Công văn 4897/SYT-TCCB 2021 cách ly tập trung cho từng đối tượng F0 trên địa bàn Thủ Đức
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4897/SYT-TCCB
Cơ quan ban hành: | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4897/SYT-TCCB |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Tăng Chí Thượng |
Ngày ban hành: | 23/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Công văn 4897/SYT-TCCB
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 4897/SYT-TCCB | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; |
Thực hiện Công văn số 2407/UBND-VX ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về hướng dẫn phối hợp giữa y tế địa phương và gia đình tổ chức cơ sở cách ly tập trung cho từng đối tượng F0 trên địa bàn thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn; Sở Y tế hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Tổ chức bộ máy của cơ sở cách ly người F0 trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Ban hành Quyết định thành lập cơ sở cách ly người F0 (sau đây viết tắt là cơ sở cách ly) theo thẩm quyền.
Cơ cấu bộ máy của cơ sở cách ly: 01 Ban quản lý và ít nhất 03 tổ gồm: tổ chuyên môn, tổ hậu cần - phục vụ, tổ an ninh trật tự. Căn cứ tình hình thực tế có thể thành lập thêm các tổ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ sở cách ly.
Căn cứ vào nhiệm vụ của cơ sở cách ly, xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của cơ sở cách ly trình ban chỉ đạo quận, huyện phê duyệt.
Thành lập Tổ phản ứng nhanh với thành phần bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, công an... để kịp thời hỗ trợ xử lý các tình huống khẩn cấp.
Trung tâm Y tế và bệnh viện quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức và quản lý hoạt động cơ sở cách ly.
Tùy tình hình, điều kiện thực tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức giao Trung tâm Y tế hoặc bệnh viện quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm chính cho hoạt động chuyên môn của cơ sở cách ly; giao phòng Y tế chịu trách nhiệm huy động nguồn nhân lực y tế tư nhân và nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn tham gia hoạt động của cơ sở cách ly; giao phòng Tài chính Kế hoạch chịu trách nhiệm tham mưu công tác tài chính của các hoạt động ở cơ sở cách ly và phòng Tài nguyên Môi trường tham mưu công tác xử lý thu gom rác thải tại các cơ sở cách ly và các phòng, cơ quan, ban ngành khác tham mưu theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
2. Nhân sự
2.1. Nhân sự của Ban quản lý
Thành lập Ban quản lý cơ sở cách ly, trong đó nhân sự Ban quản lý cơ sở cách ly do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức làm trưởng ban, các phó ban bao gồm: đại diện lãnh đạo Phòng Y tế, đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế, đại diện Ban Giám đốc Bệnh viện quận, huyện và đại diện tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức (theo công văn số 2152/UBND-VX ngày 29/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
Trường hợp trên địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức có nhiều cơ sở cách ly khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của mỗi cơ sở mà Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức có thể thành lập các cơ sở cách ly với Ban quản lý riêng biệt (nếu quy mô lớn trên 500 giường) hoặc nhiều cơ sở cách ly tập trung trực thuộc một Ban quản lý chung, có phân công người phụ trách cho từng cơ sở (nếu quy mô nhỏ, dưới 500 giường).
2.2. Nhân sự của Tổ chuyên môn
Bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng với số lượng phù hợp với quy mô của cơ sở cách ly tập trung từ nguồn nhân lực y tế của các Bệnh viện quận, huyện, Trung tâm y tế và nguồn nhân lực tăng cường do Sở Y tế điều động. Khuyến khích vận động nguồn lực y tế tư nhân và các bác sĩ nghỉ hưu có sức khỏe tốt trên địa bàn tham gia.
Về số lượng: dự kiến 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng chăm sóc theo dõi cho mỗi 50 - 100 trường hợp F0.
Về loại hình nhân viên: Với chức năng theo dõi, chăm sóc ban đầu và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng, loại hình nhân viên y tế tại các cơ sở cách ly người F0 cần có các bác sĩ đa khoa hoặc các bác sĩ chuyên khoa đã được tập huấn về chẩn đoán và điều trị COVID-19, điều dưỡng trình độ trung cấp trở lên.
Trước mắt, huy động nguồn nhân lực y tế hiện đang công tác tại các đơn vị y tế tuyến quận, huyện và các cơ sở y tế tư nhân; nhân viên y tế đã nghỉ hưu hiện đang cư ngụ trên địa bàn. Căn cứ vào nguồn nhân lực có thể huy động và nhu cầu thực tế về số trường hợp F0 cần chăm sóc theo dõi trên địa bàn, Sở Y tế sẽ điều động và tăng cường các bác sĩ, điều dưỡng (từ các bệnh viện thành phố và nhân lực tăng cường của Bộ Y tế) theo đề nghị của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức (theo Phụ lục 1).
Khi tiếp nhận nguồn nhân lực y tế tăng cường cho thành phố từ Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ ưu tiên phân bổ về các cơ sở cách ly trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
2.3. Nhân sự của Tổ hậu cần - phục vụ: Đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức huy động từ nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, bao gồm các cán bộ chiến sĩ thuộc ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các cơ quan đoàn thể, đoàn thanh niên.
2.4. Nhân sự Tổ an ninh trật tự: Huy động từ nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, bao gồm các cán bộ chiến sĩ thuộc Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện, thành phố Thủ Đức, công an địa phương. Do thành viên Ban Chỉ huy Công an phường, xã hoặc thành viên các phường, xã đội làm Tổ trưởng.
3. Về tủ thuốc của cơ sở cách ly
Cơ sở cách ly có chức năng theo dõi chăm sóc sức khỏe các trường hợp F0 không có triệu chứng và xử lý ban đầu các trường hợp F0 có triệu chứng trước khi chuyển tới các bệnh viện điều trị COVID-19.
Cơ sở cách ly phải có tủ thuốc, tủ thuốc được trang bị đầy đủ các thuốc theo danh mục phân tầng 1 để đảm bảo cho nhu cầu chăm sóc, điều trị (theo Phụ lục 2).
Lưu ý: các sở cách ly phải trang bị cơ số thuốc kháng viêm, kháng đông dự phòng để dùng cho người bệnh trong thời gian chờ chuyển viện đối với các trường hợp nặng hoặc có nguy cơ chuyển nặng.
Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn chịu trách nhiệm tạm ứng thuốc cho các cơ sở cách ly. Việc mua sắm thuốc phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19 được áp dụng quy định về mua sắm tại Điều 22 và Điều 26 Luật Đấu thầu, Điều 79 Nghị Định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể việc mua sắm và phân bổ các thuốc thiết yếu, thuốc Y học cổ truyền... đến các cơ sở cách ly phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của người cách ly (từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố).
4. Về dụng cụ, trang thiết bị y tế
Trang bị bình oxy cho cơ sở cách ly: cần ít nhất từ 5-10 bình để có thể cho nhiều người bệnh cùng thở một lúc trong khi chờ chuyển người bệnh đến bệnh viện. Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn chịu trách nhiệm hỗ trợ các bình oxy cho các cơ sở cách ly. Việc trang bị hệ thống kết nối oxy bình, Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế sẽ có hướng dẫn chi tiết sau.
Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế sẽ phân bổ dụng cụ và trang thiết bị thiết yếu cho công tác chăm sóc, điều trị tại các cơ sở cách ly (theo Phụ lục 3). Riêng hóa chất, vật tư tiêu hao (bao gồm cả môi trường và xét nghiệm nhanh kháng nguyên) do đơn vị chủ động mua sắm từ nguồn kinh phí phòng chống dịch.
5. Về quy chế vận hành cơ sở cách ly
5.1. Theo dõi và chăm sóc sức khỏe người cách ly
Nhân viên y tế thuộc Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe, chăm sóc người bệnh hàng ngày. Mỗi người bệnh phải được nhập thông tin vào phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”, phải có hồ sơ theo dõi sức khỏe (theo Phụ lục 4).
Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu trở nặng như khó thở, SpO2 < 93% thì gọi “115” để Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố điều phối xe vận chuyển người bệnh đến các bệnh viện điều trị COVID-19 hoặc đến bệnh viện gần nhất (bệnh viện quận, huyện trên cùng địa bàn) để cấp cứu kịp thời (trong trường hợp nguy kịch). Trường hợp chưa liên hệ được Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố thì sử dụng xe cứu thương của cơ sở cách ly để vận chuyển người bệnh.
Khi có nhu cầu chuyển người bệnh có triệu chứng đến các bệnh viện điều trị COVID-19, gọi “115” để được Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố điều phối chuyển viện. Trong thời gian chờ chuyển người bệnh có triệu chứng đến các bệnh viện điều trị COVID-19, phải dùng thuốc kháng viêm, kháng đông dự phòng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
Khí gặp những tình huống khẩn cấp (người bệnh đột ngột ngưng tim, ngưng thở, bỏ trốn,...) kích hoạt ngay Tổ phản ứng nhanh để kịp thời hỗ trợ xử lý.
Trong những tình huống cần được tư vấn về công tác chăm sóc và xử trí người bệnh, các bác sĩ của Tổ chuyên môn liên hệ bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn hoặc Tổ chuyên gia của ngành Y tế theo công văn số 2552/SYT-NVY ngày 07/5/2021 của Sở Y tế (Phụ lục 5).
Tiêu chuẩn kết thúc thời gian cách ly tập trung:
- Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, thời gian cách ly tập trung là 07 ngày nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 07 là âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30. Trường hợp dương tính với giá trị CT <30, tiến hành thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 mỗi 2 ngày sau đó cho đến khi kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính thì cho phép người bệnh tiếp tục cách ly theo dõi tại nhà theo quy định.
- Đối với các trường hợp F0 mới phát hiện và không có triệu chứng lâm sàng: xem xét cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR có giá trị CT ≥ 30 và hội đủ các điều kiện theo quy định.
Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc phường, xã, thị trấn ban hành quyết định kết thúc thời gian giám sát y tế theo quy định. Trung tâm Y tế chịu trách nhiệm tiếp tục quản lý, theo dõi đối với các trường hợp được giám sát y tế tại nhà.
5.2. Phục vụ nhu cầu thiết yếu tại cơ sở cách ly
Chi phí bữa ăn: 80.000 đồng/người/ngày.
Chi phí sinh hoạt (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng,...): 40.000 đồng/người/ngày. (Lưu ý theo chi phí thực tế nhưng không quá 40.000 đồng/người/ngày). Ngoài ra, cơ sở cách ly cần trang bị thêm các vật dụng cần thiết cho người cách ly như: nước nóng, giường, mùng, mền, gối, wifi... để tạo sự an tâm và thoải mái cho người cách ly.
Riêng nhân viên của cơ sở cách ly được hưởng tiền ăn với định mức 120.000 đồng/người/ngày và chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định.
Tất cả chi phí hoạt động của cơ sở cách ly do nguồn kinh phí phòng chống dịch của quận, huyện, thành phố Thủ Đức chi trả theo quy định.
Trong quá trình hoạt động, khi gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ sở cách ly chủ động liên hệ các phòng chức năng, Sở Y tế để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP NHU CẦU NHÂN SỰ ĐỀ XUẤT BỔ SUNG CHO CÁC CƠ SỞ CÁCH LY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN, HUYỆN
(Đính kèm Công văn số 4897/SYT-TCCB ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Sở Y tế)
STT | Tên cơ sở cách ly F0 trên địa bàn | Quy mô giường | Tổng nhu cầu nhân sự không chuyên môn y tế | Tổng nhu cầu nhân lực chuyên môn y tế | Tổng số nhân lực y tế đã huy động | Trong đó | Tổng số nhân lực đề xuất bổ sung | Trong đó | Ghi chú | ||||
Tổng số | Bác sĩ | Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên | Bác sĩ | Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên | Bác sĩ | Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5=6+7 | 6 | 7 | 8=9+10 | 9 | 10 | 12=13+14 | 13 | 14 | 15 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Thuyết minh rõ nguồn huy động nhân sự hiện có từ những nguồn nào, lĩnh vực nào; số lượng cụ thể của từng nguồn, từng lĩnh vực;
Liệt kê "nhân lực không chuyên môn y tế" gồm những đối tượng nào.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI CƠ SỞ CÁCH LY TẬP TRUNG F0
(Đính kèm công văn số 4897/SYT-TCCB ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Sở Y tế)
Stt | Tên thuốc | Nồng độ, hàm lượng | Đường dùng | Thể tích của đơn vị đóng gói nhỏ nhất (đối với thuốc dạng lỏng) | Đơn vị | Ghi chú | Tầng |
1 | Adrenalin | 1mg/ml | Tiêm/truyền | 1ml | Ống | 2626/QĐ-BYT | 1 |
2 | Amlodipin | 5mg | Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất (Thuốc huyết áp) | 1 |
3 | Azithromycin | 500mg | Uống |
| Viên | 2626/QĐ-BYT | 1 |
4 | Azithromycin sirô | 200mg/5ml | Uống |
| Gói | 2626/QĐ-BYT | 1 |
5 | Bromhexin HCl | 8mg | Uống |
| Viên | NDGD đề xuất | 1 |
6 | Clarithromycin | 500mg | Uống |
| Viên | NDGD đề xuất | 1 |
7 | Dexamethasone | 0,5mg | Uống |
| Viên | 2626/QĐ-BYT | 1 |
8 | Dextromethorphan | 10, 15mg | Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất (Thuốc triệu chứng) | 1 |
9 | Enoxaparin | 2000IU, 4000IU, 6000IU | Tiêm |
| Ống | 3416/QĐ-BYT | 1 |
10 | Fexofenadin | 60, 180mg | Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất (Thuốc triệu chứng) | 1 |
11 | Glucose | 5%, 10% 500ml | Tiêm/truyền | 500ml | Chai | 2626/QĐ-BYT | 1 |
12 | Heparin | 5000 UI/ml | Tiêm/truyền | 5 ml | Lọ | 2626/QĐ-BYT | 1 |
13 | Hydrocortison | 100mg | Tiêm/truyền |
| Lọ | 2626/QĐ-BYT | 1 |
14 | Levofloxacin | 0,5 g | Uống |
| Viên | 2626/QĐ-BYT | 1 |
15 | Meloxicam | 7,5mg | Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất (Thuốc triệu chứng) | 1 |
16 | Methyl prednisolon | 4mg, 16mg | Uống |
| Viên | 3416/QĐ-BYT | 1 |
17 | Methylprednisolon | 40mg, 125mg | Tiêm/truyền |
| Lọ | 3416/QĐ-BYT | 1 |
18 | Multivitamin (BC complex hoặc 3B) |
| Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất | 1 |
19 | N-acetylcystein | 200mg | Uống |
| Viên | BNĐ đề xuất (Thuốc triệu chứng) | 1 |
20 | NaCl nhỏ mắt/mũi | 0,9%, 5ml | Nhỏ mắt, nhỏ mũi |
| Chai/Lọ/ Ống | BNĐ đề xuất | 1 |
21 | Natri clorid | 0,9% 500ml | Tiêm/truyền | 500ml | Chai | 2626/QĐ-BYT | 1 |
22 | Nước cất pha tiêm | 5ml |
|
|
| BNĐ đề xuất | 1 |
23 | Orafar súc họng |
| Súc họng |
|
| BNĐ đề xuất | 1 |
24 | Orezol | 1g | Uống |
| Gói | 2626/QĐ-BYT | 1 |
25 | Paracetamol | 0,5g | Uống |
| Viên | 2626/QĐ-BYT | 1 |
26 | Prednisolone | 5mg, 20mg, 40mg | Uống |
| Viên | 3416/QĐ-BYT | 1 |
27 | Ringer lactat |
| Tiêm/truyền |
| Chai | 2626/QĐ-BYT | 1 |
28 | Ringer lactat + Glucose |
| Tiêm/truyền |
| Chai | 2626/QĐ-BYT | 1 |
29 | Vitamin C | 0,5g | Uống |
| Viên | 2626/QĐ-BYT | 1 |
Ghi chú: Các thuốc YHCT được BYT cho phép sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được cập nhật và bổ sung vào Danh mục thuốc này trong thời gian sớm nhất.
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU CHO CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ CÁCH LY
(Đính kèm công văn số 4897/SYT-TCCB ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Sở Y tế)
Stt | Tên thiết bị | Đơn vị tính | Số lượng tối thiểu | Ghi chú |
I. Danh mục trang thiết bị thiết yếu |
|
|
| |
1 | Máy thở chức năng cao | Cái | 2 |
|
2 | Máy thở xâm nhập và không xâm nhập | Cái | 1 |
|
3 | Hệ thống oxy dòng cao HFNC | HT | 5 |
|
4 | Máy thở xách tay kèm van PEEP, 2 bộ dây | Cái | 1 |
|
5 | Máy lọc máu liên tục (cho đơn vị đã có đủ năng lực thực hiện) | Cái | 1 |
|
6 | Hệ thống ECMO (cho đơn vị đã có đủ năng lực kỹ thuật thực hiện, dùng chung cho 01 bệnh viện) | Cái | 1 |
|
7 | Máy X quang di động | Cái | 1 |
|
8 | Máy đo khí máu (đo được điện giải đồ, lactat, hematocrite) | Cái | 1 |
|
9 | Máy theo dõi BN ≥ 5 thông số | Cái | 5 |
|
10 | Máy điện tim ≥ 3 cần | Cái | 1 |
|
11 | Máy đo độ bão hòa ô xy kẹp tay (SPO2) | Cái | 10 |
|
12 | Máy hút đờm | Cái | 2 |
|
13 | Máy tạo oxy y tế (nếu không có hệ thống oxy) | Cái | 20 |
|
14 | Máy thở đơn giản | Cái | 5 |
|
15 | Máy thử đường huyết cá nhân | Cái | 1 |
|
16 | Tủ sấy | Cái | 1 |
|
17 | Đèn thủ thuật | Cái | 2 |
|
18 | Máy siêu âm có ≥ 3 đầu dò | Cái | 1 |
|
19 | Bơm tiêm điện | Cái | 10 |
|
20 | Máy truyền dịch | Cái | 2 |
|
II. Các trang thiết bị khác |
|
|
| |
1 | Bình oxy và bộ dụng cụ thở oxy (bình làm ẩm, đồng hồ đo lưu lượng...) | Bộ | 50 |
|
2 | Bóng Ambu có van PEEP | Cái | 3 |
|
3 | Bộ dụng cụ cấp cứu | Bộ | 2 |
|
4 | Bộ dụng cụ tiểu phẫu | Bộ | 5 |
|
5 | Bộ đèn đặt nội khí quản thường | Bộ | 2 |
|
6 | Nhiệt kế hồng ngoại | Cái | 10 |
|
7 | Bồn xử lý dụng cụ ban đầu | Cái | 1 |
|
8 | Bồn rửa dụng cụ/ rửa tay | Cái | 2 |
|
9 | Máy đo huyết áp | Cái | 20 |
|
10 | Máy phun khí dung | Cái | 2 |
|
11 | Bình phun thuốc chống dịch | Cái | 5 |
|
III. Nhu cầu vật tư tiêu hao thiết yếu (Sử dụng trong 4 tuần) | ||||
1 | Hộp đựng mẫu bệnh phẩm | Hộp | 20 |
|
2 | Týp đựng môi trường vận chuyển bệnh phẩm | Hộp 50 cái | 180 |
|
3 | Que lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu và que lấy mẫu dịch ngoáy họng | Hộp 100 cái | 100 |
|
4 | Bộ dây và mask khí dung dùng 1 lần | Chiếc | 10 |
|
5 | Dây thở oxy | Chiếc | 20 |
|
6 | Ống nội khí quản hút trên cuff (Hi-Lo EVAC) | Cái | 3 |
|
7 | Điện cực dính | Cái | 50 |
|
| Vật tư tiêu hao khác nếu cần thiết, sử dụng từ nguồn sẵn có của Cơ sở KCB |
|
|
|
IV. Trang thiết bị phòng hộ (Sử dụng trong 4 tuần) | ||||
1 | Khẩu trang Y tế | Hộp/50 cái | 500 |
|
2 | Khẩu trang N95 | Cái | 500 |
|
3 | Quần áo chống dịch | Bộ | 500 |
|
4 | Găng khám, dùng 01 lần | 100c/hộp | 2000 |
|
5 | Găng tay vô khuẩn | đôi | 2000 |
|
6 | Găng tay dài | đôi | 200 |
|
7 | Mặt nạ che mặt | cái | 500 |
|
PHỤ LỤC 4
HỒ SƠ BỆNH ÁN
(áp dụng cho cơ sở cách ly tập trung người F0 quận huyện và bệnh viện dã chiến)
(Đính kèm Công văn số 4897/SYT-TCCB ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Sở Y tế)
1. Mẫu 1. Phiếu khám bệnh vào viện (01 mặt)
2. Mẫu 2. Tờ điều trị (02 mặt)
3. Mẫu 3. Phiếu công khai thuốc và dịch vụ khám chữa bệnh (02 mặt)
4. Mẫu 4. Kế hoạch chăm sóc người bệnh COVID-19 (02 mặt)
5. Mẫu 5. Trích biên bản kiểm điểm tử vong (nếu có)
| Mẫu 1 | ||
Sở Y tế: …………….. | PHIẾU KHÁM BỆNH VÀO VIỆN | MS: 42/BV-01 | |
I. HÀNH CHÍNH: |
| Tuổi | |
1. Họ và tên (In hoa): …………………………... | 2. Sinh ngày: |
| |
3. Giới: 1.Nam 2. Nữ | 4. Nghề nghiệp: ………………………… |
| |
5. Dân tộc: …………………… | 6. Ngoại kiều: …………………………… |
| |
7. Địa chỉ: Số nhà ….… Thôn, phố ……….……… Xã, phường …………………………………….. | |||
Huyện (Q, Tx) ………………………… | Tỉnh, thành phố …………………… |
| |
8. Nơi làm việc: ……………… 9. Đối tượng: 1. BHYT 2. Thu phí 3. Miễn 4. Khác | |||
10. BHYT giá trị đến ngày…… tháng…. năm…. | Số thẻ BHYT |
| |
11. Họ tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin: ………………………………………………….
…………………………………………………… Điện thoại số ………………………………….
12. Đến khám bệnh lúc …… giờ …… phút ngày …… tháng …… năm ……
13. Chẩn đoán của nơi giới thiệu: ………………………………………………………………..
II. LÍ DO VÀO VIỆN: ……………………………………………………………………………….
III. HỎI BỆNH: …………………………………………………………………………...…………
1. Quá trình bệnh lí: ………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
2. Tiền sử bệnh:
- Bản thân: …………………………………………………………………………………………..
- Gia đình: …………………………………………………………………………………………...
IV. KHÁM XÉT: 1. Toàn thân: ………………………………………………………… …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. 2. Các bộ phận: ……………………………………………………… | Mạch: ………… lần/ phút Nhiệt độ: .………………°C Huyết áp: ……/…… mmHg Nhịp thở: ………… lần/phút |
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
3. Tóm tắt kết quả lâm sàng: ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………...
4. Chẩn đoán vào viện: …………………………………………………………………………….
5. Đã xử lí (thuốc, chăm sóc...): …………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
6. Cho vào điều trị tại khoa: ……………………………………………………………………….
7. Chú ý: ……………………………………………………………………………………………..
| Ngày ….. tháng ….. năm ……. |
| Mẫu 2 | ||
Sở Y tế: …………….. | TỜ ĐIỀU TRỊ số: ……… | MS: 39/BV-01 | |
- Họ tên người bệnh: ……………………………...… Năm sinh: ………… Nam/Nữ …………
- Khoa: ………………………………… Buồng: …… Giường: …… Chẩn đoán: ……………..
NGÀY GIỜ | DIỄN BIẾN BỆNH | Y LỆNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGÀY GIỜ | DIỄN BIẾN BỆNH | Y LỆNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn: In khổ A4 dọc, 2 mặt
| Mẫu 3 | |
SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH | Số vào viện: …………………………….. | |
PHIẾU THỰC HIỆN VÀ CÔNG KHAI DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH
Họ tên người bệnh: ………………..……… Năm sinh: ………… Giới tính: □ Nam □ Nữ
Ngày nhập viện: …………………… Chẩn đoán: ……………………………………………….
Thuốc. Hàm lượng | Giờ | Ngày……… | Ngày……… | Ngày……… | Ngày……… | Ngày……… | ||||||
BS chỉ định | ĐD thực hiện | BS chỉ định | ĐD thực hiện | BS chỉ định | ĐD thực hiện | BS chỉ định | ĐD thực hiện | BS chỉ định | ĐD thực hiện | |||
1 | Paracetamol 500mg |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
2 | Levonox 40mg |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
3 | Ceftriaxon 1g |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
4 | X-Quang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | RT - PCR SARS-CoV-2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Test nhanh SARS-CoV-2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Gói sinh hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
8 | Suất ăn COVID-19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Cộng khoản: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Ký xác nhận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn: In khổ A 4 dọc, 2 mặt
| Mẫu 4 | |
SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH | Số vào viện: …………………………….. | |
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID-19
Họ tên người bệnh: ………………..……… Năm sinh: ………… Giới tính: □ Nam □ Nữ
Ngày nhập viện: …………………… Chẩn đoán: ……………………………………………….
TT | Vấn đề sức khỏe |
|
|
|
|
|
|
| |
1. Tri giác | 1.1 | Tỉnh, tiếp xúc tốt |
| X |
|
|
|
|
|
1.2 | Mệt đừ | X |
|
|
|
|
|
| |
1.3 | Li bì, lơ mơ |
|
|
|
|
|
|
| |
1.4 | Hôn mê |
|
|
|
|
|
|
| |
2. Da niêm | 2.1 | Da niêm hồng | X | X |
|
|
|
|
|
2.2 | Da niêm nhợt nhạt |
|
|
|
|
|
|
| |
2.3 | Da tím, nổi bông |
|
|
|
|
|
|
| |
3. Dấu hiệu sinh tồn | 3.1 | Mạch (lần/ phút) | 80 |
|
|
|
|
|
|
3.2 | Nhiệt độ (độ C) | 37 |
|
|
|
|
|
| |
3.3 | Huyết áp (mmHg) | 100/20 |
|
|
|
|
|
| |
3.4 | Nhịp thở | 24 |
|
|
|
|
|
| |
4. Tính chất Hô hấp | 4.1 | SpO2 | 95% |
|
|
|
|
|
|
4.2 | Thở nhanh, co kéo |
|
|
|
|
|
|
| |
4.3 | Khó thở |
|
|
|
|
|
|
| |
5. Triệu chứng khác | 5.1 | Ho có đàm |
|
|
|
|
|
|
|
5.2 | Ho khan | X | X |
|
|
|
|
| |
5.3 | Mệt mỏi | X | X |
|
|
|
|
| |
5.4 | Đau cơ | X | X | X |
|
|
|
| |
5.5 | Mất vị giác |
|
| X |
|
|
|
| |
5.6 | Mất mùi |
|
| X |
|
|
|
| |
5.7 | Đau họng |
|
|
|
|
|
|
| |
5.8 | Đau đầu | X | X |
|
|
|
|
| |
5.9 | Nghẹt mũi |
|
| X |
|
|
|
| |
5.10 | Tiêu chảy |
|
|
|
| X |
|
| |
6. Dinh dưỡng | 6.1 | Ăn uống qua miệng | X |
|
|
|
|
|
|
6.2 | Nuôi dưỡng qua thông dạ dày |
|
|
|
|
|
|
| |
7. Tình trạng bất thường khác | Lo lắng |
|
|
|
|
|
| ||
ĐD chăm sóc ghi tên |
|
|
|
|
|
|
|
Họ tên người bệnh: ………………..……… Năm sinh: ………… Giới tính: □ Nam □ Nữ
Ngày nhập viện: …………………… Chẩn đoán: ……………………………………………….
STT | Can thiệp ĐD |
|
|
|
|
|
|
| |
8. Cấp cứu |
| Đánh giá điểm glassgow |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Thở oxy gọng mũi (lít/phút) | 3l/ph |
|
|
|
|
|
| |
Thở oxy qua mask/ Venturi |
|
|
|
|
|
|
| ||
Thở HFNC |
|
|
|
|
|
|
| ||
TM không xâm lấn |
|
|
|
|
|
|
| ||
TM xâm lấn |
|
|
|
|
|
|
| ||
1.3 | Lau ấm hạ sốt |
|
|
|
|
|
|
| |
1.4 | Thực hiện y lệnh thuốc |
|
|
|
|
|
|
| |
1.5 | Xử trí khác |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
9. Chăm sóc hỗ trợ | 2.1 | Cho NB nằm sấp |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Tập thở, VLTL hô hấp |
|
|
|
|
|
|
| |
2.3 | Hướng dẫn NB uống đủ nước |
|
|
|
|
|
|
| |
2.4 | Hướng dẫn NB theo dõi dấu hiệu chuyển nặng (tri giác, thở mệt, sốt, nôn ói...) |
|
|
|
|
|
|
| |
2.5 | Cơm bệnh lý cử/ ngày | Cơm 3 cữ |
|
|
|
|
|
| |
2.6 | Cung cấp nhu yếu phẩm |
|
|
|
|
|
|
| |
2.7 | Hỗ trợ khác |
|
|
|
|
|
|
| |
10. Các can thiệp khác
|
|
|
|
|
|
|
| ||
ĐD chăm sóc ghi tên |
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn: - In khổ A4 dọc, 2 mặt.
SỞ Y TẾ TP.HCM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | MS: 41/BV-01 |
TRÍCH BIÊN BẢN KIỂM ĐIỂM TỬ VONG
- Họ tên người bệnh: ……….……………………………………… Tuổi: ………… Nam/nữ
- Số vào viện: ……………………………………………………………………………………….
- Vào viện lúc: …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……………………………….
- Tử vong lúc: …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ………………………………..
- Tại Khoa: …………………………………………………………………………………………...
- Kiểm điểm tử vong lúc …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm …………………….
- Chủ toạ: ……………………………………………… Thư kí: ………………………………….
- Thành viên tham gia: ……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
Tóm tắt quá trình diễn biến bệnh, quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh:
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
Kết luận:
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
| Ngày ……. tháng ……. năm ……. |
Hướng dẫn: - In khổ A4 dọc, 1 mặt. Trích biên bản để đính vào bệnh án.
- Thành viên tham gia: ghi tên và chức danh.
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH CHUYÊN GIA CỦA SỞ Y TẾ HỖ TRỢ TƯ VẤN VỀ CHUYÊN MÔN
TT | Họ và tên | Chức vụ | Số điện thoại |
A | Tư vấn chuyên môn về Chẩn đoán điều trị | ||
1. | BS.CK2.Nguyễn Thanh Trường | Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới | 0913.131.812 |
2. | BS.CK2.Nguyễn Trần Nam | Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố | 0939.061.153 |
3. | BS.CK2.Nguyễn Thanh Phong | Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới | 0913.645.574 |
4. | TS.BS.Dương Bích Thủy | Phó trưởng Khoa HSTCCĐ Người lớn | 0989.937.381 |
5. | ThS.BS.Trương Hữu Khanh | Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 | 0913117965 |
6. | BS.CK2.Đỗ Châu Việt | Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 | 0903.779.576 |
C | Tư vấn chuyên môn về Kiểm soát nhiễm khuẩn | ||
7. | PGS.TS.BS.Lê Thị Anh Thư | Chủ tịch Hội KSNK TP.HCM | 0913.750.074 |
8. | TS.BS.Nguyễn Thị Thanh Hà | Phó Chủ tịch Hội KSNK TP.HCM | 0913.629.608 |
9. | TS.BS.Huỳnh Minh Tuấn | Phó Chủ tịch Hội KSNK TP.HCM | 0909.349.918 |
D | Tư vấn chuyên môn xét nghiệm | ||
10. | ThS.BS.Nghiêm Mỹ Ngọc | Phó Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới | 0938.374.405 |
11. | ThS.BS. Lê Hồng Nga | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM | 0979.776.110 |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây