Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 581/BYT-BM-TE của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2009
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 581/BYT-BM-TE
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 581/BYT-BM-TE | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Chí Liêm |
Ngày ban hành: | 10/02/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 581/BYT-BM-TE
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 581/BYT-BM-TE | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố
Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản là dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010 (Dự án MTQG về CSSKSS). Qua một năm triển khai, Bộ Y tế đánh giá cao sự nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của các tỉnh nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản của người dân, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS vào năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế hướng dẫn triển khai hoạt động năm 2009 của Dự án MTQG về chăm sóc SKSS như sau:
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
1. Kế hoạch hoạt động năm 2009 của các tỉnh cần được xây dựng, triển khai để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010, trong đó tiếp tục ưu tiên giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
2. Hướng dẫn chung các tỉnh:
a. Đối với các tỉnh đã triển khai Dự án từ năm 2008: Cần tiếp tục duy trì hoạt động ở các địa bàn đã triển khai. Việc mở rộng ra các địa bàn khác căn cứ vào khả năng cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương.
b. Đối với các tỉnh mới triển khai năm 2009: cần ưu tiên lựa chọn những huyện, xã vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn, có các chỉ số sức khỏe sinh sản chưa được cải thiện để triển khai các hoạt động của dự án.
3. Lồng ghép các thành tố ưu tiên của CSSKSS vào gói dịch vụ hiện hành với những nội dung chuyên môn cập nhật, như: Làm mẹ an toàn; Cứu sống sơ sinh và CSSKTE; Giảm phá thai và phá thai toàn diện chất lượng cao; Phòng chống NKĐSS; CSSKSS VTN và TN; Truyền thông thay đổi hành vi về CSSKSS.
4. Nội dung và định mức chi các hoạt động cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư Liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Bên cạnh nguồn ngân sách do trung ương cấp, đề nghị các tỉnh/thành phố không cắt kinh phí của dự án và cần chủ động huy động thêm các nguồn lực của địa phương, lồng ghép với các chương trình dự án khác để kết hợp với kinh phí trung ương triển khai tốt các hoạt động của dự án.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2009:
1. Mục tiêu chung:
Cải thiện từng bước sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, đặc biệt là giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010.
2. Các mục tiêu cụ thể:
2.1. Làm mẹ an toàn: Tăng cường tiếp cận và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, tập trung vào chăm sóc trước, trong và sau sinh.
2.2. Cứu sống sơ sinh và Chăm sóc sức khỏe trẻ em: Tăng cường tiếp cận và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, đặc biệt là chăm sóc sơ sinh thông qua các hoạt động can thiệp và tăng cường kết hợp sản - nhi.
2.3. Phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/BLTQĐTD: Phát hiện sớm và nâng cao chất lượng điều trị các nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thông qua đào tạo lại cán bộ Y tế, kết hợp nâng cao nhận thức các bà mẹ về phòng chống nhiễm khuẩn và ung thư hệ thống sinh sản.
2.4. Giảm phá thai và cung cấp dịch vụ phá thai an toàn:
- Tăng sự chấp nhận và sử dụng các BPTT sau phá thai.
- Cung cấp dịch vụ phá thai an toàn theo Hướng dẫn Chuẩn quốc gia nhằm giảm tai biến, biến chứng và tử vong do phá thai.
2.5. Chăm sóc SKSSVTN: Nâng cao nhận thức, kiến thức và thay đổi hành vi ở VTN và TN cũng như tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS VTN và TN.
2.6. CSSKSS nam giới: Nâng cao năng lực cán bộ cung cấp dịch vụ về CSSKSS nam giới thông qua đào tạo cập nhật Chuẩn QG về CSSKSS nam giới.
2.7. Phối hợp liên ngành và xã hội hóa công tác CSSKSS: Tăng cường sự tham gia của các Ban/Ngành, đoàn thể, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3. Các chỉ tiêu kế hoạch chính năm 2009 của dự án:
3.1. Nhóm chỉ tiêu xã hội:
- 100% các địa phương có Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về CSSKSS do UBND tỉnh phê duyệt.
- 100% các tỉnh triển khai hoạt động can thiệp về sức khỏe VTN-TN có Kế hoạch hành động về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN-TN được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các Ban/Ngành đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên có nội dung triển khai các hoạt động truyền thông về SKSS trong Kế hoạch hoạt động 2009.
3.2. Nhóm chỉ tiêu chuyên môn:
- Tỷ lệ phụ nữ có thai đẻ tại cơ sở y tế hoặc do cán bộ y tế đỡ đạt 90% đối với vùng đồng bằng và ít nhất 60% đối với vùng miền núi trong năm 2009.
- Tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai: Đồng bằng 90%; Miền núi 70%.
- Giảm 10% số tai biến sản khoa so với năm 2008.
- Giảm 10% tỷ số tử vong mẹ.
- Giảm 20% tỷ lệ tử vong TE<1T.
4. Các hoạt động chính:
4.1. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại:
- Đối với các tỉnh mới triển khai năm 2009, Bộ Y tế sẽ tổ chức đào tạo giảng viên tuyến tỉnh sau đó các tỉnh tổ chức đào tạo lại cho tuyến huyện, xã về các nội dung:
+ Chăm sóc sản khoa thiết yếu;
+ Cứu sống sơ sinh và chăm sóc trẻ bệnh;
+ Tư vấn lồng ghép phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản trong các dịch vụ CSSKSS;
+ Phá thai an toàn;
+ Cung cấp dịch vụ thân thiện với VTN-TN.
- Đối với các tỉnh đã triển khai từ năm 2008: DA trung ương sẽ không tổ chức đào tạo TOT về các nội dung kể trên. Đề nghị DA tỉnh cần chủ động sớm mở thêm các lớp đào tạo lại cho các huyện, xã chưa được đào tạo năm 2008 theo nội dung đã được Bộ Y tế đào tạo năm 2008.
- Đối với tất cả các tỉnh: Trong năm 2009, Bộ Y tế sẽ mở các lớp đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về các nội dung:
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới.
+ Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho y tế thôn bản.
+ Lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch kinh phí của dự án và Mẫu biểu báo cáo công tác CSSKSS.
Để đảm bảo chất lượng các khóa đào tạo, đề nghị Ban Điều hành dự án các tỉnh cử cán bộ tham gia lớp tập huấn đúng thành phần và đối tượng theo hướng dẫn của Dự án trung ương. Dự kiến các lớp đào tạo của dự án trung ương sẽ tiến hành trong tháng 3-4/2009.
4.2. Hoạt động truyền thông: Trên cơ sở kinh phí trung ương cấp và huy động kinh phí của địa phương bao gồm cả kinh phí của các dự án do quốc tế tài trợ, các tỉnh cần chủ động phối hợp với các ban/ngành triển khai các hoạt động truyền thông bao gồm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, sinh hoạt nhóm… ưu tiên các nội dung chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh, vệ sinh và dinh dưỡng khi mang thai và nuôi con nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ bệnh, sức khỏe vị thành niên…
4.3. Hoạt động cải thiện sức khỏe VTN-TN (Đối với các tỉnh triển khai can thiệp sức khỏe VTN-TN):
- Các tỉnh đã triển khai năm 2008: Sẽ triển khai các hoạt động gồm Hội thảo định hướng cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN-TN, đào tạo lại, duy trì các điểm cung cấp dịch vụ thân thiện và Câu lạc bộ đã được xây dựng năm 2008 và mở rộng thêm 01 điểm cung cấp dịch vụ thân thiện và 02 Câu lạc bộ về SKSS VTN-TN, truyền thông đại chúng và truyền thông nhóm, cung cấp tài liệu truyền thông CSSKSS cho VTN-TN.
- Các tỉnh triển khai năm 2009: Triển khai các hoạt động gồm Hội thảo định hướng cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN-TN, tham dự lớp đào tạo giảng viên tuyến tỉnh do trung ương tổ chức sau đó tổ chức đào tạo lại, xây dựng và duy trì 02 điểm cung cấp dịch vụ thân thiện và 02 Câu lạc bộ về SKSS VTN-TN, truyền thông đại chúng và truyền thông nhóm, cung cấp tài liệu truyền thông CSSKSS cho VTN-TN.
4.4. Hoạt động quản lý, điều hành giám sát: Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo các hoạt động triển khai theo đúng tiến độ, đúng nội dung, mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như định mức kinh phí đã Quy định tại Thông tư liên tịch số: 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Định kỳ họp báo cáo Ban Điều hành về kết quả triển khai các hoạt động và báo cáo về Bộ Y tế 6 tháng/lần.
4.5. Đối với nội dung chi đặc thù hỗ trợ cô đỡ thôn bản đã được đào tạo vẫn thực hiện theo công văn số: 3483/BYT-BM-TE ngày 19 tháng 5 năm 2008 v/v hướng dẫn chi thù lao cô đỡ thôn bản. Nội dung chi hỗ trợ NHS/Y sĩ sản nhi tại các xã trọng điểm sẽ được thực hiện sau khi Ban Điều hành trung ương phê duyệt danh sách xã trọng điểm trên cơ sở danh sách đề nghị của các địa phương (90% tổng số xã). Các tỉnh thống kê danh sách xã, xác định xã trọng điểm có xác nhận của Sở Y tế và gửi về Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em trước ngày 20/3/2009. Kinh phí hỗ trợ cô đỡ thôn bản và NHS/YSN xã trọng điểm không được sử dụng chi cho hoạt động khác.
5. Tổ chức thực hiện:
- Ngay sau khi nhận được Hướng dẫn này, đối với các tỉnh mới triển khai hoạt động năm 2009 cần thành lập ngay Ban Điều hành dự án do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Y tế phụ trách lĩnh vực làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban thường trực là Giám đốc Trung tâm CSSKSS. Trung tâm CSSKSS cử 01 cán bộ chuyên trách (thư ký) làm đầu mối triển khai các hoạt động của dự án.
- Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung sau:
+ Chỉ đạo Trung tâm CSSKSS các tỉnh kết hợp các ban/ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2009 của dự án CSSKSS. Chú ý bố trí kinh phí ăn ở, đi lại tham dự các lớp đào tạo lại tại địa phương cho cán bộ huyện, xã trong ngân sách trung ương đã phân bổ.
+ Chủ động phối hợp các ban/ngành liên quan như Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Giáo dục - Đào tạo, các cơ quan truyền thông của tỉnh hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động và tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án.
+ Chỉ đạo Trung tâm CSSKSS tỉnh tổ chức, triển khai các hoạt động của dự án theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Trung tâm CSSKSS tỉnh/thành phố:
+ Chủ động xây dựng Kế hoạch hoạt động báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tổ chức và triển khai các hoạt động của dự án theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010.
+ Định kỳ 3 tháng/lần tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự án về Sở Y tế (Ban Điều hành) và Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) theo Mẫu Báo cáo của Ban Điều hành dự án trung ương.
Xin gửi kèm Kế hoạch hoạt động năm 2009 của Dự án để các địa phương tham khảo lập Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các địa phương tổng hợp báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |