Công văn 6906/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2010

thuộc tính Công văn 6906/BGDĐT-CTHSSV

Công văn 6906/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:6906/BGDĐT-CTHSSV
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Trần Quang Quý
Ngày ban hành:18/10/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------
Số: 6906/BGDĐT-CTHSSV
V/v: Triển khai Tháng hành động quốc gia PC HIV/AIDS năm 2010
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2010
                                   
           

                 Kính gửi:
- Các sở giáo dục và đào tạo 
- Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng                           và trung cấp chuyên nghiệp  
 
Hưởng ứng các hoạt động Kỷ niệm 20 năm Việt Nam đối phó với dịch HIV/AIDS, Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu năm 2010 và nhân ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động triển khai "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010" từ ngày 10/11/2010 đến ngày 10/12/2010 (có hướng dẫn kèm theo).
Kết thúc tháng hành động, các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 đồng thời báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 (Phụ lục 3) về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/12/2010.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, điện thoại/fax: 043 8680 367, email: pttba@moet.gov.vn.
                      

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Ban Tuyên giáo TW (để b/c);                    
- UBQG PCAIDS&PCTNMT,MD (để b/c);
- Bộ Y tế (để ph/h);
- Lưu VT, Vụ CTHSSV.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đã ký
 
 
 
Trần Quang Quý
   
 
 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI
THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2010
(Kèm theo công văn số: 6906/BGDĐT-CTHSSV ngày 18  tháng 10 năm 2010)
 
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người, đặc biệt những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.
2. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV của tất cả mọi người dân có như cầu.
3. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
4. Tổng kết những đáp ứng của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương với dịch HIV/AIDS, đồng thời đánh giá chính xác hơn tình hình dịch và nguy cơ lây nhiễm HIV tại các địa phương, đơn vị.
5. Tiếp tục tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta nói chung và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” nói riêng.
II. CHỦ ĐỀ VÀ KHẨU HIỆU
1. Chủ đề của Chiến dịch phòng, chống AIDS năm 2010 do Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (01/12) năm nay tiếp tục với chủ đề là “Tiếp cận phổ cập và quyền con người”, (có văn bản giải thích chủ đề kèm theo – đã được phát động năm 2009).
2. Khẩu hiệu của chiến dịch (Phụ lục 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Tổ chức các hội nghị, hội thảo hưởng ứng 20 năm Việt Nam đương đầu với dịch HIV
Tùy điều kiện cụ thể, các hội nghị, hội thảo sau đây cần được tổ chức ở các đơn vị:
- Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010; đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và định hướng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.
- Sơ kết ba năm thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
- Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Khen thưởng, biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép vào các hội nghị trên.
Lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS tại các cơ sở giáo dục vào cùng một thời điểm
Tổ chức mít tinh, diễu hành cùng thời điểm 7h30 ngày 28 tháng 11 năm 2010 để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
Các hoạt động khác trong Tháng hành động
Phổ biến rộng rãi chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010, đặc biệt chú trọng truyền thông về quyền và trách nhiệm của mọi người dân nói chung bao gồm cả người nhiễm HIV trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng lây nhiễm HIV, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp các dịch vụ này đến mọi người dân có nhu cầu.
Tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản sau:
Chỉ thị số 54/CT-TW ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;
Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục.
Lồng ghép giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong nội dung các môn học có liên quan.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS như: phát thanh, báo tường, bảng tin, thi tìm hiểu kiến thức, các tiểu phẩm văn nghệ, toạ đàm, tư vấn ...
Giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên ủng hộ và chăm sóc người nhiễm HIV và gia đình của họ; góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS; Tổ chức các sự kiện truyền thông có sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình; của các nhà lãnh đạo, người nổi tiếng và lãnh đạo cộng đồng; 
Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn công tác phòng, chống HIV/AIDS cho giáo viên và cán bộ ngành giáo dục.
Xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông về HIV/AIDS; Mở chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành.
Xây dựng các panô, khẩu hiệu, treo băng roll về phòng, chống HIV/AIDS; Rà soát và cương quyết gỡ bỏ các biển quảng cáo, panô, áp phích có nội dung, hình ảnh tiêu cực, kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại địa phương và của các ngành và đoàn thể có liên quan trong chỉ đạo và đảm bảo nguồn lực cần thiết tổ chức có hiệu quả Tháng hành động tại địa phương và đơn vị.
Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
                      

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Trần Quang Quý

PHỤ LỤC 1.
 
KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2010
 
1. Tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là quyền của mọi người dân!
2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!
3. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!
4. Thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người!
5. Người nhiễm HIV hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chăm sóc và điều trị!
6. Tăng cường lãnh đạo, giữ vững cam kết, quyết tâm ngăn chặn AIDS!
7. Phụ nữ mang thai hãy đi tư vấn và xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!
8. Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da để phòng lây nhiễm HIV!
9. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm HIV!
10. Xét nghiệm HIV để bảo vệ chính mình và người thân!
11. Sống lành mạnh, thuỷ chung để không bị lây nhiễm HIV!
12. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!
13. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho mọi người dân!
14. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2010!
15. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010!
 
 
PHỤ LỤC 2.
 
CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2010
(Tài liệu giải thích chủ đề)
“TIẾP CẬN PHỔ CẬP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI”
 
Liên hợp quốc đã tiếp tục chọn chủ đề cho năm 2010 là “Tiếp cận phổ cập và quyền con người” – (Universal Access and Human Rights) là chủ đề cho Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2010.
Tiếp cận phổ cập là gì?
Tiếp cận phổ cập được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, sở thích… Tiếp cận phổ cập được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu quốc gia, do quốc gia tiến hành thông qua các khảo sát toàn diện về tình hình dịch, khả năng mở rộng các ứng phó của quốc gia chống lại HIV, dựa vào quá trình tham vấn, đóng góp ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, những người sống với HIV và các đối tác khác.
Cộng đồng quốc tế đã có cam kết gì về tiếp cận phổ cập?
Trong phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS năm 2001 (UNGASS), các quốc gia đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Tuyên bố đã đưa ra giới hạn về thời gian cho việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu, khu vực và quốc gia về phòng chống AIDS. Năm 2005, sau khi nhận thấy sự chậm trễ trong tiến trình thực hiện các mục tiêu này, các quốc gia và các cơ quan đối tác đã nhất trí với nhau về nhu cầu cấp thiết là cần đẩy mạnh và nhân rộng các nỗ lực quốc gia để đối phó với dịch AIDS, dẫn tới việc cho ra đời một cam kết toàn cầu nhằm tiến tới việc tiếp cận phổ cập về dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ.
Sáng kiến tiến tới tiếp cận phổ cập không những được Đại Hội Đồng Liên hợp quốc mà còn có một số cơ quan khác như Liên minh Châu Phi, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G8) cũng tán thành và ủng hộ. Tại cuộc họp cấp cao của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc về phòng chống HIV/AIDS năm 2006 ở New York, các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam đã ký bản Tuyên bố Chính trị về phòng chống HIV/AIDS, theo đó các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tiếp cận phổ cập nhằm thực hiện chương trình phòng chống HIV toàn diện cả về dự phòng, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ vào năm 2010 và tiếp cận được mọi tầng lớp nhân dân.
Tại sao cần phải tập trung vào chủ đề “Tiếp cận phổ cập và quyền con người”?
Chủ đề này tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho tất cả mọi người, Việc thực hiện Tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV là quyền cơ bản của con người. Chủ đề này cũng là lời kêu gọi tất cả các quốc gia xoá bỏ những rào cản về phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương. Chủ đề này cũng kêu gọi các quốc gia cần thực hiện các cam kết đã hứa để bảo vệ quyền con người trong tuyên bố cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và Tuyên bố chính trị về HIV/AIDS năm 2006.
Dù thế giới ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ trong cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV mà hầu hết là ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Thế giới hiện mới chỉ có gần một nửa số người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị thuốc kháng vi rút được tiếp cận với thuốc điều trị và hơn một nửa số họ vẫn chưa được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp.  
Bảo vệ quyền con người là cơ sở để đối phó với dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Việc vi phạm quyền con người sẽ làm cho dịch HIV tiếp tục lan ra nhanh hơn và sẽ tiếp tục đẩy nhóm người dễ bị tổn thương như nghiện chích ma ma túy, mại dâm vào nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Khi nâng cao quyền cơ bản của mỗi cá nhân mới có thể tránh được các ca mới nhiễm HIV và những người đã nhiễm HIV mới có thể được sống trong sự sẻ chia, hỗ trợ của cộng đồng không có sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
 
 
 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất