Công văn 3725/TLĐ-QHLĐ 2022 phản ánh kiến nghị của người lao động về việc xác nhận F0 và hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3725/TLĐ-QHLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3725/TLĐ-QHLĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Phan Văn Anh |
Ngày ban hành: | 03/03/2022 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Bảo hiểm, COVID-19 |
tải Công văn 3725/TLĐ-QHLĐ
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3725/TLĐ-QHLĐ | Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2022 |
Kính gửi: Bộ Y tế
Trong những ngày vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận được nhiều ý kiến phản ánh của đoàn viên, người lao động và các cấp công đoàn về việc người lao động hiện đang rất “chật vật xin giấy xác nhận F0” và “giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội”.
Cụ thể, khi người lao động tự xét nghiệm và phát hiện mình mắc bệnh COVID-19, họ ra trạm y tế xã, phường nơi tạm trú để khai báo và xin giấy xác nhận F0 gửi công ty để xin nghỉ làm thì nhiều nơi trạm y tế xã, phường bị quá tải, không kịp xác nhận khiến người lao động phải đi lại nhiều lần gây mất an toàn trong công tác phòng chống dịch. Một số nơi hướng dẫn người lao động về cơ sở y tế của Khu công nghiệp, một số nơi lại hướng dẫn về Công ty để khai báo, có nơi lại yêu cầu về nơi đăng ký thường trú (rất khó khăn đối với người lao động ngoại tỉnh) để làm thủ tục xin cấp giấy xác nhận F0. Việc không xin được giấy xác nhận F0 sẽ dẫn tới sau này khỏi bệnh, người lao động cũng khó có thể xin được “giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội”.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp F0 điều trị tại nhà hiện nay chỉ có “giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly” mà chưa được cấp “giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội” để làm cơ sở hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Nhiều người lao động bị nhiễm COVID-19 đang phải nghỉ việc và bị trừ vào số ngày nghỉ phép năm; một số doanh nghiệp không trừ vào phép năm mà trừ trực tiếp vào lương của người lao động đối với những ngày nghỉ việc điều trị COVID-19. Điều này đang khiến người lao động hoang mang, lo lắng và có thể là nguyên nhân khiến kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng xúi giục người lao động ngừng việc tập thể hoặc đình công, gây mất an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh, thành phố có đông công nhân lao động.
Từ phản ánh của các cấp công đoàn, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trân trọng đề nghị Bộ Y tế:
1. Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết kịp thời việc xác nhận người lao động bị nhiễm COVID-19, tránh trường hợp người lao động phải đi lại nhiều lần và gây mất an toàn trong công tác phòng chống dịch. Trường hợp các cơ sở y tế có thẩm quyền bị quá tải, đề nghị xem xét việc ứng dụng công nghệ thông tin để người lao động tự đăng ký, khai báo ca bệnh F0 hoặc có giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để có thêm nguồn lực cho công tác này.
2. Khẩn trương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế để hướng dẫn hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp ốm đau cho phù hợp với tình hình thực tế công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay và đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trường hợp chưa thể ban hành ngay Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT trong đầu tháng 3 năm 2022, đề nghị có văn bản hoặc họp báo để thông tin, giải thích các thắc mắc về chế độ chính sách cho người bị mắc COVID-19, để họ yên tâm điều trị bệnh, tránh tình trạng người lao động hoang mang, lo lắng do thiếu thông tin như hiện nay.
Trên đây là một số kiến nghị, đề xuất nhằm ổn định dư luận xã hội, góp phần giúp người lao động yên tâm sản xuất, cùng đồng hành với doanh nghiệp và nhà nước thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xin phản ánh ý kiến của người lao động và trân trọng đề nghị quý Bộ quan tâm xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây