Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5686/BYT-MT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ê-bô-la
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5686/BYT-MT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5686/BYT-MT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 25/08/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 5686/BYT-MT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5686/BYT-MT V/v hướng dẫn công tác vệ sinh MT, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ê-bô-la | Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014 |
Kính gửi: ...................................................................................................
...................................................................................................................
Bệnh do vi rút Ê-bô-la (sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, cơ quan, tổ chức cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế và cộng đồng, Bộ Y tế yêu cầu đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các bệnh viện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp liên quan trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ê-bô-la như sau:
I. Tại các cơ sở y tế
1. Vệ sinh môi trường
Tại các phòng cách li để chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ê-bô-la cần phải được làm vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm sang cán bộ y tế, người chăm sóc và người bệnh khác. Cụ thể:
- Thường xuyên lau các bề mặt trong phòng (sàn nhà, các đồ đạc,…) bằng các dung dịch hóa chất diệt khuẩn thuộc danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn dùng trong y tế và gia dụng đã được đăng ký lưu hành (sau đây gọi tắt là hóa chất diệt khuẩn). Nếu dùng hóa chất diệt khuẩn là các hóa chất có clo thì sử dụng dung dịch có nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Trường hợp các bề mặt bị nhiễm bẩn do các chất như máu, dịch tiết, chất nôn của bệnh nhân cần làm sạch ngay bề mặt bị nhiễm bẩn (có thể sử dụng giẻ lau có tẩm hóa chất diệt khuẩn), sau đó lau sạch lại nhiều lần bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Phạm vi lau tối thiểu 1m tính từ mép ngoài nơi bị bẩn theo trình tự lau từ chu vi vào trung tâm. Nếu dùng hóa chất diệt khuẩn là các hóa chất chứa clo thì sử dụng dung dịch có nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
2. Quản lý chất thải
- Các chất thải phát sinh từ các buồng cách li chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm vi rút Ê-bô-la (bao gồm chất thải sinh hoạt của bệnh nhân, các trang bị bảo hộ cá nhân của cán bộ y tế sau khi sử dụng) cần được quản lý như chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007. Đặc biệt chú ý:
- Tất cả các chất thải phải được xử lý ban đầu trước khi đưa ra khỏi khu vực cách li bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu dùng hóa chất diệt khuẩn là các hóa chất chứa clo thì sử dụng dung dịch có nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong thời gian ít nhất từ 1-2 giờ.
- Đối với chất thải là phân, nước tiểu hoặc chất nôn của bệnh nhân phải được diệt khuẩn bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính theo tỷ lệ 1:1 (1 đơn vị khối lượng chất thải : 1 đơn vị khối lượng dung dịch hóa chất). Duy trì thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và chất thải ít nhất 30 phút trước khi đổ vào bồn cầu nhà vệ sinh của khu vực cách li.
- Các phương tiện bảo hộ cá nhân sau khi sử dụng phải được ngâm trong dung dịch khử khuẩn có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1-2 giờ trước khi đem đi tiêu hủy.
- Các đồ vải, quần áo, đồ dùng cá nhân đã sử dụng của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng cách đun sôi ít nhất 20 phút kể từ khi sôi hoặc ngâm trong dung dịch hóa chất diệt khuẩn từ 1-2 giờ trước khi đem giặt hoặc rửa (Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng lại mà nên tiêu hủy như chất thải lây nhiễm). Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
II. Tại cộng đồng
Khi phát hiện có người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ê-bô-la tại cộng đồng, cần phải chuyển bệnh nhân vào khu vực cách li để chăm sóc và điều trị. Đồng thời thực hiện xử lý môi trường và chất thải như sau:
1. Vệ sinh môi trường
- Nền nhà, tường, cửa và các bề mặt khác phải được lau hoặc phun dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Các vật dụng trong nhà bệnh nhân phải được lau hoặc phun nhiều lần bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Các đồ dùng cá nhân như quần áo, bát đĩa, cốc chén,… khác trong nhà người bệnh phải được luộc trong ít nhất 20 phút từ khi nước sôi hoặc ngâm trong dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để từ 1-2 giờ trước khi làm sạch.
- Phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được làm sạch bằng dung hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính và để trong thời gian từ 1-2 giờ trước khi rửa sạch.
- Khu vực xung quanh nhà cần tiến hành phun bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để tiêu diệt mầm bệnh.
2. Quản lý chất thải
- Chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu hoặc chất nôn phải được xử lý bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch với nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính theo tỷ lệ 1:1 (1 đơn vị khối lượng chất thải: 1 đơn vị khối lượng dung dịch hóa chất). Duy trì thời gian tiếp xúc giữa hóa chất và chất thải ít nhất 30 phút trước khi đổ vào nhà vệ sinh. Bô, chậu của bệnh nhân sau khi sử dụng phải ngâm trong dung dịch hóa chất diệt khuẩn. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong tối thiểu 30 phút trước khi đem rửa sạch.
- Trường hợp máu, dịch tiết cơ thể, chất nôn của người bệnh bắn ra sàn nhà hoặc lên tường và các vật dụng khác trong phòng, cần lau trước bằng giẻ tẩm dung dịch hóa chất diệt khuẩn có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính trước, sau đó lau sạch lại bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn nhiều lần. Giẻ lau và các dụng cụ làm vệ sinh phải được xử lý tiêu hủy như đối với chất thải của người bệnh.
III. Vệ sinh trong mai táng
Khi có người chết do nhiễm vi rút Ê-bô-la, việc mai táng, hỏa táng phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cụ thể:
- Thời gian quàn ướp không quá 24 giờ kể từ khi chết. Nên quàn ướp tại các nhà tang lễ.
- Phải khâm liệm trong vòng 6 giờ kể từ khi chết. Dùng bông tẩm dung dịch hóa chất diệt khuẩn để nút kín các hốc tự nhiên của thi hài sau đó dùng vải liệm được tẩm dung dịch hóa chất diệt khuẩn để quấn kín toàn bộ thi hài. Nếu hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Thi hài phải được bọc kín bằng vật liệu không thấm nước trước khi cho vào quan tài.
- Quan tài phải được trát kín bằng các vật liệu như: keo, sơn ta, đất sét để đảm bảo không rò rỉ. Đồng thời phải cho vào quan tài một số vật liệu có khả năng thấm nước, hút mùi như chè khô, bông thấm nước, giấy bản,…
- Nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài và các vật dụng có tiếp xúc với thi hài phải được làm sạch ngay sau khi khâm liệm như sau: Lau hoặc phun phủ kín lên toàn bộ bề mặt của nền nhà, khu đất, tường xung quanh nơi đặt thi hài hoặc các vật dụng có tiếp xúc với thi hài bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn và duy trì thời gian tiếp xúc của hoá chất với nền nhà, tường xung quanh hoặc các vật dụng tối thiểu là 30 phút. Nếu dùng hoá chất diệt khuẩn là các hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Khi vận chuyển thi hài đến nơi mai táng hoặc hỏa táng phải sử dụng phương tiện chuyên dụng. Các phương tiện vận chuyển sau khi sử dụng phải được lau hoặc phun bằng dung dịch hóa chất diệt khuẩn diệt khuẩn. Nếu dùng hoá chất diệt khuẩn là các hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
- Người chết do nhiễm vi rút Ê-bô-la phải được chôn hoặc hỏa táng tại nghĩa trang hoặc cơ sở hỏa táng gần nhất. Trường hợp chôn tại nghĩa địa, trước khi đặt quan tài xuống huyệt, phải phun dung dịch dung dịch hóa chất diệt khuẩn xung quanh thành huyệt và đáy huyệt. Trước khi lấp đất, phải phun dung dịch hóa chất ở xung quanh và trên mặt quan tài. Nếu dùng hoá chất diệt khuẩn là các hóa chất có chứa clo thì sử dụng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính.
IV. Phương tiện bảo hộ và vệ sinh cá nhân
Người làm nhiệm vụ về vệ sinh môi trường, vệ sinh mai táng, quản lý chất thải phát sinh trong chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ê-bô-la phải đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và các chất thải của bệnh nhân. Cụ thể, trong khi làm việc phải:
1. Vệ sinh tay trước khi sử dụng và sau khi cởi bỏ các phương tiện bảo hộ cá nhân.
2. Đeo găng tay bảo hộ bằng cao su.
3. Đi ủng bảo hộ.
4. Mặc quần áo bảo hộ không thấm nước (dùng một lần).
5. Sử dụng phương tiện bảo vệ mặt để tránh bắn vào mũi, miệng và mắt như khẩu trang y tế (N95), kính bảo hộ hoặc kính che mặt.
6. Trước khi ra khỏi khu vực cách li chăm sóc, điều trị bệnh nhân phải cởi và bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân. Khi cởi, phải cẩn thận tránh chạm mặt ngoài của phương tiện bảo hộ vào cơ thể.
Trường hợp người làm công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và làm vệ sinh môi trường bị máu, dịch cơ thể, các chất thải của người bệnh tiếp xúc trực tiếp vào da hoặc niêm mạc, cần dừng ngay công việc, cởi bỏ phương tiện bảo hộ và rửa sạch vùng da bị tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch; rửa niêm mạc bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa mắt (không sử dụng dung dịch có chứa clo hoặc thuốc sát khuẩn khác).
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Cục Quản lý môi trường y tế để tổng hợp và xin ý kiến giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |