Công văn 4032/BGTVT-CYT của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè và mùa mưa bão 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4032/BGTVT-CYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4032/BGTVT-CYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 4032/BGTVT-CYT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 4032/BGTVT-CYT V/v: tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè và mùa mưa bão năm 2010. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2010 |
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ.
Theo ghi nhận của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2010, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh nổi lên là cúm A(H5N1) (cả nước ghi nhận 07 trường hợp, trong đó 02 TH tử vong), tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả (44 trường hợp tại các tỉnh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam), bệnh sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm 2009 tất cả các khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, bệnh sốt rét… Mùa hè nhiệt độ môi trường tăng cao, cũng là mùa bão lụt bắt đầu xuất hiện, sự biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và virus phát triển, nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất lớn.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng bảo vệ sức khỏe cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và nhân dân địa phương, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ triển khai các nội dung sau:
1. Các đơn vị củng cố, kiện toàn ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch do thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban và cán bộ y tế là phó ban thường trực.
2. Quán triệt nguy cơ dịch bệnh đến các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; Huy động hệ thống thông tin truyền thông với nhiều hình thức tập trung tuyên truyền chính xác để cán bộ viên chức lao động, hành khách trên các phương tiện giao thông nhận thức đúng, đủ về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh; vận động mọi người chủ động, tự giác và hợp tác với cơ quan chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch; đặc biệt tại các công trình thi công thu hút đông lực lượng lao động tập trung.
3. Phối hợp với cơ quan y tế ngành Giao thông vận tải và y tế địa phương triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì trở thành nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị để phòng, chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch xâm nhập và lây lan; huy động nguồn lực của đơn vị cho hoạt động phòng, chống dịch.
4. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, dạy nghề chủ động theo dõi diễn biến dịch và triển khai triệt để các biện pháp phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn chỉ đạo của ngành y tế.
5. Khi có người nghi ngờ mắc bệnh dịch cần đưa đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời và báo cáo Y tế ngành Giao thông vận tải tại khu vực, Cục Y tế Giao thông vận tải, Y tế địa phương theo điện thoại đường dây nóng, fax, Email.
6. Cục Y tế Giao thông vận tải:
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến các dịch bệnh; Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị ngành Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đảm bảo đúng kỹ thuật và hiệu quả; vệ sinh an toàn thực phẩm chủ động phối hợp với y tế địa phương chỉ đạo phòng, chống dịch trong ngành Giao thông vận tải.
b) Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân kịp thời, điều trị, chăm sóc người bệnh với đầy đủ trang thiết bị, thuốc, hóa chất, các phương tiện cần thiết để xử lý và điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế hạn chế biến chứng và tử vong. Thành lập đội cấp cứu lưu động, đội chống dịch cơ động, thường trực sẵn sàng 24/24h.
7. Công tác kiểm tra, giám sát: Cục Y tế Giao thông vận tải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung về phòng, chống dịch nêu trên, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm.
Bộ trưởng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên. Các cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể, cơ quan báo chí tích cực, chủ động, tham gia cùng chính quyền, tổ chức y tế ngành thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Mọi thông tin về diễn biến dịch bệnh báo cáo về Bộ Giao thông vận tải qua Cục Y tế Giao thông vận tải theo số điện thoại đường dây nóng: 043.8453251; 04.7340662; BS. Hoàng Thị Hiếu DĐ: 0912.033.267). Cục Y tế Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về diễn biến tình hình dịch trong phạm vi toàn ngành./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây