Dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế dự phòng phòng, chống HIV/AIDS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Y tếTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS là căn cứ cho việc xác định giá, xây dựng dự toán hoạt động cung ứng dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:       /      /TT-BYT

Hà Nội, ngày    tháng   năm   

THÔNG TƯ

Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS là căn cứ cho việc xác định giá, xây dựng dự toán hoạt động cung ứng dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ sở y tế công lập thực hiện dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến cung ứng dịch vụ y tế dự phòng thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

3. Định mức kinh tế kỹ thuật quy định tại Thông tư này không được sử dụng để kiểm soát các khoản thanh toán tại các cơ sở y tế công lập. Các khoản chi tại cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hiện hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Định mức kinh tế kỹ thuật này chưa bao gồm các hao phí, chi phí thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm HIV và các xét nghiệm liên quan đến khám chữa bệnh HIV.

5. Thuốc, hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ và các hao phí khác sử dụng để thực hiện dịch vụ nhưng chưa có trong định mức kinh tế - kỹ thuật được tính vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 2. Nội dung và cách tính định mức kinh tế- kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS

1. Định mức thuốc, hóa chất, vật tư y tế

a) Định mức thuốc, hóa chất vật tư y tế hao phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế trực tiếp để thực hiện 01 dịch vụ.

b) Định mức mỗi thuốc, hoá chất, vật tư y tế được tính theo công thức sau:

Định mức thuốc, hóa chất, vật tư y tế

    Số lượng thuốc, hoá chất, vật tư y tế sử dụng

= -------------------------------------------------------------

Số lượng dịch vụ hoàn thành

c) Hao hụt thuốc, hoá chất, vật tư y tế (nếu có) được tính vào số lượng thuốc, hoá chất, vật tư y tế sử dụng.

2. Định mức lao động

a) Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và hao phí lao động gián tiếp để thực hiện 01 dịch vụ.

b) Định mức lao động trực tiếp được tính theo vị trí làm việc, thời gian của người lao động để thực hiện 01 dịch vụ.

c) Hao phí lao động gián tiếp được tính theo tỷ lệ % chi phí lao động trực tiếp tính theo định mức quy định tại điểm b khoản này.

3. Định mức trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ

a) Trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ bao gồm trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp sử dụng thực hiện dịch vụ và trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ hỗ trợ thực hiện dịch vụ, không bao gồm tài sản cố định.

b) Định mức trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ là hao phí về trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng để thực hiện 01 dịch vụ.

c) Định mức mỗi trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ được tính theo công thức sau:

Định mức trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ

    01 đơn vị tính của trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ

-----------------------------------------------------------------------------

Số lượng dịch vụ hoàn thành

Đối với trang thiết bị, vật tư, công cụ, dụng cụ sử dụng trong nhiều năm thì thời gian để tính số lượng dịch vụ hoàn thành theo tình hình sử dụng nhưng không quá 3 năm.

4. Định mức hao phí quản lý

a) Định mức hao phí quản lý được xác định theo tỷ lệ % tổng chi phí tính theo định mức quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

b) Hao phí quản lý bao gồm khoản:

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

- Chi phí thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn;

- Chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;

- Chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

- Các khoản chi phí khác.

5. Định mức tích lũy

Định mức tích lũy theo quy định của pháp luật được xác định theo tỷ lệ …. % tổng chi phí thực hiện dịch vụ.

Điều 3: Phương pháp xác định định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Phương pháp thống kê, tổng hợp là phương pháp xây dựng định mức trên cơ sở các số liệu thống kê ở các thời gian trước được tổng hợp, phân tích để đánh giá sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã ban hành.

2. Phương pháp phân tích, thực nghiệm là phương pháp xây dựng định mức trong đó các hao phí về thời gian lao động, thời gian sử dụng dụng cụ, thiết bị, vật tư, vật liệu thực hiện các nội dung công việc được xác định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật hiện tại của đơn vị. Số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá với những nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí và các quy trình, quy định có liên quan để điều chỉnh hao phí định mức khi cần thiết.

3. Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.

4. Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực để đánh giá các yêu cầu kỹ thuật, nội dung công việc cần thực hiện để đưa ra các hao phí định mức.

Điều 4. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS

  1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

2. Căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành tại Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định áp dụng định mức cụ thể phù hợp với hoạt động y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày     tháng    năm 2024. 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ trưởng, các thứ trưởng Bộ TTTT;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TTTT; Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ:
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 


Nguyễn Thị Liên Hương


Để xem đầy đủ, chi tiết nội dung dự thảo, độc giả có thể tải tại đây!
Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi