Công văn 3468/BYT-DP 2022 dự thảo Báo cáo họp BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3468/BYT-DP

Công văn 3468/BYT-DP của Bộ Y tế về việc xin ý kiến góp ý với dự thảo Báo cáo họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, phiên họp thứ 15
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3468/BYT-DPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành:01/07/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Công văn 3468/BYT-DP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 3468_BYT-DP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 3468/BYT-DP PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

______

Số: 3468 /BYT-DP
V/v xin ý kiến góp ý với dự thảo
Báo cáo họp BCĐQG phòng, chống
dịch COVID-19, phiên họp thứ 15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2022

 

 

Kính gửi: Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19

 

Thực hiện Công văn số 3968/VPCP-KGVX ngày 28/6/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-l 9 phiên họp thứ 15, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc ga đã dự thảo Báo cáo cho cuộc họp (Xin được gửi kèm theo).

Bộ Y tế trân trọng đề nghị các Đồng chí cho ý kiến góp ý đối với dự thảo Báo cáo nêu trên và gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 04/7/2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị gửi trước bản điện tử qua thư điện tử: [email protected].

Địa chỉ liên hệ: ThS. Lã Tiến Sơn, điện thoại: 0936709561.

Trân trọng cảm ơn./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Đỗ Xuân Tuyên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

Nguyễn Thị Liên Hương

 

 

BÁO CÁO

Công tác phòng, chống dịch COVID-19

(Tài liệu họp Ban Chỉ đạo Quốc gia vào ngày   /7/2022)

 

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

1. Tính đến ngày 30/6/2022, tng số ca mắc trên thế giới vượt 552 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến th BA.5 của chủng Omicron1, nhất là tại khu vực Châu Âu. Trung tâm Kim soát Bệnh tật Châu Âu (ECDC) khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng đim2.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vắc xin được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyn nặng đối với tất cả các biến th vi rút SARS-CoV-23 (bao gồm cả biến th phụ BA.5). Do đó, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

2. Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 9.014.374 ca mắc (83,9%), 8.317.083 người đã khỏi bệnh (92,3%), 10.693 ca tử vong (0,1%). Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 10.745.631 ca mắc, có 9.675.359 người khỏi bệnh (90%), 43.087 ca tử vong (0,4%).

Từ ngày 15/3 đến nay, cả nước ghi nhận 4.368.193 ca mắc, 1.610 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 0,04% đã giảm mạnh so với 3,5 tháng trước đó với tỷ lệ chết/mắc là 0,25%). Trong tháng 6 vừa qua, số mắc chững lại ở khoảng 600 - 700 ca mắc trong ngày; số trường hợp nặng, tử vong tiếp tục giảm. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ chết/mắc là 0,02%, trong đó số mắc giảm 4,5 lần và số tử vong giảm 10 lần so với tháng trước đó, có 24 ngày cả nước không ghi nhận ca tử vong.

Về điều trị, hiện còn 30.270 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 29.869 ca đang theo dõi, điều trị tại nhà, 3 ca đang theo dõi, điều trị tại khu cách ly và 398 ca đang điều trị tại 436 bệnh viện. Trong số đang điều trị tại bệnh viện có 37 ca nặng phải thở ôxy, bao gồm 3 ca thở máy.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là yêu cầu đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-194 tạo điều kiện để tập trung cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Bộ Y tế ban hành 04 Công điện về tăng cường công tác tiếp nhận và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó chỉ đạo các địa phương tăng cường tiếp nhận vắc xin; đy mạnh tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng“ để tăng cường vận động người dân tham gia tiêm chủng; thành lập 15 Đoàn kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 47 tỉnh, thành phố để kịp thời hỗ trợ địa phương, đôn đốc tiến độ tiêm chủng; T chức 03 Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, 03 Hội nghị trực tuyến với 15 tỉnh, thành phố có tiến độ tiêm thấp và 02 Hội nghị với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam để đôn đốc địa phương tăng cường tiếp nhận vắc xin, quyết liệt và tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm 02 liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

- Bộ Y tế đã có Công văn đôn đốc các tỉnh, thành phố có tiến độ tiêm chủng chậm chỉ đạo việc đẩy nhanh việc tiếp nhận và triển khai tiêm chủng và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Bộ Y tế đã xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023 với 2 tình huống dịch5 và tiếp tục rà soát và đề xuất phương án điều chỉnh các quy định, quy chế về phòng, chống dịch, các hướng dẫn chuycn môn để đáp ứng với tình hình thực tiễn, đảm bảo phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Công tác y tế

- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại; hướng dẫn mở rộn đối tượng cần tiêm mũi 46; hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, t chức hiệu quả phân luồng, phân tuyến điều trị. Chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường triển khai, thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19; điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

- Tiếp tục đảm bảo việc cung ứng thuốc điều trị COVID-19 để người dân dễ dàng tiếp cận với các thuốc điều trị COVID-19.

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ các thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng COVID-19.

- Tiếp tục chủ động điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch COVID-197 tạo điều kiện để tập trung phát triển kinh tế-xã hội, trong đề xuất đề xuất thông điệp V2K (Vắc xin – Khu trang - Khử khuẩn) để phù hợp với tình hình thực tế8.

- Tổ chức thông tin, truyền thông để vận động người dân đi tiêm chủng; phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia xây dựng tài liệu truyền thông về tiêm vắc xin phòng COVID-19 giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của người dân hiện nay về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để củng cố niềm tin, vận động người dân chủ động, tham gia và ủng hộ tiêm chủng vắc xin COVID-19.

- Tình hình triển khai tiêm chủng vắc xin phòng

Đến ngày 28/6/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 231 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 (tỷ lệ sử dụng đạt 100%). Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1,2,3,4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 66,7% và 25,7%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1,2, 3 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100%, 98,4% và 7,2%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 50,9% và 17,4%.

a) Tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên

Đã có 44.867.465 người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin mũi 3 (tiêm nhắc lần 1), tỷ lệ bao phủ mũi 3 đạt 66,7%. Đã có 14.834.995 mũi tiêm bổ sung đã được thực hiện. Tổng số mũi bổ sung và mũi 3 đã thực hiện là 59.702.460 mũi (đạt 88% người từ 18 tuổi trở lên). Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các địa phương như sau:

+ 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 80%

+ 25/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 60% đến dưới 80%

+ 25/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 60% (tỷ lệ tiêm liều bổ sung và mũi 3/ dân số trên 18 tuổi của các địa phương này đều đạt từ 60% trở lên).

b) Tiêm mũi 4

- Đến hết ngày 27/6/2022, 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm mũi 4 được 3.677.020 liều. Hiện tại, có nhiều đối tượng sau khi tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1) mắc COVID-19 thì không tiếp tục tiêm mũi 4 (liều nhắc lại lần 2).

c) Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2/tng số trẻ ở nhóm tuổi này là 50,9% và 17,4%, cụ thể như sau:

- Mũi 1: 12/63 địa phương có tỷ lệ trên 70%; 26/63 địa phương có tỷ lệ từ 50-70%; 25/63 địa phương có tỷ lệ dưới 50%.

- Mũi 2: 24/63 địa phương có tỷ lệ trên 20%; 28/63 địa phương có tỷ lệ từ 10-20%; 11/63 địa phương có tỷ lệ từ dưới 10%.

3. Công tác đảm bảo an sinh xã hội

Các cơ quan thành viên Tiểu ban tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục duy trì lực lượng Quân đội, dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng công an, y tế, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tuần tra, chốt chặn chống xuất nhập cnh trái phép, phòng, chống dịch tại các điểm, chốt trên tuyến biên giới, đất liền, biển đảo. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-199.

Tính đến 23/6/2022, Trung ương và các địa phương đã dành tng kinh phí 81.929 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 728.466 lượt người sử dụng lao động và trên 49,7 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác.

4. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội

Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch công tác công an trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, bảo đảm an ninh trật tự xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa. Triển khai Kế hoạch của Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự quá trình đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục triển khai kế hoạch, phương án đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tuyên truyền, xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước. Tiếp tục duy trì giám sát thường trực hơn 300 trang web, mạng xã hội có hoạt động chống phá nguy hiểm; biên tập đăng tải hằng trăm lượt tin bài định hướng tuyên truyền, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, sai sự thật. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình, địa phương đăng tải các bài viết, phóng sự tuyên truyền về chủ trương chính sách phòng, chống dịch bệnh của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.

5. Sản xuất và lưu thông hàng hóa

Tiếp tục triển khai các biện pháp duy trì, tạo thuận lợi và t chức hệ thống cung ứng, phân phối hàng hóa. Chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, khắc phục tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới trong bối cảnh dịch COVID-19, nhất là tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc10; xây dựng kịch bản bám sát thị trường, rà soát lại các nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu để đảm bảo đủ xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Triển khai Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm SAR-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

6. Vận động, huy động nguồn lực xã hội

Chỉ đạo, hướng dẫn, yêu cầu y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương tập trung nắm tình hình để có các giải pháp cụ thể hỗ trợ người dân gặp khó khăn; y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số tỉnh thành phố đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

7. Công tác Dân vận

Các cơ quan Tiểu ban tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng và điều kiện cụ thể. Tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVlD-19; nắm bắt tình hình nhân dân và công tác phòng, chống dịch COV1D-19 tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và mọi tầng lớp nhân dân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người cô đơn, yếu thế, tàn tật bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

8. Công tác Tài chính, hậu cần

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch. Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

9. Công tác Truyền thông

Chỉ đạo, định hướng báo chí, truyền thông thông tin kịp thời về các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COV1D-19 và Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương tình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; chú trọng tuyên truyền đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Triển khai có hiệu quả các giải pháp công nghệ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (đến ngày 22/6/2022, toàn quốc có 46,4 triệu điện thoại thông minh cài PC-COVID, chiếm 48,4% dân số, 69,6% số điện thoại thông minh); tiếp tục triển khai kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với ứng dụng PC-COVID.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI

Trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và có khả năng tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam; đồng thời nước ta cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 trong cộng đồng, do đó trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5.

Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (vi rút SARS-CoV- 2 thường xuyên biến đi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch (mắc phải hoặc do tiêm vắc xin) giảm theo thời gian và độ bao phủ vắc xin; khối cảm nhiễm; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống của Việt Nam. Do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới. Tuy nhiên, số liệu báo cáo từ các nước châu Âu, Nam Phi khi biến thể phụ BA.5 xuất hiện thì mức độ lây lan nhanh với tốc độ tăng số mắc hàng ngày của biến thể phụ BA.5 khoảng 12-13%11 so với biến thể BA.2 và sẽ từng bước thay thế biến thể phụ BA.2.

Do vậy, hệ thống giám sát, đáp ứng phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các bộ, ngành, địa phương: (1) Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; (2) Chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; (3) Chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; (4) Tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội; (5) Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh.

2. Về y tế: (1) Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COV1D-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khu, không đ xâm nhập vào nước ta; (2) Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-l9, đặc biệt bảo đảm tiến độ tiêm đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; (3) Tiếp tục đảm bảo năng lực thu dung, điều trị; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyn biến nặng, tử vong; (4) Tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; (5) Đy nhanh trin khai Chương trình phục hồi và phát trin kinh tế- xã hội giai đoạn 2022-2023.

3. Tiếp tục trin khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, ổn định và phát trin thị trường lao động, đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kim tra, giám sát thực hiện, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội.

4. Tiếp tục đy mạnh kim tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch; giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội đ tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi, phát trin kinh tế - xã hội.

5. Tiếp tục trin khai các biện pháp duy trì, tạo thuận lợi và tổ chức hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, đim tập kết hàng hóa lưu chuyn liên tỉnh, bảo đảm hàng hóa được lưu thông, không ách tắc cục bộ; xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, bảo đảm không đ thiếu hụt xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

6. Tiếp tục trin khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận, vận động, huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

7. Đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ về chi trong công tác phòng, chống dịch. Kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch của các bộ, ngành, địa phương.

8. Tập trung đy mạnh hơn nữa thông tin, truyền thông về tiêm vắc xin, lợi ích và hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Chuyn tải thông điệp mới (V2K) rõ ràng, dễ hiu đ người dân yên tâm và không chủ quan, lơ là. Đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong phòng, chống dịch và phục hồi phát trin kinh tế - xã hội.

V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khn trương chỉ đạo công tác tiêm vắc xin trên địa bàn, không đ tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí và hoàn thành sớm nhất có thể việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 3 trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đáp ứng yêu cầu v chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hoàn thành tiêm đủ mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trong tháng 8 năm 2022; tập trung khẩn trương hoàn thành sớm việc tiêm cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

2. Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Lao dộng - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải thực hiện ngay việc quán triệt và chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tm vắc xin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

3. Bộ Thông tin và Truyn thông chỉ đạo các cơ quan truyn thông chủ động phối hợp với ngành Y tế tích cực thông tin, tuyên truyn v hiệu quả và lợi ích của việc tiêm vắc xin để khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm vắc xin để bảo vệ bản thân và cộng đồng; đấu tranh, phản bác các luận điểm, thông tin không đúng v vắc xin và các trào lưu không tiêm vắc xin.

Đài Truyn hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục tổ chức các chuyên mục v vắc xin vào khung giờ phù hợp để người dân được tiếp cận thông tin v lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vắc xin.

4. Đ nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương các đoàn thể tích cực phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, chủ động, tích cực tuyên truyn, vận động hội viên và Nhân dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, nhất là việc tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em vì lợi ích của bản thân và cộng đồng.

5. Bộ Y tế kính đ xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia các nội dung sau:

5.1. Các Tiểu ban gửi báo cáo v Bộ Y tế (Cơ quan thường trực) 1 tháng/lần thay cho hiện nay đang là 1 tuần/lần trên cơ sở tình hình thực tế hiện nay.

5.2. Sử dụng Thông điệp V2K là thông điệp chính trong tình hình thực tế hiện nay và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan truyn thông cập nhật, điu chỉnh, thống nhất sử dụng thông điệp V2K.

 

__________________

1 Đức, Bỉ, Pháp, Áo, Italia, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Israel, Pakistan, Singapore, Indonesia, Philipines, Thái Lan, Brunei, Nam Phi...

2 https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/epidemiological-update-sars-cov-2-omicron-sub-lineages-ba4-and-ba5

3 https://www.who.int/news/item/17-06-2022-interim-statement-on—the-composition-of-current-COVID-19-vaccines

4 - Công văn số 3724/VPCP-KGVX thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống dịch, trong đó chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Ngày 20/6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ch trì họp trực tuyến với các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phòng chống dịch, trong đó có chỉ đạo đẩy nhanh các biện pháp tiêm vắc xin phòng COVID-19.

5 Tình huống 1: Chủng vi rút vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

6 Công văn số 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 về hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19; Công văn số ngày 17/6/2022 hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 17 tuổi.

7 Đã điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần và quy định phòng chống dịch đối với người nhập cảnh: miễn cách ly y tế nhưng vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh theo quy định; tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam; tạm dừng khai báo y tế...

8 Đến ngày 14/6/2022, Bộ Y tế đã nhận được văn bản phúc đáp đồng ý của 04 Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và 12 ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (Bộ Công An, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên Giáo Trung ương).

9 Nghị quyết số 68WQ-CP ngày 01/7/2021, 116WQ-CP ngày 24/9/2021, 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021, 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021.

10 Tổng lượng xe chờ xuất khẩu tại thời điểm 08h00 ngày 15/6/2022 là 1.709 xe. Trong đó, tại Lạng Sơn là 1.283 xe, Quảng Ninh là 317 xe, Cao Bằng là 109 xe, Lào Cai, Hà Giang không có phương tiện chờ xuất khẩu.
11
https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/epidemiological-update-sars-cov-2-omicron-sub-lineages-ba4-and-ba5

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi