Công văn 2005/BYT-VPB1 2022 trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ Hai

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2005/BYT-VPB1

Công văn 2005/BYT-VPB1 của Bộ Y tế về việc trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc Hội Khóa XV
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2005/BYT-VPB1Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:20/04/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

tải Công văn 2005/BYT-VPB1

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 2005/BYT-VPB1 DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 2005/BYT-VPB1 PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Số: 2005/BYT-VPB1
V/v trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc Hội Khóa XV

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh

Bộ Y tế nhận được Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022 của Ban Dân nguyện về trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, trong đó có kiến nghị của cử tri địa phương.

Sau khi nghiên cứu nội dung kiến nghị và rà soát các văn bản liên quan, Bộ Y tế xin trả lời các kiến nghị của cử tri địa phương về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành Y tế (nội dung trả lời cử tri gửi kèm).

Bộ Y tế trân trọng đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội xem xét và trả lời, thông tin tới cử tri.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Dân nguyện, UBTVQH;
- Các đ/c Thứ trưởng BYT;
- BYT: KHTC, TCCB, BH, TBCT, TTKT, K2ĐT, DP,
KCB, CNTT, ATTP, YDCT, TCDS, TTrB, VPB.
- Cổng TTĐT Bộ Y tế (để đăng tải);
- Lưu: VT.VPB1.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TỈNH TÂY NINH SAU KỲ HỌP THỨ 2 VÀ KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA XV THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ
(Kèm theo Công văn số 2005/BYT-VPB1 ngày 20/4/2022)

Câu 1. Nước ta đang tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng được các cấp đề ra hàng năm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có một số trường hợp người dân khi đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vẫn phải đóng thêm tiền hoặc mua thuốc từ bên ngoài. Do đó, kiến nghị Bộ Y tế xem xét bổ sung thêm danh mục thuốc trong hạng mục thuốc bảo hiểm, để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người tham gia bảo hiểm y tế; đồng thời, thu hút được người dân tham gia Bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trả lời như sau:

- Hiện nay, danh mục thuốc tân dược được sử dụng và thanh toán bảo hiểm y tế tại tuyến xã bao gồm 326 thuốc, bao gồm hầu hết các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Việt Nam. Danh mục thuốc y học cổ truyền hiện có 229 chế phẩm và 349 vị thuốc được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, bao gồm bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện có khoa y học cổ truyền, kể cả trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế.

- Với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và đáp ứng ngày càng đầy đủ, chất lượng hơn về nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung Danh mục; đặc biệt chú trọng việc mở rộng danh mục thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế.

Câu 2. Hiện nay đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng tăng không có chiều hướng giảm, gây hoang mang trong xã hội. Đề nghị sớm tìm ra biện pháp ngăn chặn hiệu quả, hạn chế các ca lây nhiễm trong cộng đồng, sớm ổn định và phát triển kinh tế.

Bộ Y tế trả lời như sau:

- Trên thế giới, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, số người nhiễm vẫn ở mức cao do sự xuất hiện của các biến thể mới; việc đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin đã góp phần quan trọng giúp Chính phủ nhiều nước nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, chuyển sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19, đồng thời triển khai các chính sách hỗ trợ, phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh

- Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh cả 4 tiêu chí (số ca nhiễm trong cộng đồng, số ca chuyển nặng, số ca nhập viện và tử vong). Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước do biến thể này chiếm chủ đạo tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3/2022, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay[1]. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng nhất trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Để tiếp tục kiểm soát dịch bệnh hiệu quả thời gian tới cần triển khai các biện pháp như sau:

- Các bộ, ngành, địa phương: (1) Tiếp tục tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19; (2) Thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; (3) Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; (4) Xây dựng kế hoạch hành động, chuẩn bị nguồn lực ứng phó, sẵn sàng kịch bản đáp ứng kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn; không được lơ là, chủ quan với diễn biến dịch bệnh; (5) Tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất, tập trung; (6) Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương và hợp tác quốc tế.

- Về y tế: (1) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4/2022; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới; (2) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh; (3) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em...); (4) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; (5) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm trong nước; rút gọn tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm về chuyên môn, khoa học.

Câu 3. Ngành Y tế Tây Ninh và các địa phương đang quá tải, nhân lực cơ sở không thể đáp ứng yêu cầu chống dịch. Kiến nghị Bộ Y tế cần quan tâm đến cơ chế chính sách cho ngành y tế. Bên cạnh giải pháp lâu dài để nâng cao chất  lượng y tế cơ sở thì trước mắt cần có biện pháp ngay để hỗ trợ tăng nguồn nhân lực y tế cho công tác chống dịch cấp thiết hiện nay.

Bộ Y tế trả lời như sau:

1. Về cơ chế, chính sách cho ngành y tế

- Trong năm 2022, ngành Y tế xác định nhiệm vụ thứ nhất, trước mắt và ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện thành công Chương trình phòng chống dịch COVID-19 góp phần quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

- Tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng và trình các dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, Luật được sửa đổi, Luật dân số và tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo và triển khai hoạt động. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác y tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của y tế dự phòng và y tế cơ sở; nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân; đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe; cải thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn y tế, chú trọng tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng khó khăn.

- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, triển khai kết luận của Bộ Chính trị tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%; sắp xếp bộ máy y tế nhất là y tế cơ sở một cách phù hợp theo quy mô dân số không theo địa giới hành chính.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn; đổi mới phương thức quản lý trong lĩnh vực y tế; tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, trang thiết bị; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tăng cường kỷ cương, kỷ luật quản lý nhà nước trong các hoạt động của Ngành.

2. Về tăng nguồn nhân lực y tế cho công tác phòng, chống dịch

- Để tăng cường chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho ngành y tế, thời gian tới Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên; đào tạo nguồn nhân lực theo vị trí việc làm; định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập phù hợp với tính chất, khối lượng công việc theo chức năng nhiệm vụ và yếu tố vùng miền; triển khai các chính sách thu hút; thực hiện luân phiên cán bộ y tế theo hai chiều từ dưới lên trên, trên xuống dưới; triển khai mô hình cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã.

- Bên cạnh đó, tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực làm việc trong ngành y tế như: Đề xuất bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Y tế; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; xây dựng các chính sách đủ mạnh để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế cơ sở, các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và trong lĩnh vực y tế dự phòng” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới...

Câu 4. Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước, việc nhập lậu các loại thuốc điều trị Covid-19, các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc quảng cáo công khai trên mạng xã hội, làm cho người tiêu dùng rất băn khoăn, không phân biệt được thông tin nào là chính xác. Đề nghị Bộ Y tế tăng cường (1) công tác quản lý, (2) thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Bộ Y tế trả lời như sau:

Trong thời gian vừa qua Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan về công tác quản lý hoạt động quảng cáo thuốc cổ truyền trên các trang mạng xã hội:

- Đối với các thuốc đã được Bộ Y tế cấp Giấy đăng ký lưu hành: nội dung đề nghị xác nhận thông tin quảng cáo thuốc được công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (ydct.moh.gov.vn) và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (dav.gov.vn) để các cá nhân, đơn vị thuận tiện trong tra cứu, giám sát.

- Bộ Y tế đã có Công văn số 3780/BYT-YDCT ngày 07/5/2021 gửi Bộ Thông tin và truyền thông về phối hợp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng thuốc cổ truyền. Công văn số 1013/YDCT-QLHN ngày 24/12/2020 của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y dược cổ truyền. Trong đó nhấn mạnh việc tăng cường công tác quảng cáo thuốc cổ truyền tại các địa phương. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, cần có biện pháp xử lý triệt để, nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Công văn số 270/YDCT-QLHN ngày 02/4/2021 của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục triển khai, siết chặt công tác quản lý nhà nước về quảng cáo khám chữa bệnh, thuốc cổ truyền.

- Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan về công tác quản lý hoạt động quảng cáo thuốc cổ truyền. Đồng thời sẽ tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thuốc cổ truyền trên các trang mạng xã hội.

Câu 5. Đề nghị tiếp tục ngoại giao vắc xin COVID-19 để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mũi 3 cho người dân trong cả nước nhằm sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống nhân dân trở lại trạng thái bình thường. Đặc biệt, đề nghị có đủ vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Bộ Y tế trả lời như sau:

- Thông qua công tác ngoại giao và các chương trình tài trợ, viện trợ, mua từ ngân sách nhà nước thời gian qua, đến nay số lượng vắc xin phòng COVID-19 cơ bản đã đủ để đáp ứng yêu cầu tiêm cho người dân. Tính đến ngày 10/4/2022, Bộ Y tế đã tiếp nhận 232,6 triệu liều vắc xin; người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm đạt tỷ lệ mũi 1,2,3 tương ứng 100%, 100% và 51,2%; trẻ em từ 12- 17 tuổi tiêm mũi 1,2 đạt tỷ lệ 99,9% và 95,3%.

- Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và sẽ phân bổ cho các tỉnh, thành phố ngay khi vắc xin được cung ứng; triển khai mua, huy động, vận động tài trợ vắc xin tiêm cho đối tượng trên; ban hành hướng dẫn chi tiết các địa phương về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi[2]; mở rộng chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi[3] (Ngày 14/4/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh). Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4,5 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

- Bộ Y tế thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương tăng cường tổ chức tiêm chủng để đảm bảo tiến độ, không bỏ sót, lọt đối tượng; bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chuẩn bị các phương án đón trẻ đến trường và học tập trực tiếp tại trường như quy trình xử lý khi phát hiện F0, tổ chức học bán trú[4].../.

_______________________________

[1] Trong 7 ngày qua, số ca mắc cộng đồng còn khoảng 28.000 ca/ngày, tử vong khoảng 30 ca/ngày

[2] Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 1535/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

[3] Ngày 31/3/2022, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) ban hành Công văn số 2308/QLD-KD về việc mở rộng chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi của vắc xin Moderna.

[4] Ngày 21/02/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 796/BYT-MT về việc Hướng dẫn công tác phòng chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi