Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3556/UBND-KGVX Hà Nội 2021 triển khai các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do COVID-19
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3556/UBND-KGVX
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3556/UBND-KGVX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Chử Xuân Dũng |
Ngày ban hành: | 15/10/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách, COVID-19 |
tải Công văn 3556/UBND-KGVX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 3556/UBND-KGVX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; |
Ngày 23/9/2021, UBND Thành phố nhận được Công văn số 3234/LĐTBXH-TE của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19. Về việc này, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện chính sách cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NĐ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
- Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đề xuất dự án, kế hoạch, hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em này đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật đối với việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa; hướng dẫn quy trình, thủ tục cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội theo thẩm quyền.
- Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố tham mưu xây dựng chính sách, kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.
2. Sở Tư pháp
Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tăng cường việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền và lợi ích của trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 không bị xâm hại khi không có sự giám hộ của cha, mẹ theo Công văn số 437/CTGPL-TC&QLCL ngày 01/10/2021 của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp về việc đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt trẻ em mô côi trong tình hình dịch COVID-19.
3. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.
4. UBND các quận, huyện, thị xã
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, tổng hợp, quản lý số lượng, danh sách, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện chăm sóc từng trường hợp trẻ em có cha, mẹ tử vong do đại dịch COVID-19, nguyện vọng của trẻ em và người giám hộ để có biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp.
- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em này theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại Nghị quyết số 68/NĐ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; chính sách hỗ trợ cho trẻ em tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/3021 về quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 1013/QĐ-LĐTBXH ngày 08/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ cho trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19; các văn bản hướng dẫn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam về việc hỗ trợ cho trẻ em mồ côi do cha mẹ tử vong vì nhiễm COVID-19.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thiết lập mạng lưới cá nhân, gia đình có nhu cầu và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế trẻ em trên địa bàn. Thực hiện việc chăm sóc thay thế cho các em theo quy định của Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Thông tư số 14/2020/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2020 về việc hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chăm sóc thay thế cho trẻ em. Ưu tiên bố trí, hỗ trợ để trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc để trẻ được sống trong môi trường gia đình và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Việc trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp sau cùng.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ kịp thời trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 khi bị xâm hại, tai nạn thương tích; chú trọng can thiệp, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ pháp lý cho trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 khi các em không có sự giám hộ của bố, mẹ.
- Hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đề xuất dự án, kế hoạch, hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trước mắt và lâu dài đối với nhóm trẻ em này theo phân cấp, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật đối với việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chăm sóc thay thế cho trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa. Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng thành lập cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi theo quy định của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bao gồm cả việc bảo đảm quyền học tập của các em theo đúng các quy định của pháp luật về trẻ em, pháp luật về giáo dục, trong đó có quy định về giáo dục hòa nhập.
Khi có các vướng mắc phát sinh hoặc trường hợp khẩn cấp Hên quan đến nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 cần chủ động thông tin, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời hỗ trợ và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố cho ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Chủ tịch UBND Thành phố; - CVP; PCVP: P.T.T.Huyền; Phòng KGVX, TH, TKBT; - Lưu: VT, KGVX Dg. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Chử Xuân Dũng |