệm vụ tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi sau:
- Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn;
- Xử trí ban đầu, chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng;
- Chăm sóc thai nghén, phát hiện những dấu hiệu bất thường, xử trí ban đầu và hỗ trợ chuyển tuyến đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh;
- Xử trí đẻ rơi cho phụ nữ mang thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
- Hướng dẫn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ;
- Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi;Tham gia hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: cân, đo, chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 05 tuổi;
- Hướng dẫn, tư vấn thực hiện kế hoạch hoá gia đình; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế;
- Tham gia quản lý, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, tâm thần, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình;
- Cô đỡ thôn, bản
a) Nhiệm vụ làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và chuyên môn y tế khác
- Tuyên truyền, hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em;Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván khi mang thai, đến cơ sở y tế để sinh đẻ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi;
- Tuyên truyền các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai phải đến ngay cơ sở y tế; tuyên truyền nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, hướng dẫn cách cho trẻ bú và ăn bổ sung hợp lývà phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 05 tuổi;
- Tham gia công tác dân số và thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi dụng cụ cô đỡ thôn, bản;
- Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã;
- Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ;
- Hướng dẫn sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;
- Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
b) Nhiệm vụ tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi sau:
- Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời;
- Khám thai, phát hiện thai nghén sớm; Lập phiếu theo dõi thai sản, vận động các phụ nữ mang thai đi khám thai ít nhất 4 lần/thai kỳ và đến đẻ tại cơ sở y tế;
- Cung cấp các sản phẩm vi chất sắt và a xit folic hoặc sản phẩm đa vi chất theo hướng dẫn của Trạm y tế xã;
- Xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ ngoài cơ sở y tế và hỗ trợ chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời;
- Xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; Đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ có thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
- Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ, xử trí ban đầu, thông báo Trạm y tế xã hỗ trợ hoặc huy động người nhà và cộng đồng chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế kịp thời. Hộ tống bà mẹ đang chuyển dạ đến cơ sở y tế;
- Khám và xử trí, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ tại nhà:
+ Đối với bà mẹ: Quan sát toàn thân và trạng thái tinh thần; đo mạch, thân nhiệt, huyết áp; khám vú vàhỗ trợ bà mẹ xử trí tụt núm vú, cương đau vú, tắc tia sữa, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cho con bú; khám nắn bụng, kiểm tra co hồi tử cung; kiểm tra tầng sinh môn, sản dịch; phát hiện các dấu hiệu bất thường của bà mẹ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.
+ Đối với trẻ sơ sinh: Cân trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ; tình trạng bú sữa mẹ hoàn toàn; khám đánh giá tình trạng toàn thân: mạch, tần số thở, tiếng thở của trẻ; phát hiện các bất thường hoặc dị tật bẩm sinh về thính giác, thị giác, tiết niệu, không có hậu môn; khám da, vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho trẻ; khám rốn và chăm sóc rốn; phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của trẻ và chuyển đến cơ sở y tế khi cần thiết.
- Hướng dẫn, tư vấn vệ sinh phụ nữ, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
- Hướng dẫn, tư vấn thực hiện kế hoạch hoá gia đình; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 5. Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đối với nhân viên y tế thôn, bản:
a) Các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản được quy định tại Phụ lục I, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
- Đối với cô đỡ thôn, bản:
a) Các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với cô đỡ thôn, bản, tối được quy định tại tại Phụ lục II, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.
b) Các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản chuyển làm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản được quy định tại Phụ lục III, thời gian đào tạo tối thiểu (03) tháng.
Điều 6. Chế độ phụ cấp, phương tiện, phương thức làm việc và mối quan hệ công tác.
1. Chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và trợ cấp, hỗ trợ thêm (nếu có) từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Mỗi nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản được trang bị các thiết bị, dụng cụ y tế theo danh mục do Bộ Y tế quy định.
3. Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoạt động theo chế độ không chuyên trách tại thôn, bản, chủ động bố trí, sắp xếp thời gian để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, phạm vi hoạt động theo quy định tại Thông tư này.
4. Mối quan hệ công tác: Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡthôn, bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Trạm y tế xã; chịu sự quản lý, giám sát về hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, bản; Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản có mối quan hệ công tác phối hợp với nhau và phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại thôn, bản.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
- Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định số lượng, quy trình xét chọn, đơn vị quản lý; Ủy ban nhân dân huyện chi trả chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản theo quy định hiện hành;
- Trường hợp thôn, bản được bố trí 01 nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và 01 cô đỡ thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương và hiệu quả hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn, bản quyết định nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể không phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh chữa bệnh đối với bà mẹ và trẻ em.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
2. Bãi bỏ Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Y tế về Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp và lộ trình thực hiện
Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản đang làm việc kể từ trước ngày hiệu lực của Thông tư này tiếp tục được làm việc theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này đến hết năm 2025;
Từ ngày 01/01/2026, nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản thực hiện theo tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn |