Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5948/BYT-VP1 của Bộ Y tế báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Quyết định 22/2006/QĐ-TTg
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5948/BYT-VP1
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5948/BYT-VP1 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 15/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Hành chính |
tải Công văn 5948/BYT-VP1
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ ____ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________ |
Số: 5948/BYT-VP1 | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Khoản 5 Điều 3 của Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg, ngày 24/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính, trong đó quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp nhận, xử lý vướng mắc và kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính, Bộ Y tế xin báo cáo tình hình thực hiện và những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH:
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg, Bộ Y tế đã phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định tới các Vụ, Cục, đơn vị trong toàn ngành, tạo bước chuyển biến mới trong việc tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Bộ đã triển khai Quyết định bằng việc chấn chỉnh lại việc thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan Bộ, rà soát, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, đơn vị. Quy định nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý những vướng mắc kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền và lĩnh vực công tác chuyên môn mà các Vụ, Cục, đơn vị được phân công phụ trách.
Bộ đã tiếp nhận nhiều kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp bằng văn bản hoặc qua điện thoại, email, fax. Các kiến nghị đa số đã được trả lời thoả đáng, đúng thời hạn, đúng với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế được giao. Nếu kiến nghị nào có nội dung liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, Bộ Y tế đã giao cho các đơn vị chuyên môn làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành liên quan để có thông tin tổng hợp ý kiến.
II. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC:
1. Công tác chỉ đạo việc tiếp nhận và xử lý dứt điểm những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền và lĩnh vực phân công phụ trách.
Lãnh đạo Bộ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quán triệt nội dung Quyết định tới toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan trong việc tiếp nhận và xử lý dứt điểm những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến những thủ tục hành chính theo thẩm quyền và lĩnh vực công tác được phân công phụ trách thông qua giao ban hàng tuần, sinh hoạt Đảng hàng tháng, sơ kết công tác 6 tháng. Do vậy, cán bộ công chức trong ngành Y tế luôn nêu cao tinh thần chấp hành tuyệt đối không gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt đối với những việc liên quan đến những thủ tục hành chính theo thẩm quyền và lĩnh vực công tác.
2. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận và xử lý giải quyết trong phạm vi chức năng quyền hạn nhiều vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các thủ tục hành chính. Một số vướng mắc có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương nên việc xử lý còn gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, các vướng mắc này đều được nghiên cứu kỹ và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đa số các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gửi tới Bộ Y tế đều đã được giải quyết hoặc chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng thời hạn quy định.
Bộ Y tế thường xuyên tổ chức rà soát sửa đổi, bổ sung các loại quy trình thủ tục hành chính, đặc biệt là những thủ tục thuộc lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến người dân và doanh nghiệp như lĩnh vực: dược phẩm, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, cấp phép hành nghề… Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Bộ vẫn luôn duy trì công tác tổ chức tiếp công dân tại cơ quan Bộ theo đúng quy định. Trong quá trình tiếp dân, cán bộ công chức của Bộ thực hiện đúng chức trách được giao: giải đáp, hướng dẫn công dân thực hiện đúng việc khiếu nại, tố cáo. Giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân, các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến lĩnh vực y tế như: Phẫu thuật cơ delta trái phép, phẫu thuật thẩm mỹ quá phạm vi cho phép, vi phạm y đức của các cán bộ trong ngành y tế,...
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1773/QĐ-BYT, ngày 19/5/2006 thành lập Ban Thông tin Tuyên truyền Bộ Y tế. Theo đó, Ban Thông tin, tuyên truyền có nhiệm vụ: Thu thập các thông tin về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt về những điểm nóng, kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết. Hiện nay, Ban đã thực hiện việc tổng hợp các thông tin phản hồi từ báo chí liên quan đến ngành y tế để cung cấp cho các đơn vị có chức năng xử lý kịp thời. Ban đang xây dựng Quy chế hoạt động và Quy trình phản hồi thông tin liên quan đến ngành y tế.
Tổng hợp từ một số lĩnh vực công tác như sau:
* Công tác thanh tra: Trong quá trình hoạt động thanh tra, Bộ Y tế đã phát hiện một số tồn tại bất cập về cơ chế chính sách hoặc qua nghe phản ánh trực tiếp cũng như bằng văn bản của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính và đã chỉ đạo giải quyết cụ thể như sau:
Phản ánh của doanh nghiệp về những bất cập trong việc thực hiện thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/6/2006 hướng dẫn về việc nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế theo nhu cầu. Trong đó doanh nghiệp phản ánh về khó khăn khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu đối với các hoá chất xét nghiệm không phải xin cấp phép Bộ Y tế.
Phản ánh của doanh nghiệp liên quan đến việc cấp các loại giấy phép của các Vụ, Cục như: Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; việc xác nhận mặt hàng thực phẩm chức năng theo đề nghị của doanh nghiệp để gửi Hải quan giúp cho việc kiểm tra, thông quan được nhanh chóng....
Giải quyết đề nghị của Viện huyết học - Truyền máu Trung ương về vấn đề giá thu tiền các chế phẩm từ máu. Bộ đã chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng những qui định quản lý Nhà nước về máu và các chế phẩm lấy từ máu.
* Trong lĩnh vực Bảo hiểm Y tế:
Từ ngày 1/1/2006, Bộ đã tiếp nhận, trả lời và chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 30 đơn thư của các các nhân, đơn vị có vướng mắc, kiến nghị về chính sách và quyền lợi đối với người tham gia trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Việc giải quyết, trả lời đơn thư đảm bảo kịp thời về thời gian, đồng thời đã hướng dẫn, giải thích, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chính sách cũng như giải quyết chế độ, quyền lợi của người tham gia BHYT. Kết quả đã giải quyết:
- 20 đơn thư của cá nhân về việc thực hiện chính sách, quy định đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
- 8 công văn, đơn thư của các tổ chức, Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương vàkiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy.
- Trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của các Đại biểu Quốc hội khóa XIvề các vấn đề có liên quan đến chính sách, chế độ bảo hiểm y tế.
* Công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm:
Về lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm: theo số liệu thống kê, công văn trả lời, góp ý chiếm tỷ lệ 75%; đơn thư kiến nghị (phản ánh) chiếm tỷ lệ 25%; đơn thư tố cáo, khiếu nại chiếm tỷ lệ 0%. Nội dung các công văn xin ý kiến góp ý thường tập trung vào các vấn đề chuyên môn như: đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ, ngành và các Bộ, ngành liên quan, các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, công bố, quảng cáo...
Công văn, đơn kiến nghị của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thường chủ yếu kiến nghị các vấn đề như vệ sinh an toàn trong giết mổ gia súc; việc sử dụng các hoá chất chưa được Bộ Y tế cho phép sử dụng được dùng trong sản xuất, chế biến các mặt hàng như nước mắm, bột canh, nước giải khát; vấn đề vệ sinh an toàn đối với các dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm.
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tới người dân đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, vì vậy nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nâng cao do vậy các đơn thư kiến nghị phản ánh của người dân về thủ tục hành chính cũng đã giảm so với năm trước.
Đối với các kiến nghị có nội dung mang tính chất quản lý nhà nước, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn giải quyết và trả lời bằng văn bản; đối với đơn thư kiến nghị không thuộc thẩm quyền của Bộ giải quyết, Bộ đã chuyển công văn tới các đơn vị liên quan để xem xét, xử lý. Về thời hạn trả lời các công văn, đơn kiến nghị đã được giải quyết đúng thời hạn. Tuy nhiên một số hồ sơ xin xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc cấp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo khi gửi tới Bộ để giải quyết, hồ sơ chưa đầy đủ, Bộ đã yêu cầu các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thiện lại để tiếp tục giải quyết.
* Công tác khám, chữa bệnh và y học cổ truyền:
Công tác khám, chữa bệnh và y học cổ truyền, đa số các vướng mắc, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính tập trung vào một số loại thủ tục như:
+ Thẩm định và công nhận bệnh viện được phép khám và chứng nhận sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2004.
+ Cấp giấy biên nhận và giải quyết hồ sơ thông tin quảng cáo về khám chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại. Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2004/BVHTT-BYT ngày 12 tháng 1 năm 2004.
+ Thẩm định trình độ chuyên môn và cấp giấy phép cho người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y dược, y học cổ truyền tư nhân, phòng khám chuyên khoa, bổ sung khoa, kỹ thuật chuyên môn đã được áp dụng tại Việt Nam. Thực hiện theo Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 6 tháng 1 năm 2004 của Bộ Y tế.
+ Cấp hoặc gia hạn Chứng chỉ hành nghề y tư nhân, y dược học cổ truyền tư nhân cho các cá nhân đăng ký theo các hình thức: bệnh viện và cơ sở y, y dược học cổ truyền khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cấp phép cho người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y dược học cổ truyền tư nhân. Thực hiện theo Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 6 tháng 1 năm 2004 của Bộ Y tế
+ Cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các hình thức bệnh viện, cơ sở y, y dược học cổ truyền khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện theo Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 6 tháng 1 năm 2004 của Bộ Y tế.
+ Thẩm định và ban hành quyết định công nhận phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn được phép khẳng định các trường hợp HIV duơng tính, thực hiện theo Quyết định số 3052/2000/QĐ-BYT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm được khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
Các kiến nghị của cá nhân, tổ chức đều đã được giải đáp kịp thời bằng văn bản, hoặc trực tiếp bằng điện thoại để mọi cá nhân, tổ chức có vướng mắc, kiến nghị đều hiểu và thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Ngoài ra để giảm bớt những thắc mắc, kiến nghị, Bộ đã cho xây dựng công khai các mẫu hồ sơ về thành lập bệnh viện, hồ sơ, thủ tục về cấp chứng nhận hành nghề y dược tư nhân cho cá nhân, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. Tuy nhiên, hiện nay trong lĩnh vực khám chữa bệnh vẫn còn một số loại thủ tục hành hành chưa thực sự được cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện như thủ tục Hướng dẫn hành nghề y, dược tư nhân… Bộ Y tế đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
3. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, chậm chễ trong thực hiện thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
Tại cơ quan Bộ Y tế, qua theo dõi trực tiếp và qua phản ánh của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào là cán bộ, công chức của cơ quan Bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Đối với một số vi phạm của các đơn vị, cá nhân thuộc ngành y tế, Bộ đã có kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, đơn vị vi phạm về quy chế chuyên môn, nghiệp vụ như: hành nghề y, dược tư nhân quá phạm vi cho phép; vi phạm các quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh theo Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT/QĐ-BYT, ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế…
4. Tổ chức việc nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để xem xét, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân
Từ đầu năm 2006 đến nay, Bộ Y tế thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tổ chức rà soát, sửa đổi bổ sung các thủ tục hành chính còn bất cập chưa phù hợp với tình hình mới và xem xét nghiên cứu áp dụng các quy trình, thủ tục hành chính mới đáp ứng ngày các tốt hơn đối với các nhu cầu của cá nhân và các tổ chức. Bộ Y tế đang triển khai thí điểm việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động hành chính nhà nước tại 4 đơn vị (Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục quản lý dược Việt Nam; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm), bước đầu hoạt động đã cho những kết quả khả quan với khoảng 75 quy trình quản lý thủ tục hành chính đang được xây dựng trong đó tập trung chủ yếu vào các thủ tục hành chính mà công dân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều vướng mắc, kiến nghị như: các quy trình về cấp phép của lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm…
Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định đã ban hành có nhiều bất cập nhằm giảm bớt khó khăn cho cá nhân và tổ chức trong các thủ tục hành chính như: sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 về Hướng dẫn hành nghề y, dược tư nhân theo hướng cải cách hành chính là đơn giản hoá hồ sơ và mạnh dạn phân cấp cho Sở Y tế thực hiện; sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21 và 22/2005/TTLT-BYT-BTC về hướng dẫn bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện; sửa đổi, bổ sung thủ tục giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập tại nước ngoài….
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua 6 tháng thực hiện, Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg đã thực sự tạo ra sự chuyển biến mới trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Quyết định 22 đã tạo ra cơ chế cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc phản ánh những vướng mắc, kiến nghị của mình về thủ tục hành chính tới các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền để đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
* Về kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân, Bộ Y tế xin đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số văn bản sau:
+ Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm Y tế và Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho phù hợp với nội dung công văn số 2016/VPCP-VX ngày 17/4/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện việc thanh toán toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo hình thức bảo hiểm y tế.
+ Sửa đổi, bổ sung Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo.
* Đề xuất về việc thực hiện Quyết định 22: công tác cải cách hành chính là một hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng nhất là trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh theo như định hướng Chương trình hành động của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2002-2007. Tuy nhiên, hiện nay các bộ, ngành vẫn có báo cáo hoạt động thường xuyên theo tháng gửi Văn phòng Chính phủ tổng hợp, do vậy Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét việc báo cáo định kỳ của các Bộ, ngành thực hiện các Quyết định, Chỉ thị chỉ đạo về công tác cải cách hành chính nói riêng và về các mặt công tác khác nói chung. Nên chăng tích hợp hoặc kết cấu vào các mục của báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Văn phòng Chính phủ để thuận tiện việc theo dõi và tổng hợp cũng như giảm bớt các khâu thủ tục hành chính theo như tinh thần cải cách.
Bộ Y tế xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.
| BỘ TRƯỞNG |