Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 773/BYT-DP của Bộ Y tế về việc củng cố hệ thống giám sát côn trùng, phòng chống sốt xuất huyết
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 773/BYT-DP
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 773/BYT-DP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 773/BYT-DP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 773/BYT-DP | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018 |
Kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những năm gần đây, tình hình sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam liên tục có những diễn biến phức tạp. Năm 2017, cả nước đã ghi nhận 184.741 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 32 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số mắc nhập viện tăng 19,6%. Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin chưa được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, đến nay biện pháp phòng chống quan trọng nhất vẫn là diệt véc tơ truyền bệnh, trong đó công tác giám sát côn trùng để dự báo và đáp ứng, xử lý chống dịch đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng cán bộ làm công tác côn trùng còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu, đa số kiêm nhiệm, nhiều cán bộ có kinh nghiệm đã nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển công tác, đội ngũ kế cận chưa đáp ứng kịp thời. Kết quả giám sát côn trùng tại nhiều địa phương còn thiếu chính xác và chưa kịp thời nên giá trị phục vụ cho công tác phòng chống dịch chưa cao. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả và bền vững, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng. Bộ Y tá đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác sau:
1. Rà soát, kiện toàn và củng cố hệ thống cán bộ làm công tác phòng chống côn trùng tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ phòng chống côn trùng các tuyến, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu, năng lực kỹ thuật trong giám sát và phòng chống côn trùng, phục vụ công tác giám sát, đáp ứng phòng chống dịch.
2. Triển khai công tác giám sát côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết chủ động ngày từ đầu năm, đánh giá các điểm nguy cơ được chỉ định để phun hóa chất diệt muỗi phòng dịch chủ động. Tổ chức triển khai hàng tuần chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tới tận thôn/ấp, xã/phường, đặc biệt tại khu vực đang ghi nhận ổ dịch và khu vực có nguy cơ cao.
3. Bố trí kinh phí, trang thiết bị để đảm bảo công tác giám sát côn trùng chủ động, nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát côn trùng trong công tác phòng chống dịch chủ động.
Bộ Y tế đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai các hoạt động nêu trên. Nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai đề nghị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để phối hợp tháo gỡ và giải quyết.
| KT. BỘ TRƯỞNG |