Công văn 6307/BYT-DP của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch và giảm tử vong do tay chân miệng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 6307/BYT-DP
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 6307/BYT-DP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 07/10/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 6307/BYT-DP
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6307/BYT-DP | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp tại một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines… Ở nước ta, theo báo cáo của các địa phương từ đầu năm 2011 đến nay đã ghi nhận 66.312 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 119 trường hợp tử vong; các trường hợp mắc tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi; dịch bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp lan ra 61/63 tỉnh, thành phố do một số nguyên nhân: bệnh do vi rút đường ruột gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ người lành mang trùng cao; các biện pháp phòng chống dịch hiện nay tại các địa phương chưa triệt để do người dân chưa có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ lan rộng và kéo dài.
Thực hiện Công điện số 1439/CĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động phòng, chống dịch và giảm tử vong do bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác sau:
1. Đẩy mạnh hoạt động của các Sở, Ban, Ngành liên quan như Giáo dục, Thông tin truyền thông, Phụ nữ trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng. Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1439/CĐ-TTg ngày 18/8/2011, huy động chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể xã hội của địa phương quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của bệnh tay chân miệng. Làm rõ vai trò của chính quyền cơ sở, phát huy vai trò của Tổ trưởng Tổ tự quản trong hướng dẫn kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng tại các hộ gia đình đặc biệt các hộ có trẻ dưới 5 tuổi.
2. Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng như: Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, cho trẻ ăn chín, uống chín, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, cờ-lo-ra-min B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại các giờ cao điểm trên đài phát thanh và truyền hình để người dân nhất là các bà mẹ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ có được các kiến thức và tham gia tích cực phòng, chống bệnh tay chân miệng. Hội phụ nữ, nhân viên y tế thôn bản trực tiếp tuyên truyền đến tận hộ gia đình, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ưu tiên kinh phí cho hoạt động truyền thông.
3. Sở Y tế bám sát kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng của địa phương đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện; tăng cường giám sát phát hiện sớm, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch hạn chế lây lan trong cộng đồng; chủ động tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Bệnh viện các tuyến đảm bảo thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân theo đúng phác đồ của Bộ Y tế để giảm tử vong.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế hướng dẫn giáo viên, học sinh các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong nhà trường và các hộ gia đình.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng của Sở Y tế, các ngành liên quan để đảm bảo kinh phí cho công tác truyền thông phòng chống dịch; mua xà phòng, hóa chất khử khuẩn, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch và điều trị; có chế độ, chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân.
6. Các ban, ngành, đoàn thể khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ theo chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép, tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng tại cộng đồng.
Bộ Y tế rất mong Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây