Công văn 2931/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc báo cáo công tác giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế năm 2008, 2009

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2931/BYT-KH-TC

Công văn 2931/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc báo cáo công tác giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế năm 2008, 2009
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2931/BYT-KH-TCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Chí Liêm
Ngày ban hành:13/05/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Xây dựng
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

----------

Số: 2931/BYT-KH-TC

V/v báo cáo công tác giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế năm 2008, 2009

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 5năm 2009



Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

 

 

Bộ Y tế xin báo cáo công tác triển khai, tiến độ xây dựng cơ bản và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế năm 2008 và việc triển khai vốn thuộc kế hoạch 2009 như sau:

A. Các công việc đã triển khai từ sau hội nghị giao ban ngày 27/2/2009

Thực hiện thông báo số 73/TB-VPCP ngày 6/3/2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị giao ban trực tuyến ngày 27/02/2009, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực triển khai việc thực hiện, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương tính đến hết tháng 5/2009 như sau:

I. Công tác thực hiện và giải ngân vốn năm 2008:

1. Hoàn thành việc phân bổ 3.750 tỷ đồng vốn năm 2008 cho 425 bệnh viện/trung tâm y tế huyện và một số phòng khám đa khoa khu vực, đạt 100% kế hoạch.

2. Đã tổng hợp, trình và được Thủ tướng Chính phủ có công văn số 449/TTg-KTTH ngày 30/3/2009 cho phép 16 tỉnh, thành phố được mua 92 xe ôtô cứu thương (đợt 1), Bộ Y tế đã thông báo để các tỉnh triển khai thực hiện. Hiện nay, đang báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho phép 22 tỉnh, thành phố được mua 171 xe (đợt 2).

3. Phối hợp với các Bộ trình và được Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 phân bổ 14.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2008-2010 cho các địa phương, làm cơ sở cho các địa phương chủ động triển khai thực hiện.

4. Đang tiếp tục tổng hợp nhu cầu đầu tư theo các dự án được Uỷ ban nhân dân các tỉnh phê duyệt để phối hợp với các Bộ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về số vốn đầu tư tăng thêm.

5. Thường xuyên trao đổi với các địa phương bằng công văn, điện thoại và lồng ghép việc đôn đốc tại các hội nghị, các buổi làm việc của Bộ Y tế với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.

6. Về khối lượng thực hiện: Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Sở Y tế, giá trị khối lượng hoàn thành tính đến tháng 4/2009 đạt khoảng 2.664 tỷ đồng, đạt 71% so với kế hoạch vốn được thông báo, trong đó có một số tỉnh vượt kế hoạch vốn như: Thái Nguyên 146%; Phú Thọ 142%; Bắc Giang 116%, Điện Biên 131%; Quảng Ninh 177%; Bắc Ninh 119%; Thanh Hoá 124%; Bình Định 146%; Khánh Hoà 126%; Vĩnh Long 137%; Cần Thơ 167%; Sóc Trăng 124%; Đồng Tháp 113%, ...

Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương giá trị khối lượng thực hiện thấp (có thể do địa phương chưa tổng hợp được nên chưa báo cáo kịp thời) ví dụ như: Gia Lai mới đạt khoảng 13%; Quảng Nam 17%; Phú Yên 21%; Tây Ninh 15%; Tiền Giang 24%, ...

7. Về giải ngân: Do các địa phương báo cáo chưa đầy đủ nên số liệu Bộ Y tế tổng hợp cũng chưa đầy đủ, theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế các tỉnh, ước tính đến hết tháng 4/2009 đã giải ngân được khoảng 2.125 tỷ đồng, đạt 57% so với kế hoạch vốn, trong đó nhiều tỉnh đã giải ngân trên 90% như: Phú Thọ: 100%, Bắc Kạn: 100%; Quảng Ninh 100%; Bắc Ninh: 100%; Đồng Nai 97%; Vĩnh Long 94%; Cần Thơ 92%; An Giang 91%; Đồng Tháp 94%, ...

Tuy nhiên vẫn có một số địa phương tỷ lệ giải ngân còn thấp (có thể do tỉnh chưa cập nhật kịp thời) như: Cà Mau 19%; Tiền Giang 19%; Tây Ninh 15%; Gia Lai 13%; Quảng Nam 10%, Phú Yên 15%, ...

8. Về công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương: Bộ Y tế đã phối hợp với các Vụ liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đi kiểm tra tình hình thực hiện tại 03 tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định; ngoài ra Bộ Y tế đã thực hiện lồng ghép với các nhiệm vụ chuyên môn của ngành đi kiểm tra tại một số tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăc Lắc, ... .

9. Ngày 30/3/2009 có công văn số 1670/BYT-KH-TC tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân công nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch, thông báo, quản lýnguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho ngành giáo dục và y tế.

10. Đang tổng hợp danh mục các dự án/bệnh viện tuyến huyện mới chia tách để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

II. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch vốn năm 2009:

1. Đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ 3.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đợt 1/2009, trong đó gồm: 2.500 tỷ đồngcho tuyến huyện và 500 tỷ đồng cho 16 bệnh viện đa khoa tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-TTg ngày 16/3/2009; Bộ Y tế cũng đã có công văn số 1003/BYT-KH-TC ngày 27/02/2009 hướng dẫn các địa phương về trọng tâm ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án dự kiến hoàn thành năm 2009;

Kết quả phân bổ: Đến nay đã có 47 tỉnh có báo cáo về công tác phân bổ vốn năm 2009, đã phân bổ được 1.497 tỷ đồng, đạt 59,88% so với kế hoạch giao; số dự án được phân bổ vốn khoảng trên 250 dự án bệnh viện huyện và một số phòng khám đa khoa khu vực. Trong đó có 33 tỉnh đã phân bổ 100% vốn được giao như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,....

2. Tổng hợp nhu cầu đề xuất vốn năm 2009 của các địa phương, cân đối với số vốn năm 2008, 2009 đã được giao, khả năng thực hiện để xây dựng các phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ sẽ được bổ sung năm 2009.

3. Về Đề án đầu tư, nâng cấp các cơ sở y tế theo Nghị quyết số 18/2008/QH12: Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế đã hoàn chỉnh, có văn bản số 346/TTr-BYT ngày 17/4/2009 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và các bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, nhi ở trung ương và địa phương từ trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013” với tổng số vốn khoảng 49.217 tỷ đồng, dự kiến từ ODA khoảng 2.340 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác khoảng 13.409 tỷ đồng, đề nghị từ vốn trái phiếu Chính phủ 32.538 tỷ đồng, đào tạo khoảng 300 tỷ đồng, ...

B. Một số kiến nghị và đề xuất

1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục có công văn cho phép 28 tỉnh, thành phố được mua tiếp 171 xe ôtô cứu thương trang bị cho các dự án tuyến huyện (Bộ Tài chính cũng đã có công văn 4461/BTC-QLCS ngày 27/3/2009 nhất trí với đề nghị của địa phương) để tạo điều kiện cho các tỉnh triển khai thực hiện sớm.

2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vốn năm 2009 để có thể hoàn thành mục tiêu của Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 47/2008/QĐ-TTg vào năm 2010 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các bệnh viện theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 đã đề ra theo 2 phương án:

(i) Phương án 1: bổ sung 3.000 tỷ đồng,trong đó 1.300 tỷ cho tuyến huyện, 1.700 tỷ đồng cho tuyến tỉnh và một số bệnh viện trung ương.

(ii) Phương án 2: bổ sung 2.500 tỷ đồng trong đó 1.000 tỷ cho tuyến huyện, 1.500 tỷ đồng cho tuyến tỉnh và một số bệnh viện chuyên khoa TW.

3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và các bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, nhi ở trung ương và địa phương từ trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013” để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

4. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

(i) Đề nghị các địa phương chưa phân bổ phải khẩn trương phân bổ số vốnnăm 2009 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 và Bộ Kế hoạch Đầu tư thông báo tại công văn số 1939/BKH-TH ngày 24/3/2009 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; trong đó lưu ý đảm bảo cơ cấu vốn giữa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng và thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phân bổ tập trung để mỗi tỉnh trong năm 2009 phải hoàn thành ít nhất 3-5 dự án, không chờ Bộ Tài chính thẩm, tra mới quyết định phân bổ, Bộ Tài chính sẽ thẩm tra sau (điểm 2 công văn số 4899/BTC-ĐT ngày 02/4/2009 của Bộ Tài chính).

(ii) Đề nghị các tỉnh căn cứ vào tổng mức vốn trái phiếu giai đoạn 2008-2010 tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nhu cầu đầu tư của địa phương để bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn xổ số kiến thiết, nguồn huy động khác,...) cho các dự án; chủ động xem xét, quyết định việc đầu tư cho các bệnh viện trên nguyên tắc bố trí vốn phải tập trung, ưu tiên vốn cho các bệnh viện thực sự cần thiết, trong từng bệnh viện ưu tiên vốn cho các công trình, hạng mục công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2009-2010 để đưa vào sử dụng.

(iii) Đề nghị UBND các tỉnh, Ban chỉ đạo Đề án các tỉnh tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư triển khai thực hiện theo các nội dung đã nêu tại công văn số 894/BYT-KH-TC ngày 25/2/2009 của Bộ Y tế.Lưu ý việc mua xe ôtô cứu thương phải căn cứ vào tình hình thực tế và xây dựng lộ trình, thời gian thực hiện cho phù hợp.

 Trên đây là tóm tắt công tác triển khai thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đề nghị các địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện các kiến nghị nêu trên.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

Trần Chí Liêm

 


Phụ lục số 01

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO Y TẾ 2008 - 2009

 

Đơn vị: Triệu đồng

Số

TT

Tên Tỉnh/Thành phố

Số

giường

bệnh

2007

Số GB

QH

đến

2010

Mức hỗ trợ từ trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2008-2010

Tình hình thực hiện vốn thuộc kế hoạch năm 2008

KH 2009 được giao trong 3.000 tỷ đợt I

Triển khai phân bổ của tỉnh

Đã giao năm 2008

Ước khối lượng hoàn thành đến 4/2009

Ước số kinh phí giải ngân đến 4/2009

Khối lượng hoàn thành/tổng vốn giao

Tỷ lệ giải ngân/kế hoạch vốn giao

Tổng số

Huyện

Tỉnh

Tỉnh phân bổ

% so KH vốn năm 2009 đã giao

1

2

1

2

3

4

5

6

7

8

10=11+12

11

12

13

14=13/10

 

Tổng cộng

57,897

77,812

14,000,000

3,750,000

2,661,680

2,121,768

71%

57%

3,000,000

2,500,000

500,000

1,497,000

59.88%

I

Miền núi phía Bắc

9,575

14,905

3,301,300

855,000

742,792

543,786

 

 

684,000

544,000

140,000

265,000

48.71%

1

Hà Giang

670

1,165

153,400

50,000

22,738

23,086

45%

46%

30,000

30,000

 

30,000

100%

2

Tuyên Quang

490

830

232,700

46,000

24,920

24,920

54%

54%

28,000

28,000

 

28,000

100%

3

Cao Bằng

785

985

186,000

56,000

47,948

14,800

86%

26%

37,000

37,000

 

37,000

100%

4

Lạng Sơn

590

740

198,600

65,000

28,725

39,336

44%

61%

43,000

43,000

 

43,000

100%

5

Lào Cai

690

1,110

193,000

56,000

45,497

38,079

81%

68%

58,000

38,000

20,000

38,000

100%

6

Yên Bái

645

1,115

201,400

68,000

59,500

46,879

88%

69%

65,000

45,000

20,000

33,000

73%

7

Thái Nguyên

910

1,235

230,500

52,000

76,000

39,124

146%

75%

35,000

35,000

 

18,000

51%

8

Bắc Kạn

360

560

159,300

53,000

48,090

53,000

91%

100%

35,000

35,000

 

-

0%

9

Phú Thọ

820

1,670

189,200

62,000

88,082

62,000

142%

100%

40,000

40,000

 

-

0%

10

Bắc Giang

1,090

1,390

321,500

60,000

69,767

34,815

116%

58%

38,000

38,000

 

38,000

100%

11

Hoà Bình

805

1,125

208,100

56,000

28,500

26,500

51%

47%

50,000

30,000

20,000

-

0%

12

Sơn La

1,110

1,510

346,000

66,000

43,920

20,100

67%

30%

40,000

40,000

 

-

0%

13

Lai Châu

270

720

314,000

85,000

54,105

54,105

64%

64%

110,000

50,000

60,000

-

0%

14

Điện Biên

340

750

367,600

80,000

105,000

67,042

131%

84%

75,000

55,000

20,000

-

0%

II

ĐB Sông Hồng

13,365

16,940

1,991,700

722,000

564,683

468,811

 

 

608,000

508,000

100,000

106,000

20.87%

15

Hà Nội

980

1,370

-

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

16

Hải phòng

1,850

2,385

200,200

44,000

35,000

35,000

80%

80%

34,000

34,000

 

17,000

50%

17

Quảng Ninh

1,375

1,635

191,200

72,000

127,090

72,000

177%

100%

58,000

58,000

 

-

0%

18

Hải Dương

1,395

1,800

226,900

80,000

62,743

55,043

78%

69%

60,000

60,000

 

-

0%

19

Hư­ng Yên

850

1,030

153,700

70,000

45,000

45,000

64%

64%

62,000

62,000

 

-

0%

20

Vĩnh Phúc

785

910

88,800

38,000

19,500

11,378

51%

30%

30,000

30,000

 

15,000

50%

21

Bắc Ninh

560

750

224,600

60,000

71,500

60,000

119%

100%

45,000

45,000

 

23,000

51%

22

Hà Nội (Hà Tây cũ)

1,960

2,200

160,800

92,000

24,770

24,770

27%

27%

42,000

42,000

 

21,000

50%

23

Hà Nam

570

700

129,600

74,000

45,229

36,172

61%

49%

40,000

40,000

 

-

0%

24

NamĐịnh

1,220

1,600

302,600

87,000

54,600

70,400

63%

81%

92,000

52,000

40,000

-

0%

25

Ninh Bình

560

950

154,600

42,000

38,000

31,148

90%

74%

85,000

35,000

50,000

-

0%

26

Thái Bình

1,260

1,610

158,700

63,000

41,251

27,900

65%

44%

60,000

50,000

10,000

30,000

60%

III

Bắc Trung bộ và DHMT

14,590

18,465

3,580,000

904,000

574,407

460,100

 

 

722,000

632,000

90,000

460,000

72.78%

27

Thanh Hoá

2,960

3,680

612,900

114,000

141,280

95,858

124%

84%

78,000

78,000

 

-

0%

28

Nghệ An

1,885

2,250

509,800

93,000

56,250

35,000

60%

38%

112,000

72,000

40,000

72,000

100%

29

Hà Tĩnh

1,360

1,770

502,800

93,000

47,000

45,619

51%

49%

95,000

70,000

25,000

70,000

100%

30

Quảng Bình

805

915

134,200

49,000

46,610

33,263

95%

68%

32,000

32,000

 

16,000

50%

31

Quảng Trị

675

885

158,800

61,000

50,802

41,344

83%

68%

49,000

49,000

 

49,000

100%

32

Thừa Thiên Huế

580

910

250,500

75,000

19,915

19,915

27%

27%

50,000

50,000

 

25,000

50%

33

Đà Nẵng

670

820

98,600

27,000

13,077

13,077

48%

48%

20,000

20,000

 

20,000

100%

34

Tỉnh Quảng Nam

1,180

1,420

209,600

95,000

15,800

9,800

17%

10%

60,000

60,000

 

30,000

50%

35

Quảng Ngãi

1,070

1,140

110,800

40,000

10,342

10,342

26%

26%

30,000

30,000

 

30,000

100%

36

Bình Định

1,220

1,400

162,900

35,000

51,267

28,170

146%

80%

23,000

23,000

 

-

0%

37

Phú Yên

340

580

263,600

62,000

28,438

9,449

46%

15%

40,000

40,000

 

40,000

100%

38

Khánh Hoà

895

1,005

182,300

36,000

45,414

32,021

126%

89%

25,000

25,000

 

25,000

100%

39

Ninh Thuận

230

450

184,500

50,000

18,800

42,635

38%

85%

60,000

35,000

25,000

35,000

100%

40

Bình Thuận

720

1,240

198,700

74,000

29,411

43,607

40%

59%

48,000

48,000

 

48,000

100%

IV

Tây Nguyên

3,690

4,790

1,124,500

300,000

137,033

132,818

 

 

243,000

168,000

75,000

156,000

92.86%

41

Đắc Lắc

1,350

1,530

225,200

68,000

39,519

39,519

58%

58%

40,000

40,000

 

40,000

100%

42

Đắc Nông

320

700

266,300

65,000

20,089

15,874

31%

24%

88,000

28,000

60,000

28,000

100%

43

Gia Lai

890

1,250

218,000

55,000

6,881

6,881

13%

13%

25,000

25,000

 

13,000

52%

44

Kon Tum

590

630

229,000

60,000

29,354

29,354

49%

49%

50,000

35,000

15,000

35,000

100%

45

Lâm Đồng

540

680

186,000

52,000

41,190

41,190

79%

79%

40,000

40,000

 

40,000

100%

V

Đông Nam Bộ

5,637

7,492

571,700

165,000

57,417

71,907

 

 

120,000

120,000

-

120,000

100%

46

Hồ Chí Minh

2,087

2,542

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

#DIV/0!

47

Đồng Nai

1,500

2,300

172,100

26,000

25,114

25,114

97%

97%

20,000

20,000

 

20,000

100%

48

Bình Dương

450

530

58,000

32,000

7,500

7,500

23%

23%

20,000

20,000

 

20,000

100%

49

Bình Phước

660

930

177,300

50,000

11,200

25,200

22%

50.4%

40,000

40,000

 

40,000

100%

50

Tây Ninh

610

710

111,800

42,000

6,393

6,393

15%

15%

30,000

30,000

 

30,000

100%

51

Bà Rịa - Vũng Tàu

330

480

52,500

15,000

7,210

7,700

48%

51%

10,000

10,000

 

10,000

100%

VI

ĐB Sông Cửu Long

11,040

15,220

3,430,800

804,000

585,348

444,346

 

 

623,000

528,000

95,000

390,000

73.86%

52

Long An

850

1,170

366,800

75,000

22,655

22,655

30%

30%

55,000

55,000

 

-

0%

53

Tiền Giang

990

1,250

223,100

63,000

15,203

12,274

24%

19%

40,000

40,000

 

-

0%

54

Bến Tre

1,260

1,650

183,500

64,000

28,674

28,674

45%

45%

30,000

30,000

 

30,000

100%

55

Trà Vinh

390

730

247,500

55,000

12,478

12,478

23%

23%

60,000

45,000

15,000

45,000

100%

56

Vĩnh Long

500

730

281,000

56,000

76,831

42,565

137%

76%

46,000

46,000

 

46,000

100%

57

Cần Thơ

520

850

258,400

56,000

93,485

51,693

167%

92%

33,000

33,000

 

33,000

100%

58

Hậu Giang

440

820

331,200

74,000

51,692

48,116

70%

65%

108,000

48,000

60,000

24,000

50%

59

Sóc Trăng

520

930

212,100

50,000

61,995

34,308

124%

69%

35,000

35,000

 

35,000

100%

60

An Giang

1,600

1,980

316,800

60,000

54,821

54,821

91%

91%

38,000

38,000

 

19,000

50%

61

Đồng Tháp

1,200

1,910

322,700

57,000

64,567

53,573

113%

94%

40,000

40,000

 

40,000

100%

62

Kiên Giang

1,115

1,290

273,300

68,000

44,869

45,444

66%

67%

40,000

40,000

 

40,000

100%

63

Bạc Liêu

520

680

207,800

52,000

37,578

23,915

72%

46%

33,000

33,000

 

33,000

100%

64

Cà Mau

1,135

1,230

206,600

74,000

20,500

13,830

28%

19%

65,000

45,000

20,000

45,000

100%

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi