Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi Luật Phòng chống nhiễm vi rút HIV/AIDS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) lần 2
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Y tếTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về:
- Quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác (sau đây viết tắt là cơ sở quản lý).
- Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV.
- Nguồn và phương thức chi trả chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

 

CHÍNH PHỦ

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Số:    /2021/NĐ-CP

DỰ THẢO 2

Hà Nội, ngày    tháng 5 năm 2021

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 71/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS),

 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về:

1. Quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIVtrong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác (sau đây viết tắt là cơ sở quản lý).

2. Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV.

3. Nguồn và phương thức chi trả chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.

Điều 2. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.

 

Chương II
QUẢN LÝ, TUYÊN TRUYỀN, TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM,CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIVTRONG CƠ SỞ QUẢN LÝ

 

Điều 3. Quản lý, chăm sóc đối tượng

1. Bố trí ăn ở, sinh hoạt, học tập, lao động, sản xuất cùng với các đối tượng khác trong cơ sở. Không bố trí đối tượng nhiễm HIV thành đội hoặc tổ riêng để học tập, lao động, sinh hoạt, chữa bệnh, trừ trường hợp mắc các bệnh phải thực hiện điều trị cách ly theo quy định của pháp luật.

2. Việc bố trí công việc, lao động phải bảo đảm phù hợp với tình hình sức khỏe của đối tượng nhiễm HIV; không bố trí đối tượng nhiễm HIV làm công việc dễ bị nhiễm trùng, dễ xây xước da hoặc có khả năng lây truyền HIV cho người khác.

3. Theo dõi sức khỏe, thực hiện công tác tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc hỗ trợ, điều trị khi cần thiết.

Điều 4: Phân loại đối tượng quản lý

Sau khi tiếp nhận đối tượng quản lý, cơ sở quản lý phân loại đối tượng như sau:

a) Khai thác tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng ma túy của đối tượng quản lý, trong đó cần chú trọng khai thác thông tin về tình trạng nhiễm HIV và tiền sử điều trị bằng thuốc kháng HIV, điều trị bằng thuốc thay thế;

b) Sau khi phân loại tình trạng sức khỏe của đối tượng, cơ sở quản lý triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng quản lý theo các nội dung sau đây:

- Trường hợp đối tượng quản lý đã điều trị HIV/AIDS thực hiện theo điểm a Khoản 4 Điều 8 Nghị định này; Trường hợp đối tượng quản lý đã điều trị thay thế ngoài cộng đồng thực hiện theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 6Nghị định này;

- Trường hợp đối tượng quản lý đã biết tình trạng nhiễm HIV nhưng chưa được điều trị HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Trường hợp đối tượng quản lý có hành vi nguy cơ cao chưa biết tình trạng nhiễm HIV thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp đối tượng quản lý thông báo đã nhiễm HIV nhưng chưa được điều trị HIV/AIDS, cơ sở quản lý thực hiện xét nghiêm khẳng định HIV dương tính cho đối tượng quản lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.Việc xét nghiệm khẳng định HIV dương tính lại cho đối tượng quản lý thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Trường hợp đối tượng quản lý có hành vi nguy cơ cao chưa biết tình trạng nhiễm HIV, cơ sở quản lý có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Sau khi có kết quả xét nghiệm HIV của đối tượng quản lý, cơ sở quản lý có trách nhiệm:

a) Trường hợp đối tượng quản lý có kết quả xét nghiệm HIV dương tính, cơ sở quản lý có trách nhiệm tiến hành việc quản lý, chăm sóc cho đối tượng quản lý theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và điều trịthuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý theo quy địnhtại Điều 8 Nghị định này.

b) Tiến hành lại việc tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định này đối với các trường hợp đối tượng quản lý có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 3 tháng tính từ thời điểm được làm xét nghiệm khi mới vào cơ sở quản lý.

Điều 5. Tuyên truyền và tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS

1. Nội dung tuyên truyền và tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS

a)  Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.

b) Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

c) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.

d) Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.

đ) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

g) Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác.

g) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

2. Hình thức tuyên truyền và tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS

a) Phát thanh thông tin về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống truyền thanh của cơ sở.

b) Truyền thông nhóm: Nói chuyện với nhóm hoặc thảo luận nhóm.

c) Truyền thông cá nhân: Gặp gỡ nói chuyện với cá nhân hoặc tư vấn với cá nhân.

d) Truyền thông nhân sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS; Các buổi văn nghệ và các sự kiện lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện của cơ sở quản lý hoặc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

đ) Lồng ghéo các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở quản lý.

e) Sản xuất, cấp phát các tài liệu truyền thông đến các đối tượng đích.

3. Tần suất tuyên truyền và tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS: Mỗi đối tượng đích phải được tham dự ít nhất 2 lượt truyền thông, tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong một năm với bất kỳ hình thức nào.

Điều 6. Dự phòng lây nhiễm HIV

1. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

a) Điều kiện thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thếtheo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018thì được thực điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho đối tượng quản lý.

b)Trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiệnthực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở quản lý phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Sau đây viết tắt là Sở Y tế ) chỉ định cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế ngoài cộng đồng thuộc phạm vi quản lý thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quản lý.Các cơ sở quản lý trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng chỉ định cơ sở điều trị.

c) Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

d) Việc chuyển tiếp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho đối tượng quản lý trở về cộng đồng thực hiện theo Khoản 4 và 5 Điều 9 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP.

2. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV

a) Điều kiện thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.          b) Trường hợp cơ sở quản lý không đáp đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV,  cơ sở quản lý phối hợp với Sở Y tế chỉ định cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV ngoài cộng đồng thuộc phạm vi quản lý thực hiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIVcho các đối tượng quản lý. Các cơ sở quản lý trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng chỉ định cơ sở điều trị.

c) Việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các đối tượng quản lý thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Điều 7. Tư vấn xét nghiệm HIV

1. Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm khẳng định HIV dương tính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định và đáp ứng đủ điều kiện về người tư vấn theo quy định của Bộ Y tế thì được thực hiện xét nghiệm HIV cho các đối tượng quản lý.

2. Điều kiện thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV: 

a) Nhân viên làm tư vấn vấn trước và sau xét nghiệm HIV/AIDS được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.

b) Địa điểm thực hiện tư vấnđảm bảo tính riêng tư.

3. Nội dung tư vấn và kỹ thuật xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

4. Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV,  cơ sở quản lý phối hợp với cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn triển khai tư vấn, xét nghiệm HIV cho các đối tượng quản lý.

Điều 8: Điều trị bằng thuốc kháng HIV

1. Điều kiện thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủđược thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý

2. Trường hợp cơ sở quản lý không đáp đủ điều kiện điều trị bằng thuốc kháng HIV,  cơ sở quản lý phối hợp với Sở Y tế chỉ định cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV ngoài cộng đồng thuộc phạm vi quản lý thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIVcho các đối tượng quản lý. Các cơ sở quản lý trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng chỉ định cơ sở điều trị.

3. Việc điều trị bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

4. Việc chuyển tiếp điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý được thực hiện như sau:

a) Đối tượng quản lý đang điều trị thuốc kháng HIV trước khi vào cơ sở quản lý được tiếp tục điều trị;

b) Trường hợp đối tượng quản lý được về cộng đồng cơ sở quản lý có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển tiếp điều trị thuốc kháng HIV và cấp thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 9. Lập kế hoạch, phân phối, quản lý và cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí, thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý

1. Bộ Y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng thuốc kháng HIV và thuốc điều trị thay thế cho các đối tượng quản lý.

2. Quy trình lập kế hoạch, phân phối, quản lý và cấp phát thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế cho đối tượng quản lýthực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

 

Chương III
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV
BẰNG THUỐC KHÁNG HIV

 

Điều 10. Điều kiện của cơ sở điều trịdự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV

1. Cơ sở triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIVphải đảm bảo các điều kiện quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ

2. Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ tập huấn về điều trị HIV/AIDS.

3. Thực hiện việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 11. Kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV

1. Chỉ Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ tập huấn về điều trị HIV/AIDSmới được phép kê đơn thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.

2. Người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

 

Chương IV
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ

CHI PHÍ XÉT NGHIỆM HIV CHO PHỤ NỮ MANG THAI

 

Phương án 1: Ngân sách địa phương đảm bảo cho phụ nữ mang thai thuộc phạm vi quản lý tại địa phương (có đăng ký cư trú tại địa phương)

Điều 12. Nguồn ngân sách nhà nước

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo chỉ định chuyên môn theo phân cấp ngân sách hiện hành cho đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS

2. Các cơ sở y tế có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện đầy đủ chế độ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bố trí kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai có đăng ký cư trú tại địa phương.

Điều 13. Phương thức chi trả

1. Lập dự toán chi phí xét nghiệm HIV:

a) Định kỳ hằng năm cùng thời điểm lập dự toán ngân sách, căn cứ quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo quy định chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế, các cơ sở y tế có chức năng quản lý, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm các cơ sở thuộc hệ thống công lập và ngoài công lập (Sau đây viết tắt là cơ sở y tế) có trách nhiệm lập dự toán kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS và gửi Sở Y tế để được thẩm định, tổng hợp theo quy định.

b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai của các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của địa phương và dự toán kinh phí xét nghiệm HIV của phụ nữ mang thai cư trú tại địa phương chăm sóc thai sản tại các tỉnh, thành phố khác gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo thẩm quyền.

2. Quy trình thanh toán

Các cơ sở y tế có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp kinh phí đã chi cho xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo nơi cư trú gửi Sở Y tế tại địa phương tổng hợp, thẩm định và chuyển Sở Tài chính xem xét, giải quyết theo quy định đồng thời gửi đề nghị thanh toán và tổng hợp kinh phí đã chi xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phụ nữ mang thai thực hiện xét nghiệm HIV tại cơ sở.

Phương án 2: Ngân sách địa phương đảm bảo xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai chăm sóc thai sản tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Điều 12. Nguồn ngân sách nhà nước

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo chỉ định chuyên môn theo phân cấp ngân sách hiện hành cho đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS

2. Các cơ sở y tế có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện đầy đủ chế độ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bố trí kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

Điều 13. Phương thức chi trả

1. Lập dự toán chi phí xét nghiệm HIV:

a) Định kỳ hằng năm cùng thời điểm lập dự toán ngân sách, căn cứ quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo quy định chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế, các cơ sở y tế có chức năng quản lý, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm các cơ sở thuộc hệ thống công lập và ngoài công lập (Sau đây viết tắt là cơ sở y tế) có trách nhiệm lập dự toán kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS và gửi Sở Y tế để được thẩm định, tổng hợp theo quy định.

b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai của các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của địa phương gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo thẩm quyền.

2. Quy trình thanh toán

Các cơ sở y tế có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp kinh phí đã chi cho xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai phát sinh trong năm gửi Sở Y tế tại địa phương

 

Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2021.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội;

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 

 


Nguyễn Xuân Phúc

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi