Công văn 1911/UBND-KGVX Hà Nội 2020 tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá

thuộc tính Công văn 1911/UBND-KGVX

Công văn 1911/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2020, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1911/UBND-KGVX
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Ngô Văn Quý
Ngày ban hành:22/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

___________

Số: 1911/UBND-KGVX

V/v Tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2020, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2020

Kính gửi:

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Công văn số 2513/BYT-KCB ngày 07/5/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2020, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 06/5/2019 của UBND Thành phố về việc phòng, chống tác của hại thuốc lá giai đoạn 2019-2020. UBND Thành phố đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai nội dung như sau:

1. Các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành trong công tác PCTH của thuốc lá; đưa nội dung PCTH thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị.

- Treo biển cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc như: tại nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, khách sạn, nhà hàng và các địa điểm khác theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật PCTH thuốc lá.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động PCTH của thuốc lá nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động PCTH của thuốc lá.

- Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

- Chỉ đạo lồng ghép phong trào xây dựng Làng Văn hoá - Sức khỏe với xây dựng cộng đồng dân cư không có người hút thuốc lá, thuốc lào; lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào hương ước, quy ước tại thôn, làng, khu dân cư.

- Có hình thức động viên khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác PCTH thuốc lá.

2. Các Sở, ban, ngành, cơ quan Truyền thông trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá và các quy định của Luật PCTH của thuốc lá

- Các địa điểm cấm hút thuốc lá: nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế, khách sạn, trong nhà hàng, bến tàu, bến xe, trên phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm khác được quy định trong Luật PCTH của thuốc lá (Điều 11, Điều 12).

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu (Điều 6, Điều 14).

- Trách nhiệm của người hút thuốc: không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm, không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi, giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá (Điều 13).

- Tiếp tục truyền thông về tác hại của thuốc lá điếu thông thường, kết hợp với truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha... (các tài liệu về tác hại của sản phẩm thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng).

3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn

Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành hoặc lồng ghép kiểm tra việc thực hiện Luật PCTH của thuốc lá vào công tác kiểm tra liên ngành trên địa bàn quản lý. Nội dung tập trung vào một số nội dung:

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định treo biển báo cấm hút thuốc, tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm, việc ban hành nội dung PCTH thuốc lá trong kế hoạch hoạt động hằng năm, việc đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.

- Kiểm tra việc thực hiện quy định cấm quảng cáo, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức, bao gồm cả các hình thức giới thiệu, quảng cáo trên mạng internet.

4. Thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2020

- Các Sở, ban, ngành và đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các ngành: Y tế, Văn hoá - Thể thao, Du lịch để tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá. Treo băng zôn, khẩu hiệu về chủ đề “Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá” (nội dung khẩu hiệu gửi kèm). Lồng ghép tuyên  truyền về tác hại của thuốc lá trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn.

- Các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương thường xuyên đăng tải các thông tin về tác hại của thuốc lá/thuốc lào/thuốc lá điện tử đối với sức khỏe; các tấm gương điển hình về bỏ thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc tại cộng đồng; phát các tin bài về lợi ích của môi trường không khói thuốc lá trên hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường.

Các thông tin về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, tài liệu truyền thông Phòng, chống tác hại thuốc lá được đăng trên trang thông tin điện tử của Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá: www.vinacosh.gov.vn.

Đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt nội dung nêu trên và báo cáo kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội) trước ngày 05/6/2020 để báo cáo Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Y tế;

- Đồng chí Bí thư Thành ủy;

- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;

- Chủ tịch UBND Thành phố;

- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;

- Quỹ PCTH thuốc lá - BYT;

- VPUB: CVP, PCVP Đ.H. Giang;

- Phòng: KGVX, KT, NC, TKBT;

- Lưu VP, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Ngô Văn Quý

 

KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ VÀ TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ

Nhóm các thông điệp về tác hại của thuốc lá

1. 8 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá mỗi năm trên toàn cầu (Tổ chức Y tế thế giới)

2. Hơn 1 triệu người chết vì các bệnh do hút thuốc lá thụ động mỗi năm trên toàn cầu (Tổ chức Y tế thế giới)

3. Chất Nicotine trong sản phấm thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch. (Tổ chức Y tế thế giới)

4. Sử dụng thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi và tim mạch. (Tổ chức Y tế thế giới)

5. Hít phải nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. (Tổ chức Y tế thế giới)

6. Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại gây nghiện, gây bệnh tật và tử vong (Tổ chức Y tế thế giới)

7. Thuốc lá điện tử có nicotine là chất gây nghiện, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. (Tổ chức Y tế thế giới)

8. Hít phải nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, gây ra sinh non và thai chết lưu. (Tổ chức Y tế thế giới)

9. Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, tổn thương phổi. (Tổ chức Y tế thế giới)

10. Hãy bảo vệ thanh thiếu niên khỏi nghiện chất nicotine và các tác động của việc quảng cáo sản phẩm thuốc lá.

11. Không có loại thuốc lá nào an toàn cho sức khỏe (Tổ chức Y tế thế giới)

 Nhóm thông điệp về quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá

1. Cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc và trên phương tiện giao thông công cộng (Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá)

2. Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của nhà hàng, quán cà phê (Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá)

3. Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của bến tàu, bến xe (Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá)

4. Mọi người có quyền được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá (Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá)

Nhóm thông điệp kêu gọi hành động:

1. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không hút thuốc tại nơi làm việc.

3. Không hút thuốc vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu

4. Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi.

5. Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

6. Hãy nhắc người hút thuốc không hút gần mình và những người xung quanh

7. Hãy gọi 1800-6606 để được tư vấn cai thuốc lá miễn phí.

8. Hãy từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.

 

QUỸ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG

 

1. Khái niệm:

Thuốc lá điện tử: (ENDs)

Thiết bị thuốc lá điện tử bao gồm bộ phận pin, sạc; bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa ống đựng dung dịch điện tử. Thuốc lá điện tử hoạt động bằng cách làm nóng dung dịch lỏng hòa tan, tạo ra dạng khí dung cho người dùng hít vào.

Thuốc lá điện tử có hai loại: (1) Loại ống chứa dung dịch nắp mở để người sử dụng có thể tự pha trộn, đổ, thêm dung dịch vào ống); (2) Loại ống chứa dung dịch đóng trong một ống kín có kích thước vừa vặn để lắp vào thiết bị điện tử, ống này chỉ sử dụng một lần).

Thuốc lá nung nóng (HTPs):

Hiện nay, một số tập đoàn thuốc lá trên thế giới đang giới thiệu loại sản phẩm thuốc lá mới, được giới thiệu với đặc tính là chỉ làm nóng ở nhiệt độ đủ cao để sinh ra các hạt khói/ làn khói cho người hút thuốc hít vào thông qua một thiết bị điện tử. Thiết bị điện tử bao gồm bộ phận gia nhiệt làm nóng, điếu thuốc (hay đầu cắm) được sử dụng cùng nhau.

2. Tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe:

Các sản phẩm thuốc lá mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là một sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Tuy nhiên đây chỉ là các quảng cáo nhằm gây nhầm lẫn. Các bằng chứng đến thời điểm hiện tại cho thấy cả thuốc lá điện tử ENDs và thuốc lá nung nóng HTPs đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây hại cho người xung quanh.

Tác hại của thuốc lá điện tử

- Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa Nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ

Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai: Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu.

Đối với thanh thiếu niên: Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.

- Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Glycerin/Glycerin gốc thực vật: khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, gây kích ứng đường hô hấp trên.

Các chất độc hại trong thuốc lá điện tử còn liên quan đến nhồi máu cơ tim, gây tổn thương phổi. Thời gian gần đây, số liệu từ các quốc gia cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử gây các ca viêm phổi cấp nguy kịch (39 ca tử vong); động kinh, các bệnh về răng miệng, ngộ độc (>2.600 ca ở Mỹ, EU, Canada, Nam Triều Tiên); gây tai nạn thương tích (các vụ nổ/bỏng, chấn thương, gãy xương chiếm tới 2.035 ca ở Mỹ giai đoạn 2015-2017, trong đó có 2 ca tử vong);... Đây chỉ là các số liệu phát hiện được vì trên thực tế chưa có sự thống kê, nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về tác hại của thuốc lá điện tử như thuốc lá điếu thông thường.

- Thuốc lá điện tử tiện dụng với các ống dung dịch được đóng gói cho hàng trăm hơi hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine và gây nguy cơ ngộ độc cấp tính.

- Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Tại Việt Nam, tình trạng tội phạm ma túy trộn các loại may túy vào các sản phẩm thuốc lá điện tử và hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp và một số vụ việc đã được điều tra, phát hiện.

Tác hại của thuốc lá làm nóng:

- Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù HTPs được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá (Acrolein, Volatile Organic Chemicals, Acetaldehyde, Carbon monoxide, Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, Heavy metals, Formaldehyde... - một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư). Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn, và nồng độ hóa chất thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ sức khỏe.

- Khói thuốc nung ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc thụ động:

Thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Phơi nhiễm chất nitrosamines liên quan tới ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy và cổ tử cung. Phơi nhiễm chất aldehydes như formaldehyde có thể gây ung thư phổi và mũi, ngoài việc khiến cho phổi dễ bị nhạy cảm trước các nhiễm khuẩn. Phơi nhiễm carbon monoxide làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim và đột quỵ. Phơi nhiễm acrolein góp phần làm tăng mảng bám trong mạch máu cũng như tạo huyết khối, tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Phơi nhiễm cũng gây tổn hại khả năng chống viêm của phổi.

3. Tác hại về mặt xã hội, môi trường của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

- Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hiện có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng của giới trẻ, bán hàng qua mạng (bán qua app điện thoại thông minh, quảng cáo và mua bán trên internet) là hình thức mà giới trẻ thường sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường, lối sống, hành vi của giới trẻ.

- Thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và cả những người hút thuốc lá. Đặc biệt, nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến giới trẻ, nguy cơ sử dụng ma túy và các chất kích khác đồng thời với thuốc lá điện tử nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thường. Do đó, cần phòng ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử ENDs và thuốc lá làm nóng HTPs ở những người chưa hút, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1177/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe, Hành chính, COVID-19

văn bản mới nhất