Công văn 6666/BYT-MT 2021 hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị

thuộc tính Công văn 6666/BYT-MT

Công văn 6666/BYT-MT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:6666/BYT-MT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:16/08/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

____

Số: 6666/BYT-MT

V/v Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2021

Kính gửi:

- Các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn hoạt động của các cơ quan, đơn vị; Bộ Y tế đã xây dựng “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị” (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn). Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

1. Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ:

a) Chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến, tập huấn Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn này.

c) Tổ chức truyền thông về các qui định phòng, chống dịch tại Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị.

d) Phối hợp với Bộ Y tế để chỉnh sửa, bổ sung Hướng dẫn khi cần thiết.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Tổ chức phổ biến, chỉ đạo triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Hướng dẫn. Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có thể điều chỉnh Hướng dẫn cho phù hợp.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

c) Chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị triển khai công tác phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị trên địa bàn.

đ) Báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- PTTg. Vũ Đức Đam (để b/c);

- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);

- Các đ/c Thứ trưởng;

- TLĐLĐVN, Phòng TMCNVN;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế (để t/h);

- Sở Y tế, Trung tâm KSBT/YTDP các tỉnh, TP (để t/h);

- Cổng TTĐT Bộ Y tế;

- Lưu: VT, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Xuân Tuyên

 

BỘ Y TẾ

____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

HƯỚNG DẪN

“Các phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị

(Kèm theo Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

____________

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị).

- Đảm bảo an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động của đơn vị.

2. Yêu cầu

- Xác định nhiệm vụ phòng, chống COVID-19 là trọng tâm, cấp bách và thường xuyên. Chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống dịch.

- Thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.

- Chủ động phương án hậu cần, cách ly, xét nghiệm, điều trị để ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả theo nguyên tắc 4 tại chỗ.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH

1. Đối với đơn vị

1.1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban, có đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch. Thành viên gồm đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, một số tổ chức/cá nhân trực thuộc của đơn vị; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo.

1.2. Thành lập các Tổ an toàn COVID của đơn vị gồm thành viên là đoàn viên công đoàn, Đoàn Thanh niên; mỗi Tổ an toàn COVID có từ 3-5 người, tổ trưởng là thủ trưởng công đoàn hoặc đoàn thanh niên. Nhiệm vụ của Tổ an toàn COVID là hỗ trợ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị triển khai:

- Tuyên truyền, phát hiện, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình sức khỏe của người lao động tại đơn vị.

- Kiến nghị thủ trưởng đơn vị xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc theo nội quy phòng, chống dịch của đơn vị và của chính quyền địa phương. Báo cáo kịp thời cho thủ trưởng đơn vị và bộ phận y tế của đơn vị khi phát hiện người lao động mắc COVID-19 (F0) hoặc có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (Ho, sốt, khó thở...) để xử lý theo quy định.

- Hỗ trợ đơn vị và cơ quan chức năng truy vết các trường hợp F1 (là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí... hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0), F2 (là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế) và các trường hợp khẩn cấp khi đơn vị có trường hợp mắc COVID-19 hoặc phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch phù hợp khác do thủ trưởng đơn vị giao.

1.3. Xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị (theo hướng dẫn tại Phụ lục 1). Phương án phòng, chống dịch phải bao gồm sơ đồ và bố trí phân luồng di chuyển trong đơn vị khi xuất hiện các trường hợp F0, F1, F2 và trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

1.4. Quản lý người lao động về các thông tin gồm họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi ở, địa chỉ nơi trọ, số điện thoại; yêu cầu người lao động thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.

1.5. Trường hợp người lao động của đơn vị làm việc và lưu trú ở những địa phương khác nhau, thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh của các địa phương liên quan để quản lý và theo dõi y tế đối với người lao động.

1.6. Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động hằng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước khi đến nơi làm việc, không đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở... và phải báo cho đơn vị quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo qui định.

1.7. Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế theo quy định tại Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế. Trường hợp người ra vào không thể thực hiện việc quét mã QR, thì đơn vị bố trí nhân viên kiểm soát có điện thoại thông minh cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone/NCOVI) để thực hiện quét mã QR trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT/thẻ căn cước công dân hoặc được sinh ra bởi hệ thống phần mềm của người ra vào.

1.8. Tại khu vực cửa vào của đơn vị: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc (sau đây gọi là khách) phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo qui định; bố trí biển báo qui định phòng, chống dịch đối với người lao động, khách; bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách giữa các khách theo qui định; kiểm soát và quản lý Thẻ khách vào đơn vị; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đơn vị đảm bảo qui định phòng, chống dịch.

1.9. Trường hợp có nhiều đơn vị khác nhau trong cùng tòa nhà làm việc: Người đứng đầu đơn vị hoặc Trưởng ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết; bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, ki-ốt, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra, vào các toà nhà.

1.10. Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi là phòng cách ly) cho người lao động/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại đơn vị. Phòng cách ly phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể).

- Phòng cách ly phải đảm bảo:

+ Thoáng khí, thông gió tốt;

+ Hạn chế đồ đạc trong phòng;

+ Có chỗ rửa tay;

+ Có thùng đựng rác có nắp đậy kín;

+ Có khu vực vệ sinh riêng.

1.11. Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận tài liệu, văn phòng phẩm, hàng hoá... gần cửa ra vào đơn vị; bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân lực để khử khuẩn tại khu vực giao nhận hàng hoá (nếu cần thiết); hạn chế tiếp xúc giữa người giao và người nhận; yêu cầu đơn vị và người giao thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, các yêu cầu phòng, chống dịch theo qui định và ghi lại thông tin người giao, người nhận, thời gian giao nhận hàng...

1.12. Thường xuyên thông tin nhắc nhở người lao động và khách thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc.

1.13. Lắp đặt camera tại các khu vực công cộng có nguy cơ (trừ các khu vực nhà tắm, vệ sinh, khu vực thay đồ ...), đặc biệt là khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.

1.14. Đối với đơn vị có bộ phận tiếp đón, làm việc với khách (lễ tân, bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính, ngân hàng, kho bạc ...): yêu cầu những người được phân công làm việc với khách phải thực hiện 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, lắp đặt vách ngăn (nếu có thể).

1.15. Khuyến khích giảm số người làm việc tại đơn vị, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.

1.16. Bố trí phương tiện đưa đón người lao động tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 (nếu có thể); Tăng cường thông khí tại nơi làm việc, nhà ăn, phòng họp; giảm tiếp xúc bằng bố trí vách ngăn tại nhà ăn và cung cấp suất ăn riêng.

1.17. Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người lao động.

1.18. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn tại đơn vị theo (hướng dẫn tại Phụ lục 2).

1.19. Yêu cầu người lao động ký cam kết tuân thủ các qui định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 với người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3).

1.20. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch với thông tin đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

1.21. Quản lý người lao động có nguy cơ, đi công tác, đặc biệt các trường hợp đi, đến, về từ khu vực có dịch; thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người lao động:

- Đối với người lao động có nguy cơ (bộ phận lễ tân, làm việc với khách hằng ngày...) thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sàng lọc bằng Test kháng nguyên nhanh hoặc phương pháp RT-PCR hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động.

- Đối với người lao động đi công tác, đặc biệt các trường hợp đi, đến, về từ khu vực có dịch: thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR trước và sau khi đi công tác trong vòng 03 ngày (72 giờ) tính đến thời điểm đi công tác hoặc quay lại đơn vị hoặc theo các quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

1.22. Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.

1.23. Thường xuyên rà soát những việc đơn vị cần làm để phòng, chống dịch COVID-19 (theo mẫu tại Phụ lục 4).

2. Đối với người lao động

2.1. Trước khi đến nơi làm việc

- Thực hiện nghiêm túc Thông điệp 5K; Tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt hằng ngày. Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... thì chủ động ở nhà, không đi làm/đi công tác, thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý.

- Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc hoặc đi công tác như nước uống, cốc uống dùng riêng; khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn tay ...

- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly y tế.

2.2. Tại nơi làm việc

a. Các hướng dẫn chung cho người lao động

- Luôn thực hiện Thông điệp 5 K đặc biệt việc đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, các khu vực công cộng tại đơn vị thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.

- Thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ làm việc và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn.

- Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở..., hoặc là F0, hoặc F1 hoặc F2 thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và báo ngay cho người quản lý, Tổ an toàn COVID hoặc cán bộ y tế tại nơi làm việc.

- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có dịch hoặc đã được điều trị khỏi COVID-19.

b. Đối với người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ (bộ phận tiếp đón, làm việc với khách).

Ngoài các hướng dẫn chung ở trên, người lao động cần lưu ý:

- Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết; Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên và dùng giấy lau tay sử dụng một lần hoặc khăn lau tay để làm khô tay.

- Sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (bao gồm cả khẩu trang, kính, găng tay...) theo quy định.

2.3. Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có dịch

Ngoài các hướng dẫn ở trên, người lao động cần lưu ý:

- Tham khảo thông tin về các khu vực có dịch trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế http://ncov.moh.gov.vn để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.

- Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 trước khi đi công tác và sau khi đi công tác theo quy định.

- Tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.

- Luôn thực hiện Thông điệp 5K.

- Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) để được tư vấn và nếu cần thiết thì đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

- Sau khi đi công tác về từ khu vực có dịch về, người lao động thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về xét nghiệm SARS-COV-2, tự theo dõi sức khỏe, cách ly y tế...

3. Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ cho đơn vị (cung cấp suất ăn, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, vận chuyển, đưa đón...):

- Yêu cầu ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị.

- Phối hợp thực hiện việc quản lý danh sách người lao động, lịch trình, thời gian làm việc của người lao động.

- Yêu cầu người lao động thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hằng ngày.

- Định kỳ hằng tuần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người lao động.

III. PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC COVID-19, F1, F2

1. Phương án khi có trường hợp nghi mắc tại đơn vị

Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... tại nơi làm việc thì thực hiện theo các bước sau:

- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của đơn vị.

- Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.

- Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời.

- Hướng dẫn trường hợp nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.

- Gọi điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

- Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế.

- Cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động.

- Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2).

- Căn cứ yêu cầu của cơ quan y tế địa phương hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 để quyết định bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.

2. Phương án khi có trường hợp F1 tại đơn vị

2.1. Khi nhận được thông tin có trường hợp F1 tại đơn vị

- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của đơn vị.

- Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.

- Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có F1 đến phòng cách ly tạm thời.

- Hướng dẫn F1 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng. Thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay tại phòng cách ly tạm thời:

+ Nếu kết quả dương tính thì khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.

+ Nếu kết quả âm tính thì xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nguyên tắc gộp mẫu các trường hợp cùng vị trí làm việc, cùng nơi ở/lưu trú để xử trí các trường hợp F2 theo quy định.

- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1 (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2).

- Thông báo cho toàn thể người lao động đang có mặt tại đơn vị thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động; yêu cầu người lao động nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, không di chuyển khỏi vị trí làm việc.

- Khi kết quả xét nghiệm RT-PCR của trường hợp F1 âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định.

2.2. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương

a) Đưa trường hợp F1 đi cách ly y tế theo quy định.

b) Rà soát toàn bộ người lao động trong đơn vị theo danh sách quản lý (số có mặt, số vắng mặt, số đang nghỉ, số đang đi công tác và các trường hợp khác).

c) Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F2 thông qua dữ liệu khai báo y tế bằng quét mã QR điểm kiểm dịch, lịch công tác, lịch họp, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, F1...:

- Cơ quan y tế địa phương phải thông báo ngay cho cơ quan y tế nơi các trường hợp F2 ở/lưu trú để tiến hành cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú theo quy định.

- Đối với những trường hợp F2 đang có mặt tại đơn vị: thông báo và yêu cầu các trường hợp này tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi ở/lưu trú;

- Đối với những trường hợp F2 đang đi công tác tại địa phương khác hoặc những trường hợp F2 không có mặt tại đơn vị: thông báo bằng điện thoại, tin nhắn và yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú; yêu cầu các trường hợp F2 thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi đang ở/lưu trú để phối hợp thực hiện các quy định phòng, chống dịch;

2.3. Bộ phận y tế/Tổ chức hành chính/Văn phòng của đơn vị phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế cấp huyện triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những người lao động có nguy cơ theo yêu cầu của cơ quan y tế.

2.4. Xử trí đối với các trường hợp F2 khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp F1

- Kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, toàn bộ đơn vị được tiếp tục hoạt động bình thường, tăng cường thực hiện 5K và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.

- Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phần IV của Hướng dẫn này.

3. Phương án có trường hợp F2 tại đơn vị

- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của đơn vị.

- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 (nếu được yêu cầu)

- Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.

- Liên lạc với y tế địa phương về kết quả xét nghiệm của F1:

+ Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, thực hiện 5K.

+ Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Phần IV của Hướng dẫn này.

IV. PHƯƠNG ÁN KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19 TẠI ĐƠN VỊ

1. Phát hiện có các trường hợp F0 qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ tại đơn vị

- Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19.

- Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thủ trưởng đơn vị trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế địa phương ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ đơn vị hoặc từng tầng/khu vực làm việc/phòng, ban/vị trí làm việc có F0 để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

- Thông báo cho các trường hợp F0 và yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.

- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi. Hướng dẫn cho ca bệnh di chuyển theo lối đi đã được phân luồng vào đến phòng cách ly tạm thời.

- Thông báo cho đơn vị/cá nhân đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

- Thông báo cho toàn thể người lao động đang có mặt tại đơn vị không tự ý di chuyển; nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động.

- Phân nhóm và bố trí riêng khu vực cho các trường hợp F1 (tách các trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc trong nhóm F1), F2 để chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định.

- Sau khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2), đơn vị tiếp tục hoạt động bình thường kể từ ngày hôm sau.

2. Phát hiện có các trường hợp F0 tại đơn vị thông qua xét nghiệm trường hợp F1/F2 và trường hợp nghi ngờ

Xử lý như Mục 1, Phần IV và xử trí đối với F1 và F2 như Phần III của Hướng dẫn này.

3. Phát hiện có các trường hợp F0 là người lao động của đơn vị thông qua xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng

3.1. Trường hợp F0 đang có mặt tại đơn vị:

Xử lý như Mục 1, Phần IV và xử trí đối với F1 và F2 như Phần III của Hướng dẫn này.

3.2. Trường hợp F0 không có mặt tại đơn vị:

Phối hợp với cơ quan y tế các địa phương có liên quan tiến hành rà soát các trường hợp F1, F2 tại đơn vị để cách ly y tế và xử lý như Phần III của hướng dẫn này.

4. Phát hiện có trường hợp mắc COVID-19 thông qua xét nghiệm đối với người đi công tác

4.1. Trường hợp kết quả dương tính trước khi người lao động đi công tác

Xử lý như Mục 1, Phần IV của Hướng dẫn này và xử trí đối với F1 và F2 như Phần III của Hướng dẫn này.

4.2. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính sau khi người lao động đi công tác về

a) Trường hợp người lao động chưa đến nơi làm việc, đang ở nhà hoặc nơi lưu trú:

- Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế tại nơi lưu trú để xử lý theo quy định.

- Thông báo những người đi cùng trong đoàn công tác và địa phương nơi người lao động đến công tác để xác định các trường hợp F1, F2 của nơi đến công tác và tiến hành xử lý như hướng dẫn tại Phần III.

b) Trường hợp người lao động đã đến đơn vị, nơi làm việc:

Xử lý như Mục 1, Phần IV và xử trí đối với F1 và F2 như Phần III của Hướng dẫn này.

5. Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh (tất cả các mẫu xét nghiệm tại đơn vị âm tính)

5.1. Trường hợp người lao động ở đơn vị, nơi làm việc

- Thông báo dỡ bỏ phong tỏa.

- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1, F2.

- Rà soát lại toàn bộ người lao động trong đơn vị theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc.

- Đơn vị hoạt động bình thường, thực hiện 5K và các quy định phòng, chống dịch.

5.2. Trường hợp người lao động đang ở nhà hoặc nơi lưu trú (không phải là F0, F1)

- Thông báo về việc dỡ bỏ phong tỏa tại đơn vị.

- Tiếp tục đến làm việc bình thường tại đơn vị.

6. Có các trường hợp F0 ở các đơn vị khác nhau trong cùng một tòa nhà:

- Xử trí như Mục 1, 2, 3, 4, 5 Phần IV.

- Các đơn vị phối hợp để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo qui định.

7. Trường hợp nhận thông tin có F0 là người lao động của đơn vị ngoài giờ làm việc

- Báo cáo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị để biết và tạm dừng hoạt động của đơn vị để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.

- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.

- Thực hiện truy vết, lập danh sách F1, F2 gửi cho cơ quan y tế địa phương.

- Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho đơn vị hoạt động trở lại.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế có thể điều chỉnh các phương án phòng, chống dịch COVID-19 cho phù hợp và phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch của chính quyền địa phương.

1. Xây dựng kế hoạch và các phương án phòng chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc tại đơn vị và tổ chức diễn tập.

2. Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 và kiểm tra việc thực hiện.

3. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại đơn vị.

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế của địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Trên đây là nội dung Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị. Trên cơ sở hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp và các đơn vị xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và đảm bảo hoạt động của các đơn vị. Hướng dẫn này sẽ được cập nhật, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế trong công tác phòng, chống dịch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có các khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Phụ lục 1: Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19

ĐƠN VỊ …

______

Số: .../…

V/v Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 …, ngày …tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19

Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ........................................

Đơn vị xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại đơn vị cụ thể như sau:

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị:..................................................................................................................

2. Tổng số người lao động:.............................................................................................

- Số người lao động tại địa phương:..................................................................................

- Số người lao động ngoại tỉnh:..........................................................................................

- Số người lao động lưu trú tại nhà trọ trên địa bàn/ký túc xá:..............................................

- Số người lao động ký hợp đồng dài hạn:..........................................................................

- Số người lao động ký hợp đồng ngắn hạn:.......................................................................

- Số người lao động ký hợp đồng làm với nhiều đơn vị: ......................................................

- Số người lao động là người nước ngoài:..........................................................................

3. Số người lao động theo từng phòng/ban/vị trí làm việc

- Phòng ban 1:.........................................

- Phòng ban 2 :........................................

- Phòng ban 3:.........................................

4. Tổng số cán bộ y tế (nếu có):.................................................

Cán bộ phụ trách công tác y tế:

- Họ và tên:..............................................

- Số điện thoại:.........................................

- Email:....................................................

- Trình độ chuyên môn:............................................

5. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị

- Họ và tên:...............................................

- Số điện thoại:..........................................

- Email:.....................................................

- Trình độ chuyên môn:............................................

B. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động bình thường của đơn vị.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các mức độ nguy cơ.

- Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và tổ chức diễn tập phòng, chống dịch COVID-19 theo các phương án.

C. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19

1. Các khu vực, phòng/ban có tập trung đông người tại đơn vị như: cổng ra vào, thang máy, lễ tân, bộ phận một cửa, phòng họp, phòng làm việc phòng ăn/căng tin, khu vực để xe... theo thứ tự ưu tiên:

- Vị trí 1:...................................

- Vị trí 2:...................................

- ……

2. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn tại đơn vị (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, ATM, máy bán hàng tự động, cây uống nước, điện thoại, máy tính, nút bấm điều khiển dùng chung, micro, nút bấm micro, mặt bàn làm việc...).

- Tay vịn cầu thang: số lượng vị trí.................................................

- Tay nắm cửa: số lượng vị trí    

- …..

3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ của đơn vị (cung cấp suất ăn, lương thực, thực phẩm, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển, đưa đón chuyên gia, NLĐ, ngân hàng, điện lực, thu gom và xử lý rác thải, hậu cần, sửa chữa, bảo dưỡng cấp thoát nước...).

- Đơn vị cung cấp suất ăn: ………… số lượng người được xét nghiệm hàng tuần: …       

- Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ: …………. số lượng người được xét nghiệm hàng tuần: …

- …………

4. Phương tiện vận chuyển của đơn vị (nếu có).

- Số lượng xe:.........................................

- Số lượng lái xe:.....................................

5. Mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở.

……………………………………………

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI ĐƠN VỊ

1. Phương án phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới

……..

2. Phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp nghi mắc, F0, F1, F2

……

3. Kế hoạch tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch

…………..

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phê duyệt của Đơn vị quản lý trực tiếp

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên đóng dấu)

 

Phụ lục 2: Hướng dẫn thực hiện vệ sinh khử khuẩn và quản lý chất thải

I. VỆ SINH, KHỬ KHUẨN ĐỊNH KỲ

1. Nguyên tắc chung

- Khử khuẩn bằng (i) chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tay rửa đa năng dùng sẵn hoặc (ii) pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tay rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc (iii) dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc (iv) cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày. Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất 30 phút.

- Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn. Lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

- Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.

2. Các vị trí khử khuẩn bao gồm

+ Vị trí làm việc, phòng làm việc, phòng họp, căng tin, khu vực vệ sinh chung và các khu vực dùng chung khác...

+ Khu vực liền kề xung quanh: Tường bên ngoài của phòng làm việc, hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ,...

+ Phương tiện chuyên chở người lao động (nếu có).

3. Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc

- Đối với nền nhà/phòng, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phòng ăn/căng tin, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

- Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

- Tại khu vực công cộng như cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng thì bố trí dung dịch sát khuẩn tay để người lao động, khách sát khuẩn tay trước khi sử dụng.

- Đối với khu vệ sinh chung: vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.

- Tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác đối với các phòng. Hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

II. VỆ SINH, KHỬ KHUẨN KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ MẮC, F0, F1, F2

- Khi có trường hợp F0 thì thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường theo qui định tại Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng và Phụ lục 4, Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.

- Khi có trường hợp nghi ngờ, F1, F2 tại đơn vị thì thực hiện vệ sinh, khử khuẩn như hướng dẫn tại Phần I Phụ lục này ngay sau khi chuyến cách ly y tế các trường hợp nghi ngờ, F1, F2.

III. QUẢN LÝ CHẤT THẢI KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ MẮC, F0, F1, F2

Thực hiện quản lý chất thải khi có trường hợp nghi ngờ mắc, F0, F1, F2 theo qui định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19” và Công văn 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

 

Phụ lục 3: Mẫu cam kết tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 với người sử dụng lao động

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

     ....  , ngày ... tháng... năm 202...

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

 

Họ và tên:....................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:........................ Giới tính.................... Quốc tịch..........................

Nơi cư trú/lưu trú:.........................................................................................................

Điện thoại:...................................................................................................................

Vị trí công tác: Phòng/Ban/............................................................................................

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, tôi xin cam kết thực hiện nghiêm các các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị, địa phương nơi làm việc và khi đi công tác. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật.

Bản cam kết làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản./.

 

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(ký tên và đóng dấu)

 

NGƯỜI CAM KẾT

(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

 

Phụ lục 4: Những việc đơn vị cần làm để phòng, chống dịch COVID-19

 

TT

Nội dung

Thực hiện

(X)

1.

Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo.

 

2.

Thành lập các Tổ an toàn COVID của đơn vị.

 

3.

Xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch COVID-19

 

4.

Quản lý người lao động về các thông tin gồm họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán.

 

5.

Thông báo cho Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh của các địa phương liên quan để quản lý và theo dõi y tế đối với người lao động.

 

6.

Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động hằng ngày.

 

7.

Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào đơn vị và khai báo y tế.

 

8.

Tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo qui định; quản lý Thẻ khách vào đơn vị; kiểm soát mật độ người vào đơn vị.

 

9.

Bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, ki-ốt, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra, vào các toà nhà.

 

10.

Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi là phòng cách ly).

 

11.

Bố trí và chỉ định khu vực giao nhận tài liệu, văn phòng phẩm, hàng hoá... gần cửa ra vào đơn vị; ghi lại thông tin người giao, người nhận, thời gian giao nhận hàng...

 

12.

Thường xuyên thông tin nhắc nhở người lao động và khách thường xuyên thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc.

 

13.

Lắp đặt camera tại các khu vực công cộng có nguy cơ, khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở.

 

14.

Đối với đơn vị có bộ phận tiếp đón, làm việc với khách thực hiện 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, lắp đặt vách ngăn (nếu có thể).

 

15.

Khuyến khích giảm số người làm việc tại đơn vị, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.

 

16.

Tăng cường thông khí tại trên phương tiện đưa đón NLĐ, nơi làm việc, nhà ăn, phòng họp; giảm tiếp xúc bố trí vách ngăn tại nhà ăn, suất ăn riêng.

 

17.

Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, dung dịch sát khuẩn tay.

 

18.

Thực hiện vệ sinh khử khuẩn tại đơn vị.

 

19.

Ký cam kết tuân thủ các qui định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19.

 

20.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn phòng, chống dịch.

 

21.

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người lao động (lễ tân, tiếp xúc khách hàng, người đi công tác về từ vùng dịch).

 

22.

Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

_____

No. 6666/BYT-MT

Guiding the COVID-19 prevention and control at agencies and units

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, August 16, 2021

 

 

 

To:

- Ministries, branches, and government-attached agencies;

- People's Committees of provinces and centrally-run cities.

 

In order to actively prevent and control the COVID-19 pandemic, ensuring safe operations for agencies and units; the Ministry of Health developed the “Guidance on COVID1-9 pandemic at agencies and units” (hereinafter referred to as the Guidance). The Ministry of Health requests ministries, branches, government-attached agencies and People's Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committee) to direct the implementation of the following tasks:

1. Ministries, branches, and government-attached agencies shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, organizing the dissemination, training of the Guidance for their affiliated units, provinces and centrally-run cities.

b) Direct affiliated units to seriously implement this Guidance.

c) Organize the propaganda about regulations on pandemic prevention and control provided in the Guidance and inspect and examine the performance by units.

d) Coordinate with the Ministry of Health to adjust and supplement the Guidance when necessary.

2. Provincial-level People's Committee shall:

a) Organize the dissemination and direct the implementation, inspection and examination the implementation of the Guidance. Depending on actual situation in the locality, the Guidance may be adjusted in an appropriate manner.

b) Organize the propaganda, dissemination and urge affiliated units to seriously implement regulations on pandemic prevention and control.

c) Direct the provincial-level Department of Health and relevant Departments, branches and sectors provide guidance and coordinate with units in, implementing the pandemic prevention and control within the assigned functions and tasks.

d) Direct functional agencies to strengthen the inspection and supervision of the pandemic prevention and control at units in the area.

dd) Report the implementation results as requested.

Sincerely./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Do Xuan Tuyen

 

 

 

 

THE MINISTRY OF HEALTH

_____

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

 

 

 

GUIDANCE

“Plans for COVID-19 prevention and control at agencies and units”

(Attached to the Minister of Health’s Official Dispatch No. 6666/BYT-MT dated August 16, 2021)

____________

 

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

1. Objectives

- To actively and early detect and timely handle infected cases (F0 cases), suspected cases, close contacts (F1 cases), persons in contact with close contacts (F2 cases) at agencies and units (hereinafter referred to as units).

- To ensure safety and realize the “dual goals”; limit the impact of the pandemic on the units’ operations.

2. Requirements

- To identify the COVID-19 prevention and control as a key, urgent and regular task. To strictly abide by the directions of the Secretariat, the Government, the Prime Minister, the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, fully implement instructions of the Ministry of Health and other ministries and branches in pandemic prevention and control.

- To implement the principle that the heads of party committees, authorities shall direct and be accountable for the pandemic prevention and control at units.

- To actively prepare plans for logistics, quarantine, testing and treatment to timely, urgently and effectively respond to the pandemic on the principle of “four on-the-spot”.

II. PANDEMIC PREVENTION AND CONTROL MEASURES

1. Units

1.1. Establishing the Steering Committee for COVID-19 prevention and control, led by the head of the unit, with a focal point to advise and organize the implementation of pandemic prevention and control. Members of the Steering Committee include representatives of trade unions, youth unions, a number of organizations/individuals affiliated to the unit; each member of the Steering Committee shall be assigned a specific task.

1.2. Establishing COVID-19 safety teams with members being trade union members and youth union members; each COVID-19 safety team has 3-5 people, in which the leader is the head of a trade union or youth union. The COVID-19 safety team shall support the Steering Committee for COVID-19 prevention and control of the unit in:

- Propagandizing, detecting, reminding, inspecting and supervising the implementation of COVID-19 pandemic prevention and control, and health status of employees in the unit.

- Proposing the head of unit to timely handle cases of violation against pandemic prevention and control at the workplace according to the internal rules on pandemic prevention and control of the unit and local authorities. Timely reporting the head of the unit and health division of the unit upon detecting an infected case (F0 case) or person showing suspected symptoms (such as cough, fever or shortness of breath, etc.) to handle according to regulations.

- Supporting the unit and functional agencies in tracing F1 cases (those who are in close contact within 2 meters or in the same enclosed space at the accommodation, workplace, workshop, study, living, entertainment, etc. or in the same compartment of a vehicle as F0 cases during their transmission period), F2 cases (those who are in close contact within 2 meters with F1cases during the period from the time F1 cases were likely to be infected from infected cases (F0 cases) until the time F1 cases are quarantined) and emergency cases when the unit recorded an infected case or has to be isolated under the decision of a competent agency.

- Performing other appropriate pandemic prevention and control tasks as assigned by head of the unit.

1.3. Developing plans for COVID-19 prevention and control of the unit (according to Appendix 1). A plan for pandemic prevention and control must include a diagram and arrangement of movement flow in the unit when recording F0, F1, F2 and suspected cases.

1.4. Managing employees with the following information: full name, year of birth, people's identity card/citizen’s identify card/passport, address of the place of residence, telephone number; requiring employees to notify when being in contact with F0 or F1 cases.

1.5. In case employees of the unit work and live in different localities, head of the unit must be responsible for notifying the Departments of Health/provincial Centers for Disease Control of relevant localities for management and medical surveillance of employees.

1.6. Organizing to monitor the employees’ health status on a daily basis; people showing any of the following symptoms: Fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc. and F1, F2 cases are not allowed to work; employees must measure body temperature by themselves, monitor their health status at home before arriving the workplace, persons having symptoms of fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc. must stay at home and notify their managing unit and local health units for advice and handling according to regulations.

1.7. Creating QR codes of quarantine points to manage people entering or leaving the unit and making health declaration in accordance with the Ministry of Health's Decision No. 2666/QD-BYT dated May 29, 2021. In case the person entering and leaving the unit cannot scan QR codes, the unit must appoint a control staff with a smartphone installed with applications for health declaration and close contact detection (Bluezone/NCOVI) to scan QR code on the health insurance card/or copy of health insurance card/citizen’s identity card or codes generated by the software system of the person entering or leaving the unit.

1.8. At the entrance gate of the unit: Organizing to measure the body temperature, requesting employees and guests to make health declaration, disinfect hands, wear mask and keep a minimum distance as prescribed; arranging signboards of pandemic prevention and control regulations applicable to employees and guests; equipping adequate hand sanitizer; arranging the area to enter the unit with spaced lines according to regulations; controlling and managing guest cards; taking measures to control the density of people entering the unit to satisfy the pandemic prevention and control regulations.

1.9. In case there are different units in the same building: Head of the unit or head of the management board of the building shall be responsible for controlling information of those who entering and leaving the building, providing information for competent agencies in case of necessity; arranging areas for health declaration, equipping computer desks, kiosks, QR code scanners (depending on specific conditions) and appointing staff to control people (with smartphones) entering and leaving the building.

1.10. Arranging rooms/areas for temporary quarantine (hereinafter referred to as quarantine rooms) for employees/guests showing any of the following symptoms: fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc. or F0, F1 or F2 cases while working at the unit. The quarantine room must meet the following requirements:

- Being located in a separate area, near the entrance and separate from the working areas (if any).

- The quarantine room must satisfy the following requirements:

+ Air ventilation;

+ Limiting furniture in the room;

+ Being equipped with places for handwashing;

+ Being equipped with waste bins with tight lids;

+ Having separate toilet areas.

1.11. Arranging and appointing areas to deliver and receive documents, stationeries and goods, etc. near the entrance gate; arranging places, equipment and human resources to carry out disinfection at the goods delivery and receipt areas (in case of necessity); avoiding contact between the shippers and the recipients; requesting the unit and the shippers to fully implement the 5K Message, the requirements for pandemic prevention and control according to regulations and recording information of the shipper, recipient, delivery time, etc.

1.12. Regularly reminding employees and guests to take measures for COVID-19 pandemic prevention and control in working time.

1.13. Installing cameras at public areas at risk (except for bathrooms, toilet areas or changing rooms, etc.), especially areas for QR scanning to monitor, supervise and remind others to comply with measures for pandemic prevention and control.

1.14. For a unit with a reception department, working with guests (receptionist, single-window section, handling administrative procedures, banking, treasury, etc.): Those assigned to work with guests must perform 5K messages, especially wear masks, keep a safe distance, and install partitions (if possible).

1.15. It is encouraged to reduce the number of employees working at the office, promoting working from home, remote working and online meeting.

1.16. Arranging vehicles to transport employees in accordance with pandemic prevention and control regulations (if possible); increasing ventilation in workplaces, cafeterias, meeting rooms; reducing exposure by arranging partitions in the cafeteria and providing separate meals.

1.17. Equipping adequate waste bins with lids; arranging places for handwashing, restroom and ensuring adequate clean water and soap or hand sanitizer for employees.

1.18. Performing cleaning and disinfection at the unit according to the instructions provided in Appendix 2.

1.19. Requesting employees to sign commitments to comply with regulations and instructions on COVID-19 pandemic prevention and control with the employer (according to the form provided in Appendix 3).

1.20. Organizing the propaganda, dissemination and providing guidance on measures to prevent and control pandemic with simple, easy-to-understand, easy-to-remember, and easy-to-implement information.

1.21. Managing employees at risk, employees going on business trips, especially those going to, from, and returning from pandemic areas; conducting SARS-CoV-2 screening tests for employees:

- For at-risk employees (receptionist, working with guests on a daily basis, etc.) conducting a screening test for SARS-CoV-2 by rapid antigen test or RT-PCR method on a weekly basis for at least 20% of employees.

- For employees going on business trips, especially those going to, from, and returning from pandemic areas: conducting a test for SARS-CoV-2 by rapid antigen test or RT-PCR method within 03 days (72 hours) prior to or after the business trip, up to the time of business trip or returning the unit or according to other regulations of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

1.22. Developing plans for screening tests and vaccination against COVID-19 for employees.

1.23. Regularly reviewing tasks to be performed for the pandemic prevention and control (according to the form provided in Appendix 4).

2. Employees

2.1. Before going to the workplace

- Seriously implementing the 5K Messages; self-monitoring health status and checking body temperature on a daily basis. Those who show any of the following symptoms: fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc. must stay at home, not go to the offices/business trips and notify managing agencies or units.

- Preparing necessary personal equipment for the working time or business trip such as drinking water, cup for personal use; tissues, masks, gloves, hand sanitizer, etc.

- Employees who are under the quarantine period are not allowed to go to the office.

2.2. At the workplace

a. General instructions for employees

- Always implementing the 5K Message, especially wearing masks and ensuring minimum distance at the workplace, meeting rooms or public areas in the unit according to regulations of the Government or the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control.

- Increasing the use of remote means of communication to reduce direct contact.

- Regularly cleaning personal desk surfaces, working tools and heavily exposed surfaces by antiseptic solution.

- In case of detecting anyone or his/her colleague/guest with one of the symptoms of fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc., or detecting an F0, or F1 or F2 case, such person must limit contact with surrounding people or provide instructions to his/her colleague/guest to limit contact with surrounding people and immediately notify the manager, the COVID-19 safety team or the health staff at the workplace.

- It is not allowed to show stigma and discrimination in the workplace for those who have completed quarantine or have to go on business trips to pandemic areas or have been treated and recovered from COVID-19.

b. For employees working at-risk jobs or occupations (receptionist or working with guests).

Apart from general instructions as mentioned above, employees should pay attention to:

- Use appropriate gloves to reduce unnecessary exposure. If gloves are not used, it is required to wash hands frequently and use disposable hand tissues or hand towels to dry hands.

- Use adequate personal protective equipment (including masks, goggles and gloves, etc.) according to regulations.

2.3. For employees going on business trips to pandemic areas

Apart from instructions as mentioned above, employees should pay attention to:

- Refer information about pandemic areas on the Ministry of Health's e-portal (http://ncov.moh.gov.vn) to assess advantages and risks of the business trips.

- Test for SARS-COV-2 before and after the business trips according to regulations.

- Comply with regulations on pandemic prevention and control provided by local authorities where they travel for work.

- Always comply with the 5K Messages.

- During the business trip, if an employee shows any of the following symptoms: fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath, etc., he/she must wear mask avoid contact with surrounding people, notify the manager and make a phone call to the hotline of the provincial-level Department of Health or the Ministry of Health (via the phone number: 1900 9095) for advice, in case of necessity, visit the nearest health establishment for timely treatment.

- After a business trip from the pandemic area, an employee must comply with the Ministry of Health's regulations on testing for SARS-COV-2 and self-monitoring health status, quarantine, etc.

3. For establishments providing services for the unit (providing food portions, security, hygiene, transportation service, etc.):

- Requiring signing the commitment to comply with measures to prevent and control COVID-19 pandemic with the unit.

- Coordinating to manage the list of employees, their schedules and working time.

- Requiring the employees to implement the 5K messages and record their daily contact.

- Conducting a test for SARS-CoV-2 by rapid antigen test or RT-PCR method for all employees on a weekly basis.

III. PLAN FOR HANDLING UPON DETECTING A SUSPECTED CASE OR F1, F2 CASE

1. Plan for handling upon detecting a suspected case at the unit

Upon detecting any employee with one of the suspected symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat or shortness of breath, etc. at the workplace, the following steps shall be implemented:

- Notify the head of the Steering Committee for COVID-19 prevention and control or the COVID-19 safety team of the unit.

- Provide medical masks and proper instructions.

- Require such person to limit contact with surrounding people, avoiding close contact (less than 2 meters) with others.

- Notify assigned forces to make separate way from an area where the suspected case is detected to the temporary quarantine room.

- Guide the suspected case to move along the arranged pathway to the temporary quarantine room, avoid using elevators or arrange a separate elevator and infect it after using according to regulations.

- Make a phone call to the hotline of the provincial-level Department of Health or the Ministry of Health (phone number: 1900 9095) or a health agency according to local regulations for advice, test for SARS-CoV-2 and, if necessary, visiting a medical establishment for examination and treatment.

- The suspected case is not allowed to use public transport vehicles to visit the medical establishments.

- Update the employee's health status.

- Make a list of contacts and disinfect at the workplace at request of the health agency (according to instructions provided in Appendix 2).

- Based on the local health agency’s request or the SARS-CoV-2 test result, the suspected case shall be arranged, appoint an appropriate job.

2. Plan for handling upon detecting an F1 case at the unit

2.1. Upon receiving information about the F1 case at the unit

- Notify the head of the Steering Committee for COVID-19 prevention and control or the COVID-19 safety team of the unit.

- Provide medical masks and proper instructions.

- Require such person to limit contact with surrounding people, avoiding close contact (less than 2 meters) with others.

- Notify assigned forces to make separate way from an area where the F1 case is detected to the temporary quarantine room.

- Guide the F1 case to move along the arranged pathway to the temporary quarantine room, avoid using elevators or arrange a separate elevator and infect it after using according to regulations. Conduct rapid antigen test at the temporary quarantine room:

+ If the result is positive, confirm by single sample RT-PCR test.

+ If the result is negative, the RT-PCR test of the pooled sample shall be conducted according to the principle of pooling samples of cases with the same work location, same place of residence/accommodation to handle F2 cases according to regulations.

- Inform the assigned unit to zone and disinfect all areas related to the F1 case (according to the instructions provided in Appendix 2).

- Inform all employees present at the unit with accurate information, avoid causing confusion or worry for employees; require employees to seriously make health declaration, implement 5K Messages, not leave the working position.

- If the RT-PCR test result of the F1 case is negative, the local health agency shall assess the risk and epidemiological factors to decide whether F2 cases may end their home quarantine and continue to self-monitor their health status for the next 14 days as prescribed.

2.2. Coordinating with health agencies and local authorities

a) Transfer the F1 case to quarantine establishment according to regulations.

b) Review all employees in the unit according to the management list (number of people present, number of employees absent, number of people on vacation, number of people on business trips and other cases).

c) Urgently trace all F2 cases through health declaration data by QR code scanning, business schedule, meeting schedule, surveillance cameras and information from managers, F1 case, etc.

- Local health agency must immediately notify health agencies where F2 cases live/stay to conduct quarantine at home/accommodation according to regulations.

- For F2 cases currently present at the unit: notify and request such cases to quarantine at home/accommodation and notify commune-level health agencies at their places of residence/accommodations;

- For F2 cases currently on business trips in other localities or F2 cases not currently present at the unit: Inform by phone, message and request them to quarantine at home; request they to notify commune-level health agencies at their places of residence/accommodations to coordinate in implementing regulations on pandemic prevention and control;

2.3. Health department/Administrative organization/Office of the unit shall coordinate with the provincial-level Department of Health, provincial Center for Disease Control, district-level Health Center to take samples for testing for at-risk employees at request of the health agency.

2.4. Handling F2 cases upon receiving test results of F1 cases

- If the test results are negative, the local health agency shall assess the risk and epidemiological factors to allow F2 cases to end their home quarantine and continue self-monitoring their health status for the next 14 days according to regulations, promote the implementation of 5K Messages and inspect and supervise the implementation of pandemic prevention and control at the unit.

- If the test results are positive, regulations provided in Part IV of this Guidance shall be complied with.

3. Plan for handling upon detecting an F2 case at the unit

- Notify the head of the Steering Committee for COVID-19 prevention and control or the COVID-19 safety team of the unit.

- Coordinate with the local health agency to take test samples for F2 case (if request).

- Guide the F2 case to quarantine at home or accommodation and wait for F1 case's test result.

- Contact local health agency to receive F1 case's test result:

+ If the test result of the F1 case is negative, the local health agency shall assess the risk and epidemiological factors to decide whether allow the F2 case to end his/her home quarantine and continue to self-monitor the health status for the next 14 days as prescribed, implement 5K Messages.

+ If the test result is positive, regulations provided in Part IV of this Guidance shall be complied with.

IV. PLAN FOR HANDLING UPON DETECTING AN INFECTED CASE AT THE UNIT

1. Detecting F0 cases through a periodic screening test at the unit:

- Immediately roll out the approved pandemic prevention and control plans for the situation when infected cases are confirmed.

- Notify and coordinate with local health agency to take pandemic prevention and control measures.

- Head of the unit shall, based on opinions of the local health agency, issue a decision on temporarily blockading the entire unit or floors/working areas/divisions, departments/working positions where the F0 cases work for the tracing, quarantine and sampling.

- Notify the F0 cases and request them not to move, not to contact surrounding people, wear medical masks and wait for instructions.

- Notify assigned forces to arrange separate way. Instruct the infected cases to move along the separate way to the temporary quarantine rooms.

- Inform the assigned unit/individual to zone and disinfect all areas related to the infected cases according to the instructions provided by health agency.

- Notify all employees currently present at the unit not to move to other places, seriously make health declaration, implement 5K messages; avoid causing confusion and worry for employees.

- Group and arrange separate areas for F1 cases (separating cases with the same working location and exposure risk in group of F1 cases) and F2 cases to prepare for sampling and quarantine according to regulations.

- After disinfecting and cleaning (according to instructions provided in Appendix 2), the unit shall resume its operation from the following day.

2. Detecting F0 cases at the unit through testing F1/F2 cases and suspected cases

Follow instructions provided in Section 1, Part IV for handling and Part III of this Guidance for treating F1 and F2 cases.

3. Detecting F0 cases being employees of the unit through community-based screening and testing

3.1. For F0 cases currently present at the unit:

Follow instructions provided in Section 1, Part IV for handling and Part III of this Guidance for treating F1 and F2 cases.

3.2. For F0 cases not currently present at the unit:

Coordinate with relevant local health agencies to review F1 and F2 cases at the unit for quarantine and handling according to instructions provided in Part III of this Guidance.

4. Detecting infected cases through testing people on business trips

4.1. If the test result is positive before the business trip

Follow instructions provided in Section 1, Part IV of this Guidance for handling and Part III of this Guidance for treating F1 and F2 cases.

4.2. If the test result is positive after the business trip

a) If the employee is at home or accommodation and has not yet come to the office:

- Notify and coordinate with health agencies in the place of residence for handling according to regulations.

- Inform the accompanying people in the business trip and the locality where the employee comes to work to identify F1, F2 cases and proceed to handle as guided in Part III.

b) If the employee has come to the unit or workplace:

Follow instructions provided in Section 1, Part IV for handling and Part III of this Guidance for treating F1 and F2 cases.

5. No more cases are detected (all tested samples of the unit are negative)

5.1. In case the employee currently present at the unit or workplace

- Notify to lift the blockade.

- Inform the assigned unit to zone and disinfect all areas related to the F1 and F2 case.

- Review all employees in the unit according to the management list to continue to monitor, supervise and periodically perform screening tests.

- The unit’s operation shall be conducted normally, implement 5K messages and pandemic prevention and control regulations.

5.2. In case the employees (other than F0 and F1 cases) are staying at home or accommodations

- Notify of the lifting of the blockade at the unit.

- Continue going to office to work normally.

6. In case there are F0 cases in other units in the same building:

- Follow instructions provided in Sections 1, 2, 3, 4 and 5, Part IV for handling.

- Units shall coordinate to take pandemic prevention and control measures as prescribed.

7. In case of receiving information that F0 case is an employee of the unit outside working hours

- Immediately report the head of the unit’s Steering Committee for COVID-19 prevention and control to temporarily suspend the unit's operation for cleaning, disinfecting and tracing F1 and F2 cases and waiting for test result from local health agency.

- Inform the assigned unit responsible for disinfecting entire unit, especially working area of the infected case.

- Trace, make the list of F1 and F2 cases and send it to the local health agency.

- Wait for test results of F1 and F2 cases from the local health agency before deciding to resume operation.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Units shall, based on the actual situation, adjust plans for COVID-19 prevention and control and must ensure to comply with pandemic prevention and control regulations prescribed by local authorities.

1. Develop plans for COVID-19 prevention and control when there are infected cases at the unit and organize drills.

2. Require service providers to sign commitments to fully implement measures to prevent and control the COVID-19 pandemic and inspect their implementation.

3. Organize the inspection and examination of the pandemic prevention and control at the unit.

4. Closely coordinate with local health agencies in COVID-19 pandemic prevention and control.

The above-mentioned contents are included in the Guidance for pandemic prevention and control plans and applicable for the case where infected cases are recorded at the units. Based on this Guidance and the actual developments of the pandemic in the areas, the authorities at all levels and the units shall consider and decide to take appropriate pandemic prevention and control measures and ensure the safe operations. This Guidance shall be updated and revised in accordance with the actual situation of the pandemic prevention and control.

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Health (via the Health Environment Management Agency) for guidance and settlement./

 

 

Appendix 1: Plans for COVID-19 prevention and control when infected cases are confirmed

 

UNIT ...

______

No. .../…

Regarding Plans for COVID-19 prevention and control when infected cases are confirmed

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

 Location, Month, Date, Year

 

 

 

PLAN

FOR COVID-19 PREVENTION AND CONTROL WHEN INFECTED CASES ARE CONFIRMED

 

Pursuant to the Decision No. 2194/QD-BCDQG dated May 27 of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, 2020, promulgating “the Guidance on the prevention, control, and assessment of the risk of COVID-19 infection at the workplaces and dormitories for workers” and relevant documents;

Pursuant to ......................

The unit hereby issues the Plan for COVID-19 prevention and control when there are confirmed cases at the unit with the following information:

A. GENERAL INFORMATION

1. Unit’s name:.....................................................................................

2. Total number of employees:..............................................................

- The number of local employees: .........................................................

- The number of employees from other provinces:.................................

- The number of employees staying in boarding houses in the area/dorms:

- The number of employees having long-term contracts:........................

- The number of employees having short-term contracts:.......................

- The number of employees having contracts with more than one unit: ...

- The number of foreign employees:......................................................

3. The number of employees in each department/division/working position

- Department 1:..........................

- Department 2:..........................

- Department 3:..........................

4. Total number of health officers (if any):..............

Officers in charge of health care:

- Full name:................................

- Telephone number:..................

- Email:......................................

- Qualification:.......................................

5. Focal point for the pandemic prevention and control at the unit:

- Full name:.................................

- Telephone number:....................

- Email:.......................................

- Qualification:.......................................

B. OBJECTIVES

1. General objectives

To ensure safety in COVID-19 pandemic prevention and control, realize the “dual goals”; limit the impact of the pandemic on the units’ operations.

2. Specific objectives

- To develop plans for COVID-19 prevention and control according to risk levels.

- To prepare adequate resources and organize drills for COVID-19 prevention and control according to the plans.

C. DETERMINATION OF THE RISK OF INFECTION

1. Areas, rooms/departments with a large concentration of people at the unit such as: entrance gate, elevator, reception, single-window section, meeting room, dining room/canteen, parking area, etc. in order of precedence:

- Location 1:..................

- Location 2:..................

- ……

2. Frequently touched surfaces need to be cleaned and disinfected at the unit (stair rails, door handles, elevator buttons, ATMs, vending machines, water dispensers, phones, computers, shared control buttons, microphones, microphone buttons, desk tops, etc.).

- Stair rails: location       

- Door handles: location 

- …..

3. Service providers of the unit (providing food portions, foodstuffs, food, services of security, transporting experts, employees, banking, electricity, waste collection and treatment, logistic, water supply and drainage repair and maintenance, etc.).

- Unit providing food portions: ............. the number of employees that are tested weekly: …         

- Unit providing security service: …………. the number of employees that are tested weekly: 

- …………

4. Transportation vehicles of the unit (if any)

- The number of vehicles:...........

- The number of drivers:............

5. The COVID-19 risk level in locality where the unit is headquartered.

……………………………………………

II. CONTENTS AND MEASURES FOR COVID-19 PANDEMIC PREVENTION AND CONTROL AT THE UNIT

1. Plans for pandemic prevention and control in the new normal

……..

2. Plan for pandemic prevention and control upon detecting a suspected case, F0, F1, or F2 case

……

3. Plans to organize rehearsals for pandemic prevention and control

…………..

D. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Approval by the managing unit

 

Head of the unit

(Sign and seal)

 

 

Appendix 2: Guidance on cleaning, disinfection and waste management

 

I. CLEANING AND DISINFECTING PERIODICALLY

1. General principles

- Disinfecting with (i) common detergent such as a ready-to-use multi-purpose cleaning spray bottle or (ii) by mixing a household toilet cleaning solution (containing about 5% sodium hypochlorite) at the rate of 10 ml of cleaning solution with 1 liter of water to make a solution capable of killing viruses, or (iii) a solution containing 0.05% active chlorine after mixing or (iv) 70% alcohol. Mixing only enough solution for the day. Using 70% alcohol to clean electronic device surfaces that are susceptible to chemical corrosion or have a small cross-section. Period of quarantine after disinfection is at least 30 minutes.

- Disinfection by cleaning is given priority. Dirty surfaces must be cleaned with soap and water prior to disinfection. Wiping from clean to dirty, from top to bottom, and from inside to outside.

- Wearing rubber gloves, masks and protective clothing when cleaning and disinfecting.

2. Places to be disinfected include

+ Working location, office, meeting room, canteen, common toilet area and other shared areas, etc.

+ Adjacent areas: Exterior wall of the office, corridor, common passage, stairs, elevator, lobby, etc.

+ Shuttles buses for employees (if any).

3. Environmental hygiene and disinfection at the workplace

- Floor, wall, tables and chairs, furniture in the room, canteen, exposed surfaces: Disinfecting at least once a day.

- Frequently exposed positions such as doorknobs, stair handrails, handrails, elevator buttons, electrical switches, computer keyboards, remote controls, shared phones, push buttons at ATMs, vending machines: Disinfecting at least twice a day.

- In public areas such as ATMs, vending machines, public drinking water bottles, a hand sanitizer solution should be arranged for employees and guests to disinfect their hands before use.

- Common toilet areas: Disinfecting at least twice in a work shift or day.

- Increasing ventilation or opening doors and windows, using fans or other suitable solutions for the rooms. Avoiding using air conditioners (if possible).

II. CLEANING AND DISINFECTING UPON DETECTING A SUSPECTED CASE OR F0, F1, F2 CASE

- When there is an F0 case, cleaning and disinfecting the environment according to the Official Dispatch No. 1560/BYT-MT dated March 25, 2020 on interim guidance on environmental treatment and disinfection of infected areas in the community and Appendix 4 attached to the Minister of Health’s Decision No. 3638/QD-BYT dated July 30, 2021, on promulgating the “Interim Guidance on Surveillance and Prevention of COVID-19”.

- When there are suspected cases, F1, F2 cases at the unit, cleaning and disinfecting according to instructions provided in Part I of this Appendix immediately after transferring suspected cases, F1, F2 cases for quarantine.

III. WASTE MANAGEMENT UPON DETECTING A SUSPECTED CASE OR F0, F1, F2 CASE

Conducting waste management upon detecting a suspected case or F0, F1, F2 case according to the Decision No. 3455/QD-BCDQG dated August 05, 2020, promulgating the “Guidance on waste management and hygiene in COVID-19 prevention and control” and the Official Dispatch No. 1560/BYT-MT dated March 25, 2020, on interim guidance on disinfecting and treating the environment in infected areas in the community.

 

Appendix 3: Commitment to comply with COVID-19 prevention and control regulations by the employer

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

      Location, Month, Date, Year

COMMITMENT

TO COMPLY WITH COVID-19 PREVENTION AND CONTROL REGULATIONS BY THE EMPLOYER

 

Full name:........................................................................................

Date of birth:........................ Gender                   Citizenship............

Place of residence:............................................................................

Phone number:..................................................................................

Position: Division/Department/.........................................................

In order to actively prevent and control the COVID-19 pandemic at the workplace, I would like to commit to strictly complying with the regulations on COVID-19 prevention and control of the unit and localities where the unit is located and where I travel for work. I would like to take full responsibility before the head of the unit and before the law for any violations.

This commitment is made into 02 copies, one for the employees and another for the employer./.

 

REPRESENTATIVE OF THE EMPLOYER

(Sign and seal)

 

COMMITTED PERSON

(Signature with full name)

 

 

 

 

Appendix 4: Actions for unit to prevent and control COVID-19 pandemic

 

No.

Content

Action

(X)

1.

Establishing the Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control. Assigning specific duties to each member of the Steering Committee.

 

2.

Establishing COVID-19 safety teams of the unit.

 

3.

Developing Plans for COVID-19 prevention and control.

 

4.

Managing employees by the following information: full name, year of birth, people's identify card/citizen's identity card/passport number, address of the place of residence, phone number, native place.

 

5.

Notifying the provincial-level Department of Health/provincial-level Centers for Disease Control of relevant localities for medical monitoring and management of employees.

 

6.

Organizing the monitoring of the employees’ health status on a daily basis.

 

7.

Creating QR codes to manage people entering and leaving the unit and make health declaration.

 

8.

Organizing the body temperature measurement, requiring employees and guests to make health declarations, disinfect hands, wear masks and keep distance as prescribed; managing guest cards to enter the unit; controlling the density of people entering the unit.

 

9.

Arranging a health declaration area, equipped with computer desks, kiosks, QR code scanners (depending on specific conditions) and appointing staff to control people (with smartphones) who come in and out of the building.

 

10.

Arranging temporary quarantine rooms/areas (hereinafter referred to as quarantine rooms).

 

11.

Arranging and designating areas for delivery and receipt of documents, stationery, goods, etc. near the entrance to the unit; recording information about the shipper, recipient, delivery time, etc.

 

12.

Regularly reminding employees and guests to take measures for COVID-19 pandemic prevention and control in working time.

 

13.

Installing cameras at public areas at risk, areas for scanning QR codes for monitoring, supervising and reminding.

 

14.

For units organized with a reception department or department working with guests, it is required to perform 5K messages, especially wear masks, keep a safe distance, and install partitions (if possible).

 

15.

It is encouraged to reduce the number of employees working at the office, promoting working from home, remote working and online meeting.

 

16.

Increase ventilation in the vehicles transporting employees, workplaces, canteens, meeting rooms; reducing contact, and installing partitions at canteens and providing separate meals.

 

17.

Equipping adequate waste bins with lids; arranging places for handwashing, restroom and hand sanitizer.

 

18.

Cleaning and disinfecting at the unit.

 

19.

Signing commitments to comply with regulations and instructions on COVID-19 prevention and control.

 

20.

Organizing propaganda, dissemination and providing guidance on pandemic prevention and control.

 

21.

Conducting screening tests for SARS-CoV-2 for employees (receptionist, people in contact with customers, and people on business trips in pandemic areas).

 

22.

Developing plans for screening tests and vaccination against COVID-19 for employees.

 


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Official Dispatch 6666/BYT-MT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Official Dispatch 6666/BYT-MT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất