Công văn 3177/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý an toàn thực phẩm

thuộc tính Công văn 3177/BNN-QLCL

Công văn 3177/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3177/BNN-QLCL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Thị Xuân Thu
Ngày ban hành:09/09/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------------
Số: 3177/BNN-QLCL
V/v: Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý ATTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2013
 
 
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
 
 
Phúc đáp công văn số 4267/UBND-TM ngày 14/8/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị xem xét quy định và công nhận phương pháp phân tích định tính bằng kit thử nhanh để kiểm tra, đánh giá và biện pháp xử lý, ngăn chặn vi phạm trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng:
- Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, việc kiểm nghiệm để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định (Điều 45)
- Việc quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm đang thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BYT ngày 12/5/2010 của Bộ Y tế, trong đó:
+ Các bộ xét nghiệm nhanh sử dụng trong công tác thanh tra, kiểm tra ATTP phải được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận và số đăng ký lưu hành tại Việt Nam để thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm (Khoản 2 Điều 1);
+ Kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm. Không sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm làm cơ sở để xử lý vi phạm (Khoản 1 Điều 15).
Do đó, kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc xem xét quy định và công nhận phương pháp phân tích định tính bằng kít thử nhanh để kiểm tra, đánh giá và xử lý khi thực phẩm tươi sống có kết quả dương tính với hóa chất, kháng sinh cấm là không phù hợp với các quy định hiện hành.
Việc đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Về kiến nghị xem xét quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật, rau củ quả và thủy sản từ gốc để truy xuất nguồn gốc:
Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm (Khoản 1 Điều 3) và có nghĩa vụ thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn (Điểm b Khoản 2 Điều 8).
Để quy định về việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản và thủy sản không bảo đảm an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011. Theo quy định tại các Thông tư này, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản, thủy sản phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm (không cần phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm).
Việc kiểm dịch theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
Các quy định hiện hành (Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012; Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010; Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009…) đã có nội dung quy định xử phạt vi phạm hành chính về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.
3. Về kiến nghị kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi:
- Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chủ các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra. Theo đó, khi tiến hành phân tích định tính, nếu kết quả dương tính cần phải tiếp tục phân tích định lượng để kết luận, trong thời gian chưa có kết luận của cơ quan kiểm tra, các cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không tuân thủ quy định trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Điều 7 Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT quy định xử lý vi phạm được áp dụng trong trường hợp mẫu kiểm tra có kết quả dương tính bằng phân tích định lượng với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist. Do đó, nếu chỉ có kết quả phân tích định tính thì chưa thể kết luận để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm (đình chỉ kinh doanh, giữ lô hàng….). Trong khi chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý, Thành phố Hồ Chí Minh có thể đưa ra các qui định trên cơ sở vận dụng các qui định về Luật thương mại, Luật ATTP và các qui định về quản lý thị trường để kiểm soát việc tiêu thụ lô hàng.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đến công tác bảo đảm ATTP nông, lâm, thủy sản và mong tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để công tác quản lý ATTP tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được cải thiện và đạt được hiệu quả như mong muốn./.
 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cục Thú y; Cục Chăn nuôi;
- Lưu: VT, CS -3b.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuân Thu

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất