Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 939/UBND-KGVX Hà Nội triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 939/UBND-KGVX
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 939/UBND-KGVX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Ngô Văn Quý |
Ngày ban hành: | 19/03/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Công văn 939/UBND-KGVX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ____________ Số: 939/UBND-KGVX V/v Triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2020
|
Kính gửi:
- Sở Y tế;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Công Thương;
- Sở Văn hóa và Thể thao;
- Sở Ngoại vụ;
- Sở Du lịch;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Kế hoạch số 180-KH/TU ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (văn bản đã gửi các đơn vị).
Về việc này, UBND Thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:
Yêu cầu các Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, rà soát, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định; tham mưu, báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền ./.
Nơi nhận: - Như trên; - Đ/c Bí thư Thành ủy; - Các đ/c Phó Bí thư Thành ủy; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý; - Văn phòng Thành ủy; - VPUB: CVP, PCVP: L.T. Lực, Đ.H.Giang, phòng KGVX, KT, TKBT; - Lưu: VT, KGVXAn. (SĐ: 8828) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|
THÀNH ỦY HÀ NỘI * Số 180-KH/TU | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ________________________ Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lây lan rất nhanh, nghiêm trọng tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Thời gian qua, toàn hệ thống chính trị Thủ đô đã chủ động vào cuộc, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và của Thành ủy, UBND Thành phố; kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới, tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân Thủ đô trong thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố; cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô nhận thức đúng về tình hình, tính chất nguy hiểm và tác hại của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch; qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân để chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
2. Thông qua tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; quyết tâm kiểm soát dịch, không để lây lan, bảo đảm phát triển kinh tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân, góp phân tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2020.
3. Công tác tuyên truyền cần rộng khắp, kịp thời, chính xác, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể; bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh và sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền các cấp; đấu tranh có hiệu quả, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các tin giả, bịa đặt gây ảnh hưởng tiêu cực trong phòng, chống dịch.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền, làm rõ tình hình và tính chất nguy hiểm, nguy cơ và tác hại của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19; tập trung tuyên truyền chính xác, kịp thời diễn biến tình hình của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,
2. Tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thành phố tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng chống dịch Covid-19; Công văn số 1344-CV/TU ngày 30/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/02/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội...; các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội và các khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh lây lan.
Xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp, các ngành trên tinh thần quyết tâm cao nhất trong công tác phòng, chống dịch: từ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; chuẩn bị trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân; bảo đảm kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống tại chỗ; việc xây dựng các phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây lan dịch cho đến công tác thông tin tuyên truyền đến từng người dân, công tác kiểm soát, quản lý, xử lý vi phạm về đầu cơ, tăng giá thuốc và các loại vật tư, trang thiết bị y tế, khẩu trang phục vụ phòng, chống dịch bệnh...
3. Tuyên truyền, giáo dục người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, với phương châm tự dự phòng là chính. Tập trung tuyên truyền, vận động những người đã đi qua vùng dịch, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao yên tâm, tin tưởng và tự giác khai báo y tế, đến các cơ sở y tế khám, điều trị khi có các triệu chứng của bệnh; thực hiện các biện pháp cách ly khoa học, tránh biểu hiện kỳ thị, xa lánh. Gắn công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh với tuyên truyền, phổ biến Luật xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam; Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các văn bản quy phạm pháp luật về cấm nhập khẩu, tiêu thụ động vật hoang dã,... nhằm góp phần hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm.
4. Tuyên truyền, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị làm tốt công tác phòng, chống dịch.
5. Phát hiện, đấu tranh kịp thời với những biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với sức khỏe, tính mạng của người dân; những hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; những hành vi che giấu thông tin gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch, Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả đối với các thông tin sai lệch (cả ở ngoài xã hội và trên môi trường mạng internet) về dịch bệnh gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xâu tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thủ đô và đất nước.
6. Thông tin về đường dây nóng nhằm tiếp nhận, xử lý và chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình, diễn biến dịch bệnh trến cả nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng và các thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh từ các kênh thông tin chính thống: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Website Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, Website Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế; các báo của Thành phố: Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị, Phụ nữ Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, An ninh Thủ đô..., cổng thông tin điện tử Thành phố, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN CHỦ YẾU
- Thông tin, tuyên truyền trên báo chí: thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh phát sóng vào các khung giờ vàng, ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Tuyên truyền qua các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, bản tin, thông báo nội bộ, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi - đáp...).
- Tuyên truyền trực quan tại nơi công cộng bằng băng - rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng LED... nhất là trên các tuyến đường trung tâm, trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, trường học, bệnh viện, cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, cầu thang máy các khu chung cư...
- Tuyên truyền thông qua các buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên đề của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội....
- Tuyên truyền trên các website, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường thời lượng, tần xuất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình nhằm thông tin kịp thời các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền bằng xe lưu động đến từng địa bàn dân cư, chú trọng các thôn, xã vùng sâu, vùng xa trung tâm.
- Tuyên truyền trên internet, mạng xã hội: các cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại, cách phòng, chống dịch trên internet, mạng xã hội trong và ngoài nước (Facebook, Zalo, Youtube, VCNET...).
- Sử dụng hệ thống các kênh thông tin tuyên truyền, đấu tranh phản bác trên mạng xã hội của Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong đăng tải chia sẻ tin, bài về dịch bệnh Covid-19.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Cản sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố: Tập trung chỉ đạo tuyên truyền tổng thể tất cả các giải pháp và phương án ứng phó của Thành phố để phòng chống dịch Covid-19, trên cơ sở đó các cấp, các ngành của Thành phố triển khai nhất quán có hiệu quả công tác phòng, chống dịch tạo sự yên tâm, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Khi tổ chức họp Ban Chỉ đạo Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo tính chính xác của thông tin, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành ủy mời các cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam, VTV, VOV, báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo khác lấy thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam hoặc người phát ngôn của Thành phố để đăng tin.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành của Thành phố thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể như sau:
- Sở Y tế:
+ Chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các sở, ban, ngành, địa phương về diễn biến của dịch, kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành ủy trong chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là xây dựng phương án tuyên truyền, ổn định trật tự, an toàn xã hội trong trường hợp bùng phát dịch.
+ Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là các nhân viên y tế nêu cao vai trò, trách nhiệm để vừa làm tốt vai trò của người thầy thuốc, vừa là những tuyên truyền viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa và giữ gìn, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Phân công người phát ngôn và thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn đối với những nội dung liên quan tới công tác phòng, chống dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Sở Y tế.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Quản lý chặt chẽ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống thông tin cơ sở về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch; kiên quyết xử phạt nghiêm minh việc tuyên truyền không chính xác, gây hoang mang cho người dân.
- Sở Công thương: Tuyên truyền công tác chuẩn bị, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để nhân dân yên tâm không đầu cơ tích trữ tạo khan hiếm giả gây mất ổn định xã hội. Thông tin để người dân biết các đường dây nóng, các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong buôn bán hàng hóa, trang thiết bị, vật tư y tế, hàng hóa không rõ nguồn gốc.
- Sở Văn hoá - Thể thao và Sở Du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền cổ động trực quan về dịch bệnh, nhất là tại nơi công cộng và các cơ sở y tế, trường học, điểm văn hóa, du lịch. Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách về việc tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong các nhà trường; chú ý tới các trường mẫu giáo, tiểu học - nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Vận động giáo viên và học sinh tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng; chú trọng thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh để tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng của phụ huynh, học sinh, nhất là đối với các trường học nội trú và bán trú, sau khi đi học trở lại.
- Sở Ngoại vụ: Chủ động xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài và các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Hà Nội về diễn biến tình hình dịch bệnh với nội dung và hình thức phù hợp; khẳng định quyết tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch và các hoạt động của Năm ASEAN 2020.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Tuyên truyền công tác đảm bảo an sinh xã hội cho những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử vong (nếu có) do dịch bệnh Covid-19 theo quy định. Thông tin tuyên truyền công tác phòng chống dịch cho đối tượng là học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề và đối tượng là người lao động nước ngoài trên địa bàn Thành phố.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Dự trù, trình UBND Thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.
2. Ban Tuyên giáo Thành ủy: Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền; tăng cường công tác kiểm tra, định hướng và quản lý tốt việc đăng tải thông tin, tuyên truyền trên báo chí, mạng xã hội đề chỉ đạo tổ chức các biện pháp thông tin, tuyên truyền kịp thời, hiệu quả; đăng tải trên bản tin “Thông tin nội bộ” Thành phố, Trang thông tin điện tử Đảng bộ Thành phố; tổ chức nắm bắt tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trước diễn biến của dịch bệnh, qua đó dự báo tình hình, xây dựng kịch bản thông tin, tuyên truyền trong trường hợp dịch bùng phát, lan rộng nhằm nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận xã hội; phát hiện, đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin thất thiệt gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng xấu tới công tác phòng, chống dịch.
3. Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị- xã hội Thành phố: Phối hợp với ngành y tế và các sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị-xã hội về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng. Có hình thức biểu dương, nhân rộng các hành động nhân văn mang ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuyên truyền tạo dư luận lên án mạnh mẽ các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bất chính.
4. Bộ Tư lệnh Thủ đô
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh quân y báo cáo, khai báo bệnh các trường hợp dân sự điều trị tại các bệnh viện quân đội; quân nhân sinh sống trong khu dân cư để ngành y tế phối hợp giám sát và phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền phương án triển khai khu vực cách ly và các bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng, chống dịch trong tình huống khẩn cấp.
5. Công an Thành phố
- Chủ động đấu tranh, trấn áp có hiệu quả với các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân với chế độ, gây hoang mang, bất an cho xã hội.
- Chỉ đạo Cảnh sát môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền việc xử lý nghiêm theo pháp luật những đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
6. Các quận, huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch của Thành ủy. Phối hợp với ngành y tế và các cơ quan liên quan lãnh đạo toàn diện, hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, đồng thời, biểu dương tinh thần, ý thức trách nhiệm của các đơn vị làm tốt công tác phòng, chống dịch tại địa phương, đơn vị.
- Vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đăng tải, chia sẻ thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, các chủ trương, chính sách cửa Đảng, Chính phủ, các khuyến cáo, khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan chức năng trên mạng xã hội.
- Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời đấu tranh có hiệu quả đối với các thông tin sai lệch về dịch bệnh gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế xã hội cửa địa phương, Thủ đô và đất nước.
7. Các báo, đài, bản tin Thành phố:
- Bám sát chỉ đạo, định hướng của Thành ủy Hà Nội để tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phù hợp; tăng cường tin, bài; tập trung đăng tải chính xác, kịp thời các thông tin về tình hình diễn biến của dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch.
- Lãnh đạo các cơ quan báo chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, kiểm duyệt chặt chẽ tin, bài, tránh những tin bài sai sự thật, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, ưu tiên dung lượng, thời lượng đăng tải các khuyến cáo, khuyến nghị của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với người dân nhằm ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh lây lan. Động viên, cổ vũ nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch, kịp thời phản ánh, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy (qua Ban Tuyên giáo Thành ủy để tổng hợp) theo quy định./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương (để b/c); - Ban Tuyên giáo TW (để b/c); - Văn phòng TW (để b/c); - Thường trực Thành ủy, - Đảng đoàn HĐND TP, Ban CSĐ UBND TP, - MTTQ và các đoàn thể TP, - Các ban Đảng, Văn phòng Thành ủy, - Các sở, ngành TP, - Các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, - Các đồng chí Thành ủy viên, - Lưu VT. | T/M BAN THƯỜNG VỤ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
Ngô Thị Thanh Hằng
|