Công văn 2633/BYT-QLD của Bộ Y tế về bài báo Độc quyền độc dược đăng trên báo An ninh Thủ đô số 2600 ngày 16/4/2009

thuộc tính Công văn 2633/BYT-QLD

Công văn 2633/BYT-QLD của Bộ Y tế về bài báo Độc quyền "độc dược" đăng trên báo An ninh Thủ đô số 2600 ngày 16/4/2009
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2633/BYT-QLD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Cao Minh Quang
Ngày ban hành:04/05/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

------------

Số:  2633/BYT-QLD

V/v Bài báo Độc quyền “độc dược” đăng trên báo An ninh Thủ đô số 2600 ngày 16/4/2009.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà nội, ngày 04 tháng 5 năm 2009

 

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

 

Báo An ninh Thủ đô số 2600 ngày 16/4/2009 có Bài báo nhan đề Độc quyền “độc dược” trong đó phân tích về vấn đề cạnh tranh của thị trường dược phẩm Việt Nam. Liên quan tới các phân tích và nhận định của Bài báo này, Bộ Y tế kính báo cáo Thủ tướng như sau:

Về nội dung của bài báo nhan đề Độc quyền “độc dược” tác giả nói đã dựa trên một bản báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh. Qua tìm hiểu thông tin, Bộ Y tế được biết tháng 3 năm 2009, Nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương đã tổ chức hội thảo và có bản Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam” (xin gửi kèm toàn bộ nội dung bản Báo cáo).

Tuy nhiên các nội dung của Bài báo nêu trên phân tích, nhận định chưa chính xác, chưa có căn cứ và chưa phản ánh đúng thực tế tình hình thị trường dược phẩm Việt Nam và không đúng với các kết quả nghiên cứu của bản Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam” nêu trên. Mặt khác Nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh tranh nêu rõ, những quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo này là nhận định  của nhóm nghiên cứu và không phản ánh quan điểm chính thức của Cục Quản lý Cạnh tranh.

Bộ Y tế kính báo cáo Thủ tướng về các nội dung cụ thể tại Bài báo trên như sau:

1. Về nhận định “Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện đang bị lũng đoạn bởi hành vi phản cạnh tranh của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài. Thị trường nhập khẩu tân dược gần như nằm trong tay các “đại gia” đa quốc gia chi phối, lũng đoạn bằng mọi thủ đoạn như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vai trò thống lĩnh, vị thế độc quyền”. Nội dung này không đúng như Bản Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh.

Tại Phần V- Đánh giá và khuyến nghị của Bản Báo cáo, mục 1 – Đánh giá môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm phân tích được bản Báo cáo phân tích dưới 3 góc độ:

- Về môi trường pháp lý, gồm luật cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác: Pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cho thấy hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động canh tranh trên thị trường dược phẩm tại Việt nam đã được ban hành khá đầy đủ và toàn diện.

- Về cấu trúc thị trường: báo cáo nêu rõ, xét về mặt số lượng các doanh nghiệp tham gia trên thị trường theo hướng tăng lên, mặt khác việc gia nhập và rút khỏi thị trường cũng cho thấy đây là thị trường có tính cạnh tranh cao (các doanh nghiệp tham gia trên thị trường có đầy đủ thông tin về thị trường và các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia/rút khỏi thị trường). Do vậy, môi trường cạnh tranh trong thị trường dược phẩm là tương đối tốt dẫn tới số lượng chủ thể trên thị trường là lớn, hệ quả là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất khốc liệt.

- Về rào cản gia nhập thị trường: hiện nay, chủ yếu là rào cản về mặt kỹ thuật, vì dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp tham gia thị trường phải đáp ứng các điều kiện chuẩn mực về cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nghệ, đội ngũ nhân sự, chỉ đòi hỏi về đầu tư chi phí chứ không cản trở các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

Báo cáo của Nhóm nghiên cứu - Cục Quản lý cạnh tranh nhận định rõ:

“Tóm lại, có thể nói rằng môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm nói chung tương đối tốt vì đây là thị trường cạnh tranh tương đối với nhiều doanh nghiệp tham gia trên thị trường (chỉ số tập trung kinh tế của 3-5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất khoảng 22,5% tức là thị trường có mức độ tập trung thấp, không có doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường) và do vậy mức độ cạnh tranh cao”. (Trang 124 của Báo cáo)

2. Về nhận định “Thuốc nội mới chỉ đáp ứng được 27 nhóm tác dụng dược lý, thuốc nhập khẩu vẫn chiếm vị trí đầu bảng trong hệ thống phân phối thuốc ở nước ta”, “trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm hơn 90%”. Nội dung này không chính xác ở một số khía cạnh sau:

- Danh mục thuốc thiết yếu của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam được xây dựng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Dược thư Quốc gia Việt Nam phân loại tất cả các loại thuốc thành 27 nhóm tác dụng dược lý, do đó việc thuốc nội đã sản xuất được 27 nhóm tác dụng dược lý chứng tỏ công nghiệp dược phẩm trong nước đã đáp ứng được tất cả các nhóm tác dụng dược lý phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh. Nội dung này chứng tỏ tác giả chưa hiểu rõ về nguyên tắc phân loại thuốc của ngành dược.

- Tại Bảng 1 trang 15 Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh về các chỉ tiêu kinh tế dược năm 2005-2007, số liệu chỉ rõ tỉ trọng của thuốc sản xuất trong nước trên tổng chỉ giá tiền thuốc thuốc sử dụng qua các năm: năm 2005, thuốc sản xuất trong nước chiếm 48,35%; năm 2006: thuốc sản xuất trong nước chiếm 49,70%; năm 2007, thuốc sản xuất trong nước chiếm 52,85%. Ngoài ra, theo số liệu thống kê của  cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế, tỉ trọng tiền thuốc sản xuất trong nước sử dụng trong bệnh viện năm 2007 (theo báo cáo của 565 bệnh viện) chiếm 48,3%. Như vậy, nhận định thuốc nhập khẩu chiếm vị trí đầu bảng trong hệ thống phân phối thuốc ở nước ta và trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm hơn 90% là hoàn toàn không chính xác và không có cơ sở.

3. Về nhận định “…độc quyền số đăng ký (số visa) chính là một trong nguyên nhân cơ bản dẫn đến thị trường tân dược bị lũng đoạn…”.

Giống như tất cả các nước trên thế giới, số đăng ký (số visa) đây chỉ là loại chứng nhận thuốc đã đảm bảo chất lượng, có đủ điều kiện để nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Theo quy định tại Quy chế đăng ký thuốc, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có chức năng kinh doanh dược phẩm, có đủ điều kiện theo qui định đều được tiến hành đăng ký thuốc.

Căn cứ Thông tư số 06/2006/TT-BYT ngày 16/5/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài có thể cung cấp các mặt hàng thuốc có số visa vào Việt Nam thông qua bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào có giấy phép hoạt động tại Việt Nam và bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào có đủ điều kiện theo qui định cũng được nhập khẩu với số lượng không hạn chế mà không cần thông qua công ty đứng tên đăng ký thuốc.

Như vậy, nội dung phản ánh của tác giả “…độc quyền số đăng ký (số visa) chính là một trong nguyên nhân cơ bản dẫn đến thị trường tân dược bị lũng đoạn…” là không đúng với văn bản quy phạm pháp luật  hiện hành về đăng ký lưu hành thuốc cũng như xuất nhập khẩu thuốc của Việt Nam.

4. Về ý kiến “Nhà nước cần có quy định thống nhất rõ ràng về đấu thầu trong đó cần đấu thầu theo hình thức hoạt chất hay hình thức biệt dược…”:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập, việc đấu thầu phải theo tên generic (hay tên hoạt chất). Chỉ trong trường hợp cần thiết và có sự thống nhất của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, một số mặt hàng thuốc sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh công lập được đấu thầu theo tên biệt dược. Nội dung này chứng tỏ tác giả bài viết trên chưa nắm được các quy định về đấu thầu thuốc.

5. Về nhận định có hiện tượng thoả thuận phân chia thị trường, “cấu kết ngầm giả định” trong việc cung cấp thuốc cho thị trường Việt Nam của một số công ty đa quốc gia (Zuellig, Diethelm, Mega):

Nhận định trên chưa có cơ sở, mang tính cảm tính do đó việc bài báo đưa ra nhận định này khi chưa có cơ sở sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý xã hội cũng như các đối tác nước ngoài hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.

Mặt khác, Bản báo cáo của Nhóm nghiên cứu - Cục Quản lý cạnh tranh đã phân tích rõ “việc phân chia thị trường phân phối thuốc thành các kênh phân phối hoàn toàn do chiến lược của từng doanh nghiệp, họ “tránh” cạnh tranh với nhau trên cùng thị trường, chứ không “thoả thuận” với nhau để phân chia thị trường. Đây là một hiện tượng kinh tế học và không bị cấm trong pháp luật cạnh tranh” (Trang 88 của Báo cáo).

Bộ Y tế xin kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ:

Bộ Y tế luôn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thông tấn báo chí để phản ánh kịp thời về tình hình thị trường dược phẩm. Tuy nhiên, để phản ánh đúng đắn về thực tế thị trường dược phẩm, Bộ Y tế kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Tổng biên tập báo đài và Giám đốc cơ quan thông tấn báo chí có cơ chế kiểm soát các phóng viên:

5.1. Đưa thông tin về thị trường dược phẩm cần dựa trên cơ sở pháp lý, bằng chứng thực tế thị trường, số liệu thống kê và phân tích của Bộ quản lý chuyên ngành, tránh đưa thông tin phiến diện, không khách quan, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi cho người dân.

5.2.  Khi trích dẫn các tài liệu phải bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác của thông tin được cung cấp theo qui định của Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 2/12/2008 của Bộ Thông tin truyền thông về việc ban hành Quy chế xác định nguồn tin trênn báo chí.

5.3. Đối với trường hợp đưa tin sai lệch, không chính xác gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý xã hội và ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan, tổ chức, đề nghị phải đính chính thông tin đã đưa một cách chính xác theo đúng quy định hiện hành.

Bộ Y tế kính báo cáo Thủ tướng  xem xét và cho ý kiến chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng chính phủ (Vụ KHVX, KTTH) (để b/c);

- BTr. Nguyễn Quốc Triệu (để b/c);

- Ban Tuyên giáo TW (Vụ Báo chí xuất bản) (để P/H);

- Bộ Thông tin và truyền thông (Cục Báo chí) (để P/H);

- Bộ Tài chính (Cục QLG, Cục TCDN) (để P/H);

- Bộ Công Thương (Tổ điều hành TTTN,

Cục QL cạnh tranh) (để P/H);

- Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô;

- Lưu: VT, QLD (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Cao Minh Quang

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất