Dự thảo Thông tư hướng dẫn về cấp Giấy chứng sinh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy định cấp Giấy chứng sinh
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Tư pháp-Hộ tịch Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Y tếTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp mới, cấp lại Giấy chứng sinh; in và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh; cách ghi Giấy chứng sinh và báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh.

Tải Thông tư

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Thong tu ve cap Giay chung sinh DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ Y TẾ

Số:          /2019/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày      tháng    năm 2019 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quy định Cấp Giấy chứng sinh

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Điều 5 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH 13 ngày 20/11/2014;

Thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quy định cấp giấy chứng sinh như sau:

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp mới, cấp lại Giấy chứng sinh; in và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh; cách ghi Giấy chứng sinh và báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh.

Điều 2.  Thẩm quyền và thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh

1. Thẩm quyền cấp mới Giấy chứng sinh

a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;

b) Nhà hộ sinh;

c) Trạm y tế cấp xã;

d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế bộ, ngành.

2. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng sinh

a) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế:

Trước khi ra viện, người mẹ phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

+ Khi đến sinh con tại cơ sở y tế, Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên  mang thai hộ phải nộp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1) Bản chính Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; 2) Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ (mang theo bản chính để đối chiếu).

 + Trước khi ra viện, người mẹ Bên nhờ mang thai hộ và Bên  mang thai hộ đều phải xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân.

b) Cấp giấy chứng sinh lần đầu đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người mẹ. Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả.

+ Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp giấy chứng sinh.

3. Thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh

a) Đối với trường hợp trẻ sinh ra tại cơ sở y tế:

Gia đình của trẻ nộp các giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ theo quy định, đối chiếu thông tin và ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký.

Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo mẫu qui định tại Phụ lục 01B ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ của trẻ  (Bên nhờ mang thai hộ) có trách nhiệm đọc, kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký.

Giấy chứng sinh qui định tại Phụ lục 01B là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ của trẻ (Bên nhờ mang thai hộ) để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ:

Trong thời gian 30 ngày sau sinh, Cha, Mẹ hoặc Người nuôi dưỡng của trẻ nộp cho trạm y tế xã/ phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bà mẹ tạm trú ít nhất 03 tháng trước ngày sinh hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo qui định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc.

Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

Điều 3. Thẩm quyền và thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh

1. Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng sinh

Các cơ sở y tế đã cấp giấy chứng sinh lần đầu cho trẻ. Bao gồm:

- Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi;

-  Nhà hộ sinh;

- Trạm y tế xã/phường;

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế Bộ, Ngành.

2. Điều kiện cấp lại Giấy chứng sinh

+ Thời hạn xin cấp lại Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định về thời gian lưu hồ sơ bệnh án;

+ Trẻ  sinh ra mà chưa đi đăng ký khai sinh, thì Cha, Mẹ hoặc Người nuôi dưỡng của trẻ có đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng sinh được cấp nhưng có nhầm lẫn, sai sót về thông tin ghi trên giấy chứng sinh;

b) Giấy chứng sinh được cấp nhưng bị mất, bị rách, bị hỏng.

3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh

a) Đối với trường hợp Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn, sai sót:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Giấy chứng sinh gốc đã được cấp lần đầu.

+ Giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn, sai sót.

đối với trường hợp nhầm lẫn, sai sót về họ, tên người mẹ; họ, tên người vợ bên nhờ mang thai hộ thì nộp bản chính xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn và nộp bản phô tô công chứng Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người bị nhầm lẫn, sai sót (xuất trình bản chính để đối chiếu);

 đối với các nhầm lẫn, sai sót khác của người mẹ/người vợ bên nhờ mang thai hộ/ người chồng bên nhờ mang thai hộ thì nộp bản phô tô công chứng Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người bị nhầm lẫn, sai sót (xuất trình bản chính để đối chiếu).

 + Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân của người đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh.

b) Đối với trường hợp Giấy chứng sinh bị mất, rách, hỏng:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ (mang theo bản chính để đối chiếu).

+ Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân của người mẹ. Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả.

+ Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân của người đề nghị cấp lại giấy chứng sinh.

4. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh

Cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ nộp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh lần đầu cho trẻ các hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 (đối với trường hợp xin cấp lại Giấy chứng sinh do nhầm lẫn, sai sót); hoặc Điểm b Khoản 3 (đối với trường hợp xin cấp lại Giấy chứng sinh do bị mất, rách, hỏng) Điều này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn xin cấp lại Giấy chứng sinh, giấy tờ chứng minh sự nhầm lẫn, sai sót và các hồ sơ liên quan được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc.

Điều 4. In và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh

1. Giấy chứng sinh được in sẵn và đóng thành sổ. Kích thước của Sổ Giấy chứng sinh là khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Mỗi trang trong sổ được chia thành 02 phần có nội dung giống nhau để ghi các thông tin liên quan đến trẻ sinh ra sống. Trong trường hợp những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý thì không nhất thiết đóng thành sổ, nhưng phải bảo đảm in và cấp Giấy chứng sinh cho trẻ đúng mẫu quy định tại Thông tư này.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm lập kế hoạch in và cung cấp mẫu Giấy chứng sinh miễn phí cho trạm y tế cấp xã. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tự in ấn để sử dụng.

Điều 5. Cách ghi Giấy chứng sinh

Việc ghi Giấy chứng sinh được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2A và Phụ lục số 2B ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh

1. Nội dung báo cáo thống kê số liệu cấp Giấy chứng sinh bao gồm:

a) Tổng số trẻ sinh ra sống;

b) Tổng số trẻ sinh ra sống được cấp Giấy chứng sinh;

2. Việc báo cáo các các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Y tế về việc báo cáo thống kê y tế.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

 2.Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh; Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, Điều 16 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn về sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Mẫu Giấy chứng sinh được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế để in và sử dụng.

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

Mẫu giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh; Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số/KHHGĐ; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần giải thích và hướng dẫn, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em) để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo,  Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);

- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các Bệnh viện trực thuộc Bộ; Y tế các Bộ, ngành;

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Bộ Y tế;
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Lưu: VT, PC, KHTC, BMTE.

BỘ TRƯỞNG


 
 


 

Nguyễn Thị Kim Tiến

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Thông tư DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi