Công văn 3347/UBND-KGVX Hà Nội 2019 tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3347/UBND-KGVX
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3347/UBND-KGVX |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Ngô Văn Quý |
Ngày ban hành: | 05/08/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 3347/UBND-KGVX
ỦY BAN NHÂN DÂN ----------------- Số: 3347/UBND-KGVX V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019 |
| Kính gửi: - Các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã. |
Đến ngày 04/8/2019, toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 1.852 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2018 và đặc biệt gia tăng nhanh trong các tuần gần đây do điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây truyền bệnh. Dự báo trong thời gian tới số mắc sẽ tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, UBND Thành phố yêu cầu:
1. UBND các quận, huyện, thị xã
- Tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống dịch sốt xuất huyết; bắt đầu thực hiện ngay vào tuần đầu tháng 8/2019 và duy trì thường xuyên vào ngày thứ Bảy hàng tuần. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh một cách triệt để, trong các chiến dịch cần có sự tham gia của lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn và Công an để đảm bảo 100% hộ gia đình được xử lý.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập ngay các Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và Tổ giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết (như năm 2017); Tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, không hình thức và phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
- Ngoài việc triển khai công tác phòng chống dịch tại khu vực dân cư cần chú trọng đến các khu vực công cộng như tại các cơ quan, công trường, xí nghiệp, nghĩa trang, trường học...; Phải yêu cầu các đơn vị đóng trên địa bàn, đặc biệt là các trường học, công trường xây dựng phối hợp và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chủ động phòng chống dịch bệnh của các đơn vị này.
- Giao Phòng Văn hóa và Thông tin tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để mọi người tự áp dụng các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết (ngủ màn, diệt muỗi, diệt bọ gậy) và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết. Tại các khu vực đã ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết cần tổ chức họp tổ dân cư để thông báo tình hình dịch và hướng dẫn cho người dân biết cách chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch. Kiên quyết không để dịch kéo dài, lan rộng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương; báo cáo tình hình, diễn biến dịch về Sở Y tế (cơ quan thường trực) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
- Bố trí đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết (kinh phí từ nguồn phòng chống dịch, kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn lực khác...).
2. Sở Y tế
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch; xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng.
- Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.
- Thực hiện tốt việc thu dung, phân loại và điều trị bệnh nhân. Đảm bảo đủ cơ số thuốc, phương tiện điều trị và giường bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân hạn chế tối đa tử vong do sốt xuất huyết.
- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch; thông tin diễn biến dịch, các biện pháp phòng chống dịch cho các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân.
- Thường xuyên báo cáo, đề xuất kịp thời các giải pháp, phương án với UBND Thành phố để chỉ đạo xử lý tình hình dịch bệnh bất thường trên địa bàn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường học, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết; Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương phát phiếu điều tra xử lý bọ gậy tại hộ gia đình cho các học sinh để triển khai thực hiện tại gia đình; thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời; thường xuyên tổ chức các đợt tổng vệ sinh môi trường tại các trường học.
4. Sở Xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư các dự án về xây dựng trên địa bàn Thành phố đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh tại các công trường lao động và nơi ăn ở sinh hoạt của công nhân. Yêu cầu công nhân phải ngủ màn tránh muỗi đốt và phải đậy kín các dụng cụ chứa nước, bể chứa nước, không để cho muỗi có nơi sinh sản phát triển lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài của Thành phố chủ động tuyên truyền cách phát hiện và các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân nhận thức đúng về dịch bệnh và chủ động phối hợp với ngành y tế phòng, chống sốt xuất huyết cho gia đình, cộng đồng. Đặc biệt khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
6. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế kịp thời tham mưu UBND Thành phố bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cùng các đoàn thể Thành phố tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, phổ biến và vận động truyền tải thông tin về công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đến với người dân.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cùng các đoàn thể Thành phố và yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những nội dung trên. Giao Sở Y tế (là thường trực) tổng hợp thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như công tác phòng, chống dịch, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Y tế./.
Nơi nhận: - Như trên; - Đ/c Bí thư Thành ủy; - Bộ Ytế; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - UBMTTQ VN TPHN; - Đài PT&THHN, Báo: HNM, KT&ĐT, ANTĐ, TTXVN-Phân xã HN; - VPUB: CVP, PCVP: Đ.H. Giang, V.T. Anh; Phòng KGVX, KT, ĐT TKBT, TH; - Lưu: VT, KGVX.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký)
Ngô Văn Qúy |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây